Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Bồ Công Anh mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA BỒ CÔNG ANH
Cây Hoa Bồ Công Anh có nhiều loại, trong phạm vi bài này mình chỉ giới hạn hướng dẫn cho những loại Cây Bồ Công Anh có hoa vàng, lá có dạng răng sư tử phổ biến. 1. Công đoạn chuẩn bị đất. Cây Hoa Bồ Công Anh thích hợp với đất thịt, để đảm bảo thì có 3 cách sau đây để chọn đất. 1: Đất đỏ bazan, đối với loại đất này thì chỉ cần trộn thêm một ít phân vi sinh hoặc mùn là được. Rồi làm cho đất tươi xốp thôi. 2: Ở những vùng khác, chúng ta lấy một ít đất thịt trộn với đất có sẵn phân vi sinh người ta bán ở các tiệm cây cảnh. 3: Đối với các bạn ở những nơi không mua được đất thì chúng ta lấy một ít đất thịt trộn với phân vi sinh, trộn thêm bột than, và một ít tro trấu là được rồi (Cũng giống như đất trồng các loại cây cảnh thông thường)
2. Công đoạn chọn chậu trồng, diện tích và môi trường trồng. – Ban đầu ươm hạt thì chậu lớn cỡ nào cũng được, tùy vào số lượng hạt giống. Khoảng cách gieo hạt tối thiểu nên là 5cm/hạt để sau này dễ bứng cây con. – Bứng ra trồng riêng lẻ thì Lenken đề nghị chậu nên có đường kính 40cm đến 50cm để cây phát triển tốt, vì lá của Cây Hoa Bồ Công Anh nằm rạp xuống mặt đất khi cây lớn và đường kính bao phủ của lá cây trung bình khoảng 45cm diện tích đất. Chậu tối ưu thì phải là loại chậu có đường kính 60cm trở lên. – Tất nhiên chậu có đường kính khoảng 25cm cũng được, nhưng không tốt cho lá cây lắm, – Cách xử lý khi trồng cây ở chậu có đường kính nhỏ hơn 25cm: Ta dùng kéo cắt bớt những lá quá dài ra khỏi phạm vi của chậu. – Khoảng cách giữa các Cây Hoa Bồ Công Anh trồng với nhau: Lenken đề nghị tối thiểu là 15cm, nhưng tốt hơn là 25cm trở lên. – Đối với môi trường trồng ở những nơi có nhiều nắng và nóng thì ta hạn chế bằng cách dựng các vách che chắn quanh chậu trồng (không phải ở trên) nhằm hạn chế thời gian nhận nắng. Cũng có thể che chắn phía tây thôi, cho buổi chiều nắng không rọi trực tiếp vào chậu và cây, làm như vậy đồng thời sẽ hạn chế sự khô đất, cũng như dể giữ độ ẩm hơn cho cây. – Trồng thừa nắng quá thì tuổi thọ của lá cây không cao và cây bị vàng lá. Một lá cây BCA tốt có thể tồn tại gần nửa năm mà vẫn xanh tươi. – Mưa to quá sẽ làm gãy hoa (sau này khi cây đã có hoa)
3. Công đoạn ươm hạt giống. – Công đoạn này nên chọn những hạt giống còn tươi, 1 hoặc 2, 3 ngày sau khi thu hạt giống thì ươm ngay, nếu phải bảo quản thì chỉ nên bảo quản hạt trong vòng 1 tháng trở lại, nhưng tốt hơn là khoản 2 tuần trong điều kiện bình thường ở Việt Nam. Như vậy thì khả năng nảy mầm mới cao, nếu bảo quản lâu quá thì hạt giống sẽ bị kém sức sống. Không riêng gì Cây Hoa Bồ Công Anh mà bất kỳ loại hạt nào cũng chỉ có thời gian bảo quản nhất định. – Muốn bảo quản hạt giống lâu hơn thì đòi hỏi phải có một vài kỹ thuật khác, ví dụ như ở -18°C (nhiệt độ chuẩn cho hạt giống ngủ đông trong điều kiện sức khỏe tốt – có thể bảo quản cả vạn năm), còn không thì bỏ hạt vào lọ kín, kèm theo gói hút ẩm và bỏ tủ lạnh, như vậy sẽ bảo quản hạt được lâu hơn. Nếu nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ làm tăng sự phát triển của nấm mốc, làm tăng hô hấp, hạt sẽ bị mất sức nảy mầm nhanh.
4. Công Đoạn gieo hạt. – Chúng ta có thể lấy kéo cắt bớt đi những lông tơ trắng, như vậy sẽ làm hạt được gọn hơn và tránh được tình trạng bị gió thổi bay đi mất. Trước khi gieo chúng ta nên tưới cho ướt đất trước. Khi gieo chúng ta rải hạt giống trên đất rồi lấy một ít đất mịn phủ nhẹ lên trên (nếu trong quá trình tưới nước hạt bị lộ thiên thì cũng không sao). – Khoảng cách giữa các hạt nên là 5cm trở lên, để sau này cây lớn lên chúng ta có thể dễ dàng bứng cây đem đi trồng riêng.
5. Công đoạn bứng cây con để trồng riêng. Sau khi cây lớn được 3 tuần tuổi cho đến 30 ngày chúng ta bứng nguyên xi rể và đất để trồng riêng cho cây có sức khỏe tốt.
6. Công đoạn tưới tiêu. – Cây Hoa Bồ Công Anh ưa sự ẩm ướt nhưng đừng để bị ngập úng trong thời gian dài. – Cây Hoa Bồ Công Anh ưa nắng nhưng không phải là loại ánh sáng chiếu trực tiếp trong thời gian dài. Và nếu quá râm mát thì cũng không tốt. – Trồng ngoài nắng cũng được, nhưng sức khỏe của cây sẽ bị giảm. Các bạn ở những nơi quá nóng (như chúng tôi thì vào những ngày nóng chúng ta nên chú ý độ ẩm trong đất.
7. Công đoạn bón phân. Không nên bón các loại phân hóa học, chỉ nên dùng phân hữu cơ. Trong quá trình phát triển của cây chúng ta nên cách tháng lại bổ sung chất dinh dưởng cho cây, tùy vào diện tích trồng, nhưng không nên bón nhiều phân hữu cơ quá. Phân gà hoặc heo là thích hợp, vì ít gây nóng cho cây. Chú ý là chỉ nên bón một lượng nhỏ. Cách bón thì chúng ta nâng những chiếc lá lên và bỏ vào dưới lá, gần gốc. hoặc đào đất ở gần đó rồi bỏ phân xuống cho phân tan ra từ từ.
8. Phòng trừ sâu bệnh. Các loại địch hại của Cây Hoa Bồ Công Anh là kiến, rầy, và có lẽ là cả ốc sên. Và… những người tưởng Cây Hoa Bồ Công Anh là cỏ, đem nhổ bỏ đi Thật ra kiến thì cũng tốt thôi, vì khi Cây Hoa Bồ Công Anh ra hoa vàng thì kiến sẽ giúp cây thụ phấn tốt hơn, nhưng trong giai đoạn ươm hạt giống thì không tốt. Rầy và ốc sên thì có thể xử lý cách dùng tay giết, hoặc dùng thuốc bán ngoài tiệm. Nếu có cỏ mọc sơ sơ ở chỗ trồng Cây Hoa Bồ Công Anh thì không cần phải nhổ cỏ.
9. Công đoạn kích thích cho cây phát triển. Chúng ta muốn Cây Hoa Bồ Công Anh ra hoa thật nhiều và cây thật xanh tươi để đón Tết? hay đơn giãn chỉ là một ngày đẹp trời nào đó chúng ta thích điều đó xảy ra? Làm như sau: – Cắt bỏ luôn một nửa số lá cây, hoặc hơn. – Tưới ướt đất. – Bỏ khô, không tưới nước trong khoản 1 tuần (cũng còn tùy vào điều kiện thời tiết, coi chừng khô quá gây nên chết cây) – Sau 1 tuần thì bón cho cây một ít phân. – Tưới và giữ độ ẩm cho đất ngày này qua ngày nọ – 1 đến 3 tuần sau chúng ta sẽ thấy kết quả.
10. Công đoạn thu hái hoa. – Coi chừng để hoa nở rộ ra và có nhiều gió là những cánh bồ công anh sẽ cùng gió đi về nơi xa lắm. Nhé! – Có thể dùng kéo cắt đi hoa Bồ Công Anh để đem vào nhà cắm bình mà không sợ ảnh hưởng tới cây. – Nếu chúng ta muốn hái Cây Hoa Bồ Công Anh đem đi tặng cho ai đó thì làm như sau: Canh cho đến khi hoa có dấu hiệu hơi nứt ra thì dùng kéo cắt rồi cứ để trạng thái như vậy đem đi tặng. Vài giờ hoặc 1 ngày, 2 ngày sau hoa sẽ bung ra. Thông thường thì chỉ vài ba giờ thôi. Hoặc dĩ như chưa nứt mà hoa đã già thì cũng có thể cắt.
Sưu Tầm Và Biên Soạn
Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Bồ Công Anh
Hạt giống hoa bồ công anh là một trong những loại cây đẹp, có nét riêng biệt, hoa có nhiều màu sắc khác nhau, ngoài ra hoa còn được biết đến là một trong những loại thảo dược dể chữa một số bệnh thông thường như, giải nhiệt, chữa mụn, viêm loét dạ dài, hành tá tràng, bệnh về viêm ga, viêm họng.
Bồ công anh hay rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày (danh pháp hai phần: Lactuca indica) là một loài cây thân thảo thuộc họ Cúc (Asteraceae), sống một năm hoặc hai năm.
Thân cây có đặc điểm khá cao, trung bình khoảng 60, thậm chí có cây cao khoảng 200 cm. Cành thì chẻ thành nhiều nhánh, phần đỉnh của lá thì nhọn, mặt dưới của lá màu cám, mặt trên thì có màu xanh lục, phần mép lá có hình răng cưa,…
Bồ công anh nổi tiếng có hoa đẹp, thơ mộng. Thế nhưng loại thảo dược này còn được biết trong việc chữa bệnh hiệu quả vì có tính mát, vị đắng.
Đông Nam Á, Ấn Độ, đông Siberi, Nhật Bản và miền nam Trung Quốc, Đài Loan, miền bắc Việt Nam. Thường mọc hoang dại ven đường, các sườn đồi nhiều nắng, ở nhiệt độ cao tới nhiệt độ thấp. Có hai dạng là indivisa (được trồng với lá thẳng-mũi mác, không xẻ thùy) và runcinata với lá thuôn dài, xẻ thùy sâu hình lông chim.
Bồ công anh chứa nhiều sắt (tương đương với lượng sắt tìm thấy trong rau dền),vitamin C, vitamin B vitamin A cao và nhiều nguyên tố vi lương khác như Magiê, canxi, natri…
Tại Việt Nam, bồ công anh là một vị thuốc dân gian để chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu. Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
Cách gieo trồng và chăm sóc bồ công anh
– Gieo hạt hoa: để cho năng suất cao thì bạn cần lựa chọn hạt giống thật tốt, nên cắt hạt bồ công anh đi để loại bỏ những lông tơ trắng để cho gọn bớt và dễ gieo trồng. Đất cần được làm ẩm trước khi gieo, khoảng cách gieo trồng giữa các hạt là 5 cm. Khi gieo xong thì nhớ dùng nước để tưới phun sương cho ẩm hoặc nếu không có thì bạn có thể ngậm nước để phun vào đất.
– Khi cây được khoảng 30 ngày, cây đủ lớn thì bạn có thể đem cấy cây ra chỗ có diện tích rộng hơn. Sau khi cây trồng xuống đất thì cần được chăm sóc cẩn thận nhiều hơn. Bồ công anh khá ưa ẩm thế nhưng bạn cũng nên để ngập nước vì có thể làm cho cây bị ngập úng. Nên trồng nơi có ánh nắng, không nên để nơi quá râm mát vì bồ công anh khá ưa thích ánh sáng mạnh.
Hướng Dẫn Cách Trồng Hoa Bồ Công Anh
Bồ công anh mảnh khảnh hay e thẹn, hãy cúi mình thì thẩm thật khẽ nếu muốn nhắn gửi điều gì đó vào những cánh hoa, bởi nếu không, cánh hoa sẽ sợ hãi và tan biến.
Chuẩn bị đất
Bồ Công Anh thích hợp với đất thịt, để đảm bảo thì có 3 cách sau đây để chọn đất.
1: Đất đỏ bazan, đối với loại đất này thì chỉ cần trộn thêm một ít phân vi sinh hoặc mùn là được. Rồi làm cho đất tươi xốp thôi.
2: Ở những vùng khác, chúng ta lấy một ít đất thịt trộn với đất có sẵn phân vi sinh người ta bán ở các tiệm cây cảnh.
3: Đối với các bạn ở những nơi không mua được đất thì chúng ta lấy một ít đất thịt trộn với phân vi sinh, trộn thêm bột than, và một ít tro trấu là được rồi (Cũng giống như đất trồng các loại cây cảnh thông thường)
– Ban đầu ươm hạt thì chậu lớn cỡ nào cũng được, tùy vào số lượng hạt giống. Khoảng cách gieo hạt tối thiểu nên là 5cm/hạt để sau này dễ bứng cây con.
– Bứng ra trồng riêng lẻ thì chậu nên có đường kính 40cm đến 50cm để cây phát triển tốt, vì lá của Bồ Công Anh nằm rạp xuống mặt đất khi cây lớn và đường kính bao phủ của lá cây trung bình khoảng 45cm diện tích đất. Chậu tối ưu thì phải là loại chậu có đường kính 60cm trở lên.
– Tất nhiên chậu có đường kính khoảng 25cm cũng được, nhưng không tốt cho lá cây lắm.
– Cách xử lý khi trồng cây ở chậu có đường kính nhỏ hơn 25cm: Ta dùng kéo cắt bớt những lá quá dài ra khỏi phạm vi của chậu.
– Khoảng cách giữa các cây Bồ Công Anh trồng với nhau: tối thiểu là 15cm, nhưng tốt hơn là 25cm trở lên.
– Đối với môi trường trồng ở những nơi có nhiều nắng và nóng thì ta hạn chế bằng cách dựng các vách che chắn quanh chậu trồng (không phải ở trên) nhằm hạn chế thời gian nhận nắng. Cũng có thể che chắn phía tây thôi, cho buổi chiều nắng không rọi trực tiếp vào chậu và cây, làm như vậy đồng thời sẽ hạn chế sự khô đất, cũng như dể giữ độ ẩm hơn cho cây.
– Nếu có điều kiện che ở bên trên thì chúng ta che làm sao để cho cây còn uống, còn nhận được sương đêm và sương sớm, như vậy cây sẽ tốt hơn. (Không phải là sương muối ).
– Trồng thừa nắng quá thì tuổi thọ của lá cây không cao và cây bị vàng lá. Một lá cây bồ công anh tốt có thể tồn tại gần nửa năm mà vẫn xanh tươi.
– Mưa to quá sẽ làm gãy hoa (sau này khi cây đã có hoa)
Uơm hạt giống cho cách trồng hoa bồ công anh
– Công đoạn này nên chọn những hạt giống còn tươi, 1 hoặc 2, 3 ngày sau khi thu hạt giống thì ươm ngay, nếu phải bảo quản thì chỉ nên bảo quản hạt trong vòng 1 tháng trở lại, nhưng tốt hơn là khoản 2 tuần trong điều kiện bình thường ở Việt Nam. Như vậy thì khả năng nảy mầm mới cao, nếu bảo quản lâu quá thì hạt giống sẽ bị kém sức sống. Không riêng gì bồ công anh mà bất kỳ loại hạt nào cũng chỉ có thời gian bảo quản nhất định.
– Muốn bảo quản hạt giống lâu hơn thì đòi hỏi phải có một vài kỹ thuật khác, ví dụ như ở -18°C (nhiệt độ chuẩn cho hạt giống ngủ đông trong điều kiện sức khỏe tốt – có thể bảo quản cả vạn năm), còn không thì bỏ hạt vào lọ kín, kèm theo gói hút ẩm và bỏ tủ lạnh, như vậy sẽ bảo quản hạt được lâu hơn. Nếu nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ làm tăng sự phát triển của nấm mốc, làm tăng hô hấp, hạt sẽ bị mất sức nảy mầm nhanh.
Kỹ Thuật Trồng Cây Dược Liệu Bồ Công Anh
Tên khoa học: Lactuca indica L.
Họ: Cúc (Asteraceae).
Tên khác: Cây mũi mác, diếp dại, diếp trời, rau bồ cóc, rau mét, lin hán (Tày)…
Tên vị thuốc: Bồ công anh.
Cây bồ công anh
Phần 1: Đặc điểm sinh học
Nguồn gốc và phân bố Lactuca L. là một chi tương đối lớn, gồm những cây sống một năm, vài loài sống nhiều năm, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới Bắc bán cầu. Ở Ấn Độ có khoảng 25 loài, Việt Nam cũng có hơn 10 loài. Trong đó, bồ công anh có lẽ là loài phân bố rộng, ở hầu hết các tỉnh từ miền núi đến đồng bằng.
Cây cũng gặp ở nhiều nước Việt Nam, Ấn Độ, đông Siberi, Đài Loan, miền nam Trung Quốc, Lào, Nhật Bản, Philippin và Inđônêxia.
Đặc điểm thực vật Bồ công anh là cây thân thảo, thân nhẵn, thẳng, chiều cao cây từ 0,6 – 1,0 m có khi đến 2,0 m và ít phân cành. Lá mọc so le, lá ở dưới thuôn dài, xẻ thuỳ không đều, hẹp và sâu, thùy nhỏ và thùy lớn xen kẽ nhau, mép có răng cưa, gốc tù, đầu nhọn, các lá ở giữa và ở trên ngắn và hẹp hơn, có ít răng hoặc hoàn toàn nguyên. Gần như không có cuống lá. Cụm hoa đầu hợp thành chùy dài 20 – 40 cm, mọc ở thân và kẽ lá, phân nhánh nhiều, tổng bao hình trụ, mỗi đầu có 8 – 10 hoa màu vàng hoặc màu vàng nhạt, tràng hoa có lưỡi dài, ống mảnh, nhị 5, bao phấn có đỉnh rất tròn, vòi nhụy có gai. Mùa hoa tháng 6 – 7. Quả bế, mùa quả tháng 8 – 9. Hạt màu đen, có mào lông trắng nhạt, 2 cạnh có cánh, 2 cạnh khác giảm thành một đường lồi.
Điều kiện sinh thái Bồ công anh là cây ưa ẩm và ưa sáng thường mọc trên những nơi đất tương đối màu mỡ, nhất là các bãi bồi ven sông, vườn bỏ hoang hoặc nương rãy, ven đường, các sườn đồi nhiều nắng. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa hè, ra hoa quả vào mùa thu và sau đó tàn lụi. Nhiệt độ thích hợp 20 – 350C, độ ẩm 85 – 90%.
Giá trị làm thuốc – Thuốc tiêu độc chữa sưng vú, mụn nhọt: Bồ công anh (12g), ké đầu ngựa (12g), vòi voi (12g), liên kiều (12g), kim ngân hoa (10g), kinh giới (10g), hạ khô thảo (10g), cỏ mần trầu (10g). Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
– Chữa mụn nhọt, làm nhọt chóng chín và vỡ mủ: Lá bồ công anh tươi phối hợp với lá phù dung, rễ vông vang hoặc rễ gai, giã đắp.
– Chữa đau dạ dày: Lá bồ công anh khô (20g), lá khôi (15g), lá khổ sâm (10g), nước 300ml. Đun sôi 15 phút chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống tiếp tục trong vòng 10 ngày. Nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi.
Bộ phần dùng làm thuốc và công dụng Bộ phận sử dụng: Cả cây Bồ công anh
Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Bồ công anh thường được dùng điều trị tỳ vị có hỏa uất, sưng vú, áp xe, tràng nhạc, mụn nhọt, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau dạ dày.
Phần II: Kỹ thuật trồng trọt
Chọn vùng trồng Đất thịt, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất ven sông, đất nương dãy…có độ pH 6,6 – 7,5. Độ cao không quá 1500m so với mực nước biển.
Giống và kỹ thuật nhân giống – Phương pháp nhân giống hữu tính (nhân giống bằng hạt) cho hệ số nhân giống cao nhất do đó trong thực tế người dân nên sử dụng phương pháp này.
– Lượng giống cần cho 1ha là: 125.000 cây/ha
– Kỹ thuật làm giống: Thu hoạch hạt vào tháng 8 – 9, thu lấy quả chín đem về phơi khô, sàng sẩy làm sạch hạt giống, loại bỏ tạp chất. Độ ẩm không quá 7% cho vào bảo quản túi nilon đến vụ xuân mang ra gieo. Tỷ lệ mọc mầm khá cao đạt 80 – 90 % nếu bảo quản tốt.
Bồ công anh nảy mầm khá nhanh nên thường gieo trực tiếp trên ruộng không qua vườn ươm nhưng khi có ít giống nên gieo qua vườn ươm để tiết kiệm giống, thời gian vườn ươm từ lúc hạt nảy mầm đến khi đưa ra trồng khoảng 20 – 25 ngày.
– Tiêu chuẩn cây giống Bồ công anh: Cây giống khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Chiều cao cây 10 – 15 cm. Ra ngôi cây con khi cây có 4 – 6 lá thật.
Thời vụ trồng Thời vụ gieo trồng ở miền Bắc Việt Nam vào mùa xuân, từ tháng 3 – 4. Ở miền Nam vào mùa mưa từ tháng 4 – 5.
Kỹ thuật làm đất Đất được cày sâu 20 – 25 cm, để ải, bừa kỹ, làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại, chia luống 1,0 – 1,2 m bón toàn bộ phân lót, vét thành luống cao 15 – 20 cm, rộng 70 – 80 cm, rãnh rộng 30 – 40 cm, độ dài tuỳ thuộc địa hình. Có thể rạch thành hàng để gieo hoặc gieo vãi trên mặt luống sau đó tỉa định cây.
Mật độ, khoảng cách trồng Khoảng cách trồng: 20 x 20 cm
Mật độ cây/ha: 125.000 cây/ha
Nếu gieo trực tiếp trên ruộng, có thể rạch thành hàng để gieo hoặc gieo vãi trên mặt luống sau đó tỉa định cây.
Phân bón và kỹ thuật bón phân Lượng phân bón
Loại phânTổng lượng phân bón/ha (kg)
Tổng lượng phân bón/sào (360m2) (kg)Thời kỳ bón Bón lótBón thúc Phân chuồng8.000 – 10.000296 – 370100%_ NPK (15 – 13 – 13 )
1.0003720%80% Phương pháp bón
– Bón lót: 100% phân chuồng hoai mục, 200 kg NPK/ha tổng hợp
– Bón thúc: Tổng lượng phân NPK được chia làm 3 đợt bón
+ Lần 1: Bón khi cây bén rễ hồi xanh 15 – 20 ngày bón 100kg NPK/ha(3,7 kg/sào).
+ Lần 2: Sau khi trồng 1 – 1,5 tháng bón 500kg NPK/ha(18,5kg/sào)
+ Lần 3: Sau trồng 2 – 2,5 tháng bón 200kg NPK/ha(7,4 kg/sào).
Kỹ thuật chăm sóc Ruộng luôn được đảm bảo sạch cỏ dại, giữ ẩm thường xuyên và thoát nước tốt.
Phòng trừ sâu bệnh Cây bồ công anh ít bị bệnh và sâu hại. Đôi khi có thể xuất hiện sâu cuốn lá và sâu ăn lá. Nếu mật độ sâu ít, có thể bắt sâu bằng tay. Mật độ sâu cao có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin (ví dụ Catex 1.8EC, 3.6EC; Shepatin 50EC); chế phẩm Bt (là sản phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis) (ví dụ V-BT 16000WP, Vbtusa (16000IU/mg) WP; Biocin 16WP; Comazol (16000 IU/mg)WP).
Chế độ luân canh Có thể luân canh với các cây thuốc trồng vụ đông như mã đề, ích mẫu.
Thu hoạch, chế biến và bảo quản Thu hoạch:
– Thời điểm thu hoạch: Trước khi cây nở hoa. Khi cây trồng được hơn 2 tháng tuổi, thu hoạch đợt 1 bằng cách cắt các lá ở dưới và để lại 3 – 4 lá ngọn ở phần trên, mang về cắt ngắn và phơi khô. Tiếp tục làm cỏ chăm sóc và bón phân để cây sinh trưởng và phát triển thu hoạch đợt 2. Thu hái vào khoảng tháng 5 – 7, lúc cây chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa.
Sơ chế:
Loại bỏ tạp chất và lá già, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50oC cho đến khô. Màu cảm quan dược liệu có màu xanh, lá và cuộng thấy ròn là cho luôn vào túi polyetylen.
Bảo quản:
Dược liệu Bồ công anh được cho vào túi polyetylen, ngoài có bao tải, bảo quản trong kho thoáng mát, kê cách mặt đất 0,5 m. Để nơi khô mát tránh ánh sáng.
Tiêu chuẩn dược liệu Mô tả: Lá mỏng nhăn nheo nhiều hình dạng, mặt trên mầu nâu thẫm, mặt dưới mầu nâu nhạt, vị hơi đắng. Đoạn thân dài 3-5 cm, tròn, thẳng, lõi xốp, đường kính khoảng 0,2cm, mặt ngoài mầu nâu nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích của cuống lá.
Theo quy định của Dược điển Việt Nam IV (2009), dược liệu bồ công anh phải có độ ẩm không quá 12,0 %; Tạp chất không quá 1,0 %; Tro toàn phần không quá 9,0 %; Kim loại nặng không quá 20ppm.
Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Bồ Công Anh trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!