Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Phượng Vĩ Cho Đỏ Thắm mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phượng vỹ mang màu đỏ của hoài niệm, thường được trồng tại nhiều gia đình nhất là trong trường học, cứ mỗi mùa thi, mỗi mùa hè lại có sự hiện diện của hoa phượng vỹ đỏ thắm. Bài viết này sẽ giúp bạn “trồng lại những hoài niệm” của mình qua những cây phượng vỹ. Với cách trồng phượng vỹ này, sẽ giúp cây trổ những bông hoa đỏ thắm, bắt mắt nhất.
– Trước khi gieo, xử lý hạt bằng nước ấm (40 – 50 độ C), hai phần nước sôi ba phần nước lạnh, ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 12 giờ. Sau đó đãi hạt lép bỏ đi, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm (30 – 40 độ C), Sau 3- 5 ngày hạt trương cò hiện tượng nứt nanh, lựa những hạt này cho vào bầu ươm cây con hay đem gieo vào các khay cát. Khi cho hạt vào bầu đất hay khay cát cần lấp đất dày 1 cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Độ che bóng từ 60 – 75%, sau 2- 3 ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này lấy bớt rơm rạ, tránh làm tổn hại cây con.
– Vỏ bầu bằng túi P.E, kích thước 15 x 20cm, nếu trồng phượng vỹ phục vụ cho cây cảnh quan đô thị, kích thước bầu phải lớn hơn.
– Ruột bầu: 80% lớp đất mặt tại chỗ hay có thể vận chuyển từ nơi khác đến, lớp đất này cần tán nhuyễn, kế tiếp ray lại bằng sàng cát và trộn 20% phân chuồng hoai. Tưới đẩm bầu trước khi gieo hạt.
– Thời vụ gieo ươm: tùy theo điều kiện tại chỗ và nguồn giống, có thể gieo ươm ở các tháng thích hợp. Tháng 2 – 3 dương lịch là thời điểm thích hợp nhất.
– Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh sáng hoàn toàn.bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn).
– Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, 2 tuần/lần làm cỏ, phá váng, tưới thêm một ít phân NPK: 30 – 30 – 30, pha loãng 1% để tưới. Sau khi tưới phân cần tưới lại nước lã , để không làm cháy lá cây.
Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, chiều cao tối thiểu 40cm – 80 cm, nhưng tùy theo nhu cầu có thể trồng cây lớn hơn 1m.
– Cây Phượng Vĩ được trồng chủ yếu cho nhu cầu cảnh quan, nơi công sở, trường học, thường được trồng phân tán, riêng rẻ.
– Cự ly trồng 6 x 6 m, hoặc 4 x 4m, mật độ trồng 280 cây – 625 cây, tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp.
– Trước khi trồng phượng vỹ cần tiến hành đào hố 40 x 40 x 40cm hay 60 x 60 x 60cm.
– Tiến hành bón phân: phân chuồng hoai ( 5 – 10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày.
– Cách trồng: Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố, đặt miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Lấp đến đâu ặim chặt đến đất. Tưới nước sau khi lấp xong đất. Cây thường được trồng vào đầu mùa mưa.
3. Cách chăm sóc và nuôi dưỡng cây phượng vỹ
– Đối với cây trồng cảnh quan đô thị: trồng phượng vỹ có kích thước lớn (cao hơn 1,2m), do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con.
– Cây cần được chăm sóc từ 3 – 4 năm đầu: phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng.
– Cây cần được chăm sóc, bảo vệ không để cho người hoặc súc vất phá hại.
Cây Phượng Vĩ Giống (Phượng Đỏ). Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc
Đặc điểm hình thái nổi bật của cây Phượng Vĩ
Cây Phượng Vĩ đã được trồng ở rất nhiều nơi và được ưa thích qua bao thế hệ bởi những đặc điểm nổi bật vốn có của nó. Dù là thân, lá, hay hoa,… chúng vẫn mang nét rất riêng và đặc biệt:
Cây Phượng Vĩ có thân gỗ lớn
Phượng Vĩ là cây cảnh quan có thân gỗ lớn. Chiều cao cây trưởng thành có thể lên tới 10-20m. Cành nhánh của cây mở rộng, xòe tỏa bóng mát rất tốt. Vỏ ngoài của thân cây màu xám trắng, vỏ nhẵn. Gỗ Phượng dạng nhẹ, độ đàn hồi tốt, thịt gỗ màu vàng nhạt có và vân.
Lá cây Phượng Vĩ kép hình lông chim
Lá của Phượng Vĩ dạng kép hình lông chim, kích thước nhỏ. Cuống lá dài 30-50cm với khoảng 20 đôi lá chét phụ. Màu của lá lục nhạt, rụng lá vào khoảng tháng 1-3 hàng năm.
Hoa Phượng đỏ tươi rực rỡ
Hoa Phượng Vĩ sở hữu màu đỏ tươi tràn đầy năng lượng, nở thành nhiều cánh. Cuống cánh hoa dài, phiến rộng, mặt cánh hoa có các đốm trắng. Mỗi một chùm hoa dài 20-50cm, nở rộng và thưa.
Quả cây Phượng Vĩ dài và dẹt
Đặc tính sinh thái của cây Phượng Vĩ
Cây Phượng Vĩ là loại cây đặc trưng cho mùa hè nên chúng có khả năng chịu hạn rất tốt, phát triển và đẹp nhất vào mùa hè. Cây phượng sẽ được trồng bằng hạt, chồi. Nhiều nơi sẽ sử dụng phương pháp chiết cành để có thể tối giản các bước trồng cây.
Cây Phượng Vĩ có tốc độ sinh trưởng rất nhanh chóng. Các phương pháp trồng cây Phượng Vĩ thông qua hạt, chồi hay chiết cành đều khiến cho cây phát triển được thành cây thân gỗ to.
Cây Phượng Vĩ cũng được nhiều công trình ưa chuộng vì nó là loại cây vô cùng dễ sống. Chúng chỉ cần ánh sáng, ngoài ra vẫn có thể phát triển trên đa dạng thời tiết và khí hậu. Cây Phượng Vĩ có thể được trồng và phát triển tốt trên mọi loại địa hình như đồi núi, trung du, đồng bằng hay thậm trí là ven biển.
Cây thích hợp với các vùng đất có nhiều dinh dưỡng, ẩm và thoát nước tốt. Tuy nhiên, cây Phượng vô cùng dễ trồng nên cây vân có thể sống được trong các điều kiện khô hạn và đất mặn. Cành cây Phượng khá giòn và dễ gãy nên cần được chăm sóc và bảo vệ.
Cây Phượng là một trong số ít các loại cây cảnh không cần chăm sóc quá kỹ lưỡng vì cây Phượng ít sâu bệnh hại và tuổi thọ cả cây cao. Cây Phượng Vĩ này có bộ rễ bám chặt và ăn sâu vào đất.
Chính vì vậy, chúng sẽ hút hết chất dinh dưỡng từ đất và phân bón, ngăn cản sự phát triển của nhiều loại cây khác trong khu vực, khiến chúng có thể bị chậm phát triển, thậm chí là chết.
Ý nghĩa của loài cây Phượng Vĩ
Cây phượng vĩ luôn gắn liền với tuổi học trò kèm theo nhiều kỷ niệm buồn vui. Hoa phượng trổ bông có nghĩa là mùa hè đã đến. Ngày tổng kết cuối năm học, hoa phượng nở rực rỡ, đỏ rực cả góc sân trường.
Ai đã từng là học sinh đều đã từng một lần nhặt cánh hoa phượng, ép khô hình cánh bướm trên trang vở để làm món quà tặng bạn bè trong ngày chia tay một năm học. Trong từ điển Hán – Việt, hoa Phượng vĩ có ý nghĩa là đuôi con chim phượng.
Có ý nghĩa hay như vậy, bởi lá của cây Phượng Vĩ có hình dáng gần giống với đuôi con chim phượng trong truyền thuyết. Biểu tượng hoa Phượng Vĩ nở mang ý nghĩa có tin vui đến, báo hiệu một mùa bội thu và bình an.
Vì có ý nghĩa tốt như vậy, nên cây Phượng rất được ưa thích, luôn được tìm kiếm để trưng bày trong không gian gia đình để đem lại phong thuỷ tốt cho gia chủ. Một trong những màu sắc hoa phượng được chọn trồng nhiều nhất là màu đỏ, tím, vàng.
Lợi ích khi trồng cây Phượng Vĩ
Cây Phượng Vĩ rất được ưa chuộng khi lựa chọn cây trồng làm cảnh quan cho các dự án, công trình cá nhân hoặc công cộng. Chúng không chỉ đem lại cảnh quan đẹp mà còn mang lại những lợi ích không thể ngờ tới.
Tỏa bóng mát và thanh lọc không khí
Với cành nhánh tỏa rộng và chiều cao cây 10-20m; Phượng Vĩ có ý nghĩa tuyệt vời khi tỏa bóng mát cho sân vườn trong công trình. Đó cũng là lý do mà Phượng Vĩ luôn là lựa chọn hàng đầu để trồng trong sân trường.
Trang trí không gian sống thêm tươi tắn
Vào mùa nở hoa, cây Phượng Vĩ tô điểm cho không gian sắc đỏ tươi đẹp mắt; ngập tràn sức sống. Nếu trồng tập trung thành từng cụm sẽ càng tăng thêm tính thẩm mỹ của Phượng Vĩ. Sắc đỏ của hoa Phượng cũng là background chụp ảnh xinh lung linh.
Gỗ cây Phượng Vĩ làm đồ dùng nội thất
Ưu điểm của gỗ Phượng là đàn hồi tốt, có vân và màu vàng nhạt khá đẹp. Loại gỗ này có thể sử dụng để đóng đồ dùng nội thất như kệ gỗ, tủ, bàn, giường… Thành phẩm đồ gỗ có giá rẻ hơn so với nhiều loại gỗ khác.
Bào chế thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh
Rễ và vỏ của thân cây Phượng Vĩ là thành phần trong nhiều loại thuốc hạ sốt. Sắc vỏ của thân Phượng lấy nước uống có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp; sốt rét, đầy bụng chướng hơi… Các cánh hoa Phượng cũng có thể dùng để chiết xuất tinh dầu thư giãn tinh thần.
Trồng và chăm sóc Phượng Vĩ như thế nào?
Cách nhân giống cây Phượng Vĩ
Có nhiều cách để nhân giống Phượng Vĩ như: gieo hạt, chiết cành, giâm cành. Phổ biến nhất là gieo hạt để cung cấp số lượng lớn cây giống. Chọn những hạt Phượng mẩy, đẹp từ những quả cây Phượng Vĩ khỏe mạnh để làm giống.
Để nhân giống cây Phượng Vĩ bằng cách gieo hạt, chúng ta sẽ thực hiện các bước như sau:
– Bước 1: Thực hiện kích nảy mầm hạt cây Phượng Vĩ bằng cách ngâm hạt vào nước ấm có nhiệt độ giao động trong khoảng từ 45-50 độ C. Ngâm hạt trong nửa ngày. Sau đó, chúng ta vớt hạt ra và ủ vào trong bọc vải.
– Bước 2: Trong khoảng thời gian ủ hạt nảy mầm, chúng ta nên rửa chua 1 lần dưới dòng nước có nhiệt độ khoảng 45 độ C. Khi hạt nảy bật mầm, chúng ta bắt đầu ươm hạt trên khay cát ẩm, và phủ lên trên 1 lớp rởm mỏng sau khi rải hạt.
– Bước 3: Lưu ý là để khay ươm mầm ở nơi thoáng mát. Chờ đến khi mầm bật ra khỏi vỏ, thì chúng ta gỡ lớp rơm bên trên.
– Bước 4: Cung cấp đủ ánh sáng và độ ẩm cần thiết cho cây non. Khi cây phát triển từ 2-3 tuần, chúng ta phá váng. Đến bước này bạn có thể đem cây giống đi trồng.
Nếu bạn không muốn tốn nhiều thời gian và công sức để tỉ mẩn gieo và chăm sóc cây con; bạn nên mua sẵn cây giống bán ở vườn ươm.
Cách trồng cây Phượng Vĩ giống
Chiều cao cây để trồng ngoài tự nhiên là khoảng 50-150cm trở lên. Có thể trồng tập trung theo một con đường, khu phố hoặc trồng đơn lẻ. Hố trồng Phượng Vĩ kích thước 40x40x40 cm hoặc 60x60x60 cm. Khoảng cách trồng tối thiểu 4x4m.
Sau khi trồng cần tưới nước ngay, đóng cọc xung quanh để chống cây bị ngã đổ. Nên tưới nước khoảng 3 lần/tuần vào buổi sáng học tối.
Cách chăm sóc cây Phượng Vĩ giống
Cây Phượng Vĩ phù hợp với nhiều loại đất trồng khác nhau. Tuy nhiên khi chăm sóc cây bạn vẫn nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cây thông qua các loại phân hữu cơ, giúp cây nhanh ra dễ và phát triển tốt hơn.
Khi cây non mới được trồng, bạn nên chống cây trước khi chăm sóc để cây không bị đổ nga, và dễ bén đất. Đến khi cây Phượng Vĩ đạt 3-4 tháng tuổi và đã ổn định thì có thể tháo cọc.
Khi mới trồng cây Phượng Vĩ, bạn nên tưới nước thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày với thời tiết nắng nóng. Sau khi cây đã lớn và có tốc độ phát triển ổn định thì bạn có thể giảm lượng nước tưới.
Đặc biệt khi cây chuẩn bị ra hoa, bạn nên bổ sung các loại phân bón cần thiết cho cây. Cụ thể là bổ sung phân NPK 16-16-8, 2 lần trong 90 ngày. Bón phân cho cây bằng cách bón vào rãnh quanh gốc, khoảng cách xa gốc từ 15-20cm.
Thực hiện tưới đủ nước cây hấp các chất dinh dưỡng. Lưu ý, bạn không cần bón phân cho cây Phượng Vĩ vào mùa đông vì vào mùa này, cây thường rụng lá và vào thời gian ngủ đông.
Giống như các cây trồng thông thường, cây Phượng vẫn có thể bị sâu tàn phát. Sâu thường sẽ ăn lá cây Phượng non, chính vì vậy khi cây chuẩn bị ra lá, bạn nên thường xuyên kiểm tra và phun thuốc trừ sâu bệnh kịp thời.
Mua cây giống Phượng Vĩ ở đâu tốt nhất?
Cây Giống 4S cung cấp giống cây trồng Phượng Vĩ đạt chuẩn về kích thước, chiều cao; khả năng sinh trưởng và tỷ lệ sống cao ngoài tự nhiên. Quý khách đặt mua Phượng Vĩ giống sẽ được Cây Giống 4S giao hàng đến tận nơi, nhận vận chuyển đến tận khu vực trồng.
Video hơn 70 loại cây lấy gỗ, cây giống công trình giá trị tại vườn ươm
Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm của Cây Giống 4S sẵn lòng hỗ trợ chu đáo, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc Phượng Vĩ tốt nhất.
Ngoài cây Phượng Vĩ giống, Cây Giống 4S còn cung cấp nhiều loại cây cảnh quan đẹp khác như: cây Phượng Tím, cây Phượng Vàng, cây Osaka đỏ… Cây Giống 4S báo giá rẻ hơn thị trường 10-30%, cam kết hoàn tiền nếu cây giống không chuẩn.
Nếu bạn muốn trồng và mua cây Phượng Vĩ giống, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0919255145 hoặc của chúng tôi để được báo giá và tư vấn cụ thể nhất.
Thông tin liên hệ Cây Giống 4S
Địa chỉ: 01-Ấp 2, đường Nguyễn Hoàng, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0919255145
Email: Caygiong4s@gmail.com
Kỹ Thuật Trồng Phượng Vĩ
Đối với người Việt, có lẽ trong các loại cây công trình, cây Phượng vĩ là một trong những loài quen thuộc nhất. Nó quen thuộc đến mức thân thương, gây bao ấn tượng cho tuổi học trò vì nhiều lí do. Trước hết, do là một cây nhiệt đới có phổ thích nghi sinh thái rộng, nên xuất hiện hầu khắp các vùng, miền sinh thái khắp đất nước Việt Nam đã rất lâu mà hầu như ít ai biết được chính xác nó được nhập nội lúc nào. Hình thái thân cây phượng đã đẹp, hình thái lá cũng chẳng kém chút nào, cộng với khả năng tỏa rợp bóng mùa hè đã khiến nó được xem là một loài cây xanh đô thị chủ lực không riêng gì ở nhiều thành phố, thị xã Việt Nam, mà còn ở rất nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đặc điểm gây ấn tượng mạnh và khó quên nhất của phượng vĩ chính là cách trổ hoa, màu hoa và mùa ra hoa. Thường thì cứ vào đầu mùa hạ, hàng loạt cây Phượng vĩ thi nhau trổ hoa đồng loạt, dày đặc, hoa đỏ rực ánh lửa, phủ khắp vòm cây, nhiều cây chỉ có hoa không một lá xanh nào.
Ngoài tên cây Phượng vĩ, người ta còn gọi nó là Phượng đỏ, Phượng tây, Điệp tây. Ngoài ra, hiện nay người ta còn nhập thêm giống phượng có hoa màu tím nên được gọi là phượng tím.
I. Đặc điểm hình thái cây phượng vĩ
– Phượng vĩ là cây gỗ lớn, cao 10 – 15 m, thân mập có múi, màu xám trắng, nhẵn, phân cành lớn, cong queo, dài, tán lá rộng, thưa.
– Phượng vĩ có lá kép lông chim 2 lần, dạng thuôn hẹp, dài, màu xanh bóng, lúc non màu xanh nhạt, rụng từng phần vào mùa khô.
– Cụm hoa phượng vĩ dạng ngù thưa mọc ở đầu cành. Hoa lớn, màu đỏ cam.
– Phượng vĩ có quả đậu lớn, thuôn dài, dẹt thẳng hay cong. Hạt phượng dài màu đen có vân nâu rất cứng.
II. Phân bố địa lý của phượng vĩ
– Loài có nguồn gốc từ Châu Phi nhiệt đới (Madagasca) được gây trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
– Ở Việt Nam, cây phượng được trồng rộng rãi từ Bắc vào Nam, từ vùng ven biển đến vùng đồi núi trung du. Cây mọc khỏe, dễ trồng, nhanh có hoa quả.
III. Giá trị kinh tế của cây phượng vĩ
– Cây Phượng vĩ cho gỗ trung bình, dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng, đóng hòm, xẻ ván.
– Cây phượng vĩ cho rễ và vỏ thân làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Vỏ thân sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi.
– Cây phượng vĩ cho hoa đẹp, sặc sỡ, nở trong dịp hè nên được trồng làm cây che bóng mát, cây trang trí theo đường phố, vườn hoa, công viên, sân trường.
IV. Một số thông số kỹ thuật cây phượng vĩ
– Phương thức bảo quản hạt phượng vĩ:
+ Điều kiện thông thường, khô, thoáng mát, ở nhiệt độ 25 – 30 o C, giữ hạt được 1 – 2 năm.
+ Bảo quản khô mát ở nhiệt độ 5 – 10 o C, có thể duy trì sức sống hạt được 3 – 4 năm.
Không để hạt phượng vĩ nơi ẩm, thấp, dễ thấm nước.
– Khối lượng 1.000 hạt khoảng 500 gram.
– Số hạt/1 kg khoảng 2.000 hạt
V. Kỹ thuật gây trồng phượng vĩ 1. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống phượng vĩ
– Thu hái hạt giống phượng vĩ trên những cây mẹ từ 5 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: Vỏ thường có màu nâu, hạt cứng, màu đen.
– Quả phượng vĩ sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đóng từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đóng ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Quả chín thì rải đều phơi dưới nắng để tách hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả phải thu ngay để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất, hạt lép. Khi phơi phải đảo trộn nhiều lần trong ngày. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải, cót, nong, nia, … Hạt phượng vĩ sau khi thu tiếp tục phơi 2 – 3 nắng cho khô, sàng sảy sạch thu hạt tốt cho vào bao vải hoặc chum, vại đem đi bảo quản.
2. Tạo cây phượng vĩ con 2.1 Xử lý hạt giống phượng vĩ
Hạt giống phượng vĩ trước khi gieo được mài nhẹ làm mòn một phần vỏ hạt để nước có thể thấm vào bên trong hạt, chỉ nên mài bên hông hạt, tránh làm tổn thương phôi hạt, ngâm hạt trong thuốc tím (KMnO 4) nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm 40 o C từ 6 – 8 giờ, hạt được vớt ra và ủ trong túi vải. Hằng ngày rửa chua bằng nước ấm (nước sạch), túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm. Sau 2 – 3 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo.
2.2 Chuẩn bị bầu đất ươm phượng vĩ
Dùng túi bầu PE 10 x 15 cm đựng hỗn hợp ruột bầu. Thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai (phân chuồng, phân xanh, phân rác). Đất làm ruột bầu được đập sàng nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thật đầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang 0,8-1m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4 m.
2.3 Gieo hạt phượng vĩ
Trước khi gieo hạt phượng vĩ, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu tạo lổ giữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào, phủ một lớp đất mịn vừa lắp kín hạt, dùng rơm (hoặc cỏ khô, lá khô) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt luống, bên trên dùng dàn che nắng 50% – 70%. Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm. Sau 4 – 5 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá khô) và chăm sóc luống bầu, bầu nào cây chết phải được cấy dặm ngay. Chú ý đề phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm.
2.4 Chăm sóc cây phượng vĩ con
Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối. Khi cây Phượng vĩ còn nhỏ, mỗi ngày tưới 2 lần, 2 – 3 lít/m 2/1 lần. Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/1lần, 4 – 5 lít/m 2/1 lần. Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần.
Cây Phượng vĩ con trong giai đoạn vườn ươm có sự cạnh tranh mạnh mẽ về không gian dinh dưỡng (đặc biệt là nhu cầu ánh sáng) hoặc do nhiều lý do khác, những cây không có khả năng cạnh tranh sẽ sinh trưởng kém vì vậy cần bố trí cây con một cách hợp lý, đồng thời cần tạo dàn che bóng cho cây với tỷ lệ che phủ khác nhau từ 30 – 50 %. Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dần dàn che ra.
Khi cây phượng vĩ con đạt chiều cao 10 – 15 cm thì tiến hành đảo bầu nhằm tránh trường hợp rễ cây phát triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây có cùng chiều cao với nhau để tiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc. Cần bón thúc cho những cây có sức sinh trưởng kém bằng phân Urê hoặc Sunfát đạm với liều lượng là 0,25 gram hoặc NPK 16-16-8 pha loãng 1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng nước.
Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượng nước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiện khó khăn khi đem trồng rừng.
Thời gian nuôi cây phượng vĩ trong vườn ươm từ 4 – 5 tháng, cây có chiều cao 25 – 35 cm, đường kính cổ rễ 3 – 4 mm thì có thể đem xuất vườn.
2.5 Phòng trừ sâu bệnh hại cây phượng vĩ
Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Boocđo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m 2, 2 tuần/1 lần.
Khi phát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch Booc đo 1% hay COC 85 liều lượng 25 gram/1 – 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá cây phượng với liều lượng phun 1 lít/4m 2, 10 – 15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền. Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun. Nên phun thuốc vào buổi chiều. Sau khi phun thuốc 2 – 3 tiếng thì tưới lại bằng nước sạch.
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Phượng Vĩ Chi Tiết
Chuẩn bị trước khi trồng cây phượng vĩ
Hướng dẫn tạo giống cây phượng vĩ
Để tạo giống cây phượng vĩ chúng ta tạo bằng cách gieo hạt, việc xử lý hạt sẽ sử dụng nước ấm 40-50 độ C, sử dụng hai phần nước sôi ba phần nước lạnh, ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 12h tiếp đó đãi hạt lép bỏ đi, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày bạn đem ra rửa chua 1 lần trong nước ấm từ 30-40 độ C sau 3-5 ngày hạt trương lên có hiện tượng nứt nanh, lựa những hạt này cho vào bầu ươm cây con hay đem gieo vào các khay cát. Sau khi bạn cho hạt vào bầu đất hay khay cát cần lấp đất lên hạt dày khoảng 1 cm, sau đó làm giàn che cho cây con. Độ che bóng của phượng vĩ đỏ từ 60-70% ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm.
Cách tạo bầu đất
Vỏ bầu bằng túi P.E kích thước khoảng 15x20cm, nếu trồng cây phượng vĩ phục vụ cho cảnh quan đô thị thì kích thước bầu cần lớn hơn.
Ruột bầu bạn sử dụng 80% lớp đất mặt tại chỗ hay có thể vận chuyển từ nơi khác tới, lớp đất này cần tán nhuyễn, kế tiếp ray lại bằng sáng cát và trộn 20% phân chuồng hoai, tưới đãm bầu trước khi gieo hạt.
Cách chăm sóc cây phượng vĩ con
Đảm bảo thời gian đầu phải che giàn, sau đó giảm độ che phủ từ từ cho cây ra ánh sáng, bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiêu sáng.
Cách chăm sóc cây phượng vĩ con là luôn đảm bảo đủ độ ẩm, 2 tuần làm cỏ 1 lần, tưới thêm một ít phân NPK 30:30:30, pha loãng 1% để tưới sau khi tưới phân cần tưới lại nước lã để không làm cháy lá cây. Sao đạt cây con khỏe mạnh không sâu bệnh có chiều cao tối thiểu 40-80 cm, nếu sử dụng trong các cảnh quan đô thị thì khoảng hơn 1m.
Hướng dẫn trồng cây phượng vỹ
Cự ly trồng từ 6x6m, 4x4m, tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cây bóng mát này cho phù hợp.
Trước khi tiến hành trồng cần tiến hành đào hố 40x40x40cm hoặc 60x60x60 tùy từng cây to hoặc nhỏ để lựa chọn hố cho phù hợp.
Chăm sóc cây phượng vĩ sau khi trồng
Những cây trồng cho công viên, cảnh quan đô thị, cây xanh cho nhà máy cần phải có khung sắt hoặc gỗ để bảo vệ và phải có cây chống đỡ cây con.
Trong 3-4 năm đầu phát sạch cỏ xung quanh gốc từ 1-2 lần/ năm và bón phân NPK, phân chuồng cho cây.
Đảm bảo bệnh ở cây phượng vĩ được triệt tận gốc không có cơ hội để phát triển.
Có rất nhiều địa chỉ bán cây phượng vĩ tại Hà Nội, nhưng để chọn mua được cây phượng vĩ giá rẻ, cùng các hỗ trợ miễn phí vận chuyển, kỹ thuật chăm sóc, đừng quên nhấc máy và gọi ngay về hotline 0966.623.933 hoặc 0915.885.558 để nhận được nhiều ưu đãi nhất
Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Phượng Vĩ Cho Đỏ Thắm trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!