Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Ớt Cực Nhiều Quả Tại Nhà Sai Quả mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ớt được xem như một gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. Vậy còn chờ gì nữa mà không cùng Ăn Sạch Uống Sạch học cách trồng ớt tại nhà siêu dễ này!
1. Thời vụ trồng ớt
Với cách trồng ớt quy mô công nghiệp thường sẽ được gieo vào 3 vụ chính trong năm là Thu Đông, Đông Xuân, Xuân Hè.
Còn với mục đích sử dụng cho gia đình thì bạn có thể trồng bất cứ lúc nào cũng được hết nha!
2. Chọn giống ớt
Ớt cũng có rất nhiều loại chứ không phải riêng gì một loại ớt chỉ thiên mà bạn và gia đình đang dùng. Ngoài ớt chỉ thiên thì còn có các giống như: ớt sừng trâu, ớt sừng bò, ớt chuông,…
Hay như cách đơn giản nhất mà bạn có thể chọn đó chính là dùng những hạt từ quả ớt bạn dùng hằng ngày để gieo trồng.
3. Xử lý đất để thực hiện cách trồng ớt
Đất trồng ớt bạn có thể mua đất sạch hoặc trộn chung với phân bón hữu cơ tại các cơ sở bán vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Hoặc muốn tốt cho cây hơn thì bạn có thể cho các loại đất thịt, đất phù sa ven sông,..
Đất phải đạt độ tươi xốp và thoát nước tốt thì mới có lợi cho cây phát triển.
Với những đất mới mua thì bạn không cần phải làm lại đất. Thế nhưng với những đất đã trồng những loại cây khác thì bạn nên cày xới sâu (từ 20 – 25cm), phơi ải đất từ 10 – 15 ngày trước khi gieo trồng.
Bạn có thể trồng ngay tại vườn nhà mình hay chọn các vật liệu trồng rau thông thường đều có thể học cách trồng ớt tại nhà này.
4. Cách trồng ớt tại nhà
4.1. Gieo giống
Với những loại hạt giống bạn mua ở ngoài hay tại hạt của quả ớt cũng đều nên ngâm trong nước ấm (50 độ C) 3 tiếng trước khi gieo để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm của hạt.
Gieo hạt trực tiếp vào đất vườn, chậu,…
Dù là với cách gieo nào thì bạn cũng nên lưu ý không gieo hạt quá gần nhau để cây có thể có đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
4.2. Cách chăm sóc cây ớt
Cách trồng ớt tại nhà chỉ ra rằng ớt là loại cây ưa nước, nhất là khi ra hoa và đậu trái. Tuy nhiên việc độ ẩm trong đất quá cao cũng làm cho cây dễ sinh bệnh và héo úa.
Vào mùa nắng bạn nên tưới cho ớt 3 ngày/lần. Mùa mưa thì nên chú ý để đất trồng ớt không thoát nước được làm úng rễ chết cây.
Khi thấy cây cao được 10cm thì bắt đầu giữ những cây khỏe mạnh và loại bỏ những cây héo úa, cây thiếu chất dinh dưỡng.
Ớt là cây dễ bị bệnh, cho nên khi học cách trồng ớt tại nhà này bạn nên dùng dung dịch gừng tỏi ớt thường xuyên để phòng ngừa những côn trùng bệnh hại phá hoại. Khi thấy có nhánh bị bệnh thì tiến hành cắt bỏ và cách ly để tránh lây lan qua những cây khác.
4.3. Thu hoạch
Sau 2 – 3 tháng là bạn có thể thu hoạch những quả ớt đầu tiên rồi đấy.
Khi thu hoạch xong nên nhổ cỏ, xới đất và bổ sung thêm phân để cây có đủ dinh dưỡng tiếp tục nuôi những lứa tiếp theo.
Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH
Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia
ADD: 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM
Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)
Tự Trồng Ớt Cay Tại Nhà Sai Quả
Tự trồng ớt cay tại nhà sai quả
Khi thời tiết ấm dần lên, tối thiểu là 32 – 34oC và có vị trí đón được nhiều ánh nắng, bạn có thể dễ dàng trồng một số loại ớt trong nhà. Giống ớt anh đào, ớt chỉ thiên và ớt chuông… đều thích nghi tốt với môi trường trong nhà.
Ớt cần khá nhiều không gian, do đó, bạn nên trồng chúng trong những chậu cảnh hoặc dụng cụ trồng khác có thể tích lớn, từ 3- 5 lít. Nếu bạn mới trồng lần đầu, cách tốt nhất là mua cây giống về trồng thay vì gieo hạt.
1. Thời vụ trồng ớt:
Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm:
Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.
Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.
Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.
2. Giống:
Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm…
3. Chuẩn bị đất:
Làm đất tơi xốp trước khi cho vào chậu trồng, để cây ớt sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất, bạn nên bón lót 1 chút super lân, phân NPK, Calcium nitrat. Ngoài ra, bạn nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.
4. Gieo trồng:
Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng.
5. Chăm sóc:
– Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.
– Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
– Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón:
Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.
6. Thu hoạch:
Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng.
Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển sang màu đỏ
7. Một số sâu, bệnh thường gặp:
– Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire… để phòng trị.
– Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.
– Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis…
– Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,….
– Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.
– Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,…
Kỹ Thuật Trồng Cây Ớt Cay Tại Nhà Cực Đơn Giản Cho Quả Sai Trĩu Cành
Kỹ thuật trồng cây ớt cay tại nhà làm sao ra quả sai vô cùng đơn giản chỉ cần chăm sóc tốt, phòng bệnh hiệu quả.
Kỹ thuật trồng cây ớt cay lại khá đơn giản, hầu như không cần chăm sóc quá cầu kỳ hay mất thời gian nhưng cây vẫn phát triển mạnh mẽ và cho quả rất sai. Nhờ vậy mà hiện nay được khá nhiều gia đình tận dụng không gian sân vườn, thậm chí trồng bằng hộp xốp trên sân thượng cũng khá hiệu quả.
Cách lựa chọn giống ớt cay trồng tại nhà
Ớt cay có rất nhiều loại khác nhau như giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Tùy theo sở thích của mỗi gia đình mà lựa chọn giống ớt phù hợp.
Thời vụ trồng ớt cay tại nhà
Thời điểm thích hợp nhất để gieo ớt cay tại nhà có thể áp dụng quanh năm nhưng để cây ớt phát triển nhanh ra quả nhiều thì nên lựa chọn gieo vào tầm tháng 8-9, trồng tháng 9-10, bắt đầu thu hoạch tháng 12-1 và kéo dài đến tháng 4-5 năm sau.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt cay tại nhà
Do trồng tại nhà nên lựa chọn đất trồng phù hợp. Nên mua ở những cửa hàng bán sẵn. Kỹ thuật trồng ớt cay tốt nhất là gieo hạt hoặc có thể mua giống cây con về trồng. Nếu chọn phương pháp trồng bằng hạt có thể tận dụng trái ớt khi đã chế biến vỏ rồi ngâm hạt ớt trong nước ấm khoảng 50 độ C khoảng 3 tiếng. Tỷ lệ pha nước ngâm hạt là 2 sôi : 3 lạnh.
Sau đó cho một ít đá sỏi xuống đáy chậu để đất ít hoặc không bị trôi đi nhiều dinh dưỡng khi tưới rồi phủ đất lên. Lưu ý nên để khoảng cách hạt giúp cây mập hơn. Có thể gieo trực tiếp vào chậu hoặc vào khay hạt giống, các cốc giấy nhỏ… rồi đặt chậu ở chỗ nhiều ánh sáng.
Khi cây nảy mầm, nên tưới nhẹ nước hàng ngày. Khi cây cao khoảng 10 cm nên chọn cây khỏe, mập, thẳng và loại bỏ cây nhỏ, yếu, cong. Hàng ngày, bạn có thể tưới thêm nước vo gạo 2 hai lần/ngày. Khi cây lớn hơn, bạn tiếp tục bón bã chè vào gốc và tỉa bớt lá để cây tập trung ra hoa, đậu quả.
Cần nhớ rằng, ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rảnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.
Tỉa nhánh và phòng bệnh cho cây ớt cay
Để cây phát triển mạnh và tạo sự thông thoáng nên tiến hành tỉa nhánh và lá. Giúp cây đứng vững cần làm giàn và nhớ không được để cành lá và trái chạm đất. Việc làm này cũng giúp hạn chế thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái. Sau mỗi đợt ớt chín, bạn cần xới đất ở gốc rồi và thay lớp đất trên cùng bằng cách thêm đất mới, cắt tỉa lá, cành để ớt ra nhiều đợt quả hơn.
Cách Trồng Xà Lách Tại Nhà Cực Hiệu Quả
Xà lách là loại rau dễ sống, dễ thích nghi với mọi điều kiện về đất trồng nên có thể trồng quanh năm, sau khi trồng khoảng từ 35 – 40 ngày là bạn đã có thể thu hoạch.
Xà lách nên được trồng ở nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Có thể đặt chậu ở ban công, trước sân, hiên nhà,…
Loại đất để trồng xà lách
Nên chọn loại đất sạch đã qua xử lý, được bày bán ở các cửa hàng nông nghiệp để có đầy đủ dưỡng chất trong đất cho cây phát triển. Ngoài ra bạn cũng có thể trộn xơ dừa đã xử lý vi sinh với đất dinh dưỡng theo tỉ lệ 1:1. Phân bón sử dụng các loại phân hữu cơ đã được ủ hoai kĩ và đã qua xử lý.
Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
Khay trồng: Bạn nên sử dụng thùng xốp có kích thước tối thiểu là 40×60 vì lớp đất cần phải cao khoảng 10cm để rễ phát triển tốt hơn. Đục các lỗ ở dưới đáy thùng để thoát nước.
Hạt giống: Bạn nên mua hạt giống ở những cơ sở, đại lý uy tín chuyên về nông nghiệp để đảm bảo chất lượng của rau. Sau khi sử dụng nếu còn dư thì hàn kín miệng bì lại bảo quản ở nơi thoáng mát hoặc để trong ngăn mát của tủ lạnh.
Bước 1: Chuẩn bị chậu và đất
Cho đất trồng vào thùng xốp sao cho đất cao khoảng 10cm để rễ phát triển, san bằng bề mặt đất.
Bước 2: Gieo hạt giống
Hạt xà lách có lớp vỏ mỏng nên không cần ngâm ủ mà có thể gieo thẳng trực tiếp lên đất. Rắc hạt lên đất với khoảng cách đều nhau, gieo theo hàng, lưu ý không nên gieo hạt quá sát nhau. Sau đó phủ 1 ít đất lên phía trên, tưới thêm một chút nước rồi đặt chậu vào nơi có bóng râm cho hạt dễ nảy mầm.
Tưới nước: xà lách được tưới 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát. Vào mùa mưa thì tránh tưới nước nhiều, điều chỉnh lượng nước để cây không bị còi cọc, kém phát triển. Đối với các cây rau còn nhỏ, vào mùa mưa nên che chắn để không bị úng.
Tỉa thưa và sang khay: Khi rau xà lách đã có 2 cặp lá, bạn có thể nhổ ăn dần hoặc nhổ trồng sang khay khác để cây phát triển nhanh hơn, tốt hơn. Khi sang khay chú ý khoảng cách giữa các cây cùng hàng là 10cm, giữa hàng trên và hàng dưới là 15cm.
Sau khoảng 35 – 40 ngày thì xà lách đã có thể thu hoạch. Khi thu hoạch dùng tay tách các lá xà lách từ phía dưới gốc. Không dùng kéo để thu hoạch vì kéo sẽ dễ làm rách các lá.
Phần đất trồng sau khi thu hoạch có thể được xử lý bằng cách bón vôi nông nghiệp và để dưới nắng trong 3 ngày nhằm tránh các loại nấm mốc, sâu bệnh, thêm phân bón vào cho đất và chuẩn bị trồng tiếp lứa xà lách mới.
Rau xà lách có thể được bảo quản bằng tách các lá xà lách ra khỏi thân rồi rửa sạch, trong lúc rửa chú ý thao tác nhẹ nhàng để rau không bị dập. Sau khi rửa xong để rau thật ráo nước. Xếp xà lách lên các miếng khăn giấy rồi gấp nhẹ lại, cho vào túi zip, kéo kín miệng và để vào tủ lạnh, không để quá nhiều rau vào một túi để có thể bảo quản được lâu hơn. Với cách này thì bạn có thể giữ được rau xà lách tươi ngon trong khoảng 1 – 2 tuần.
Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Ớt Cực Nhiều Quả Tại Nhà Sai Quả trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!