Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Nấm Bào Ngưa Xám Trong Nhà Trên Mùn Cưa mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mô hình trồng nấm bào ngư ngày càng được nhân rộng do đây là loại nấm tươi giàu dinh dưỡng và dược tính nên được gây trồng trên bã mía, rơm rạ, mùn cưa… Loại nấm này có công dụng giải độc và bảo vệ các tế bào gan, có thể kháng ung thư và kháng virus, giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch…
1, Chuẩn bị nhà trồng nấm bào ngư
Đặc tính của nấm bào ngư là ưa ẩm. Nấm bào ngư phát triển khá nhanh ở điều kiện độ ẩm từ 60 – 65%, độ ẩm không khí 80 – 85%.
Do vậy, nơi trồng nấm phải được đặt ở vị trí thoáng mát, che chắn kín gió và không có ánh sáng chiếu vào.
Vật liệu xây nhà trồng nấm rất đơn giản. Bạn có thể xây nhà bằng xi măng kiên cố hay tận dụng kho bãi, nhà lá được che bạt kín để trồng nấm.
Nhà xây trên nền đất bằng phẳng, cần tránh các phần đất mềm khi đóng cọc làm giàn treo nấm dễ sụp, đổ.
Nhà trồng nấm nên được đặt ở gần nơi cấp nước sạch để tiện chăm sóc sau này. Nhà xây cao ráo, sạch sẽ để tránh mầm bệnh gây hại cho nấm.
Trước khi đưa vào sử dụng, chúng ta cần khử trùng nhà trồng bằng vôi bột.
Cách túi phôi nấm được treo giàn hoặc xếp trên kệ. Mỗi túi phôi cần cách nhau từ 20-25cm, khoảng cách mỗi hàng là 25-30cm.
Mỗi hàng treo từ 6-10 túi, tránh treo các túi phôi quá gần nhau làm giảm tỷ lệ nấm sống.
2, Xử lý nguyên liệu trồng nấm bào ngư
Nấm bào ngư phát triển trong điều kiện không có ánh sáng và gió thổi vào, vì vậy nơi trồng nấm phải thông thoáng, không có ánh sáng hay gió.
Nấm bào ngư phát triển nhanh ở điều kiện độ ẩm từ 60 – 65%, độ ẩm không khí 80 – 85%.
Trước khi trồng, cho rơm rạ, mùn cưa, tro trấu ngâm vào nước vôi pha nước loãng khoảng 15 – 20 phút rồi vớt ra để ráo nước.
Tiến hành ủ nguyên liệu trong 2 đợt. Đợt 1 ủ trong vòng từ 3 – 4 ngày, mỗi ngày đều tưới nước tạo độ ẩm cho rơm và xới đảo rơm cho đều.
Sau đó dùng dao cắt rơm thành từ đoạn dài từ 7 – 10 cm rồi mang ủ đợt 2 trong vòng 2 – 3 ngày.
Sau khi đã ủ nguyên liệu qua 2 đợt thì tiến hành khử trùng rơm rạ, tro trấu hoặc mùn cưa trong hơi nước ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 3 – 4 tiếng để diệt mầm bệnh có trong nguyên liệu.
Phôi giống nấm bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản, cây giống.
Cho nguyên liệu trồng nấm chia đều vào bịch bóng.
Dùng tay gập 2 đáy túi nilon lại cho vuông góc, tiến hành cho lớp rơm rạ đầu tiên vào đáy túi rồi đè nén rơm rạ sao cho thật chặt xuống đáy túi nilon, lớp rơm dày khoảng 5cm.
Sau đó tiến hành rải phôi nấm giống vào xung quanh thành túi nilon. Chú ý ép sát phôi nấm ra phía ngoài thành túi.
Tiếp tục cho lớp rơm thứ 2 lên rồi rải tiếp phôi nấm sát phía ngoài thành túi như vậy.
Mỗi tầng rơm cho vào túi nilon dày khoảng 5 – 7cm và mỗi túi nilon sẽ làm được 4 tầng nấm. Mỗi túi nilon sẽ cấy khoảng 50g giống nấm.
Chăm sóc nấm bào ngư xám
1, Giai đoạn ngay sau khi cho nấm vào bịch
Phôi nấm được cấy xong chuyển ngay vào phòng ươm. Phòng ươm phải thoáng khí, tối ẩm và được khử trùng sạch sẽ. Thời gian ươm kéo dài 20 – 30 ngày.
Trong thời gian ươm sợi phải liên tục kiểm tra độ ẩm trong phòng, nếu độ ẩm thấp phải tưới ướt nền để cấp ẩm kịp thời cho phôi nấm phát triển.
Sau 25 -30 ngày ươm nấm thì tiến hành kiểm tra mức độ sinh trưởng của túi nấm. Để kiểm tra, chúng ta quan sát đáy túi, nếu nấm sinh trưởng tốt thì đáy sẽ có màu trắng lan tỏa.
Lúc này tiến hành bỏ nút bông gòn ở miệng túi ra rồi dùng tay loại bỏ không khí trong túi thoát hết ra bên ngoài rồi buộc chặt miệng túi, treo lại lên cao.
2, Kích thích nấm phát triển
Kiểm tra các túi nấm, loại bỏ kịp thời các túi phôi chết hoặc kém phát triển, chỉ giữ lại những túi phôi khỏe mạnh.
Để kích thích nấm phát triển, bạn dùng dao hoặc kéo nhọn, rạch so le 6-8 vết trên thân túi phôi nấm. Mỗi vết rạch cách nhau 3-4cm.
Không nên rạch sát đáy hoặc sát miệng túi phôi. Sau khi rạch từ 4-6 ngày, nấm sẽ bắt đầu mọc ra từ vế rạch.
Độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 85-90%. Do vậy, mỗi ngày phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm và tưới nước từ 4-6 lần.
3, Kỹ thuật tưới nước đúng cách
Sau khi xếp bịch vào nhà trồng chúng ta không tưới nước nhưng sau 7 ngày (kể từ lúc tháo báo) thì nấm bắt đầu mọc lớn dần, khi đó, nấm rất cần ẩm để sinh trưởng.
Do vậy, phải tiến hành tưới nước đầy đủ. Mỗi ngày tưới phun sương từ 4-6 lần.
Hoặc tưới nền mỗi ngày, tránh tưới trực tiếp vào cá thể nấm vì thân nấm mềm và rất dễ rụng nếu tiếp xúc với lực tác động mạnh.
Khi nhiệt độ ngoài trời cao, có thể tăng số lần nước tưới.
Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại làm phát sinh vi khuẩn hại nấm và nên tưới bằng bình phun sương hay vòi phun thật mịn.
4, Bệnh hại nấm bào ngư và cách phòng ngừa
Cách phòng ruồi nhỏ (bồ hóng)
Đối với ấu trùng ruồi nhỏ, để ngăn ngừa nhà trồng cần có lưới chắn và vệ sinh nhà trại, không cho ổ dịch phát sinh.
Một cách hiệu quả là dùng bình xịt pha loãng dầu tràm 10% để xịt xung quanh vách nhà.
Dùng khói xong liên tục trong 24h sẽ giúp tiêu diệt ruồi nhỏ mà không cần thuốc hóa chất độc hại.
Mốc xanh và Mốc đen
Nấm mốc xuất hiện khi thời tiết không thuận lợi, quá trình di chuyển làm nấm bị dập khiến nấm yếu ớt, sinh bệnh.
Một nguyên nhân khác là do nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Nếu nguyên nhân do nguồn nước thay đổi và cải tạo lại nguồn nước bằng cách khử vôi hoặc tiệt trùng bằng ozon.
Thu hoạch
Khi tai nấm có đường kính từ 3 – 5cm là có thể thu hoạch. Hái cả cụm nấm vặn cho sát gốc, nếu để gốc lại thì sẽ rất dễ gây nhiễm bệnh cho bịch nấm.
Sau khi hái nấm, không nên tưới nước ngay vào bịch nấm mà phải đợi vài tiếng sau mới tưới vì nếu tưới ngay lúc vừa hái nấm xong thì sẽ dễ khiến các phôi nấm trong bịch nấm sẽ dễ chết thối.
Sau khi thu hoạch nấm đợt 1 thì ngừng tưới nước khoảng 5 – 7 ngày cho nấm mọc ra tán mới.
Khi bịch nấm hết đợt ra nấm thì ngừng tưới nước vào bịch nấm, chỉ tưới nước lên nền và xung quanh để phòng tạo ẩm mỗi ngày.
Sau 3 – 4 ngày mới bắt đầu tưới phun sương vào các bịch nấm để tạo ẩm và kích thích nấm kết nụ tiếp.
Bảo quản
Nấm bào ngư để không bị khô, sau khi hái phải được bảo quản ngay tránh để tiếp xúc với không khí, bạn có thể vẩy nước để tiếp tục cấp ẩm cho nấm.
Hái nấm xong dung dao cắt sạch phần chân nấm màu vàng rồi cho vào túi buộc kín miệng.
Ngoài ra chúng ta có thể bảo quản nấm bằng cách phơi hoặc sấy khô.
Cách làm này rất đơn giản, chúng ta tiến hành phơi nấm dưới ánh nắng hoặc sấy nấm ở nhiệt độ cao đến khi nấm rút nước, khô héo là đạt.
Nguồn: chúng tôi / wikiohana.net
Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư Xám Trên Mùn Cưa
Kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám trên mùn cưa
Trong các loại thực phẩm hàng ngày của chúng ta như thịt, cá, trứng, rau, củ, quả… nấm được xem là thực phẩm chứa nhiều chất cần thiết cho con người. Phổ biến nhất hiện nay và được nhiều người ưa thích đó là nấm bào ngư.
Đây cũng loại nấm dễ trồng, dễ chăm sóc và thu hoạch khí hậu trồng nấm thích hợp từ 27 – 30 độ C, độ ẩm từ 60 – 70% do vậy phù hợp với nhiều khu vực tại nước ta. Tuy dễ trồng nhưng để có năng suất cao, phẩm chất tốt người trồng nấm cần nắm vững nhiều biện pháp kỹ thuật.
Chuẩn bị nơi trồng
Điểm quan trọng nhất trong quá trình trồng nấm bào ngư phải kể đến là quá trình hấp thanh trùng phôi nguyên liệu trồng. Qúa trình thanh trùng thường diễn ra 7 giờ trong nhiệt độ 100* C. Nếu không được thanh trùng hoặc làm không đúng cách tỷ lệ phôi nhiễm các loại nấm mốc rất cao gây giảm năng suất.
Nguyên liệu để trồng nấm bào ngư chủ yếu là mùn cưa hoặc các loại bã ngô được xay nhuyễn cho tơi xốp để giữ ẩm tốt tạo điều kiện cho nấm phát triển. Có một vài nơi trộn lẫn mùn cưa với rơm rạ 50% được cho là giúp cây dễ phát triển, cánh nầm giày đẹp không bị vỡ.
Chọn nơi thông thoáng, tránh xa các khu vực chăn nuôi
Mái lợp lá, nền trải một lớp cát để giữ ẩm là tốt nhất
Chiều cao 4 – 6 mét, chiều rộng tuỳ quy mô
Chừa ánh sáng khoảng 20% để nấm phát triển tốt
Kệ ngang dài 20cm, cách mặt đất 20cm.
Sau khi dùng vôi để xử lý nấm mốc trong nhà trồng, bà con tiến hành đặt các bịch phôi sao cho ít chiếm diện tích và dễ chăm sóc nhất. Nên chọn mua các bịch phôi có tơ nấm trắng chiếm 2/3 chiều dài bịch, các bịch phôi có mail nấm bị mốc xanh, mốc đen thì nên loại bỏ.
Chăm sóc nấm bào ngư
Chất phôi nấm lên kệ để từ 7 – 10 ngày sau rồi tiến hành tưới nước.
Chọn nước tưới sạch, không được nhiễm phèn. Khi tưới chỉ tưới phía sau, không nên tưới ở miệng sẽ khiến mail bị bệnh và úng nước.
Giữ ẩm độ trong nhà trồng nấm từ 65 – 70%, nhiệt độ từ 27 – 30 độ C.
Xung quanh nhà nên dùng lưới mỏng để che bớt ánh sáng và côn trùng xâm nhập làm hư nấm.
Tưới nước 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 3 – 5 phút.
Trong thời gian nuôi trồng kiểm tra thường xuyên nếu có bịch bị mốc thì nên loại bỏ.
Sau khi mở nút phôi đến khi nấm mọc khoảng 5 ngày, khi thu hoạch nên chọn tay nấm có đường kính từ 4 – 5cm. Một tay cầm miệng nấm tay kia lắc đều để tránh làm hỏng phôi.
Dùng dao cạy gốc còn sót lại trên phôi nấm để nấm con đợt sau phát triển.
Nếu chăm sóc tốt mỗi phôi nấm cho thu hoạch từ 10 – 12 lần trong khoảng 4 tháng. Mỗi bịch cho thu hoạch từ 250 – 300 gam/bịch.
Sau khi thu hoạch xong đến khi trồng đợt nấm mới cách nhau khoảng 1 tháng, dùng vôi nông nghiệp khử trùng hết đẻ diệt khuẩn, dở màn che cho ánh nắng xâm nhập tạo độ thông thoáng.
Không nên sử dụng bất kỳ thuốc hoá học hay kích thích sinh trưởng nào. Nếu có bịch phôi bị nấm cần tiêu huỷ hoặc nếu bị nhẹ có thể dùng xi lanh bơm vôi trực tiếp vào vùng bị bệnh tránh lây lan.
Khâu thu hoạch cũng rất quan trọng, thu hoạch sau cho mỗi đợt trồng được kéo dài không nên để nấm quá già thông thường nên thu hoạch vào sáng sớm. Thao tác hái nấm là phải nhổ cả cụm không nên để phần chân nấm còn sót lại, nếu chân nấm sót sẽ gây nấm bệnh hoặc các đợt nấm sau sẽ giảm năng suất.
Sau khi thu hoạch nấm ta ngưng tưới nước từ 3 – 5 ngày sau đó tiến hành tưới lại nếu được chăm sóc tốt mỗi bịch cho thu hoạch từ 10 – 12 đợt mỗi đợt từ 3,5 – 4 tháng.
Nấm là một loại thực phẩm quý hiếm có thể thực hiện được nhiều món ăn giàu dinh dưỡng. Vì vậy thị trường tiêu thụ ngày càng đa dạng góp phần mang lại thu nhập bền vững cho nông hộ.
Quy trình trồng nấm linh chi đỏ làm giàu bền vững
Cách trồng nấm rơm trong nhà tăng gấp đôi năng suất
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Nấm Sò (Bào Ngư) Trên Mùn Cưa
1. Nguyên liệu mùn cưa:
Nấm sò có thể trồng được trên giá thể mùn cưa của tất cả các loại cây thân gỗ không có tinh dầu và độc tố. Tốt nhất sử dụng mùn cưa gỗ mềm như bồ đề, mít, cao su, keo…
Mùn cưa mới có thể dùng ngay, nếu dùng dần phải phơi khô đóng bao hoặc ủ để bảo quản chống mốc, chống mùn hóa làm mất chất dinh dưỡng.
2. Xử lý mùn cưa:
a. Sàn mùn cưa:
– Sàng mùn cưa nhằm để loại bỏ các mảnh gỗ vụn, dăm bào, các nhóm mùn cưa thô hoặc đá sỏi.
– Dụng cụ sàng mùn cưa: Đối với những cơ sở sản xuất ở quy mô lớn thường sử dụng máy sàng mùn cứ còn ở cơ sở sản xuất nhỏ thì dùng lưới sàng mùn cưa.
b. Pha nước vôi:
– Nước vôi dùng để xử lý mùn cưa trồng nấm sò có pH từ 12-13 (1,5kg vôi trong 100 lít nước)
– Cách tiến hành như sau:
+ Cân vôi tôi hoặc vôi sống vào trong thau sạch, lượng vôi phụ thuộc vào lượng mùn cưa xử lý;
+ Dùng que khuấy cho vôi hòa tan hoàn toàn trong nước;
+ Kiểm tra độ pH.
c. Làm ướt mùn cưa bằng nước vôi:
– Trải một lớp mùn cưa ra nền sạch, dộ dày lớp mùn cưa từ 20 – 30cm.
– Tưới nước vôi đã pha lên lớp mùn cưa bằng vòi sơn, vừa tưới vừa đảo trộn cho mùn cưa thấm đều.
– Tiếp tục làm ướt mùn cưa theo từng lớp tương tự cho đến hết.
– Kiểm tra độ ẩm mùn cưa đảm bảo độ ẩm mùn cưa đạt từ 65 – 70%.
Chú ý: Sau khi làm ướt mùn cưa phải thấm đều nước và chuyển màu nâu sẫm đồng đều, độ ẩm mùn cưa đạt yêu cầu trước khi ủ đống.
d. Ủ đống mùn cưa:
– Kiểm tra lại độ ẩm khối mùn cứ trước khi ủ (65 – 70%). Nếu độ ẩm quá khô hoặc quá ướt ta phải điều chỉnh ngay.
– Dùng xẻng, cào sắt chất mùn cưa thành đống hình chóp.
– Đậy kín đống ủ bằng bạt nilon, cố định dưới chân đống ủ không cho hơi nước thoát ra ngoài.
– Thời gian ủ đống ngắn hay dài tùy thuộc vào từng loại mùn cưa.
e. Đảo đống mùn cưa: sau 3 – 4 ngày ủ đống
– Tháo tấm bạt ra khỏi đống ủ mùn cưa.
– Kiểm tra độ ẩm khối mùn cưa ở các vị trí khác trên đống ủ.
– Đảo trôn mùn cưa bằng xẻng và cào sắt, tiến hành đảo trộn đều mùn cưa.
– Vun đống mùn cưa thành đống giống đống ủ ban đầu.
– Đậy kín đống ủ bằng bạt nilon.
– Thời gian đảo và ủ đống mùn cưa kéo dài 10 – 12 ngày tùy theo từng loại nguyên liệu. Cứ 3 -4 ngày tiến hành đảo đống ủ một lần.
f. Phối trộn nguyên liệu:
– Công thức phối trộn:
+ Mùn cưa khô: 100kg
+ Bột ngô: 3-5kg
+ Cám gạo: 3-5kg
+ Bột nhẹ: 1-1,5kg. (CaCO3)
– Cách tiến hành:
+ Trải mùn cưa ra nền có độ dày khoảng 10cm.
+ Rãi hỗn hợp cán gạo, bột bắp với bột nhẹ trên lớp mùn cưa và tiến hành đảo trộn vài lần.
+ Đảo trộn khối mùn cưa bằng xẻng và cào sắt cho đến khi phụ gia, hóa chất trộn đều với mùn cưa.
+ Kiểm tra lại độ ẩm khối mùn cưa lần cuối trước khi đóng túi giá thể, đảm bảo từ 60 – 65%.
3. Đóng bịch
– Cho mùn cưa vào 1/3 túi nilon đã được gấp đáy vuông.
– Nén mùn cưa lại bằng cách dùng hai tay nắm miệng túi và thổ mạnh khối mùn cưa xuống đất.
– Dùng các đầu ngón tay ấn vào 4 góc túi giá thể tạo đáy túi vuông.
– Đổ thêm mùn cưa vào túi cách miệng túi 4 – 5 cm, thổ mạnh và dùng các đầu ngón tay nén khố mùn cưa tạp túi mùn cưa căng, tròn đều, trọng lượng túi sau khi đóng xong phải đạt 1,2 – 1,6 kg, kích thước khối mùn cưa chiếm 2/3 túi.
Chú ý: nguyên liệu đã trộn phụ gia thì phải tiến hành đóng bịch giá thể và đem hấp ngay, không để bịch đã đóng quá 8h hoặc nguyên liệu đã trộn thời gian lâu dẫn đến nguyên liệu bị chua gây nhiễm bệnh.
4. Thanh trùng
* Thiết bị hấp: đơn giản nhất là thùng phuy
* Phương pháp: hấp cách thủy trong hơi nước sôi liên tục từ 10 – 12 giờ
* Cách tiến hành:
– Đặt vỉ lót vào thùng phuy.
– Đổ nước sạch vào thùng khoảng 15 – 20cm, sao cho không ngập vỉ lót.
– Xếp xen kẽ các túi giá thể vào nồi hấp để có khoảng trống cho hơi nước thoát lên phần nắp thùng (thùng 200 lít chứa khoảng 60 – 70 túi).
– Phủ nilon lên bề mặt thùng một tấm vải dày hoặc bao bố dày, bên ngoài phủ nilon và tiến hành buộc chặc để hạn chế thoát hơi nước.
– Đốt lò cho đến khi thấy có hơi nước bay lên thẳng là đạt nhiệt độ thanh trùng 95- 1000C và bắt đầu tính giờ hấp thanh trùng.
– Sau khi hấp đủ thời gian đợi nguội và lấy các túi ra khỏi nồi hấp. Các túi sau khi hấp xong phải có mùi thơm đặc trưng.
– Chuyển túi giá thể vào phòng cấy giống, đợi 24 – 48 giờ để các túi giá thể nguội mới được cấy giống.
5. Cấy giống:
– Giống nấm: Giống nấm có thể được nhân lên từ cơ chất: thóc, mùn cưa, vỏ trấu, rơm rạ… Giống là yếu tố quyết định năng xuất khi nuôi trồng trong cùng điều kiện sản xuất như nhau. Do đó giống nấm phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Không bị nhiễm bệnh:
Quan sát bên ngoài của bịch giống có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có màu xanh, màu vàng, không có vùng loang lỗ…
+ Giống có mùi thơm dễ chịu:
Mỗi loại giống nấm có mùi thơm đặc trưng, nếu có mùi chua là giống đã bị nhiễm khuẩn, nấm dại… Giống không già hoặc không non (dùng giống phải đúng tuổi).
Để nuôi trồng đạt năng suất cao thì dùng giống phải đúng tuổi. nếu thấy bịch giống có mô sẹo, màu giống chuyển sang màu vàng, nâu đen là giống quá già. Giống chưa ăn kín đáy bao là giống còn non.
Sử dụng giống tốt nhất khi giống ăn kín đáy 3-4 ngày. Muốn để lâu hơn phải bảo quản ở nhiệt độ mát.
– Cấy giống dạng hạt:
+ Mở nút bông chai (túi) meo giống bằng các kẽ ngón tay và tơi giống bằng cách dùng tay bóp hoặc vò nhỏ meo giống trong bao..
+ Mở nút bông túi giá thể bằng kẻ tay, sau đó mở miệng túi giá thể ra và chuyển giống vào túi giá thể.
+ Đậy nút bông túi giá thể đã có meo giống.
+ Lắc đều túi giá thể để meo giống phân bố đều khắp bề mặt.
– Chuyển các túi giá thể sang nhà nuôi sợi, bố trí trên hệ thống giàn kệ, các túi cách nhau: 5 – 7cm.
6. Nuôi sợi:
– Phòng nuôi sợi có nhiệt độ thích hợp từ 25-28oC, độ ẩm không khí 65-70%. Nhà kín gió nhưng thoáng. Từ 22-28 ngày tùy vào mùa hè hay mùa đông tơ nấm sẽ ăn kín túi. Chú ý bịch ươm được xếp cách nhau tư 5-7 cm tránh để xít nhau làm sợi nấm không phát triển được. Khi sợi nấm đã trắng túi chuẩn bị treo bịch, khi bịch đã hoàn tất đem bịch nấm vào phòng ươm, phòng ươm phải thoáng mát ánh sáng yếu bịch xếp cách nhau 3-5cm.Thời gian ươm sợi từ 22-28 ngày khi sợi nấm ăn trắng bịch thì đem bịch treo.
7. Rạch bịch, chăm sóc:
– Chọn những bịch nấm sợi đã kín đáy có màu trắng đồng nhất, gỡ bỏ nút bông nén nhẹ buộc kín miệng đem treo bịch, thông thường một dây treo từ 8- 10 bịch, 1m2 treo được 80- 100 bịch nấm, diện tích tối thiểu cho một nhà treo bịch là 20m2.
– Sau khi treo tiến hành rạch bịch nấm dùng dao lam rạch 4-6 vết xung quanh bịch nấm theo hình zich zắc mỗi vết rạch có chiều dài từ 3-5cm độ sâu khoảng 2-3mm rạch bịch xong không được tưới trực tiếp lên bịch chỉ tưới xả nền giữ độ ẩm.
– Sau khi rạch bịch thời gian từ 7-10 ngày nấm bào ngư bắt đầu hình thành từng cụm nhỏ ta tiến hành tưới nước lên bịch bằng hệ thống phun sương, mỗi ngày 3-4 lần tùy theo thời tiết. Hoạch nấm phải đúng tuổi không nên non hoặc già quá.
– Cách thu hái nấm: Khi cụm nấm lớn có đường kính từ 5-7cm ta tiến hành thu hái.
Chú ý: Khi hái nấm phải hái cả cụm và bẻ ngược cụm nấm lên, hái xong phải vệ sinh gốc nấm sạch sẽ. Năng suất nấm đạt từ 45-50% so với khối lượng bịch nấm.
Tổng thời gian thu hái nấm từ 65-75 ngày, mỗi bịch giá thể nấm có thể thu hái được 0,5-0,6 kg nấm, nấm ra thương xuyên ngưng ra rộ nhiều đợt, mỗi đợt ra khoảng một tuần sau đó ngừng khoảng 2-3 ngày. Sau khi thu hoạch hết nấm, túi phôi nhẹ và khô không còn khả năng ra nấm nữa thì tháo bỏ xuống và có thể tận dụng để trộn tiếp với nguyên liệu hoặc được ủ làm phân bón vi sinh.
Cách Trồng Nấm Sò Tại Nhà Trên Mùn Cưa Đã Thử Nghiệm
Cách trồng nấm sò có chút đặc biệt hơn so với các loại rau, củ thông thường nhưng bạn hoàn toàn có thể trồng chúng tại nhà. Chúng tôi đã thử nghiệm khá nhiều lần và kết quả rất nổi bật.
Thực tế, không nhất thiết phải có bóng tối thì chúng ta mới có thể trồng được nấm. Chìa khóa giúp bạn trồng nấm sò tại nhà thành công là tạo lập được điều kiện trồng chính xác và hỗn hợp kích thích hệ sợi nấm phát triển phù hợp.
Cách trồng nấm sò tại nhà trên mùn cưa
Nấm phát triển từ bào tử, không phải từ hạt như nhiều người vẫn nghĩ. Bào tử nấm vô cùng nhỏ bé để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Bởi vì, các bào tử nấm không chứa chất diệp lục để có thể nảy mầm tương tự hạt giống cây nên chúng phải dựa vào các chất như mùn cưa, khúc gỗ, hạt, rơm, dăm gỗ hoặc các chất lỏng dinh dưỡng khác.
Sự kết hợp của các bào tử nấm và các dưỡng chất nói trên chính là nuôi cấy giống. Quá trình này hỗ trợ sự phát triển của những sợi rễ nhỏ li ti, màu trắng hay còn được gọi là sợi nấm. Sợi nấm phát triển trước tiên, trước bất kỳ thứ gì giống như một cây nấm mọc ra khỏi nơi đang trú ngụ.
Tùy thuộc vào loại nấm, các chất nền có thể là rơm, dăm gỗ, gỗ, lõi ngô,… có thể bổ sung thêm chất đạm, phân hữu cơ.
Trong tất cả các loại nấm phổ biến hiện nay thì nấm sò trắng vì loại nấm “dễ tính” nhất, phù hợp trồng tại nhà và là lựa chọn hoàn hảo với những ai mới bắt đầu trồng nấm.
Chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm sò:
Để bắt đầu trồng nấm sò tại nhà, bạn cần chuẩn bị:
1 khóm nấm sò trắng còn nguyên sợi nấm (rễ) và thân
1 túi vỏ bào cưa
Nước sạch (Nước không có chất Clo hoặc nước chưng cất)
4 túi giấy màu nâu
Bát tô
Hộp nhựa đủ lớn để đặt túi trồng nấm
Kỹ thuật trồng nấm sò:
Hết 3 tháng, lấy túi ủ nấm ra khỏi tủ lạnh và để ở môi trường nhiệt độ khoảng 30 – 32 độ C. Sau khoảng 3 – 4 tuần, bạn sẽ bắt đầu thấy những sợi nấm nhỏ li ti. Lúc này, hạ nhiệt độ xuống còn khoảng 22 – 23 độ C là vừa.
Giữ ẩm cho nấm bằng cách phủ lớp túi ni-lông bên ngoài và thường xuyên phun sương nước sạch cho chúng. Những cây nấm sẽ mọc ra và lớn nhanh sau 3 – 4 tuần tiếp theo.
Nguồn: chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Nấm Bào Ngưa Xám Trong Nhà Trên Mùn Cưa trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!