Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Trồng Lan Ngọc Điểm, Sóc, Báo, Cáo, Chồn, Nhạn, Vịt Trời – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan # Top 6 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Trồng Lan Ngọc Điểm, Sóc, Báo, Cáo, Chồn, Nhạn, Vịt Trời – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Lan Ngọc Điểm, Sóc, Báo, Cáo, Chồn, Nhạn, Vịt Trời – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

CÁCH TRỒNG LAN NGỌC ĐIỂM

(ĐAI CHÂU), SÓC, BÁO, CÁO, CHỒN, NHẠN, VỊT TRỜI…. (Đơn thân hay độc trụ) Về cơ bản thì giống nhau, chỉ khác nhau 1 tí tẹo về mùa hoa thôi.

1. CHỌN GIỐNG: Cây xanh, lá không bị dập, gãy. Riêng rễ thì nát bét cũng được mà không có rễ cũng được. Tốt nhất là rễ còn 1 khúc khoảng 3-5cm, ít nhất phải còn 2 cái rễ mới dễ sống, dễ ghép. Nếu các bác mua thành phẩm, em sẽ chia sẻ trong 1 bài khác cách chọn 1 giò lan đẹp, chuẩn.

2. GIÁ THỂ: Chậu đất nung với than hoặc vỏ thông; chậu nhựa; lũa; khúc gỗ vú sữa, nhãn, vải…; dớn… Nói chung là giá thể bạn thích nhất, tâm đắc nhất chính là giá thể tốt nhất. Chơi lan là thú chơi của người quân tử, mà người quân tử thì không câu nệ tiểu tiết.

3. HÀNH ĐỘNG GHÉP:

A. Lan phải cắt sạch rễ già, dập, tốt nhất là thẳng tay cắt cụt còn 1 khúc khoảng 3-5cm. Dễ ghép, mau ra rễ mới, cây lan mau bám chắc vào giá thể. Dù các bác có cắt hay không thì sau khoảng 3-6 tháng đa phần số rễ cũ loằng ngoằng cũng khô và chết. Cái này nghĩa là đau trước sướng sau. Phụ nữ họ hiểu chuyện này hơn đàn ông đấy. Ví như con cái hư thì phải uốn nắm các kiểu, nói chung là đau xót thì sau này mới sướng được. À, ấy ấy, các bác nghĩ đi đâu đấy, mà em thích cách suy nghĩ của các bác…. Mải nghĩ quá, tí quên là phải cắt cả lá vàng, úng, dập, nát, vòi hoa cũ… nữa.

B. Giá thể xử lý như bài hôm trước em viết về TRỒNG KIỀU. Tuy nhiên có 3 lưu ý nhỏ là than và vỏ thông không cần phải đập nhỏ như vậy, chỉ cần to bằng cái ly mắt trâu các anh hay uống rượu là được. Và nếu trồng lũa thì phải dùng BÀN CHẢI SẮT (20K 1 cái) chải thật sạch đất, phần mục của cục lũa, nói chung là càng sạch càng tốt. Nếu trồng trên gỗ vú sữa, gỗ nhãn hay vải thì cũng phải dùng bàn chải sắt chải sạch vỏ mục, chết, dùng hết sức mà chải giùm em nha. Như vậy mới ít bệnh, giá thể chậm mục nát hơn và rễ lan bám chắc hơn.

Có 1 bí quyết mà 1 bác chơi lan 35 năm chia sẻ là muốn em nó đẻ con ở gốc, thì cứ treo chổng… như thế 3-5 tháng, sẽ có cây con mọc ra từ chỗ già nhất của cây (chỗ đó đó). Cái này là BÍ KÍP đó, không đùa nha các bác. Treo chỗ mát (ánh sáng yếu) độ ẩm cao nhưng phải thoáng. Không tưới đẫm, chỉ phun sương ngày 2 lần giữ ẩm là đủ. Cứ 5-7 ngày xịt nấm, B1, Atonik 1 lần là ok.

LƯU Ý: TUYỆT ĐỐI TRÁNH MƯA NẾU KHÔNG ĐẢM BẢO THUỐC NẤM KHUẨN CHUẨN XÁC.

Em thì không làm như sách vở, trồng lan bao năm nay toàn là bỏ qua khâu trên, cứ thế ghép luôn. Nói chung thì cây vẫn sống vô tư, cũng có chết chút chút không đáng kể.

Cách em làm như sau: Xử lý lan và giá thể xong, ghép luôn, treo chỗ mát, ánh sáng yếu, sau đó mới xịt phân và thuốc. 7 -10 ngày phân thuốc 1 lần, CŨNG TRÁNH MƯA.

D. Tới khi nhìn thấy lá cây lan đã tươi tỉnh lại, rễ ra bám vào giá thể thì treo ra giàn chính. Em đã so sánh thấy mấy em này cho ăn nắng 60-80% thì phát triển kém, lá vàng quạch, hay bị bệnh. Nếu cho ăn nắng 40-50% thì phát triển rất là mướt, cây khỏe, ít bệnh, hoa dài và to hơn.

Được cái may mắn là giàn em cao gần 4 mét, tầng trên treo chân dài tới nách (THÂN THÒNG) , mấy em họ DENDRO, tầng giữa treo Ngọc Điểm, Giáng hương, Mỹ dung… và các loài động vật như Chồn, Báo, Cáo, Nhạn, Vịt (Uyên Ương)… Tầng trệt thì giành ươm kie, địa lan, trồng thêm rau. Nói về trồng rau nhiều bác hỏi xịt thuốc thế sao ăn rau? Em chia sẻ với các bác là mùa khô em 1 tháng mới xịt thuốc 1 lần, mùa mưa thì thấy chớm bệnh mới xịt, dĩ nhiên đầu mùa phải phòng bệnh. Còn khu em che nilon ở trên, 3 tháng em mới xịt thuốc 1 lần.

E. Phân cho lan trong quá trình chăm thì chủ yếu là NPK 20-20-20. Cây nhỏ và mới ghép thì 1/2 liều so với hướng dẫn bao bì, cây trưởng thành thì 2/3 theo hướng dẫn bao bì. Ngoài ra còn trung và vi lượng (Canxi, Magiê, Kẽm, Sắt, Đồng…) thì 1 tháng em xịt 1 -2 lần tùy hứng.

F. Làm sao cho mấy ẻm ra hoa, xịt NPK thôi hay còn gì nữa, xịt tới thời kỳ nào của cây… Xin giành cho bài sau.

VÌ 1 NGÀNH LAN VIỆT NAM HÙNG MẠNH!

Nguyễn Ngọc Hà — Đức Trọng – Lâm Đồng

Nhất Điểm Hồng – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan

Nhất Điểm Hồng – Dendrobium Draconis (Bài 23)

Ấn tượng đầu tiên đó là CÁNH SÁP, bóng loáng. Cánh hoa trắng tinh khôi, họng màu đỏ tươi (tùy vùng miền xuất xứ mà phổ màu từ tươi tới đỏ cam, họng có sọc nhiều hoặc ít). Đặc biệt là mùi thơm, thơm nồng nàn thơm mơ màng, thơm ngào ngạt chứ không phải là cái kiểu dí mũi vào mới thấy thơm, cách xa 5m vẫn thấy thơm.

Cái lưỡi của em nó thì có khi bầu bầu, có khi lại chia nhiều thùy tùy vùng miền.

Hoa nở vào mùa xuân hè tùy xuất xứ. Và tôi thấy may mắn là nếu xuất xứ Lâm Đồng, sẽ nở trúng Tết. Ầu ze!

Theo kinh nghiệm của tôi trồng em Nhất Điểm Hồng này thì bạn nên ghép vào GỖ, LŨA, THAN CỤC LỚN trong chậu đất nung nhiều lỗ. Trồng trong chậu thì trưng bày sẽ dễ và gọn gàng hơn, nhưng khó chăm hơn và cây dễ thối mầm hơn.

Khi bạn mua hàng ký về (tốt nhất là khi lan chuẩn bị nụ, dĩ nhiên là thời điểm nào ghép cũng được hết, tuy nhiên lúc mầm non đã ra rễ dài mà ghép thì phải chịu tổn thương rễ, lan sẽ suy một chút) cắt rễ sạch sẽ (Giống bài TRỒNG THỦY TIÊN KIỀU phía trước), ngâm dung dịch Ridomilgold (hoặc Physan) + Atonik + B1 (hoặc ngâm chế phẩm trên thị trường có bán kích kei, Thầy Hùng Đà Lạt….). Sau 15-30 phút, vớt ra, treo nơi khô ráo, thoáng mát khoảng 2-10 tiếng là ghép được.

Khi ghép xong, treo chỗ mát (40-50%) nắng cho tới khi mầm non ra rễ bám vào giá thể thì từ từ cho ăn 60-70% nắng.

Phân và thuốc thì giống bài 6 – Phân cho lan. Tuy nhiên em này không thích NPK 30-10-10 (đạm cao), vì thế bạn nên dùng 20-20-20 ổn hơn. Dĩ nhiên là dùng phân hữu cơ sẽ tốt hơn là hóa học (Ví dụ phân chuồng, phân tan chậm hữu cơ…)

Em này là giống lan có LÔNG, nên bạn hạn chế tưới vào lá, ngọn và mầm. Ngày tưới 1-2 lần là được. Nếu không có mái Nilon thì khả năng nàng bỏ bạn mà đi là Rất Cao. Tôi thấy em này đỏng đảnh y như phụ nữ chưa chồng, rất khó khăn cho anh em. Em này nói riêng và các em nhiều lông nói chung là MẮC BỆNH CÔNG CHÚA – không thích dầm mưa dãi nắng, thích MÁT MẺ. Nếu mà nóng quá thì khỏi thèm ra hoa.

Thuốc phòng bệnh là chính, chứ bệnh rồi thì chỉ có cắt bỏ thôi. Ridomilgold hoặc Antracol hoặc Nativo hoặc Score phòng nấm, teo mầm non. Luân phiên thay thuốc là tốt nhất.

Em này rất hay bị rầy, rệp vì thế bạn phải theo dõi thường xuyên, đặc biệt là dưới gốc, kẽ thân, kẽ lá. Nếu bị mấy kẻ phá hoại này, bạn có thể mua thuốc LƯU DẪN CHO LÚA xịt là ok – Loại xịt không trúng rầy rầy cũng chết!

1 Chơi hoa lan lâu tàn (Bài 2) 2 Bả sên, nhớt, ốc (Bài 1) 3 Cách trồng Giả Hạc – Phi Điệp, ý thảo (Thân Thòng)….(Bài 3) 4 Cách làm giàn lan tại nhà… 5 Phụ nữ và lan 6 Phân cho lan 7 Cách trồng kiều, giống lan Dendro…. 8 Cách trồng Ngọc Điểm, sóc, cáo, (đơn thân)…. 9 Chơi lan-thú chơi của người quân tử… 10 Cách cố định lan vào giá thể… 11 Tiểu khí hậu…(phần 1) 12 Tiểu khí hậu…(phần 2) 13 Kiểm soát độ ẩm 14 Làm lan nở hoa (phần 1) 15 Làm lan nở hoa (phần 2) 16 Sai lầm cơ bản của người mới chơi lan… 17 Cách tạo keiki cho lan có giả hành (phần 1) 18 Chăm lan suy…. 19 Làm lan đẻ con (cho lan đơn thân) (Cách tạo keiki – phần 2) 20 Kim điệp vàng 21 Bạch hạc Langbiang 22 Kiếm Xích Ngọc 23. Nhất Điểm Hồng

Nguyễn Ngọc Hà – Đức Trọng, Lâm Đồng

Phân Cho Lan – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan

PHÂN BÓN CHO HOA LAN

Nhiều người chơi lan nghĩ rằng hoa lan ở trên rừng không ai bón phân vẫn lên rất xanh tốt, đơm hoa kết trái bình thường. Vậy thì trồng lan ở nhà chắc cũng không cần bón phân vẫn được như ở rừng. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại.

Lan ở ngoài tự nhiên vẫn nhận được rất nhiều chất dinh dưỡng từ vỏ cây, lá cây mục, phân chim, xác các loại côn trùng, xác các loại nấm, địa y và dưỡng chất từ nước mưa… Khi chúng ta trồng lan chơi tại nhà, giá thể thường rất sạch sẽ như vỏ thông, dớn, gỗ lũa, viên đất nung… vậy nên chúng ta vẫn nên bón phân cho lan để đạt hiệu quả phát triển tốt hơn. Tôi nhận thấy nếu chúng ta bón phân cho lan cân đối, hài hòa và đầy đủ đều đặn thì cây lan phát triển tốt hơn trên rừng trong môi trường tự nhiên rất nhiều.

Tuy nhiên, có rất nhiều người chơi lan do hiểu chưa tới về việc bón phân cho lan nên đã lạm dụng quá nhiều hoặc bón không cân đối các chất, bón sai cách trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây gây hậu quả cháy lá, chết cây, thối rễ, không ra được hoa và còn nhiều hệ lụy khác.

Tôi rút ra được bài học rằng thà bón ít hoặc không bón còn hơn là bón dư. Vì bón dư chắc chắn lan sẽ chết nếu không cứu chữa kịp thời.

Các loại phân kích thích ra rễ được khuyến cáo nên dùng

để kích thích tạo bộ rễ cho lan khi mới trồng hoặc bộ rễ không đủ để hút chất dinh dưỡng đó là: Chế Phẩm Hùng Nguyễn, Terra Sorb 4, Vitamin B1, N3M, Vinamax Growmore, Rootone, Super Thrive…

Nếu là lan khai thác từ rừng về, trước tiên nên ngâm với Physan20 để diệt khuẩn và nấm, sau đó ngâm với MỘT TRONG SỐ các loại phân kích rễ mới liệt kê bên trên theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất. Cá nhân tôi vẫn thường ngâm giống với Chế Phẩm Hùng Nguyễn 6 trong 1 trong thời gian trung bình là 1 tiếng sau đó mới đem trồng vào giá thể.

Sau khi trồng, 5-10 ngày 1 lần đều đặn phun phân kích thích tạo bộ rễ cho tới khi bộ rễ đủ nhiều và khỏe để tự hút chất dinh dưỡng nuôi thân. Thường thì quá trình này sẽ kéo dài từ 3-6 tháng. Bạn cũng có thể luân phiên đổi các loại phân với nhau hoặc pha chung 2 loại lại với nhau, tuy nhiên phải giảm liều lượng của mỗi loại lại một chút.

Các loại phân kích thích bung mầm như Chế phẩm Hùng Nguyễn

, Keiki Super Xanh – Đỏ, Siêu bung đọt nảy chồi của Đầu Trâu hoặc Growmore, Acid Humic, chiết suất tảo biển, chiết suất nhộng tằm, trùng quế, Super Thrive, Atonik, Dekamon…

Bạn chỉ nên dùng 1 loại trong số các loại trên và tuyệt đối không được lạm dụng, phải nghe theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu vì nôn nóng hoặc muốn thật nhiều mầm thì có thể gây ra teo mắt ngủ hoặc đẻ vô tội vạ gây suy kiệt cho cây và không thể ra rễ được.

Tôi thấy rằng rất nhiều người chơi lan do tâm lý nôn nóng nên mua vô tội vạ các loại phân như hai mục trên tôi liệt kê, thực ra chúng có công dụng tương tự nhau, không cần thiết phải lãng phí tiền bạc như vậy.

Các loại phân đa lượng, trung lượng và vi lượng:

Phân đa lượng là Đạm (N), Lân (P), Kali (K) viết tắt là NPK.

– Trong 3 tháng đầu của quá trình mầm non mọc lên, chúng ta có thể phun phân bón lá giàu đạm là NPK 30-10-10 để tăng sinh khối cho lan được nhanh chóng.

– Trong 3 hoặc 4 tháng tiếp theo nên dùng phân NPK 20-20-20 (nghĩa là 20% đạm, 20% lân, 20% kali

– Trong 3 tháng tiếp theo nữa nên dùng phân giàu lân và kali 6-30-30 để giúp cây lan cứng cáp, chống chịu điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và chuẩn bị vào giấc ngủ (đối với lan đa thân có giả hành), sau đó là tạo nụ hoa.

Nếu bạn cảm thấy quá phức tạp thì có thể dùng phân NPK 20-20-20 trong suốt quá trình từ khi nảy mầm tới khi lan ngủ hoặc chuẩn bị ra nụ.

Có một giải pháp rất hay cho các bạn chơi lan tại nhà đó là dùng phân tan chậm (phâm xám, phân chì) của Nhật với các chỉ số NPK 14-13-13. Một năm chỉ cần gắn phân tan chậm 1 lần duy nhất, gắn phân vào thời điểm bộ rễ lan đã dài được 4cm trở nên. Nên nhồi phân vào túi lưới (loại túi bọc bông hoa cúc), sau đó đặt Sát Thành Chậu hoặc cách gốc lan ít nhất 5cm. Tôi thấy cách này rất tiện, tiết kiệm thời gian và sức khỏe, trong giàn tôi tất cả các giống lan trồng chậu, bảng dớn, trụ dớn… tôi đều gắn hoặc bỏ phân tan chậm loại này.

Ngoài đa lượng ra, bắt buộc bạn phải bón cân đối các yếu tố Trung Lượng (Lưu Huỳnh – S, Canxi – Ca, Magie – Mg) và các yếu tố Vi Lượng (Bo, Co, Cu, Fe, Mn, Zn, Si). Trên bao bì phân thường có ghi chữ TE, ví dụ như 20-20-20 TE, nghĩa là trong loại phân đó đã có bổ sung các yếu tố trung vi lượng, tuy nhiên bạn vẫn nên đọc thành phần ghi trên bao bì, vì không phải phân nào cũng đầy đủ cả trung và vi lượng.

Nếu bạn chỉ bón phân NPK mà không bón phân trung và vi lượng thì hậu quả là cây phát triển không khỏe, ít hoa, rụng nụ, dễ bệnh, lá bị hoại tử hoặc sọc, lá nhỏ, nụ không nở được….

Hiện nay trên thị trường ngoài phân bón lá có tích hợp TE (trung vi lượng) thì còn có loại phân tan chậm hữu cơ như 5-5-5Te và 3-6-6Te chuyên dùng cho hoa lan.

Lưu ý khi bón phân:

– Thời điểm phun phân tốt nhất là sáng sớm, sau đó là chiều mát. Nếu trong ngày nhiệt độ lên quá 33 độ C thì khi phun phân lúc 7h sáng, tới 10h30 bạn nên tưới rửa lại lá để tránh tình trạng cháy lá, cháy ngọn lan.

– Trước khi phun phân bón lá nên tưới nhẹ sơ qua để lan hấp thu phân tốt hơn.

– Phun phân bón lá nên ướt mặt dưới của lá vì mặt dưới nhiều khí khổng làm tăng khả năng hấp thu chất. Bên cạnh đó phun phân bón lá tốt nhất là phun ướt bộ rễ hoặc phun vào chất trồng trong chậu để phân ngấm xuống, đây chính là điểm khác biệt của lan so với cây ăn trái, cây công nghiệp và rau màu.

– Cây lan nhỏ thì dùng liều lượng bằng 1/2 so với bao bì hướng dẫn, sau đó tăng dần dần liều lên sau các lần phun và độ lớn về sinh khối của lan. Ví dụ nếu bạn trồng lan chưa bao giờ phun phân, bạn dùng NPK 20-20-20Te liều 2 gam pha 1 lít nước thì có thể cháy ngọn cháy lá và hư rễ, tuy nhiên nếu bạn dùng 0,5gam pha 1 lít sau đó từ từ tăng liều lên, thì sau chục lần dùng phân, khi lan đã quen bạn thậm chí có thể dùng liều 3gam pha 1 lít lan vẫn chịu được.

Phân tích như trên trông thì có vẻ phức tạp, nhưng thực tế lại rất dễ làm. Ví dụ nếu chỉ trồng chơi đôi ba chục tới trăm giò lan, thì quy trình chỉ cần đơn giản như sau: 1 tuần pha Chế Phẩm Hùng Nguyễn + NPKte phun 1 lần; gắn 1 bịch phân tan chậm; khoảng 20-30 ngày phun 1 lần phân bón lá Trung Vi Lượng 1 lần. Quá trình cứ lặp lại như vậy cho tới cách mùa hoa 2 tháng thì ngừng. Nói chung là tôi chỉ dùng chế phẩm Hùng Nguyễn vì thấy sự tiện lợi, rẻ và được nhiều hiệu quả cả kích mầm kích rễ lại tăng đề kháng. Rất dễ mua vì tôi nhận thấy chỗ nào cũng có bán.

Ngoài phân vô cơ, bạn cũng có thể tự ủ phân chuồng với nấm Trychodemar để bón cho lan. Chỉ lưu ý là phải ủ thật kỹ để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng lên mức cao nhất, diệt trừ mầm bệnh, côn trùng và cỏ dại. Tuy phân chuồng rất an toàn cho cây và mát rễ, nhưng chưa hẳn đã an toàn cho người và rất dễ là nguồn gốc của nấm khuẩn và côn trùng hại tới lan. Cũng dễ dàng gây úng thối bộ rễ khi mùa mưa tới. Hiệu quả chỉ được tốt nhất trong 1 tới 2 tháng. Bạn nên cân nhắc lợi hại trước khi sử dụng. Các loại phân chuồng có thể ủ để dùng cho lan như Trâu, Bò, Heo, Gà, Dơi, Tằm…

Cách làm: 10 kg phân chuồng ẩm sệt + 30 gam nấm Trychodemar + 300 gam Supe lân trộn đều sau đó đóng vào bịch nilon đen, buộc kín lại rồi để ở góc tối. 50-60 ngày bỏ ra nhồi phân vào chiếc bít tất (dớ) rồi gắn lên giò lan. Sau 2 tháng lại gắn thêm 1 lần nữa là đủ 1 năm sinh trưởng của lan.

Quan điểm cá nhân tôi luôn là đơn giản hóa việc bón phân cho lan, sao cho an toàn tiết kiệm thời gian và sức khỏe. Ngoài các cách trong bài viết, còn rất rất nhiều công thức cũng như phương pháp và loại phân bón cho lan. Mỗi nghệ nhân sẽ đều có một bí quyết riêng đều đáng để chúng ta tham khảo và thực nghiệm. Mong rằng các bạn sẽ tự tìm ra phương pháp tốt nhất cho giàn lan nhà mình để có những giò lan đẹp thỏa niềm đam mê.

Nguyễn Ngọc Hà – Đức Trọng, Lâm Đồng

Bài 44 – Lan Hải Yến – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan

LAN HẢI YẾN – Bài 44

Đến với loài hoa này, tôi nhận cay đắng nhiều hơn là hạnh phúc!

Dù là cây lan rất đẹp, dù là bộ rễ rất tình, dù màu sắc mặt bông rất đáng yêu với hương thơm ngọt ngào vào những ngày hè nóng bức hay ngày thu mát mẻ, thì vẫn không thể nào khỏa đi sự cay đắng khi các nàng cứ lần lượt ra đi không lời từ biệt.

Phải công nhận, Hải Yến là một trong những giống lan khó trồng nhất trong các giống lan đơn thân.

Tên khoa học: Rhynchostylis coelestis Reichb. f.

Được tìm thấy ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam ở các rừng rậm và những cánh đồng hoang dã ở độ cao từ 0 – 700 m.

Tên tiếng Latin của Hải Yến là “coelestis” dịch sang tiếng Anh là Bầu Trời Xanh. Có lẽ để chinh phục được bầu trời chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Chắc tại bông hoa trắng xanh với vòi bông chĩa thẳng lên trời, nên em ấy mới có tên như vậy.

Còn tên tiếng Việt thì tôi thực sự cũng không biết giải thích thế nào cho chuẩn. Phải chăng ở Việt Nam người ta hay nhìn thấy Hải Yến gần biển (ví dụ như Ninh Thuận, Bình Thuận…)? Hay tại những bông hoa nhìn như chim yến bay trên mặt biển?…

Điều đáng mừng nhất là tên Hải Yến được toàn giới chơi lan Việt Nam gọi, không giống như người họ hàng cùng chi là cây Ngọc Điểm, người ta cứ gọi loạn cả lên. Ngoài Bắc thì gọi là Đai Châu, Nam thì Ngọc Điểm, Trung thì Nghinh Xuân, rồi một số bạn lại gọi Tai Trâu, rồi Lan Me…

CÁCH TRỒNG, CHĂM SÓC, PHÂN THUỐC

A. CHỌN VÀ XỬ LÝ GIỐNG

Ưu tiên hàng đầu là lá không gãy dập, còn lại có nhiều rễ khỏe thì tốt, mà không có rễ cũng không sao.

Cắt bỏ lá thân rễ thối, dập, nát. Để lại khoảng 3-5 cái rễ, độ dài từ 3-10cm tùy giá thể lớn hay nhỏ.

Ngâm giống vào dung dịch Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước trong 10 phút. Hoặc ngâm với dung dịch thuốc trị nấm khuẩn (bạn cứ ra nhà thuốc nói chủ cửa hàng bán cho BỘ ĐÔI TRỊ NẤM KHUẨN CHO RAU VÀ HOA MÀU), pha đúng liều ghi trên bao bì và ngâm lan vào đó 10 phút. Hoặc pha Benkona liều 2ml/1 lít nước và ngâm lan 10 phút. Nếu không có các loại trên, ngâm nano bạc cũng được.

Vớt ra, để ráo rồi ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ như B1 hoặc Siêu Lân hoặc Terra-Sorb 4 Chế Phẩm Hùng Nguyễn trong 1-2 tiếng tùy độ héo của cây. Cây suy kiệt thì ngâm lâu hơn. Vớt ra và chuẩn bị ghép. Nếu ngâm siêu lân chỉ nên ngâm 15 phút thôi kẻo cây chết xót. (Atonik hiệu quả rất thấp trên lan đơn thân nên tôi bỏ luôn).

Hải Yến ghép mùa nào cũng được, nhưng tốt nhất vẫn là lúc lan ra nụ, bạn vặt nụ đi và ghép.

B. CHỌN VÀ XỬ LÝ GIÁ THỂ

Hải yến cực kỳ ghét thay giá thể. Bạn ghép vào giá thể nào càng bền càng tốt. Ví dụ như lũa, gỗ cứng, chậu đất nung với viên đất nung hoặc vỏ thông… Nói chung là giá thể gần vĩnh cửu, thoáng và nghệ thuật là được.

Giá thể nào cũng phải ngâm nước vôi 1 tiếng, sau đó rửa thật sạch lại rồi mới tiến hành ghép lan lên.

Khi ghép phải cố định gốc thật chắc chắn và treo hướng nào thì cố định hướng đó, đừng di chuyển liên tục vị trí treo gây ra vặn cây. Nên treo sao cho hai đầu lá hướng về phía đông và tây.

Bạn nên đọc lại bài Kiểm Soát Độ Ẩm, bài Lũa, bài Chăm Lan Suy và Làm Nước Vôi Trong.

C. PHÂN BÓN

Rất đơn giản, đối với tôi và những người chơi lan lãng tử thì càng làm cho mọi chuyện đơn giản càng tốt.

Cứ chục ngày pha 20 giọt chế phẩm Hùng Nguyễn với 1 gam NPK 20-20-20+TE và 25 giọt Nano Đồng với 1 lít nước. Phun lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Khoảng 10h sáng nên tưới rửa lại là xong.

Suốt năm cứ như vậy, cho tới khoảng tháng 2 âm lịch thì dùng NPK 6-30-30+te (1 gam) pha với Nano Đồng (25 giọt) pha với 1 lít nước để kích thích tạo vòi hoa. Phun liên tục như vậy 4-5 lần, 7 ngày 1 lần, sau đó thì ngừng hẳn phân. Bạn có thể dùng Siêu Lân 10-60-10+TE thay cho 6-30-30+TE.

Sau khi hết hoa hai tuần mới bắt đầu quay trở lại quy trình ban đầu với Hùng Nguyễn + NPK te + Nano Đồng.

D. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

Có những nhà vườn một mùa thiệt hại hàng trăm thậm chí hàng ngàn giò Hải Yến. Đấy là lý do vì sao hàng ký rất rẻ, nhưng hàng thuần cực mắc.

Có những năm tôi cũng phải vứt bỏ mấy chục giò trong tâm trạng uất ức. Tại sao phun Ridomilgold trắng cả cây mà lá vẫn cứ đen dần dần và chết…

Mãi sau này tôi mới rút ra được kinh nghiệm để trồng không chết cây nào.

Khi bạn mới trồng, nên che mưa 100%. Bạn tưới bao nhiêu cũng không sao, nhưng chỉ cần dính 1 trận mưa vài tiếng là lan bắt đầu bị thối, vết thối lúc đầu hơi nâu đen, nhưng sau đó là đen thui và lây lan, sau đó lá sẽ rụng và lan sẽ chết.

Nếu bạn không che mưa được, thì dù bạn có phun thuốc lan vẫn cứ thối. Trừ trường hợp vườn nhà bạn không có mầm bệnh.

Ridomilgold là thuốc trị nấm, trong khi kiểu thối đó chính là bị vi khuẩn. Vậy nên muốn chữa khi lan đang bệnh, bạn nên pha 1 thuốc trị vi khuẩn (ví dụ Starner hoặc Kasumin hoặc Poner (Streptomycin)) với 1 thuốc trị nấm như Metalaxyl hoặc Antracol hoặc Aliette… và phun ướt đẫm cả giò lan, mặt trên và mặt dưới lá…

Nhưng sau khi phun thuốc phải che mưa 2 -3 ngày và ngừng tưới nước, ngừng bón phân để vết bệnh khô đi. Nếu phun thuốc buổi sáng mà chiều gặp mưa thì vẫn cứ thua.

Tuy nhiên, khi lan đã thuần và sống được sau 1 năm, thì lại khác. Mưa nắng tẹt ga. Nắng 40-70% đều vô tư.

Nói chung, để phòng bệnh hiệu quả nhất, thì chục ngày tới nửa tháng, bạn nên phun thuốc trị nấm và vi khuẩn 1 lần (mua bộ đôi trị nấm khuẩn là tốt nhất). Tôi vẫn hay dùng Nano Bạc tuần 1 lần luân phiên với Agrifos400 nửa tháng 1 lần theo hướng dẫn bao bì.

Bên cạnh đó, hai chục ngày 1 lần, tôi lại phun Movento hoặc Fendona kết hợp Pesieu 1 lần để phòng và diệt các loại côn trùng, sâu hại.

Hai tháng phun nước vôi trong 1 lần.

LỜI KẾT

Giống lan vừa đẹp vừa thơm như thế này, rất đáng để sưu tầm. Chơi lan, theo cá nhân tôi, nên làm sao để trong giàn, tháng nào cũng có hoa nở ngoài sân, vậy mới thú vị.

Mùa mưa (mùa hè) đã đến, nói chính xác ra là mùa của bệnh trên lan, mùa của những đau khổ cho người trồng lan, vì thế, tôi đề nghị bạn đọc lại bài 27 và 29 của tôi để bớt đi trái đắng.

Người ta sẽ hạnh phúc hơn khi cho đi chứ không phải nhận lại. Nếu biết thì thấy rất đơn giản, nếu tự mò mẫm thì có khi lại phải trả giá rất đắt. Chính vì lẽ đó, tôi mong bạn sẽ CHIA SẺ ngay khi đọc bài này, để phàm là những ai chơi lan, đều cảm thấy hạnh phúc chứ không phải là chán nản và ức chế khi chơi lan.

Nguyễn Ngọc Hà – Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng.

Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Lan Ngọc Điểm, Sóc, Báo, Cáo, Chồn, Nhạn, Vịt Trời – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!