Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Lan (Ghép Lan) Thân Thòng Lên Dớn Bảng – Aber Vietnam mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
5 BƯỚC GHÉP LAN THÂN THÒNG LÊN DỚN DỄ DÀNG
Bước 1: xử lý dớn
Dớn trụ, dớn bảng, dớn đĩa trước khi ghép các bạn ngâm nước sạch 2-3 ngày sau đó ngâm nước vôi (tỷ lệ 100gr pha 10 lít nước) trong 30 phút rồi vớt ra rửa lại vài lần bằng nước sạch, để ráo nước.
Bước 2: Dùng dây thép làm móc cho lan.
Ở nơi vùng nhiệt độ mát mẻ có thể làm dây treo cách dàn che nắng 1,2m; nơi nhiệt độ nắng nóng hơn bạn làm dây móc cách dàn 1,5m
Bước 3: Tách, cắt tỉa
Lan giống mua về bạn dùng dao sắc, mỏng tách nhẹ nhàng thành từng cụm 2 giả hành một (1 thân già, 1 thân tơ). Khi tách chú ý kẻo cắt vào mầm ngủ ở gốc. Sau khi tách xong dùng kéo đã được vệ sinh sát khuẩn cắt tỉa hết rễ già cũ. Có thể ngâm thuốc khử trùng, kích rễ, chống sốc ở giai đoạn này (tùy theo điều kiện mỗi người). Nếu bạn trồng số lượng ít thì có thể ngâm hoặc không, trồng số lượng nhiều nên ngâm để đảm bảo tỷ lệ sống cao.
Bước 4: Cố định lan vào dớn
Dùng ghim U (tự tạo bằng các đoạn thép) cố định lan vào dớn. Lưu ý bạn nên ghép sao cho phần gốc lan cố định sát vào bảng/trụ dớn để tạo điều kiện tốt nhất cho rễ mới ra bám được vào dớn. Có thể dùng thêm 1 ghim nữa cố định thêm phần thân phía dưới giúp tránh gió lay gốc nếu cần.
Bước 5: Bổ sung thêm một chút dớn trắng ở gốc để tăng thêm khả năng giữ ẩm cho rễ
Sau khi hoàn thành các bước trên bạn treo giò lan lên khu vực mát mẻ, tránh nắng trực tiếp, chăm sóc tưới 1-2 lần/ngày. Sau khoảng 1 tháng rễ lan sẽ mọc ra
Cách Ghép Lan Lên Thân Cây Gỗ
Ngoại trừ lan mọc dưới đất, phần lớn các giống lan thuộc loại Epiphyes và loại Lithophytes đều có thể trồng bằng ghép lan lên thân cây gỗ. Lối trồng này thật ra hợp với thiên nhiên hơn là trồng trong chậu.
Xử lý trước khi ghép lan
Đối với gỗ: ngâm nước vôi trong 24 tiếng, phơi thật khô, trước khi ghép ngâm nước lã 48 tiếng rồi ghép. Nếu trồng chậu: cắt miếng dớn kích thước 3×4cm để dưới cùng , trải lớp than hoa lên , phủ sơ dừa , hoặc dớn trên cùng phủ 1 lớp rêu mỏng .
Đối với cây: Mới mua về mình thường treo chỗ thoáng mát 3 ngày không tưới ( mục đích là để khô những vết trầy xước trong quá trình vận chuyển ) . 3 ngày sau cắt tỉa hết các rễ khô hỏng , lá đốm ( bôi vôi hoặc Ridomil pha sệt vào vết cắt.
Cách ghép lan lên thân cây gỗ
Có thể trồng đứng trên 1 miếng gỗ, trụ gỗ, ưu tiên dùng cách này vì cây không bị áp sát vào giá thể, sau phát triển tỏa ra đẹp hơn:
Cắt đoạn ống nhựa nhỏ lồng ngoài đinh để tránh rỉ sét
Dùng dây rút , hoặc đoạn thép không rỉ cố định thân cây sao cho đầu rễ vừa tới gỗ
Dùng khoan, khoan lỗ vừa chiếc đũa tre sau khi đã ướm cáy vào vị trí phù hợp
Dùng dây rút hoặc thép không rỉ cố định cây vào đũa tre
Buộc chắc thân lan vào đũa hướng chếch lên
Buộc chặt lan vào, gốc chạm gỗ, rễ bật ra khác biết mò bám vào giá thể dù khá xa
Còn cách khác là ghép áp vào khúc gỗ:
Dùng dây thít nhựa (dây màu trắng trong hình dưới) vừa nhanh vừa chặt,
Thắt đến đâu chặt đến đó, dây ngắn thì nối đầu dây này vào đít dây kia thành một đoạn dài hơn;
Hoặc đè đoạn dây nhựa ngang thân cây (dây tio trong, dây vòi hút nước, miếng cao su…
cắt dài bé bé tương tự hình
đóng đinh bé 2 đầu dây đảm bảo căng, chặt, đừng sợ cây đau mà lỏng tay.
Vườn khô thì cài thêm ít xơ dừa gần thân, vườn ẩm mát thì khỏi cần. Không ưu tiên cách này vì thân cây bị áp sát vào giá thể, nhìn giò không bề thế, đẹp bằng cây ghép hướng ra ngoài nhưng ko có khoan và lười thì dùng cách này cũng được, cây vẫn sống ổn.
Cách Trồng Ghép Các Loại Lan Thân Thòng Phổ Biến Hiện Nay
Lan thân thòng là loại lan đang được ưa chuộng và trồng nhiều nhất hiện nay. Cách trồng ghép các loại lan thân thòng cũng khá dễ dàng.
Lan thân thòng có đặc điểm gì
Lan rừng hiện nay có nhiều loại nhưng tựu chung lại có 4 nhóm chính. Lan thân thòng (như Phi điệp, trầm, long tu, u lồi, kèn, hạc vỹ…). Lan giáng hương, đơn thân (quế, nhạn, tam bảo sắc, đai châu, cáo, sóc, hải yến…). Địa lan và lan hài. Trong số đó lan thân thòng hiện nay đang được ưa chuộng và trồng ghép khá nhiều.
Đặc điểm chung của lan thân thòng là thân có các đốt thuôn dài và mọc thòng lọng hướng xuống phía dưới. Một điểm chung nữa là chúng thường ra hoa trên các nách lá sau khi đã rụng. Hoa có mùi thơm thoang thoảng khá dễ chịu
Cách trồng ghép lan thân thòng cũng khá dễ dàng. Và nguồn lợi kinh tế loại lan này mang lại khá lớn đặc biệt là lan phi điệp.
Dưới đây là một số loại lan thân thòng được trồng phổ biến ở việt nam
Các loại lan thân thòng phổ biến
1. Lan Phi Điệp (Giả hạc)
Đây là loại phong lan thân thòng phổ biến nhát hiện nay. Hầu như ai chơi lan cũng đều sở hữu cho mình ít nhất 1 giò.
Lá lan phi điệp mọc so le nhau, lá thường dày và to. Ước chừng lá phi điệp dài khoảng 7-12 cm, rộng 4-7 cm, tùy xuất xứ có cây lá khá tròn như lá mít, có vùng lại nhỏ dài như lá tre.
Về thân thủ thì phi điệp là một giống phong lan thân thòng dài (cao) nhất hiện nay. Thân của chúng dó thể đạt tới hơn 3m mà vẫn đi ngọn. Thân có đốt giống cây mía nhưng chúng tạo cảm giác cho thị giác sự mềm mại với thân hình cung suôn xuống.
Hoa của lan phi điệp có mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu. Mỗi bông có đường kính khoảng từ 7 – 10 cm, tuy nhiên có một số dạng có thể nhỏ hơn. Hoa Phi điệp hiện nay rất đa dạng với rất nhiều mặt bông. Một số bông có giá trị tính tiền triệu/cm. Thông thường Lan Phi Điệp sẽ nở kéo dài trong khoảng thời gian là 3 tuần, điều kiện thời tiết xấu chúng sẽ bị héo và rụng sớm hơn dự kiến và ngược lại nếu trong điều kiện khí hậu thời tiết mát mẻ thì có thể kéo dài thời gian hoa nở.
2. Lan Hạc Vỹ
Đây là loại lan thân thòng được yêu thích nhất khi mới tập chơi lan của mình. Với đặc tính Rẻ, sai hoa, dễ trồng nó được lựa chọn trồng khá nhiều.
Lan hạc vĩ có lá mỏng, hình mác nhọn, dài 6 – 8 cm, rộng 1,5 – 2 cm. Bạn có thể thấy lá hạc vĩ thường mỏng, bản lá phẳng và ngắn. Thường thí lá hạc vỹ hay bầu ở cuống lá và thon dần về đuôi
Về thân, lan hạc vỹ có thân nhỏ và thuôn dài, ước chừng đường kính của nó chỉ bằng 1/3 hoặc ½ so với lan phi điệp mà thôi. Tốc độ phát triển của lan hạc vĩ rất nhanh trong mùa mưa. Thông thường, thân hạc vĩ có thể dài đến 1m hay 1,5 m thậm chí có thể là 2m nếu không ra hoa
Hoa Lan hạc vỹ có mùi thơm nhẹ khi nở căng, mùi hương này càng rõ hơn khi bạn sở hữu một chậu lan nhiều thân và sai hoa. Nếu bạn chỉ sở hữu một vài bông rất khó có thể nhận ra mùi hương này. Chính vì vậy nhiều người bảo lan hạc vỹ là lan thân thòng không có hương thơm.
3. Lan trầm rừng
Đây là loại lan theo mình nó có mùi hương thơm nhất trong các dòng lan thân thòng. Trước đây khi mới chơi lan giá của nó thậm chí còn cao hơn phi điệp nếu mua kg
Khi quan sát ta thấy thân của trầm rừng mập mạp (cỡ ngón tay út đến ngón tay cái). Gốc giả hành rất to mập và chắc chăn, gốc thường là to ngang bằng so với khúc giữa. Trên thân có 1 lớp vỏ lụa màu trắng bao phủ.
Hoa tím từ nhạt tới đậm tùy vùng miền, hoa nhỏ xinh 2-4cm, cánh bóng sáp. Mùi thơm nhẹ nhàng thoang thoảng, lưỡi hoa có nhiều lông tơ. Thân lan dài từ 20-50cm, khoảng cách giữa các đốt khá ngắn….
4. Lan Long Tu
Đây là loại lan thân thòng rất đáng để thêm vào bộ sưu tập trong vườn nhà. Loài hoa này có hương thơm mát nhẹ nhàng rất dễ chịu, rực rỡ tươi sáng và thường nở vào mùa xuân.
Hiện nay có 2 loại gồm long tu lào và long tu xuân Việt Nam. Chúng có thân ngắn, thưởng chỉ từ 50 – 80 cm. Thân có hình trụ màu xanh hoặc tím. Trên thân những đường sọc trắng do bẹ lá khô tạo thành chạy nối từ mắt nọ đến mắt kia của thân
Nếu chăm sóc đúng cách và chọn đúng giống lan Long Tu của Việt Nam thì bạn sẽ được ngắm hoa vào dịp Tết Nguyên Đán.
5. Lan Long Tu đá
Long tu đá nổi bật với hệ thân thảo ngắn hình trụ màu xanh với các điểm sọc trắng. Những sọc này do bẹ lá khô tạo thành chạy nối từ mắt nọ đến mắt kia của thân.
Cây có hệ lá mỏng hình mác hẹp dài và nhọn khoảng 9cm. Cây phát triển khá mạnh thường mọc thành bụi và buông thõng xuống khá đẹp.
Hoa của long tu đá khá đẹp thường ra vào mùa xuân trùng với dịp tết nguyên đán. Hoa mọc đơn lẻ khoảng 1 đến 3 hoa to mọc ra từ các đốt của thân cây đã rụng hết lá. Hoa khi nở sẽ ra hoa đồng loạt tạo thành một bụi hoa to đẹp hương thơm mát. Hoa long tu đá thường có 2 loại một loại có hoa màu trắng với môi vàng phía trong và loại có hoa trắng kẻ sọc tím với môi vàng cũng khá đẹp Không chỉ là loại lan đẹp và hiếm.
Hoàng thảo long tu đá là loại lan được dùng làm thuốc chữa trị một số bệnh khá hiệu quả như bệnh đau dạ dày. Bệnh đau lưng và tê đầu gối khá hiệu quả. Chính vì có nhiều công dụng trong làm cảnh và chữa bệnh mà số lượng loại lan này đang giảm. Nhà nước hiện nay đã có những biện pháp gìn giữ nguồn gen quý và nhân giống để bảo tồn long tu đá.
Hoàng thảo long tu đáCách trồng ghép và chăm sóc lan thân thòng
Thời điểm tốt nhất để tiến hành việc ghép các loại lan thòng là mùa đông. Lúc này cây bước vào thời kỳ rụng lá và nghỉ ngơi. Nếu ghép vào mùa nghỉ, tuyệt đối không dùng kích rễ, kích kie vì sẽ làm bật kie trái vụ. Kie ấy không phát triển được hoặc mọc lên rồi cũng thắt ngọn nha các bạn.
Cách làm thì mình đã có bài hướng dẫn cụ thể trong bài Cách trồng lan phi điệp từ A-Z rồi. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Ở đây mình chỉ trình bày 2 cách chung nhất
Cách ghép lan thân thòng vào chậu
Bước 1: Ở 2/3 đáy chậu mình hay lót đa bọt, vỏ thông. (Bạn có thể dùng giá thể gì cũng được miễn là nó phải thoáng và thoát nước)
Bước 2: Đặt cây lan lên trên bề mặt của giá thể (kể cả cây con).
Bước 3: Chèn rêu rừng hoặc dớn chi lê xung quanh gốc lan, sao cho không phủ kín các mắt ngủ gốc. Nếu phủ kín thì mắt ngủ gốc rất rễ bị thối và chết gốc.
Bước 4: Cố định cây lan vào các dây treo chậu để cây ổn định gốc và nhanh ra rễ.
Nếu ghép vào gỗ, lũa, thân cây các bạn có thể dùng súng bắn ghim sắt để cố định rễ vào lũa, thớt gỗ để tiết kiệm thời gian, nhanh, gọn. Tuy nhiên, sau khi cây ra rễ và bám chắc rồi thì phải nhổ ghim ra để loại bỏ các loại sắt oxit (ghim sắt bị rỉ sét) nhằm tránh gây độc cho lan cây.
Để tăng khả năng giữ ẩm, giữ phân cho gỗ lũa vào mùa hè. Bạn có thể lót thêm thêm dớn chi lê, rêu, sơ dừa…..
Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Thân Thòng
Đặc điểm chung của tất cả loài lan thân thòng là rất ưa sáng. Trong tình trạng thiếu sáng, nhất là vào mùa đông, cây thường còi cọc, quặt quẹo và không thể ra hoa, lúc này nên đưa cây ra khu vực có nhiều nắng để gia tăng lượng ánh sáng cho cây. Tuy nhiên, nếu ánh nắng quá gắt, cần có biện pháp che chắn để tránh làm cháy lá non.
Nhiệt độ lý tưởng cho các loài lan thân thòng là 8 – 25 độ C. Một số trường hợp, chúng có thể chịu được nhiệt độ nóng (38 độ C) hoặc lạnh (3 độ C). Thế nhưng, nhiệt độ nóng hay lạnh kéo dài suốt 4 – 6 tuần sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra nụ và nở hoa.
Lan thân thòng yêu cầu độ ẩm 60 – 70% và khu vực trồng phải thông thoáng gió, nếu không đảm bảo 2 yếu tố này, cây sẽ sinh trưởng kém và yếu ớt, nhất là trong giai đoạn cây ra nụ.
Lan thân thòng ưa những vật liệu mục, thông thoáng và dễ thoát nước như vỏ thông, vỏ dừa. Đặc biệt, cây “thích” được trồng trong chậu hẹp và treo lên cao ở nơi nhiều ánh sáng, thoáng gió để có thể phát triển thòng xuống một cách tự nhiên.
Tưới nước 2 lần/ngày vào thời kỳ cây mọc và phát triển mạnh, nhất là mùa hè thu. Khi trời chuyển sang đông, nên giảm lượng nước tưới và số lần tưới, chỉ cần 1 lần/ngày là được. Đây cũng là thời điểm cây nghỉ để chuẩn bị ra hoa nên có thể ngưng hẳn việc tưới nước Trong trường hợp độ ẩm không khí xuống quá thấp thì có thể tiến hành phun sương 1 – 2 lần mỗi tháng.
Đặc điểm chung của lan thân thòng là không ưa phân bón chứa nhiều đạm (thành phần có tỷ lệ Ni tơ cao), vì thế, trong giai đoạn tháng 1 – 9 thì bón phân 20-20-20, từ tháng 9 – 11 thì thay đổi bằng phân 10-30-10, từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau thì ngưng hẳn việc bón phân để cây chuẩn bị cho quá trình ra nụ và nở hoa.
7. Phòng bệnh
Đối với lan thân thòng, bạn có thể phòng bệnh cho cây bằng cách sử dụng nước hòa tan vôi để phun vào vào giá thể trồng lan. Không chỉ có tác dụng phòng bệnh, việc phun nước vôi còn giúp thân cây cứng cáp, không bị thời nhũn. Sau khi phun nước vôi 6 tiếng, tiến hành phun lại bằng nước sạch.
8. Ghép lan, thay chậu, tách nhánh
Thời điểm tốt nhất để tiến hành việc ghép lan thòng là mùa đông, khi cây bước vào thời kỳ rụng lá và nghỉ ngơi. Khi tiết trời vào xuân sẽ thực hiện việc thay chậu, lúc này cây con đã cao khoảng 10 – 15 cm. Còn đối với việc tách nhánh, chỉ thực hiện khi cây có đủ 7 – 8 cành, nếu số lượng cành ít hơn sẽ không tốt cho cây con được tách (yếu ớt, còi cọc, không ra hoa).
Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Lan (Ghép Lan) Thân Thòng Lên Dớn Bảng – Aber Vietnam trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!