Xem Nhiều 5/2023 #️ Cách Trồng Kie Phi Điệp Vào Chậu # Top 12 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cách Trồng Kie Phi Điệp Vào Chậu # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Kie Phi Điệp Vào Chậu mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ám định quả

Ám Định Quả thuộc huyện Thanh Sơn Phú Thọ.  Mặt  hoa này  được cả mặt …

10/10/2020

Cách Trồng Kie Phi Điệp Vào Chậu Bằng Đá Bọt Và Dớn

Cách trồng kie phi điệp vào chậu rất dễ. Tuy nhiên trồng thế nào để cách chăm sóc kie phi điệp được trồng vào chậu dễ dàng vẫn là câu hỏi lớn. Sau đây là chia sẻ về phương pháp trồng bằng đá bọt và dớn để mọi người tham khảo.

Hình minh họa: Kie phi điệp trồng bằng đá bọt và dớn sau 1 năm thay chậu rất dễ dàng

Chọn giá thể dùng trồng kie phi điệp trong chậu

Cách Trồng kie phi điệp đối với mình chỉ cho vào chậu là tốt nhất, giữ ẩm, ổn định, an toàn. Giá thể ta nên dùng là vỏ thông, sỏi nhẹ, đá nhẹ hoặc đá bọt núi lửa. Đá thấm thủy cũng ok, không có nữa thì lót xốp cũng được. Nói chung dùng loại nào cũng tốt. Trong bài hướng dẫn này Giá thể mình dùng chỉ có 2 loại là đá bọt và dớn chi lê.

Đá bọt chủ yếu làm nhiệm vụ độn chậu và hút ẩm. Về cơ bản thì đá đã được xử lý sạch rồi. Nên chúng ít chứa mầm bệnh và trứng côn trùng trú ngụ. Sự hiệu quả rõ nét nhất là đá hút thấm nước dư thừa từ mặt dớn dùng để ươm kie bên trên. Hàng này có bán ở tất cả các nơi, sẵn có, dễ mua, dễ dùng. Lại bền vĩnh cửu có thể tái sử dụng nhiều lần, tính ra rẻ hơn gỗ lũa nhiều nữa

Dớn chi lê (chất trồng hay dùng cho lan công nghiệp, lan cấy mô, lan hồ điệp…) Dớn đã được làm sạch bằng công nghệ nên đảm bảo, mềm, dễ sử dụng, không mủn, giữ ẩm mà lại không ướt. Kie phi điệp bén rễ chủ yếu bám, chui xung quanh lớp rêu. Dớn ít khi xiên xuống lớp đá nhẹ, sỏi nhẹ. Vì thế sau này lan phát triển có thể bê, nhấc cả cụm sang chậu khác mà không lo động rễ, đứt rễ, chột gốc.

Cách trồng kie phi điệp vào chậu

Cách trồng kie phi điệp trong chậu của mình khá đơn giản. Trước khi trồng bỏ rêu vào xô, chậu ngâm nước xé tơi để làm mềm. Rêu khi mua về chúng cũng đã được xử lý nấm bệnh côn trùng hết rồi. Nhưng để cẩn thận hơn thì mình hay cho chúng vào xô ngâm cùng antracol và staner để phòng bệnh về nấm, vi khuẩn sau này.

Sau khi đã chuẩn bị xong dớn thì cho đá bọt vào gần đầy chậu trồng kie phi điệp. Xả với nước mạnh để rửa hết lớp bụi bên ngoài đá. Buộc kie lan phi điệp cố định vào tã làm bằng dớn chi lê. Xếp chúng lên bề mặt chậu, tiếp theo là phủ kín dớn. Để chi tiết hơn các bạn xem hình minh họa nhé

Trồng kie phi điệp bằng cách này sau 1 thời gian kết hợp với cách chăm sóc tốt sẽ được như hình nha các bạn. Khi thay, chuyển chậu cho lan cũng rất dễ dàng:

Ưu điểm của cách trồng kie phi điệp vào chậu

Ảnh bên trên đã chứng minh tính hiệu quả của việc trồng kie phi điệp vào chậu bằng đá và dớn mà mình đã áp dụng. Lan phát triển tốt, chăm sóc nhàn hơn ghép lũa, chạy mưa bão nhanh. (Nhấc lên,hạ xuống, đặt dưới mặt nền… chơi hoa đặt mặt bàn, đôn chậu đều được).

Với cách trồng kie phi điệp vào chậu này khi thay giá thể sẽ không theo cách xưa nữa. Ý mình là thay vào mùa nghỉ của lan chẳng hạn. Nhưng qua trải nghiệm với lan nhà mình thì lan có bộ rễ khỏe, bám chặt khít giá thể thì nhấc thay bất cứ khi nào mình muốn.

Trồng lan bằng giá thể đá bọt, vỏ thông mới qua một năm mà bộ rễ đã ôm khít. Cắt chậu nhấc ra được cả khối giá thể, rất an toàn và cây không bị sốc, phát triển ổn định. Ngược lại nếu là lũa, dớn bảng thì khó, và đây là tính hiệu quả khi mình đầu tư giá thể sạch, tiện ích ngay từ đầu.

Cuối cùng vẫn là cách chăm sóc kie phi điệp được trồng vào chậu để có bộ rễ khỏe. Bóc ra mà thấy rễ hỏng nhiều thì nên hiểu giá thể và cách chăm sóc có vấn đề. Mọi sự phát triển, khỏe, ít bệnh của lan phụ thuộc phần lớn vào môi trường sống + giá thể sạch + cách chăm sóc. Muốn vậy bạn phải xác định được thời điểm nào nên bón phân gì cho hiệu quả. Cách chăm sóc cũng vậy.

Cách Kích Kie Lan Phi Điệp

Đối với những người chơi lan chuyên nghiệp thì họ rất thành thạo các kỹ năng kích kie và kích hoa bởi vì như thế mà các nhà vườn mới có lan liên tục để bán và kinh doanh .

Nếu Kích Kie đúng kỹ thuật và tốt bạn có thể có 1 hàng kie như chân rít thế này

Thời điểm nào kích kie tốt nhất

Thời điểm kích kie khi nào là tốt nhất là rất quan trọng do nếu bạn không kích đúng thời điểm thì có khi nó cho ra toàn hoa thì tiêu. Thời điểm kích kie phụ thuộc vào thời điểm ra hoa của từng loại .

Chủ yếu Phi điệp – Giả hạc cho hoa 2 mùa chính là mùa hè và mùa xuân . Thường thì trước khi phi điệp thắc ngọn khoản 2 – 3 tháng thân bắt đầu mập mạp đầy đủ dinh dưỡng là thời điểm kích kie tốt nhất.

Đối với các dòng cho hoa mùa hè thì thời điểm kích tốt nhất là tháng 1 đến tháng 2 , còn đối với các dòng ra hoa vào mùa xuân thì thời điểm kích tốt nhất là tháng 9 – tháng 10.

Chuẩn bị dụng cụ kích kie

Cồn 90 độ hoặc lửa

Bạn có thể dùng cồn 90 hoặc hột quẹt để xác trùng kim tiêm , dao lam hoặc thanh kẽm nhọn dùng dể chọt lổ trên thân lan.

Thuốc kích kie

Thuốc kích kie hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tùy vào độ quý của lan bạn nên chọn loại thuốc nào cho phù hợp . Đối với các loại lan sịn sò như 5ct Hòa Bình ,5ct Phú Thọ , hay các dòng đột biến như 5ct Bảo Duy…. thì bạn nên dùng các loại kích kie được nhập khẩu từ mỹ như Keiki Pro Mỹ … thì sẻ cho sự hiệu quả hơn . Những loại này có giá từ khoản 400 – 500k 1 lọ 15ml.

Còn nếu với các dòng lan bình thường bạn nên dùng các thuốc loại kích kie có giá rẻ hơn như Kie Duy đỏ . Loại này chỉ có giá từ khoản 50 – 70k 1 lọ 15ml .

Có nhiều bạn hỏi khi nào dùng kích kie duy đỏ (Keiki Duy Pro) và khi nào dùng kích kie duy xanh (Keiki Duy Spray) .Thì thường kích kie bằng cách bôi trực tiếp (Kích kie trên thân) thì bạn nên dùng kích kie duy đỏ. Còn nếu bạn muốn phun hay kích mầm gốc thì bạn nên dùng Kích kie duy xanh . Kie Duy Xanh cũng có thể kích Kie trên thân nhưng số lượng kie lên không nhiều.

Keo liền sẹo

Keo liền sẹo để bạn bôi vào vết thương trên thân cây để tránh gây thúi do bị nước vào . Có rất nhiều loại và giá tiền khác nhau tùy bạn chọn loại nào cũng được cái này không quan trọng lắm .

Giá từ : 50 – 80k 1 lọ

Dao Lam hoặc 1 thanh kẽm nhọn

Nhiều người chọn 1 thanh kẽm nhọn (thường là móc treo) hơn là chọn dao lam do nó gây ra vết cắt nhỏ hơn trên thân cây.

Mình thì thích dùng một thanh kẽm hơn do nó nhanh gọn dễ sài , lại không làm cây lan tổn thương quá nhiều mà cũng đạt hiệu quả cao.

Kim tiêm

Kim tiêm để bạn lấy thuốc kích kie bơm vào thân phi điệp.

Cách kích kie trực tiếp trên thân

Có rất nhiều cách kích kie như cách kích trực tiếp trên thân hay kích bằng cách cắt thân xong kích rồi ươm kie . Nhưng theo mình thấy thì kích kie trực tiếp trên thân sẻ giúp kie con mạnh hơn , nhưng bù lại nếu cắt thân xuống kích thì kie nhanh ra rể hơn , còn kích trên thân thì kie lâu ra rể do kie con có chất dinh dưỡng cung cấp từ thân mẹ nên nó sung lâu ra rể hơn.

Kích kie thì mình lựa chọn những mắt ngủ chưa ra hoa bởi những mắt ngủ nào đã ra hoa thì không thể ra kie được. Bạn kích vào những mắt đã cho hoa thì chỉ có làm phí thuốc thôi .

1 : Kích kie trực tiếp trên thân

Kỹ thuật khoan trên thân

Bước 1 : Chọn thân phi điệp muốn kích lấy thanh kẽm nhọn khoan 1 lổ gần sát phía dưới mắt ngủ mà bạn muốn kích . lưu ý thanh kẽm nhọn nên được sát trùng bằng lửa trước khi sử dụng.

Bạn muốn kích bao nhiêu mắt ngủ thì khoan bấy nhiêu lổ phía dưới mắt ngủ đó . Sau khi khoan xong số lổ cần kích kie thì bạn đợi khoản 20 phút cho nó chảy nhựa nơi vết khoan ra mới bôi thuốc vào .

Bước 2 : Khoản 20 phút sau bạn dùng khăn sạch nơi những lổ khoan . Dùng kim tiêm hút 1 lượng vừa đủ từ thuốc kích kie , lưu ý chỉ cần 1 lượng ít không nên dùng nhiều quá tránh lãng phí .

Sau đó bơm thuốc kích kie vào trong lổ khoan , chỉ bơm 1 lượng nhỏ vừa đủ ướt cái lổ là được . Rồi đợi khoản 20 phút cho thuốc khô đi thì bôi keo liền sẹo vào .

Vậy là đã xong quá trình kích kie phi điệp – giả hạc . Thời gian có hiệu lực khoản 1 – 2 tuần bạn sẻ thấy sự hiệu quả của quá trình kích kie .

Sau khi kích kie bạn có thể dùng một số loại thuốc tăng trưởng như cá mỹ , các loại có chỉ số 30 – 10 – 10 để giúp kie ra nhiều và mạnh hơn .

Kỹ thuật dùng dao lam

– Cắt hình chữ V giữa các mắt ngủ, nhỏ 1,2 giọt Keiki Duy Pro lên vết cắt, chờ thuốc thấm và vết cắt se lại, dùng keo liền sẹo bịt kín vết cắt. Để 1 ngày, keo khô, chăm sóc bình thường. Phương pháp này làm yếu thân và mất thẩm mỹ.

2 : Kích kie bằng cách ươm kie

Cách này là cắt hẳn thân phi điệp khỏi giò lan , sau đó kích kie rồi mang đi ươm .

Kích kie sau khi cắt thân thì cũng có 2 cách :

Cách 1 : Để nguyên thân và kích

Sau đó đem ươm ở nơi có độ ẩm tốt và chọn các loại giá thể mền như giớn .. để khi rể kie ra thì dễ bám vào và giữ nước tốt hơn.

Cách 2 : Cắt ra từng khúc

Cách Kích kie trực tiếp trên thân còn một kỹ thuật khác là kích kie từng đoạn . Nghĩa là thay vì đợi cây thắc ngọn rồi mới kích một lúc , thì kỹ thuật này là cây lớn tới đâu có mắt ngủ thì người ta kích tới đó . Kỹ thuật này đảm bảo kie con khỏe mạnh do thân mẹ không phải nuôi một lúc quá nhiều kie con .

Đây là kinh nghiệm kích kie mà chúng tôi tích góp và chia sẻ với các bạn . Hi vọng sẻ giúp các bạn mới chơi lan có thể tự nhân giống giò lan của nhà mình một cách nhanh nhất .

Kích mầm ở gốc cho lan

Thông thường một thân già có thể ra nhiều nhất là 3 mầm gốc . Nếu bạn đễ tự nhiên thì mặt định 1 thân già sẽ lên 1 mầm gốc, hoặc nếu sung lắm thì nó mới nhảy dc 2 mầm gốc. Còn nếu bạn kích tốt có thể cho lên 2 hoặc 3 mầm gốc 1 lúc. Giúp giò lan của bạn nhanh chóng trở thành một giò lan khủng.

Cách kích mầm gốc :

Nếu lan bị chôn sâu dưới giá thể thì bạn nên lấy giá thể để trống gốc lan ra . Có thế thì mầm gốc lên mới không bị thúi.

Dọn dẹp cho sạch sẽ nơi phần gốc để mầm gốc ra sẽ phát triển khỏe mạnh hơn.

Cách 1 : Pha nước tưới với Keiki Duy SPRAY

– Pha 1 lọ Keiki Duy SPRAY với 1,5 l nước, phun vào gốc ( trước khi phun thuốc thì phun sương làm ẩm để ráo 30 phút), ngưng tưới 24h. Sau đó chăm sóc bình thường.

Cách 2 : Bôi trực tiếp với Keiki Duy SPRAY

– Dùng một cây tâm bông thấm Keiki Duy Spray bôi trực tiếp lên mắt ngủ . Cách này giúp mắt ngủ dễ dàng thức hơn.

Bôi Keiki Duy Spray lên mắt ngủ : Ảnh : Minh Huy

Khi mắt ngủ trở thành mắt thức thì dùng thêm các loại thuốc kích thích sinh trưởng cho mầm phát triển khỏe hơn như Hùng Nguyễn, Atonick+B1, …. liều lượng theo hướng dẫn sử dụng in trên chai thuốc.

Sau khi mầm hoặc kie đã bung khoản 2 – 3 lá cho thêm 2 giọt atonic + 3 giọt B1 / lít nước phun cho cây cách nhau 1 tuần giúp mầm gốc nhanh chóng bung rể, giúp cây khỏe mạnh hơn , đồng thời cây mẹ không bị mất sức quá nhiều do đẻ quá nhiều con.

Cũng có thể phun thêm Dịch Chuối 1 tuần 1 lần vào buổi chiều tối để cây có thêm chất dinh dưỡng giúp cây con khỏe mạnh và cao hơn.

Ươm Kie Lan Phi Điệp Hiệu Quả Cao Nhất Với Vỏ Thông

Lan rừng nhiều loại nhưng tựu chung lại có 4 nhóm chính: (1)Thân thòng: Phi điệp, trầm, long tu, u lồi, kèn, hạc vỹ…; (2) Giáng hương; (3) Đơn thân (quế, nhạn, tam bảo sắc, đai châu, cáo, sóc, hải yến…); (4) Địa lan và hài. Trong các nhóm này thì nên chọn Lan Phi điệp bởi cực kỳ dễ trồng; Hoa Lan Phi điệp là loại hoa đẹp với màu sắc quyến rũ, từ tím đến hồng nhạt, trắng, Phi điệp là loại đa dạng nhất về màu hoa. oa phi điệp rất bền, của nhà mình có cây gần một tháng mới tàn. Phi Điệp ít sâu bệnh, thối nhũn – mà đây là vấn đề lớn với những người mtới chơi Lan.

Một số loài lan phổ biến sản sinh ra những chồi được gọi là ki, kie hay keiki. Kie hình thành từ những đốt ở vòi hoa. Những chồi con này có thể được cắt rời ra và trồng vào chậu hoặc để lại trên thân cây mẹ và lớn lên theo chiều đứng và cũng lại tiếp tục sinh trường và ra hoa.

Cách ươm kie phi điệp không khó nhưng một số hay bị thối mắt ngủ, mắt ngủ nẩy mầm hoa thay vì ra ki, không kiểm soát được độ sáng, độ ẩm giá thể. Nếu sử dụng các loại giá thể không phù hợp sẽ khiến mắt ngủ bị khô, thối.

Các giá thể cần có các tiêu chí sạch sẽ ít mầm bệnh, côn trùng trú ngụ và hiệu quả trong việc hút thấm nước dư thừa từ mặt dớn, rêu tốt cho việc ươm kie.

Vỏ thông, sỏi nhẹ, đá nhẹ hoặc đá bọt núi lửa đang là một trong những giá thể phổ biến để ươm kie phi điệp.

Vỏ thông loại xay vụn 1-3mm phù hợp vì giữ ẩm khá tốt không bị ứ nước, ít bị rêu, nấm. Vỏ thông nên được vệ sinh thật sạch bụi bẩn, ngâm và xả qua nhiều lần nước sạch cho đến khi thấy nước không còn màu nâu đỏ, sau đó ngâm với vôi từ 3 ngày rồi xả và vẫn liên tục ngâm với nước cho đến khi sử dụng.

Lan là họ sống phụ (bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Các dạng thân gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày.

Rễ Lan có nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, chúng được bao bỡi lớp mô hút dày, ẩm bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí. Với lớp mô xốp của vỏ thông Habitat giúp rễ có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây, lấy nước lơ lửng trên không khí.

Được xử lý theo dây chuyền chuyên dụng của công nghệ Newzealand nên đã loại bỏ được các tác nhân gây bệnh mà trong vỏ thông tự nhiên không làm được.

Về thành phẩm, vỏ thông Habitat thu được sẽ có đặc tính nhẹ xốp, thoát nước nhanh nhưng vẫn giữ lại lượng ẩm nhất định để nuôi dưỡng bộ rễ cho cây và giữ cho bề mặt không bị khô hoặc úng khi chịu tác động của ánh nắng mặt trời hay mưa.

Chất resin có trong vỏ thông Habitat có tính sát khuẩn cao. Bởi vậy, vỏ thông Habitat dùng làm giá thể trồng lan sẽ làm gia tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, nấm mốc tốt.

Có thể nói, nấm mốc và sâu bệnh chính là kẻ thù không đội trời chung của lan. Nên nếu lựa chọn được một chất trồng lan có thể loại bỏ được điều này thì thật là tốt. Đây chính là ưu điểm của vỏ thông Habitat vượt trội hơn các giá thể khác.

Với đặc tính nhẹ, xốp, thoát nước nhanh và giữ ẩm tốt giúp bảo vệ bộ rễ và bề mặt khỏi bị khô úng, kích thích sự ra rễ trong quá trình ươm kie của Lan Phi Điệp.

Đúng như cái tên của nó, Habitat cực kỳ thân thiện với môi trường. Nếu bạn làm rơi vỏ thông này ra ngoài thì chúng cũng sẽ không gây ô nhiễm môi trường.

Thời tiết miền Nam, có thể ươm kie vào thời điểm nào cũng được. Thời tiết miền Bắc, nên ươm kie khi thời tiết chuyển sang xuân.

Lựa thân đã ra hoa, còn mắt ngủ để nhân giống.

Cắt và để nguyên khúc thân.

Cắt gốc 30cm để phần thân nuôi mầm gốc (Nếu chơi hoa, sau khi có hoa vài hôm, cắt thân mẹ xuống, nếu để hoa lâu tàn khiế kie yếu; Có thể cắt làm nhiều khúc nhưng, nhưng không nên cắt dưới 10 đốt cho 1 cành)

Dải một lớp phân trùn quế, một lớp vỏ thông Habitat và lớp dớn rồi đặt trực tiếp Kie lên.

Sử dụng 100% vỏ thông Habitat mix với một chút phân trùn quế

Trộn hỗn hợp 80% Vỏ thông Habitat với 10% đá trân trâu Perlite và 10% đá Pumice để giữ nhiệt độ ẩm hơn trong những ngày nắng nóng của khu vực phía Nam.

Đá trân châu Pertlite có ý nghĩa rất lớn đối với bộ rễ của cây trồng. Tăng khả năng quang hợp ánh sáng nhờ những màu trắng sáng của đá Perlite. Nó cực kỳ xốp và chứa các không gian bên trong cho không khí vào. Nó có thể giữ lại một lượng nước trong khi cho phép phần còn lại thoát ra ngoài.

Cấu tạo đá bọt Pumice lại bao gồm nhiều lỗ rỗng nên khả năng hấp thụ nước rất tốt, đạt 11,7 – 17,03%, phù hợp để lọc nước, làm vườn,…. Bản chất xốp, xốp của đá bọt cũng tạo nên một môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi phát triển mạnh và sự trao đổi khí oxy và carbon dioxide tự do trong vùng rễ.

Phân trùn quế là loại phân hữu cơ đặc biệt có hàm lượng dinh dưỡng cao. Cung cấp các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng: đạm, lân, kali, canxi, magie và các nguyên tố vi lượng khác như đồng, sắt, manga. Hấp thụ ngay mà không gây nóng cây như một số loại phân chuồng khác.

Sau khi cắt đoạn thân muốn ươm ki lên trên bề mặt chậu 01 tháng, có một số đoạn thân nẩy kie sẵn mà không cần phải ươm.

Vệ sinh sạch sẽ vỏ lụa để thấy rõ mắt ngủ, dùng dao bén cắt vào đoạn thân, chỗ giữa 02 mắt ngủ, cắt xéo để hạn chế đọng nước.

Sau vài giờ trét keo vào vết cắt, ươm sau khi keo đã khô cứng hoàn toàn.

Ươm kie, tạo lỗ trên giá thể, đặt đứng khúc thân ươm vào cốc, mắt ngủ hướng vào giữa khay, lấp giá thể cho mặt giá thể chạm đầy gốc mắt ngủ, vẫn nhìn rõ mắt ngủ sau khi lấp giá thể.

Hoặc để những khúc thân ươm vào trong mô cốc nhựa lọc nhiều lỗ thoáng, rải một lớp mỏng vỏ thông Habitat và đá trân châu Perlite, tưới và đặt chỗ có mái che mưa, có ánh sáng yếu, thoáng gió.

Luôn kiểm tra độ ẩm của bề mặt giá thể bằng việc dùng đầu ngón tay ấn. Và quan sát khả năng nảy của các nhánh nhỏ trong chậu ươm.

Kie phi điệp không nảy mầm từ 2-4 tuần: Do thiếu ấm, nắng quá, hay vỏ lụa che bít mắt ngủ điều chỉnh & chờ tiếp.

Trồng thuần vào chậu: Khi cây phát triển toàn diện, rễ đầy đủ có 3 lá thật trở lên, cây nhanh lớn, chuyển chậu lớn.

Đặt phong lan phi điệp tím ở giàn treo thông thoáng, có gió lùa, tránh bị râm mát, ẩm thấp

Ánh sáng: Lan Phi điệp ưa sáng nên có thể trồng nơi nhiều nắng nhưng không vì thế mà phơi dưới thời tiết nắng nóng cả ngày gây cháy lá non. Tốt nhất nên có thêm một lớp lưới che bảo vệ cây, giúp cây hấp thụ đủ lượng ánh sáng cần thiết mỗi ngày.

Độ ẩm: Vào thời điểm thân non phát triển, phi điệp tím cần độ ẩm nhiều. Thông thường nên đặt cây ở nơi thoáng mát, không quá ẩm hoặc quá khô.

Tưới nước: Mùa hè – thu là mùa phi điệp tím phát triển nên cần tưới đủ nước 1, 2 lần mỗi ngày; mùa đông là mùa nghỉ ngắt quãng 7-10 ngày mới tưới một lần để cây rụng lá. Đến mùa xuân, khi cây xuất hiện mầm non thì mới bắt đầu tưới nước đều đặn trở lại.

Phân bón: Sử dụng phân NPK 10-30-20 nồng độ 3g/l định kỳ một tuần một lần. Khoảng 2 tháng trước khi phi điệp ra hoa, phun NPK 15-20-25 nồng độ 2g/l một lần cho một tuần, đến khi hoa tàn thì dừng bón phân.

Tất cả các sản phẩm Habitat đều được qua kiểm dịch chặt chẽ tại Indonesia trước khi đóng cont để xuất khẩu.

Và tới Việt Nam lại được kiểm dịch thêm một lần nữa để đảm bảo sản phẩm cung cấp cho thị trường không chứa các mầm bệnh gây hại.

Bên cạnh đó, vỏ thông Habitat có thời gian sử dụng khá dài, từ 2-3 năm. Điều đó giúp tiết kiệm đáng kể chi phí khi trộn làm giá thể cho cây.

Vỏ thông Habitat 3-6mm: Cây phong lan trong chai mô, ươm Keiki Phi Điệp, Dâu tây, Trồng Rau, Cây Hoa Cảnh.

Vỏ thông Habitat 6-9mm: Trồng Chi Lan hài (Paphiopedilum), các giống Địa lan nhỏ, Phong lan cần nhiều nước

Vỏ thông Habitat 9-12mm: Địa Lan và Phong Lan đã trưởng thành

Vỏ thông Habitat 12-18mm: Hồ Điệp Phalaenopsis trưởng thành, lan Catteya, Đai Châu

Vỏ thông Habitat 20-28mm: Đai Châu, Vanda …

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sản phẩm vỏ thông Habitat phù hợp nhất và giá tốt nhất hiện nay.

Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Kie Phi Điệp Vào Chậu trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!