Xem Nhiều 5/2023 #️ Cách Trồng Ghép Các Loại Lan Thân Thòng Phổ Biến Hiện Nay # Top 8 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cách Trồng Ghép Các Loại Lan Thân Thòng Phổ Biến Hiện Nay # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Ghép Các Loại Lan Thân Thòng Phổ Biến Hiện Nay mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lan thân thòng là loại lan đang được ưa chuộng và trồng nhiều nhất hiện nay. Cách trồng ghép các loại lan thân thòng cũng khá dễ dàng.

Lan thân thòng có đặc điểm gì

Lan rừng hiện nay có nhiều loại nhưng tựu chung lại có 4 nhóm chính. Lan thân thòng (như Phi điệp, trầm, long tu, u lồi, kèn, hạc vỹ…). Lan giáng hương, đơn thân (quế, nhạn, tam bảo sắc, đai châu, cáo, sóc, hải yến…). Địa lan và lan hài. Trong số đó lan thân thòng hiện nay đang được ưa chuộng và trồng ghép khá nhiều.

Đặc điểm chung của lan thân thòng là thân có các đốt thuôn dài và mọc thòng lọng hướng xuống phía dưới. Một điểm chung nữa là chúng thường ra hoa trên các nách lá sau khi đã rụng. Hoa có mùi thơm thoang thoảng khá dễ chịu

Cách trồng ghép lan thân thòng cũng khá dễ dàng. Và nguồn lợi kinh tế loại lan này mang lại khá lớn đặc biệt là lan phi điệp.

Dưới đây là một số loại lan thân thòng được trồng phổ biến ở việt nam

Các loại lan thân thòng phổ biến

1. Lan Phi Điệp (Giả hạc)

Đây là loại phong lan thân thòng phổ biến nhát hiện nay. Hầu như ai chơi lan cũng đều sở hữu cho mình ít nhất 1 giò.

Lá lan phi điệp mọc so le nhau, lá thường dày và to. Ước chừng lá phi điệp dài khoảng 7-12 cm, rộng 4-7 cm, tùy xuất xứ có cây lá khá tròn như lá mít, có vùng lại nhỏ dài như lá tre.

Về thân thủ thì phi điệp là một giống phong lan thân thòng dài (cao) nhất hiện nay. Thân của chúng dó thể đạt tới hơn 3m mà vẫn đi ngọn. Thân có đốt giống cây mía nhưng chúng tạo cảm giác cho thị giác sự mềm mại với thân hình cung suôn xuống.

Hoa của lan phi điệp có mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu. Mỗi bông có đường kính khoảng từ 7 – 10 cm, tuy nhiên có một số dạng có thể nhỏ hơn. Hoa Phi điệp hiện nay rất đa dạng với rất nhiều mặt bông. Một số bông có giá trị tính tiền triệu/cm. Thông thường Lan Phi Điệp sẽ nở kéo dài trong khoảng thời gian là 3 tuần, điều kiện thời tiết xấu chúng sẽ bị héo và rụng sớm hơn dự kiến và ngược lại nếu trong điều kiện khí hậu thời tiết mát mẻ thì có thể kéo dài thời gian hoa nở.

2. Lan Hạc Vỹ

Đây là loại lan thân thòng được yêu thích nhất khi mới tập chơi lan của mình. Với đặc tính Rẻ, sai hoa, dễ trồng nó được lựa chọn trồng khá nhiều.

Lan hạc vĩ có lá mỏng, hình mác nhọn, dài 6 – 8 cm, rộng 1,5 – 2 cm. Bạn có thể thấy lá hạc vĩ thường mỏng, bản lá phẳng và ngắn. Thường thí lá hạc vỹ hay bầu ở cuống lá và thon dần về đuôi

Về thân, lan hạc vỹ có thân nhỏ và thuôn dài, ước chừng đường kính của nó chỉ bằng 1/3 hoặc ½ so với lan phi điệp mà thôi. Tốc độ phát triển của lan hạc vĩ rất nhanh trong mùa mưa. Thông thường, thân hạc vĩ có thể dài đến 1m hay 1,5 m thậm chí có thể là 2m nếu không ra hoa

Hoa Lan hạc vỹ có mùi thơm nhẹ khi nở căng, mùi hương này càng rõ hơn khi bạn sở hữu một chậu lan nhiều thân và sai hoa. Nếu bạn chỉ sở hữu một vài bông rất khó có thể nhận ra mùi hương này. Chính vì vậy nhiều người bảo lan hạc vỹ là lan thân thòng không có hương thơm.

3. Lan trầm rừng

Đây là loại lan theo mình nó có mùi hương thơm nhất trong các dòng lan thân thòng. Trước đây khi mới chơi lan giá của nó thậm chí còn cao hơn phi điệp nếu mua kg

Khi quan sát ta thấy thân của trầm rừng mập mạp (cỡ ngón tay út đến ngón tay cái). Gốc giả hành rất to mập và chắc chăn, gốc thường là to ngang bằng so với khúc giữa. Trên thân có 1 lớp vỏ lụa màu trắng bao phủ.

Hoa tím từ nhạt tới đậm tùy vùng miền, hoa nhỏ xinh 2-4cm, cánh bóng sáp. Mùi thơm nhẹ nhàng thoang thoảng, lưỡi hoa có nhiều lông tơ. Thân lan dài từ 20-50cm, khoảng cách giữa các đốt khá ngắn….

4. Lan Long Tu

Đây là loại lan thân thòng rất đáng để thêm vào bộ sưu tập trong vườn nhà. Loài hoa này có hương thơm mát nhẹ nhàng rất dễ chịu, rực rỡ tươi sáng và thường nở vào mùa xuân.

Hiện nay có 2 loại gồm long tu lào và long tu xuân Việt Nam. Chúng có thân ngắn, thưởng chỉ từ 50 – 80 cm. Thân có hình trụ màu xanh hoặc tím. Trên thân những đường sọc trắng do bẹ lá khô tạo thành chạy nối từ mắt nọ đến mắt kia của thân

Nếu chăm sóc đúng cách và chọn đúng giống lan Long Tu của Việt Nam thì bạn sẽ được ngắm hoa vào dịp Tết Nguyên Đán.

5. Lan Long Tu đá

Long tu đá nổi bật với hệ thân thảo ngắn hình trụ màu xanh với các điểm sọc trắng. Những sọc này do bẹ lá khô tạo thành chạy nối từ mắt nọ đến mắt kia của thân.

Cây có hệ lá mỏng hình mác hẹp dài và nhọn khoảng 9cm. Cây phát triển khá mạnh thường mọc thành bụi và buông thõng xuống khá đẹp.

Hoa của long tu đá khá đẹp thường ra vào mùa xuân trùng với dịp tết nguyên đán. Hoa mọc đơn lẻ khoảng 1 đến 3 hoa to mọc ra từ các đốt của thân cây đã rụng hết lá. Hoa khi nở sẽ ra hoa đồng loạt tạo thành một bụi hoa to đẹp hương thơm mát. Hoa long tu đá thường có 2 loại một loại có hoa màu trắng với môi vàng phía trong và loại có hoa trắng kẻ sọc tím với môi vàng cũng khá đẹp Không chỉ là loại lan đẹp và hiếm.

Hoàng thảo long tu đá là loại lan được dùng làm thuốc chữa trị một số bệnh khá hiệu quả như bệnh đau dạ dày. Bệnh đau lưng và tê đầu gối khá hiệu quả. Chính vì có nhiều công dụng trong làm cảnh và chữa bệnh mà số lượng loại lan này đang giảm. Nhà nước hiện nay đã có những biện pháp gìn giữ nguồn gen quý và nhân giống để bảo tồn long tu đá.

Hoàng thảo long tu đá

Cách trồng ghép và chăm sóc lan thân thòng

Thời điểm tốt nhất để tiến hành việc ghép các loại lan thòng là mùa đông. Lúc này cây bước vào thời kỳ rụng lá và nghỉ ngơi. Nếu ghép vào mùa nghỉ, tuyệt đối không dùng kích rễ, kích kie vì sẽ làm bật kie trái vụ. Kie ấy không phát triển được hoặc mọc lên rồi cũng thắt ngọn nha các bạn.

Cách làm thì mình đã có bài hướng dẫn cụ thể trong bài Cách trồng lan phi điệp từ A-Z rồi. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Ở đây mình chỉ trình bày 2 cách chung nhất

Cách ghép lan thân thòng vào chậu

Bước 1: Ở 2/3 đáy chậu mình hay lót đa bọt, vỏ thông. (Bạn có thể dùng giá thể gì cũng được miễn là nó phải thoáng và thoát nước)

Bước 2: Đặt cây lan lên trên bề mặt của giá thể (kể cả cây con).

Bước 3: Chèn rêu rừng hoặc dớn chi lê xung quanh gốc lan, sao cho không phủ kín các mắt ngủ gốc. Nếu phủ kín thì mắt ngủ gốc rất rễ bị thối và chết gốc.

Bước 4: Cố định cây lan vào các dây treo chậu để cây ổn định gốc và nhanh ra rễ.

Nếu ghép vào gỗ, lũa, thân cây các bạn có thể dùng súng bắn ghim sắt để cố định rễ vào lũa, thớt gỗ để tiết kiệm thời gian, nhanh, gọn. Tuy nhiên, sau khi cây ra rễ và bám chắc rồi thì phải nhổ ghim ra để loại bỏ các loại sắt oxit (ghim sắt bị rỉ sét) nhằm tránh gây độc cho lan cây.

Để tăng khả năng giữ ẩm, giữ phân cho gỗ lũa vào mùa hè. Bạn có thể lót thêm thêm dớn chi lê, rêu, sơ dừa…..

Các Loại Cây Trồng Rừng Phổ Biến Hiện Nay

Cây Sơn ta có giá trị kinh tế thu từ nhựa cây – nhựa Sơn ta là nguồn nguyên liệu quý rất cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp như làm đồ mỹ nghệ (sơn, gắn các mặt hàng chắp bằng tre nứa, các sản phẩm thủ công, đồ thờ, hàng sơn mài, sơn dầu,…) sơn tàu thuyền, sản xuất các vật liệu cách điện,… Rễ, lá, vỏ quả dùng chữa bệnh hen khan, viêm gan mãn tính, đau dạ dày, ngã tổn thương, dùng ngoài trị gãy xương, vết thương chảy máu, lao phổi,….

Giá nhựa hiện nay 300.000 – 400.000 vnđ/ 1 cây, 1ha trồng 1.500 cây. Cây Sơn thu hoạch liên tục, 1ha cây sơn cho thu hoạch 300kg/ 1 năm, nếu thị tường giá 300.000 vnđ/ 1 kg thì tương đương 90 triệu / 1ha/ 1 năm. Cây Sơn thu hoạch trong 4 – 5 năm, cây già và trồng lại.

Cây thiên ngân (gáo vàng Thái Lan)

Cây thiên ngân là loại cây được biết đến với phát triển siêu nhanh, được trồng phổ biến ở các nước như Thái Lan, Indonesia,… Thiên ngân lớn nhanh, thu hoạch sớm đem lại hiệu quả kinh tế cao còn được gọi với cái tên là cây tỷ phú.

Giá trị cây thiên ngân qua khảo nghiệm

– Diện tích: 1ha

– Số lượng cây 600 cây /1ha

– Chi phí giống cây và công chăm sóc: 50 triệu

– Trừ đi chi phí thì lợi nhuận đạt gần 700 triệu/ha, so với trồng keo, tràm hiện nay (chỉ đạt 40 – 60 triệu/ha) thì giá trị kinh tế của cây thiên ngân cao hơn 10 lần trồng keo, tràm.

Có hai loài sưa chính là: sưa trắng và cây sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, đốt không có mùi. Nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả kết thành từng chùm, đốt lên có mùi thối.

Gỗ sưa đỏ hay còn gọi là gỗ huỳnh đàn đỏ, gỗ huê, trắc thối thuộc gỗ nhóm IA, có tên khoa học Dalbergia tonkinensis Prain.

Hiện nay gỗ sưa đỏ cực kỳ quý hiếm, cây hoang dại trên đồi núi bị khai thác gần hết, lượng cây gỗ sưa trong các công viên ngày càng giảm trước sự đe dọa của sưa tặc có thể chặt chộm bất cứ lúc nào

Hiện tại giá cây gỗ sưa được bán với giá rất cao, dao động từ 1.5 triệu – 10 triệu/ 1 kg tùy vào chất lượng gỗ. Giá giống cây sưa đỏ cũng giao động từ 3.000 – 8.000 vnđ/ 1 cây theo chiều cao của cây giống.

Giổi là loài cây cho gỗ tốt . Hiện nay giá 15.000.000 đồng một mét khối gỗ tròn. Hạt giổi dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc làm gia vị giá 1.500.000 đ 1 kg. Sau 8 năm được hái quả và 15 năm được thu gỗ khoảng 1 met khối/ 1 cây. Cây giổi có thể trồng được mọi nơi trên đát nước Việt nam.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Các Loại Cây Lan Rừng Phổ Biến Hiện Nay

Phong lan – một loài hoa đẹp bậc nhất trong các loài hoa mang ý nghĩa đặc biệt tượng trưng cho sự thanh nhã, cao quý và mạnh mẽ được rất nhiều người ưa chuộng và yêu mến. Từ nổi bật rực rỡ cho đến thanh cao và mềm mại. Mỗi loại đều có những yêu cầu điều kiện sống và sinh trưởng khác nhau nhưng có chung nhiều điểm chỉ có ở các giống lan. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến bạn các loại hoa lan đẹp – Cách trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản.

Mỗi một loại hoa lan đều mang trên mình một vẻ đẹp lôi cuốn riêng. Thế nhưng có rất ít loại lan thu hút người khác từ cái nhìn đầu tiên. Riêng lan móng rùa đã đem đến một vẻ đẹp độc mà lạ khiến ai nhìn 1 lần cũng phải ngắm nhìn thêm. Hiện nay, lan móng rùa được ưa chuộng rất nhiều nên có giá trên thị trường khá cao bởi ai cũng săn đón chúng. Có thể nói, lan móng rùa là loại lan rừng được chào đón nhất trong một vài năm trở lại đây.

Tên khoa học của lan móng rùa là Oberonia longibracteata Lindl. Chúng là cây thân thảo, mọc thành dạng bụi. Chiều cao của chúng khá thấp, chỉ khoảng 50cm. Lá cây có màu xanh và có kiểu dáng giống móng rùa nên được gọi là lan móng rùa. Lan móng rùa khác với các loại lan khác là chúng không mọc thành chùm dài mà mọc đơn lẻ. Hoa của chúng thường mọc ở giữa phần 2 lá hay ở phần ngọn. Hoa có màu vàng tươi ở bên ngoài môi còn phần trong thì lại có màu đỏ khá đẹp. Chúng cho hoa nở rộ vào mùa hè và mùa thu. Thời gian nở của chúng kéo dài khá lâu.

Nhiệt độ và độ ẩm: Chúng chỉ yêu cầu ở mức trung bình, không quá cao cũng không quá thấp. Nhiệt độ thích hợp trồng cây vào khoảng 20-32 độ C. Độ ẩm cần thiết cho cây khoảng 80%.

Ánh sáng: Ánh sáng mà cây lan móng rùa cần vào khoảng 60%. Nêu trong quá trình trồng cây bạn thấy lá cây thường có máu xanh thẫm thì tức là cây lan đang bị thiếu ánh sáng. Còn nếu bạn trồng cây lan ở nơi đón được quá nhiều ánh nắng mặt trời thì lúc này cây lan thường có hiện tượng vàng lá và héo úa. Trong trường hợp bạn trồng lan trong nhà thì tốt nhất nên đặt chậu lan ở gần cửa sổ nơi đón được nhiều ánh sáng.

Giá thể trồng: Chọn chậu trồng là chậu đất nung với nhiều lỗ thoáng trên chậu. Trong chậu có thể đặt than củi hay xơ dừa đều được. Phải chuẩn bị giá thể trồng kỹ càng thì sau nay cây mới sinh trưởng và phát triển tốt nhất được.

Giống cây trồng: Hiện nay, giống cây lan móng rùa được bán ở khá nhiều nơi. Bạn có thể tìm đến cửa hàng gần nhà để mua nhưng tốt nhất bạn vẫn nên tìm đến nơi có uy tín tránh tình trạng mua đúng cây lan nhưng không phải giống lan móng rùa.

Việc tưới nước cho lan là điều quan trọng nhất bởi chúng nếu không chịu được khô hạn cũng không chịu được ngập úng. Khi tưới nước cần chú ý tưới vừa đủ ẩm giá thể, nếu tưới quá nhiều nước sẽ đọng lại rễ cây, rễ rất dễ bị thối. Mùa hè thì tưới khoảng 2-3 lần. Sang tới mùa đông thì khoảng 10 ngày tưới 1 lần cho cây.

Khi tưới nên tưới vào buổi sáng sớm hay buổi trưa mát mẻ để tới tối thì lá khô rồi. Nếu tưới vào buổi tối lá cây có thể bị thối.

Trong giai đoạn sinh trưởng của cây cần bón phân để bổ sung thêm dưỡng chất nuôi cây. Theo một số nhà làm vườn chuyên trồng lan thì cây cần nhiều phân bón vào mùa hè hơn mùa đông. Dùng phân bón NPK (14-14-14) hòa tan với nước để bón cho cây. Tới giai đoạn cây ra hoa có thể bón thêm phân bón có photpho giúp hoa tươi và lâu tàn hơn.

Lan móng rùa là cây sống lâu năm nên định kỳ hàng năm thay chậu cho cây 1 lần bởi mỗi năm chúng sẽ lớn lên mà chậu không thể lớn theo cây được. Hơn nữa, qua mỗi năm giá thể trong chậu sẽ dần bị phân hủy hết sẽ không còn đủ sức để cây lan bám vào. Thời gian thích hợp để thay chậu lan là vào mùa xuân.

Lan long tu lào là loại cây thân thảo tròn thường cao khoảng từ 30-50cm. Thân được hình thành từ nhiều đốt ngắn bao bọc quanh thân thường có một lớp vỏ mỏng khá dễ bóc. Tại các đốt của thân thường có những nôt lõm sâu vào. Thân cây giai đoạn sinh trưởng khá mập và màu xanh thẫm. Lá của long tu lào thường dày xanh bóng với chiều dài khoảng 10cm. Điểm độc đáo của loại lan này chính là hoa của chúng. Hoa thường mọc ra từ những thân già lớn. Hoa mọc ra trên từng đốt một có màu trắng mỗi bông có 3 thùy với 3 sọc vàng khá đẹp. Một cây trưởng thành mỗi mùa hoa nở thường có từ 4-5 cành mỗi cành từ 15-20 bông hoa nở. Hoa thường nở vào mùa xuân đến đầu hè.

Nên tách riêng từng cây ra với nhau. Phải thật cẩn thận khi tách nếu không sẽ làm hỏng các mắt ngủ. Không nên xé các cây ra với nhau mà phải dùng dao nhẹ nhàng tách. Sau đó bạn tỉa các rễ già đi, để lại tầm 2-3cm rễ.

Pha thuốc Physan 20 theo tỷ lệ 1:1, sau đó cho toàn bộ chỗ lan long tu đã xử lý vào ngâm từ 5 đến 10 phút. Sau đó vớt ra để ráo.

Bạn nên chọn bảng dớn hoặc gỗ lũa để ghép. Đây là cách ghép lan long tu vào gỗ được nhiều người sử dụng nhất. Những cây cùng 1 tuổi nên ghép vào cùng 1 bảng hoặc có thể chia theo độ dài ngắn của cây để ghép. Sau đó bắn ghim để cố định cây vào bảng gỗ. Hãy dùng ít ghim sắt nhất có thể, sau đó treo bảng lên giàn để cây hấp thụ nắng. Nên có một tấm lưới để cây hấp thụ 60 – 70% nắng, treo cách lưới từ 1,2m đến 1,5m.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng cách trồng lan long tu vào chậu đối với những cây con đã ra đủ rễ. Tách cây con và trồng trong chậu, chọn cây đã ra đủ rễ.

Sau khi trồng thì khoảng tháng 3 dương lịch các cây đã bắt đầu ra nụ. Thân mẹ lúc này cũng bật lên các chồi non. Lượng nước tưới ở mức ít để cho mầm non bên dưới phát triển mạnh. Dừng bón phân và các chất kích thích ra cành. Khi tưới nước chỉ nên tưới vào gốc. Việc tưới quá nhiều nước sẽ khiến cho cây con của bạn bị hỏng. Thời điểm khi cây phân nụ rõ ràng chòi ra ngoài thì mới tưới nước thường xuyên hơn.

Sau khi hoa mọc ra thì sẽ đến thời kì sinh trưởng của hệ thống mầm non bên dưới. Giai đoạn này bạn nên bón thêm phân cho cây. Loại phân thích hợp nhất thời kì này là phân NPK 30-10-10 và một chút B1 hòa đều với nước rôi tưới cho cây. Nếu như có sẵn các loại phân chuồng hữu cơ bạn cũng có thể bón cho cây. Chăm bón đủ dinh dưỡng trong mùa sinh trưởng giúp cho các thân con trở thành cây trưởng thành, to dài.

Thời kì nghỉ ngơi của long tu lào: Theo nhận xét của giới chơi lan thì loại long tu lào có thời kì nghỉ ngơi sớm hơn các loại lan cùng họ khác. Thường vào khoảng tháng 10 dương lịch hàng năm thì cây đã có hiện tượng thắt ngọn lại và lá bé dần đi chứ không to nữa. Lúc này giảm dần lượng nước đi cho đến đầu tháng 12 bạn dừng tưới nước để cây hoàn toàn nghỉ ngơi. Treo cây ra chỗ ánh sáng nhiều. Đến đầu tháng 2 dương lịch bạn cần tưới nước một lần ngày ngày để cho cây băt đầu đâm chồi mới.

Hoàng phi hạc có tên khoa học là Dendrobium signatum. Phân bố nhiều ở Việt Nam, Lào, Thái Lan. Là dòng lan được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng. Dễ ra hoa, thơm và màu sắc bắt mắt.

Trong số vô vàn loại lan rừng có mặt tại Việt Nam. Hoàng Phi Hạc vẫn giữ được chỗ đứng riêng của mình trong giới yêu lan cảnh. Loại cây này có hình dáng đẹp với lá thuôn dài to xanh thẫm và hoa khi nở rất đẹp. Hoa của chúng có 2 loại là màu tím và hoáng phi hạc màu trắng. Nhiều người nhận xét hương thơm của loại lan màu tím thơm hơn loại màu trắng.

Hoàng phi hạc ưa nắng, không thích ẩm nhiều. Bạn có thể ghép vào gỗ, trồng trong giỏ treo nhưng cần giá thể thoát nước nhanh. Ghép gỗ thì chèn 1 cục than củi hoặc 1 cành cây nhỏ giữa gốc lan và giá thể. Trồng chậu thì dùng dớn cục to đặt vào chậu trước. Cho gốc lan vào rồi lấy dây buộc các cọng thân vòng quanh cho gốc cách giá thể 2-3 cm. Khi rễ mọc sẽ vươn bám xuống, tránh gốc lan tiếp xúc trực tiếp với giá thể.

Ngoài ra bạn có thể trồng trong chậu với dớn vụn hoặc vỏ thông. Tất nhiên các loại giá thể đều nên ngâm qua nước vôi khoảng 1 ngày sau đó rửa lại thật sạch. Rồi mới đem ghép cây vào giá thể. Giả hành của lan hoàng phi hạc rất cứng và mầm non luôn hướng lên phía trên. Do đó bạn nên trồng hướng dáng thẳng là tốt nhất.

Nếu muốn trồng tốt thì nên trồng trước khi mầm gốc nảy hoặc trước khi mầm gốc mọc rễ. Thời điểm trồng tốt nhất nên là những tháng cuối năm tháng 12 cho đến tận tháng 4 năm sau. Việc trồng khi đã có rễ thì hơi khó và dễ làm mầm bị chột và khó phát triển.

Nếu chọn giống mua về, bạn nên cắt tỉa sạch sẽ rễ và vặt bỏ lá vàng bị dập nát. Sau đó bạn tách từng cặp giả hành hoặc ba giả hành liền nhau làm một nhóm với nhau. Bạn tiến hành ngâm chìm phần giống trong dung dịch Physan với khoảng 1 lít nước. Ngâm trong khoảng 15 phút là được. Sau khi ngâm vào dung dịch bạn vớt ra và để ráo.

Kỹ thuật trồng lan Hoàng Phi Hạc khá đơn giản. Trồng Lan vào chậu hay vào ghép gỗ cũng phải đặt thẳng để ngọn cây hướng về phía ánh nắng. Giúp cây quang hợp tốt, giữ cho gốc thật chắc phòng khi va chạm vào gỗ rễ. Không bị lung lay khiến bị thui rễ. Thường thì trồng vào cục gỗ hoặc cây sống thì không giữ được độ ẩm tốt bằng trồng chậu. Thế nhưng loại này nên trồng vào cục gỗ hoặc cây vì loài này ưa thoáng gió nắng. Vậy cây sẽ phát triển tốt hơn.

Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh nắng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Hoàng Thảo Phi Hạc là loại hoa lan ưa ẩm và thoáng gió, loại này rất cần nhiều gió. Ánh sáng từ 20-50%, độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt. Bạn có thể tạo ra độ ẩm phù hợp bằng cách đặt những khay nước phía dưới dàn. Nếu vườn không ít gió hoặc hoàn toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn.

Vì điều kiện ánh sáng khoảng 60-70%, bạn có thể treo những giò lan dưới một lớp lưới Thái. Với những nơi thiếu ánh sáng thì lan dễ bị bệnh. Còn nếu quá nhiều nắng thì lá vàng sẽ không đẹp.

Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ. Có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và than. Giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn.

Chúng ta nên bón phân đều đặn vào đầu năm. Để tích lũy đủ lực để cây phát triển tốt và năm tới cho hoa đẹp. Những tháng mưa nhiều nên dừng bón. Vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt.

Để cây hấp thụ thuốc tốt nhất thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.

Hoàng Thảo Kèn tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum. Hoàng Thảo Kèn là một trong những loại lan tuyệt đẹp và quý hiếm. Cần có biện pháp bảo vệ và lời khuyên với người mới chơi lan là không nên trồng loại này, hãy để chúng nở hoa ở trên rừng trong môi trường tự nhiên của nó.

Hoàng thảo kèn hiện cũng được liệt kê vào 1 loại lan rừng thuộc loại “khó thuần” nên khi trồng và chăm sóc, chúng ta cần chú ý hơn để không bị bỏ học phí cao vì đây cũng là một trong những loại lan thuộc hàng đắt tiền hơn nhiều loại lan rừng khác.

Do tác giả bài viết này là người miền Bắc (tỉnh Cao Bằng) nên xin đưa ra những kinh nghiệm của cách trồng này áp dụng đối với khí hậu miền bắc có mùa đông với thời tiết giá lạnh, còn bác nào ở miền nam thì có thể áp dụng phương pháp cắt nước giống như phi điệp.

Hoàng thảo kèn – Dendrobium lituiflorum trồng tốt nhất khi cây đã đứng ngọn hoặc bắt đầu nẩy mầm non.

Khi các bạn đã có giống. Việc đầu tiên là để cây quen với môi trường mới từ 2-3 hôm (để nơi thoáng, mát, tránh ánh sáng mạnh, chỉ phun sương nhẹ). Sau đó các bạn cắt tỉa toàn bộ phần rễ hỏng. Chỉ để lại từ 2-3cm, để dễ dàng cho việc ghép, khi ghép các bạn có thể khoan lỗ và dùng đủa tre để định vị cây thay vì bạn đóng đinh (vì khi đóng đinh sau một thời gian sẽ bị rỉ sắt và sẽ gây đen đầu rể. Các bạn có thể ngâm phần gốc, hoặc toàn bộ cả cây vào nước vôi trong và được hòa loãng, hoặc ridomilgold. Việc làm này nhằm khử khuẩn và nấm bệnh từ 30 – 40 phút. Sau đó lấy cây ra để khô ráo ở nơi thoáng mát ít nhất từ 1- 2h. Tiếp theo các bank dùng B1+ Antonik (thuốc kích thích tăng trưởng thế hệ mới) hòa cùng nhau theo tỷ lệ hướng dẫn. Ngâm toàn bộ phần gốc hoặc toàn bộ cây cũng từ 30-45 phút. Sau đó các bạn lấy cây ra, để nơi khô thoáng. Đến khi nào cây ráo nước là có thể ghép lên giá thể

khi trồng cần lựa chọn giá thể sao cho phù hợp. Sự lựa chọn tốt nhất là thớt gỗ vú sữa, nhãn, đào đều được và tốt nhất thì dùng lũa là phù hợp. Trồng chậu ko phù hợp cho lắm vì mùa đông mưa nhiều và kéo dài, khí hậu nóng ẩm nên cây dễ bị thối gốc, rễ…) chỉ trồng chậu thoáng để tránh được ẩm và chế độ nước phải điều tiết được. Nếu trồng kèn thì chỉ làm 1 tầng, nếu làm giàn 2 tầng phải để kèn ở tầng trên.

Đa số kèn phát tán và phát triển tốt hơn ở vùng nóng.

Nhìn thân già kèn các bạn có thể hiểu, thân đều tím đậm đến cháy nắng.

Khi cây trưởng thành rất cần ánh sáng, và nước nhiều. Nếu thiếu anhs sáng cây sẽ còi, thân sẽ mảnh, nhỏ nhìn thiếu sự sống. Khi cây đã đứng ngọn nên cho ăn nắng từ 70-100% để cây khỏe. Kèn ko nên trồng dưới tán cây quá râm mát. Kèn thích môi trường thoáng gió và đảm bảo đủ ánh sáng. Tán cây sẽ làm cây thiếu nắng, dẫn đến cây yếu, bé, gầy và ko khỏe (cớm nắng), có thể cây sẽ kém phát triển hoặc chết do nấm bệnh, thối ngọn, gục thân……

Cần tránh ẩm ướt quá, ko nên tưới khi ánh sáng quá mạnh. Đợi khi mát như sáng sớm hoặc 5-6h chiều là ok. Thời kỳ phát triển cần rất nhiều nc để cây tích trữ chất dinh dưỡng cũng như kéo dài thân (nếu lượng nc ko đủ cây sẽ ngắn, teo tóp, gập thân và hoặc đứng ngọn sớm). Tùy vào thời tiết, độ ẩm, ngày có thể tưới nước từ 1-2 lần vào thời kỳ cây phát triển mạnh.

Hạn chế tưới nc vào những ngày mưa, độ ẩm trong không khí quá cao.

Có thể dùng thêm nước vo gạo hàng ngày để tưới cho cây (có nhiều b1 và vi chất tự nhiên)

Kèn rất thích phân hữu cơ, nên bón thêm NPK 30-10-10 + B1. Ở thời điểm sinh trưởng và phát triển. Thời kỳ trưởng thành dùng NPK 20-20-20. Để cây phát triển cân đối, dùng NPK 6-30-30 hoăc 10-55-10. Sau thời kỳ trưởng thành và chuẩn bị ra hoa. Nên bổ sung vi chất như Ca, Mg, bo. Để cây khỏe, tránh trường hợp bị tóp thân, gập gốc, gẫy ngang thân do thiếu nắng, nước và vi chất. Nếu có điều kiện các bạn có thể dùng thêm các chế phẩm sinh học, chất kích thích tăng trưởng cho phong lan để hỗ trợ.

Vào mùa hè, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Có thể dùng 1 số loại thuốc phòng bệnh định kỳ như Ridomil gold/ Antracol 70Wp, Aliette và các loại khác theo liều lượng và chỉ định của toa thuốc. Trị nấm bệnh thối nhũn thì dùng Stanner, Poner 40TB hoặc Physan 20SL theo liều lượng của toa thuốc.

Ở Việt Nam loại lan giả hạc này thường xuất hiện trong những cánh rừng trên các cành cây có cao độ khoảng 1000-1300 m tại một số tỉnh phía Nam và Bắc hiện nay như Vinh, Đà Lạt, Bảo Lộc, Đắc Lắc, vv.

Lan giả hạc có chiều dài thân lên đến 1,2m và buông thong xuống. Với những chiếc lá mọc đối cách nhau dài từ 8-12cm và có chiều rộng từ 4-7cm. Lan giả hạc nổi tiếng nhất là những chùm hoa dài to như những chú hạc chao nghiêng bay lượn trên bầu trời. Mỗi hoa có đường kính 10cm và thường mọc từ 1-3 chiếc ở các đốt đã rụng lá. Hoa thường có màu hồng và trắng cùng màu tím ở môi và lưỡi hoa. Mỗi khi hoa nở sẽ tỏa ra một hương thơm ngào ngạt và bay đi rất xa. Với những cây trưởng thành thì mỗi cây có thể cho ra đến 50-70 bông là chuyện bình thường. Lan Giả Hạc có đặc điẻm khá thú vị là khi hoa nở thì mùi hương lan tỏa khắp vườn, hoa nở 7-10 ngày mới tàn, khi hoa tàn vẫn còn mùi hương.

Lan giả hành thích hợp nhất khi được trồng vào mùa ngủ của giả hành. Đây là lúc giả hành tơ trụi hết lá cho tới khi sắp nảy mầm ở gốc.

Tuy nhiên lan giả hạc có thể trồng được bất cứ mùa nào trong năm và bạn có thể trồng được tuy nhiên mức độ sinh trưởng sẽ không thể bằng đúng mùa được.

Lan giả hạch có thể được thực hiện trồng trên nhiều loại giá thể khác nhau. Mỗi loại đều có được ưu và nhược điểm khác nhau.

– Lũa: Khi trồng trong gỗ lũa bạn sẽ có thể được những tác phẩm rất nghệ thuật. Cây phát triển tốt tuy nhiên chậm lớn và khó dài và mập.

– Chậu đất nung: Nếu như chất trồng chính là than thì sẽ khá kém. Tuy nhiên bạn nên phối trộn với những loại chất trồng như vỏ thông vụn sẽ tốt hơn lũa và cây sẽ mập mạp và phát triển dài hơn.

Để cây phát triển tốt nhất bạn nên nhẹ nhàng tách riêng từng giả hành ra. Riêng giả hành 1 và 2 tuổi bạn nên để dính vào nhau, như vậy sẽ đảm bảo nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ nhất cho giả hành con sau này. Với những giả hành từ 3 năm tuổi trở nên tốt nhất là bạn chia nhỏ từng cọng ra để cho dễ trồng.

Sau khi tách riêng ra rồi, lúc này bạn mới bắt đầu tỉa rễ già và những phần gãy dập, nhớ để lại 2cm rễ để bắn ghim cố định giả hành vào giá thể.

Để ngâm lan giống giúp cây phát triển tốt hơn bạn nên pha 1 chậy chat Physan 20 nồng độ 1ml/ lít nước. Ngân toàn bộ số lan giống vào chauaj khoảng từ 5-10 phút. Sau đó bạn vớt ra và để ráo khoảng vài tiếng. Ngâm như vậy sẽ giúp lan được bổ sung nước và chất dinh dưỡng, đánh thức các mắt ngủ và tăng sức đề kháng.

Để ghép lan được thành công bạn tiến hành găm phần rễ vào bảng dớn hoặc bảng gỗ thật chẵc chắn. Để cây ghép phát triển tốt bạn nên tách riêng phần giả hành tơ và giả hành già ra hai bên. Giả hành dài ghép chung với dài thành 1 giò để được sự phát triển đồng đều hơn.

Nếu như bạn trồng ở trong chậu thì bạn cần cố định chắc chắn phần giả hành vào với móc treo sao cho phần gốc giả hành được giữ cố định và không bị lung lay. Khi mầm lan cao lên bạn có thể lấy dây mềm đỡ cọng lan khỏi gập hoặc vặn ngắn bớt 1 sợi móc lại làm nghiêng cái chậu để giả hành thòng xuống.

Sau khi ghép xong bạn treo lên giàn và đặt ở những nơi có ánh nắng chiếu khoảng 60-70%. Với những xứ nóng thì gốc lan cách lưới ít nhất 1.5m

Sauk hi lên giá thể bạn tiến hành phun một số chế phẩm như chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt) hoặc B1+Atonik

Sau khi phun chế phẩm tới khi thắt ngọn thì bạn ngừng lại. Các loại phân kích rễ khác như Terra Sorb 4 hoặc N3M. Sau khi sinh trưởng bạn tiến hành phun định kì khoảng từ 10 đến 20 ngày lần.

Khi lan được koảng tám tháng tuổi bạn nhớ phun cho cây một lượng 6-30-30 TE, phun 3-4 lần, 10 ngày 1 lần hoặc bón phân hữu cơ tan chậm 3-6-6TE.

Lan giả hạc là loại lan khỏe mạnh tuy nhiên vẫn gặp một số loại sâu bệnh cắn phá như các loại rầy, rệp non và bọ trĩ. Chính vì thế cần phải chăm sóc thăm nom thường xuyên để phát hiện kịp thời mầm bệnh từ đó có cách điều trị cho kịp thời hơn.

Cây lan tai trâu là loại cây thuộc nhóm đơn thân không giả hành. Cây có hệ lá dài từ 20-30cm và có chiều rộng từ 4-7cm. Lá non có màu xanh với những đường sọc trắng chấm tím. Trên thân của cây có nhiều rễ trên không mọc thẳng từ thân. Điểm đặc biệt và đẹp nhất chính là lúc cây ra hoa. Hoa của lan tai trâu mọc thành từng chùm lớn dài cong đến 30cm. Hoa nhỏ xòe xếp vào nhau có màu hồng nhạt với những chấm tím đẹp mắt. Một cây trung bình có thể cho ra tới 4 chùm hoa và sẽ thơm ngát cho đến 3 tuần sau đó.

Ngoài màu sắc đặc trưng là trắng hồng tím thì giờ đây loại lan tai trâu này còn được cho lai tạo để ra những màu khác như đỏ đậm, đỏ hung vv. Tùy thuộc vào nhiệt độ không khí trồng mà màu sắc có thể thay đổi đôi chút.

Do có màu sắc đẹp, cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt lại nở hoa đúng dịp tết nên được nhiều người chọn trồng trưng trong 3 ngày tết cạnh bàn thờ để tưởng nhớ người quá cố. Đây được coi là loại lan quốc hồn quốc túy của Việt Nam.

Lan tai trâu vốn là loại cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt. Cây có khả năng chịu hạn và nóng khá tốt. Nhiệt độ thích hợp nhất cho lan tai trâu từ 26-30 độ C. Lan tai trâu muốn nở to và đẹp thì chỉ cần chú ý đến một số đặc điểm cơ bản sau:

Cây ưa ánh sáng ở mức trung bình. Tốt nhất nên trồng ở dưới mái hiên hoặc dưới tán cây khác vì nếu để ra ngoài trời nắng trực tiếp có thể khiến lá cây bị cháy. Lan tai trâu nên trồng ở nơi thoáng gió và không khí trong lành. Nhiệt độ thích hợp cho cây vào khoảng 26-32 độ C. Nhiệt độ ngày đêm chênh lệch khoảng từ 10 độ C nếu chênh lệch quá lớn cây sẽ không thể ra hoa được. Cây trồng cần có độ ẩm không khí khoảng 70-80%. Ngoài mức này cây phát triển kém hoa nở không đẹp.

Chế độ nước: Cây lan tai trâu có yêu cầu về nước ở mức trung bình. Vào mùa hè cần tưới tăng lượng nước 2-3 lần một ngày nếu như bạn trồng trên giá thể gỗ. Nếu như trồng lan tai trâu trong chậu với giá thể vỏ cây hoặc than thì một tuần chỉ cần tưới 2-3 lần là đủ. Cây lan có đặc điểm không chịu được rễ ngập úng trong nước mà phải để thoáng khí và khô thì cây mới phát triển tốt. Vào mùa đông ngưng tưới nước và phải giữ cho lá và rễ được khô ráo trước khi trời tối.

Chế độ bón phân cho cây: Cây lan tai trâu chỉ nên bón phân khi lá bắt đầu mọc hoặc rễ có ra những mầu xanh. Loại phân phù hợp là phân chuồng hoai mục, phân NPK bón định kì hàng tuần mỗi lần ¼ thìa cà phê hòa với 4 lít nước tưới cho cây. Vào mùa đông ngừng bón phân.

Chú ý: Lan tai trâu thường mọc ở những nơi thoáng gió nên không chịu được ở những nơi u tối và hẹp. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu nên hạn chế thay chậu. Hiện nay thú chơi của nhiều người là trồng lan trên một giá thể gỗ hoặc trồng trong để phơi rễ ra ngoài. Nhưng trồng cách này cần phải có ẩm độ thật cao và mùa hè phải tưới tối thiểu mỗi ngày một lần, nhất là vào những ngày nóng nực hay khô ráo.

Hoa lan tai trâu thường nở hoa vào dịp cuối mùa đông đầu mùa xuân khoảng tháng giêng âm lịch. Khi có những dấu hiệu hoa lan ra nụ bạn tiến hành phun nước hoặc tăng cường độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Để kích thích lan nở sớm hơn bạn tiến hành tăng nhiệt độ cho cây bằng cách mang vào trong nhà hoặc để dưới ánh đèn tuy nhiên cần để những nơi thoáng gió và có độ ẩm.

Để có một không gian tươi mới, thoáng mát nhiều màu sắc hơn cho ngôi nhà bạn, nhiều người đã lựa chọn lan hồ điệp để chơi và trang trí cho khu vườn ngôi nhà mình. Lan hồ điệp được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài lan”, mang vẻ đẹp cao sang, tinh tế, quý phái và tao nhã. Cái đẹp của lan hồ điệp có thể thu hút bất cứ ai, từ những người trẻ thích rực rỡ nổi bật, những người chuộng sự đằm thắm, hay người tinh tế nhẹ nhàng.

Lan Hồ Điệp là một trong những loài hoa quý phái, lộng lẫy và sang trọng cho mọi không gian. Nếu biết cách chăm sóc thì lan Hồ Điệp sẽ nở rất lâu tàn, có thể kéo dài đợt hoa từ 3-4 tháng, thậm chí 6 tháng. Và sau khi hoa tàn, nếu được chăm sóc tốt thì lan Hồ Điệp sẽ khỏe mạnh và sớm ra đợt hoa mới.

Lan Hồ Điệp là loài cần ánh sáng để phát triển tốt. Những chậu lan khi mua về trưng bày trong nhà nên được để ở nơi có ánh sáng vừa phải như: vị trí ở gần cửa sổ, phòng khách có đèn chiếu sáng nhân tạo. Phải chú ý, tuyệt đối không được để chậu lan dưới ánh nắng trực tiếp, vì cây sẽ bị vàng lá, cháy thân lá và hoa nhanh tàn… Ánh sáng lý tưởng cho lan Hồ Điệp phát triển tốt chính là ánh mặt trời vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.

Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-29oC và nhiệt độ ban đêm là 13-18oC. Nhiệt độ tốt nhất cho hoa là ở 21-32oC. Trong suốt mùa thu, cần duy trì nhiệt độ dưới 16oC cho lan Hồ Điệp liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Việc làm này sẽ giúp lan tránh được hiện tượng rụng nụ khi có sự thay đổi bất thường về nhiệt độ.

Lan Hồ Điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn cần cung cấp nước cho cây và môi trường xung quanh xung quanh chậu trồng. Ngược lại, nếu ẩm độ cao hơn mức quy định cần chú ý tăng độ thông thoáng cho cây lan Hồ Điệp.

Việc tưới nước cho lan Hồ Điệp là việc làm quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Tùy vào từng mùa và điều kiện của môi trường mà cây có nhu cầu nước khác nhau, do đó lượng nước tưới cho cây phải phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng.

Nguồn: sưu tầm

Các Loài Lan Thân Thòng Được Yêu Thích Nhất Hiện Nay

Lan phi điệp – loài lan thân thòng được ưa thích nhất hiện nay:

Hiện nay lan phi điệp ( lan giả hạc) được mọi người ưa chuộng nhất bởi chúng dễ trồng, dễ chăm và cho hoa đẹp. Lan phi điệp thực sự là vua của các loài lan thân thòng bởi chúng có chiều dài có khi lên tới 2m, vào mùa hoa sẽ chi chít các bông hoa từ gốc đến ngọn tạo thành những chậu lan dài, rực rỡ khoe sắc toả hương.

Lan phi điệp bình thường cũng có giá trị, đối với hiện nay phong trào chơi lan đột biến ( chủ yếu là dòng lan này) thì càng làm cho phi điệp có sức hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Mặc dù lan trầm tím có chiều dài thân ngắn hơn so với lan phi điệp nhưng loại lan thân thòng này rất xứng đáng để chúng ta sở hữu nó trong vườn nhà. Phi điệp có thân khá to, mập, lá dày và to nhưng thân không được dài như phi điệp. Trầm tím có hoa phải nói là đệ nhất hương, bông hoa màu tím, bóng, cánh bầu và thường thì kích thước nhỏ hơn so với phi điệp.

Đây là một em chân dài, siêng hoa với vẻ đẹp thanh khiết dịu dàng được nhiều gia đình chọn để trồng trong vườn nhà. Lan hạc vỹ có số đo cũng tương đối khoảng trên dưới 1m, thân thả thòng xuống dưới với những cặp lá phẳng về xếp so le với nhau. Lan hạc vỹ mặc dù chân dài nhưng lại hơi gầy còm, kích thước thân, bông hoa nhỏ nhưng bù lại là hạc vỹ cực kỳ sai hoa và cũng có giá rất rẻ cho người chơi dễ dàng sở hữu.

Long tu là một loài lan thân thòng giá tương đối rẻ nhưng ngược lại chúng lại có thân lá đẹp, sai hoa và màu sắc sặc sỡ rất đáng để chơi. Điều đặc biệt hơn, long tu xuân có thể nở hoa vào dịp tết Nguyên Đán, với màu hoa rực rỡ như vậy hứa hẹn sẽ là một năm mang đến đầy tài lộc cho gia chủ.

Tuy nhiên, lan long tu có thân khá mọng nước nên rất dễ mắc bệnh thối nhũn, do đó trong quá trình trồng cây bạn cũng nên để ý cây để có biện pháp phòng và điều trị bệnh kịp thời.

Hoàng thảo vôi

Cũng khá giống với lan long tu, hoàng thảo vôi có nhiều điểm tương đồng với lan long tu từ cách trồng, chăm sóc, chế độ mưa nắng hay cả đến khuôn hoa cũng vậy. Hoàng thảo vôi với 2 màu chủ đạo trắng và tím thì long tu lại có sắc tím hồng và vàng. Khi chưa có hoa thì chúng ta cũng rất hay bị nhầm lẫn 2 loài lan này với nhau.

Hoàng thảo kèn – một trong các loại lan thân thòng có giá trị cao

Nhắc đến hoàng thảo kèn, chúng ta không thể không nhắc đến loài lan kèn Lai Châu nổi tiếng đệ Nhất của Việt Nam. Vốn dĩ lan hoàng thảo kèn ở nơi đây nổi tiếng như vậy là vì chúng có khuôn bông tròn trịa hoàn hảo, màu sắc của bông hoa cũng rất rõ nét và rực rỡ. tuy nhiên, hoàng thảo kèn Lai Châu lại không phải dễ trồng mà là một cô tiểu thư đỏng đảnh, ưa nắng gió nhưng lại thích ẩm và nhiệt độ mát. Cũng chính vì lẽ đó mà lan hoàng thảo kèn Lai Châu lại có giá đắt hơn rất nhiều so với lan kèn Tàu được chúng ta nhập khẩu từ nước bạn.

Phi điệp vàng

Mặc dù cũng tên là phi điệp nhưng có vẻ em phi điệp vàng này có số phận hẩm hiu hơn so với lan phi điệp tím. Phi điệp vàng là loài lan hiếm hoi có hoa nở trên thân khi mà lá của chúng lại không bị lụi đi như các loài lan thân thòng khác. Với màu sắc hoa rực rỡ, sai hoa, phi điệp vàng cũng được rất nhiều người chơi lan trên cả nước ưa thích. Tuy nhiên điệp vàng lại là giống lan ưa lạnh, thoáng và có nắng nhẹ, chính vì vậy mà nó khá khó trồng ở những vùng có khí hậu nóng hoặc trồng lên rất tươi tốt nhưng lại không dễ ra hoa hoặc hoa rất ít chứ không sai hoa như ở các tỉnh vùng cao.

Mua lan giống ở đâu là uy tín ?

Trung Tâm là nơi lai tạo và bảo tồn các loài Lan Quý của Việt Nam như: Lan phi điệp ( Hoà Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Di Linh,…), Lan ngọc điểm, Địa Lan, Kiều, Lan Hài và nhiều loại Lan khác…

Sản phẩm của Trung Tâm gồm: Cây trong chai, cây giống từ 1 – 8 tháng tuổi…

Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:

✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống

✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường

✔️ Ship cod toàn quốc

✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn tâm huyết, nhiệt tình

✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí

Thông tin địa chỉ mua hàng

Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Phạm vi giao hàng

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Ghép Các Loại Lan Thân Thòng Phổ Biến Hiện Nay trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!