Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Tạo Thế Cây Cảnh Đẹp Với 4 Bước Chi Tiết Nhất mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1.1 Lựa chọn thời điểm thích hợp để tạo thế cây cảnh
Theo kinh nghiệm cách tạo thế cây cảnh từ các nghệ nhân chơi Bonsai, thời điểm tạo thế cây thích hợp nhất là vào cuối Hạ (có thể là vào cuối tháng 7) để thực hiện tạo thế cho cây cảnh. Chính bởi đó là thời gian sinh sôi nảy nở của các loại cây cối. Với những cây sớm rụng lá, có khả năng ra nhựa cây nhiều thì bạn không nên chọn thời điểm đầu hay giữa xuân để thực hiện tạo thế cây cảnh.
1.2 Cách tạo thế cây cảnh khi lựa chọn dây uốn cây đúng
Một trong những bước quan trọng nhất trong hướng dẫn tạo thế cây cảnh của các bậc thầy chơi cây đó chính là chọn dây uốn thế cây cảnh. Một số loại dây uốn cành mà những người chơi cây thường chọn đó là: dây kẽm, chì, đồng, hay dây có vải quấn xung quanh. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng chuyên dụng dành cho việc chơi cây.
Lưu ý: Không nên dùng dây làm bằng sắt vì chúng dễ bị gỉ, in hình lên thân cây không đẹp mắt. Đặc biệt, với những cây lá kim, dây sắt sẽ phản ứng với nhựa làm chết cây.
2. Cách tạo thế cho cây cảnh Bonsai
Các cách tạo thế cây cảnh đẹp được các chuyên gia chơi cây khuyên dùng:
Đầu tiên, một quy tắc bất di bất dịch đó chính là uốn thân cây trước, sau đó mới đến cành chính. Và tiếp theo là những cành cây quanh thân Bonsai tính từ gốc đến ngọn.
Ưu tiên cành lớn trước, rồi mới đến cành nhỏ.
Lưu ý:
Bạn nên thực hiện định dáng cho cây trước rồi quấn dây tạo hình theo định dáng ban đầu thì dáng cây sẽ đẹp và dễ tạo hình hơn đấy.
Nên quấn vừa tay, tránh quá chật hay quá lỏng. Đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục chính của thân cây bonsai. Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây
Đối với những cây Bonsai sớm rụng lá thời điểm thích hợp thường là 3 – 4 tháng. Còn đối với những loại cây thân gỗ lớn thường là 1 năm.
3. Tạo dáng cho rễ cây Bonsai – Cách tạo thế cây cảnh
Đối với những người thích chơi cây cảnh thì việc nhìn thấy những bộ rễ bò ngoằn ngoèo là một niềm vui. Nó cũng là một nét đẹp đặc trưng mang tính thời niên của cây Bonsai. Tuy nhiên nó còn dựa vào tính kiên nhẫn của mỗi người. Đôi khi phải mất có khi cả chục năm để chiêm ngưỡng được vẻ đẹp khắc họa thời gian ấy.
Mỗi năm bạn hãy rút rễ cây thật nhẹ nhàng khi trồng lại nó vào chậu khác. Như vậy, cây sẽ dần dần phô bày được bộ rễ của mình trên mặt đất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cách uốn dây kẽm nó sẽ mục trong đất lên những cái rễ còn ít tuổi. Với những rễ ngoằn ngoèo thì giữ nguyên hình dáng ban đầu.
4. Cắt tỉa và duy trì dáng Bonsai sau khi uốn – Hướng dẫn cách tạo thế cây cảnh
Việc trồng cây, tạo dáng cây đã khó, duy trì dáng vóc cho cây lại là cả một vấn đề. Đặc trưng của cây xanh là sẽ tập trung phát triển ở phần ngọn và phần ngoài rìa. Chính vì thế, các bạn cần phải tỉa những khu vực này với tần suất cao để tạo động lực cho phần bên trong phát triển tốt.
Bạn nên tỉa suốt mùa phát triển của cây. Điều này giúp duy trì ngoại hình của cây, cắt phần cuống ở ngay trên lá. Đừng lo về vấn đề “tỉa tót” cây với tần suất dày đặc sẽ ảnh hưởng đến chu trình phát triển của cây. Bởi tỉa thường xuyên để buộc cây mọc đều và tạo một tán lá dày đặc hơn.
Tuy nhiên, đối với những giống cây thuộc họ lá kim, nhiều nhựa thì việc tỉa nên làm thủ công bằng tay. Bạn nên tránh để cây tiếp xúc với vật làm bằng sắt. Vì cây sẽ bị chết nếu như để sắt tiếp xúc trực tiếp với nhựa cây đấy!
5. Lưu ý khi khi áp dụng cách tạo thế cây cảnh
Vì chơi cây là theo sở thích cá nhân của gia chủ, cho nên bạn nhớ lưu ý định hướng ngoại hình cho cây theo ý muốn. Sau đó, bạn hãy tiến hành theo hướng dẫn tạo dáng cây cảnh như Lasc đã gợi ý ở trên. Đặc biệt, trong quá trình hình thành tán tạo, đừng quên chăm bón và tưới nước để cây có thể phát triển tốt.
5.1 Cách tạo dáng cây cảnh cho những cành lớn, cành yếu thì cần lưu ý gì?
Nếu hai cành có cùng chiều cao, giữ lại một cành và cắt bỏ cành kia.
Tỉa bỏ những cành mọc theo chiều dọc, quá dày không thể uốn cong được.
Tỉa bỏ những cành xoắn và cuộn không tự nhiên.
Cắt bỏ những cành che phía trước thân cây lại.
Tỉa bỏ những cành rậm không cân xứng ở ngọn cây, vì những cành ở dưới nên to hơn những cành ở trên ngọn.
5.2 Lưu ý tỉa cảnh trước khi tạo thế cây cảnh
Để có một dáng cây thuận ý, bạn đừng quên tỉa cành trước khi tạo thế cây cảnh. Việc này sẽ giúp bạn có một dáng cây thanh mảnh và được phát triển tốt nhất.
Chuyên mục: Kinh nghiệm cây xanh
Cách Tạo Dáng Cây Sung Cảnh Đẹp Chỉ Với 3 Bước Đơn Giản
1. Cắt tỉa bớt lá – Cách tạo dáng cây sung cảnh đẹp
Bước đầu tiên trong cách tạo dáng cây sung cảnh là phải cắt tỉa bớt lá trên cây. Bạn nên loại bỏ những lá quá sát nhau, những cành song song, tỏa đều hoặc gối lên nhau.
2. Tiến hành uốn cành cây sung cảnh – Cách tạo dáng cây sung cảnh
Cách tạo dánh cây Sung đúng nhất phải được tiến hành theo trình tự từ trong ra ngoài. Đầu tiên, bạn phải uốn thân chính, kế tiếp tới cành chính, sau đó là những cành quanh thân cây, đi từ gốc lên ngọn, từ cành lớn đến cành nhỏ.
Bước 3 trong quá trình tạo dáng sung cảnh chính là quấn kẽm. Sau khi uốn cây, chúng ta cần phải quấn kẽm để cố định nếp uốn. Đầu tiên, cắm một đầu dây kẽm vào sâu trong đất, không được quấn quá chặt hay quá lỏng. Đường quấn chéo tạo với gốc một góc 45 độ.
4. Nguyên tắc tạo dáng cây sung cảnh
Nguyên tắc quan trọng nhưng cơ bản trong cách tạo dáng cây sung cảnh chính là làm yếu phần lõi. Phần lõi bao bọc xung quanh, nâng đỡ, giữ sức và duy trì cấu trúc của cây. Phần lõi chính là phần mà chúng ta phải tác động để các tế bào xung quanh yếu đi, tương tự như cành cây cũng vậy.
5. Thời điểm có thể tạo dáng cây sung cảnh
Thời gian thích hợp nhất để thực hiện cách tạo dáng cây sung cảnh chính là vào khoảng cuối hè, hoặc đầu tháng 8. Giữa hè, cây bắt đầu phát triển ra lá và những chòi non, cây tràn trề sinh lực. Thế nên, khi tạo dáng cho sung cảnh vào cuối hè, cây sẽ có khả năng phục hồi cao hơn, giảm khả năng bị sâu mọt ăn chòi non và nhiễm bệnh hơn những tháng kia.
6.1. Cách tưới nước, bón phân cho cây – Cách tạo dáng cây sung cảnh đúng
Bón phân: Cây sung không có yêu cầu quá cao về lượng phân bón. Vì thế, trong 1 năm bạn chỉ nên tưới thúc cho cây 1 – 2 lần. Bạn nên tưới thúc vào khoảng đầu hoặc cuối mùa mưa để cây hấp thụ tốt hơn nha.
6.2. Cách chăm sóc cây ra trái sau khi uốn
Sau khi uốn cây, bạn cần phải “bảo vệ vết thương” của cây. Bạn cần bọc vết thương hoặc dùng dầu vôi đặc chiết xuất từ dầu hỏa, dầu hôi để bôi vào hết thương hở ở lớp gỗ thượng tầng cây sung.
Lưu ý cần phải thường xuyên quan sát tình trạng của cây, các vết thương sau khi được uốn có nhiễm trùng hay không. Bón phân hợp lí để cây phát triển mạnh mẽ trong thời điểm sau uốn cây.
Chuyên mục: Kinh nghiệm cây xanh
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Lai Tạo Chiến Kê
Người ta tự hỏi làm thế nào các sư kê tạo ra những con gà đá xuất sắc mà không cần bất kỳ kiến thức lai tạo cơ bản nào. Nhiều người lai tạo thành công bằng những phương pháp sách vở. Những cựu sư kê thành công nhờ năng khiếu hay “cảm giác” về gà đá, trong khi thế hệ sau này đạt được mục đích lai tạo nhờ kiến thức. Những người mà tôi thấy thành đạt trong một thời gian ngắn, đều có “cảm giác” về gà đá và đọc rất nhiều sách vở, tạp chí về lãnh vực này. Cũng với quan điểm như vậy mà tôi quyết định đề cập đến chủ đề này.
Có rất nhiều lý thuyết về lai tạo trong sách vở, nhưng có hai phương pháp nổi tiếng nhất là lai cận huyết (inbreeding) và lai xa (cross-breeding). Trước tiên chúng ta hãy nói về lai cận huyết. Lai cận huyết là lai giữa các thành viên có quan hệ huyết thống gần gũi. Nếu bạn muốn biết lai cận huyết như thế nào, hãy nhìn vào tỷ lệ cận huyết ở dưới.
1. Lai giữa anh em ruột cùng bầy – 25% (cận huyết sâu). 2. Lai giữa anh em cùng cha-khác mẹ hoặc cùng mẹ-khác cha – 12.5% (cận huyết vừa). 3. Lai giữa bác trai-cháu gái hoặc bác gái-cháu trai – 12.5% (cận huyết vừa). 4. Lai giữa ông-cháu hoặc bà-cháu – 12.5% (cận huyết vừa). 5. Lai giữa anh em họ – 6.3% (cận huyết nhẹ).
Hãy chọn phần trăm cận huyết mà bạn muốn áp dụng cho gà của mình. Nên nhớ mục đích của lai cận huyết là để ổn định gien đồng hợp. Bạn càng lai cận huyết sâu thì gien đồng hợp càng ổn định. Điều này sẽ càng khuyếch đại khi lai cận huyết gà với những kiểu hình tương tự gắn liền với một số kiểu gien.
Khi bạn lai cận huyết gà, hãy lưu ý vấn đề lại tổ (atavism). Lại tổ là sự tái hiện ở con cháu một đặc điểm của tổ tiên xa. Nó có thể phát sinh tật mỏ, con ngươi bất thường, tật ngực, vẹo ngón và lưng… Lại tổ cũng ảnh hưởng đến kiểu hình – đặc biệt là màu lông. Lại tổ là đồng hợp trội.
Một người bạn của tôi có lần lai tạo một cặp Ray Hoskins Grey. Kết quả của cặp gà Grey này – hai trong số bầy con có màu trắng. Cặp gà nhạn lại tổ này sinh ra những con gà trống ưu tú – tất cả đều màu trắng. Ông cũng lai gà lại tổ với gà nhạn dòng khác và vẫn cho ra gà lai thắng độ. Lai gà nhạn lại tổ với gà lai vẫn tạo ra chiến kê chất lượng. Khi màu lại tổ xuất hiện, hãy kiểm tra xem kiểu hình có gắn liền với kiểu gien, tức kiểu đá hay không. Khi lai tạo, nó sẽ đem lại kết quả tích cực. Di truyền là một vấn đề nghiêm túc và không phải lúc nào cũng diễn ra theo dự tính của chúng ta. Hầu hết các nhà lai tạo đều duy trì những dòng gà cận huyết sâu làm giống. Họ không đem gà giống đi đá; mà chỉ đá gà pha.
Hugh Norman, “nhà lai tạo bậc thầy”, người tạo ra dòng chiến kê Rebel trứ danh. Ông là một trong những nhà lai tạo duy trì những dòng cận huyết và pha chúng để lấy ưu thế lai (hybrid vigor). Với ông, gà giống và gà đá là khác nhau. Ông không đá gà giống cũng như không lai gà pha. Theo phương pháp này, gà giống của bạn càng cận huyết sâu thì lợi thế lai càng nhiều khi chúng được pha.
Theo phương pháp của Norman, chúng ta lai tuyển chọn (line-breeding) trước khi pha. Lai tuyển chọn là lai cận huyết cá thể, ở mỗi thế hệ chúng ta đều “đồng hợp” hóa (double up) gien bầy đàn. Bằng cách lai tuyển chọn, chúng ta cố gắng tạo ra những cá thể gần với tổ tiên về mặt di truyền. Mỗi thế hệ đều được đánh giá một cách cẩn trọng. Thế hệ sau cùng được giữ lại để làm giống hay đem pha.
Nếu bạn là nhà lai tạo nhỏ (backyard breeder), bạn có thể không đủ không gian để nuôi gà trong quá trình lai tuyển chọn. Tôi nghĩ bạn nên lai tuyển chọn với một cá thể là đủ. Hãy cố tìm ra cặp gà tiềm năng nhất, và lai ngược về cặp đó. Rồi bạn có thể khép kín (close) dòng lai với những con gà sinh ra sau này. Biến dị (heterosis) hay ưu thế lai (hybrid vigor) không ổn định bằng mỗi dòng thuần, nhưng thích hợp để tạo ra chiến kê chất lượng. Dĩ nhiên, điều này phụ thuộc vào chất lượng cặp gà bổn cùng với việc đánh giá và tuyển chọn của bạn
Còn bây giờ, hãy nói về lai xa (cross-breeding). Lai xa là lai giữa gà không có quan hệ huyết thống gần gũi. Lai xa thường được áp dụng để kết hợp những dòng gà giống chất lượng. Có ba phương pháp lai xa để tạo chiến kê. Chúng được mô tả như sau:
1. LAI TRỰC TIẾP (STRAIGHT-CROSS): hai dòng gà thuần được pha với nhau. Một ví dụ điển hình là bầy chiến kê nhanh-bền được pha giữa Ruble Hatch và Black Traveler. Ở đây, gà trống cũng giống như gà mái.
2. LAI BA DÒNG (THREE WAY-CROSS): nếu bạn có dòng Kelso chém tốt hơn trong các trận đôi công (open sparring) và muốn tăng tực đá (wallop), hãy lấy trống Hatch-Claret pha với mái Kelso. Bầy lai này sẽ có những đặc điểm mong muốn của Kelso, khả năng chém tốt như Claret và đá dai sức như Hatch.
3. LAI BỐN DÒNG (FOUR WAY-CROSS): pha hai bầy lai trực tiếp với nhau, chẳng hạn pha giữa Hatch-Claret với Kelso-Roundhead.
Khi lai xa, luôn nhớ câu ngạn ngữ sau: “Lai xa hay pha huyết hầu như luôn chuyển giao những tính trạng xấu. Những tính trạng tốt thường là kết quả của lai xa nhưng không thể di truyền”. Câu này được trích từ cuốn sách “Modern Breeding of Game Fowl” (Lai tạo chiến kê theo cách hiện đại) của Frank “Narragansett” Shy.
Một phương pháp lai tạo đáng chú ý khác trong sách này là “Phương pháp Narragansett” được phổ biến bởi Frank Shy, một “bậc thầy lai tạo” nổi tiếng nữa với dòng gà đá có tên Narragansett. Phương pháp này chủ trương chuyển giao “máu” của một cá thể trội cho bầy đàn ở “quy mô nhỏ” bằng cách bổ sung định kỳ “máu” đó trong hàng loạt bầy lai thay vì lai cận huyết sâu.
Để tôi giải thích nhé. Giả sử bạn có một con gà trống bổn ưu tú. Hãy lai nó với hàng loạt gà mái và tìm xem bầy nào cho kết quả tốt nhất. Giả sử bạn chọn được hai gà mái tạo ra chiến kê cùng lối đá và đều rất hay. Bầy con của hai con gà mái khác dòng này nên được lai với nhau. Đây là trường hợp lai giữa anh chị em cùng cha khác mẹ với mức độ cận huyết 12.5%. Nếu bạn muốn “ghép” thêm máu mới, hãy đảm bảo chúng giống như trio gốc về hình dạng cũng như lối đá.
Đường gạch là gà trống (stag), đường liền là gà mái (pullet)
Từ hình minh họa, chúng ta lai TRỐNG (A) với MÁI (B) và MÁI (C). Kết quả lai giữa TRỐNG (A) với MÁI (B) là bầy (1) với 1/2 máu TRỐNG (A). Kết quả lai giữa TRỐNG (A) với MÁI (C) là bầy (2) cũng với 1/2 máu TRỐNG (A). Rồi lai bầy (1) với bầy (2) để tạo ra bầy (3) và (4). Bầy (3) và (4) là kết quả lai giữa anh chị em cùng cha khác mẹ vốn vẫn mang máu của con trống TRỐNG (A) gốc.
Như vậy là tối đa rồi. Chúng ta không thể lai tiếp bầy (3) và bầy (4) với trio gốc vì quá cận huyết. Chúng ta phải tuyển bên ngoài một con trống khác tương tự như TRỐNG (A) về hình dạng cũng như lối đá, tức TRỐNG (D). Chọn những con gà mái tốt nhất từ các bầy (3) và (4) để lai với nó.
Kết quả sẽ cho ra các bầy (5) và (6) với 1/4 máu của con TRỐNG (A) gốc.
Với yêu cầu thiết lập tính trạng mong muốn của TRỐNG (A), chúng ta sẽ chọn những con mái bầy (5) và (6) để lai với nó. Kết quả sẽ thu được các bầy (7), (8), (9) và (10) với 5/8 máu TRỐNG (A) gốc. Chúng ta vẫn có thể lai gà 5/8 máu TRỐNG (A) gốc với MÁI (B) và MÁI (C), nhưng điều đó không thuộc phạm vi của bài viết này. Các bạn hãy tự tìm hiểu nhé. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung vào ý tưởng rằng, để gia tăng các đặc điểm mong muốn ở TRỐNG (A), chúng ta bổ sung máu của nó vào bầy lai một cách định kỳ, mỗi lần một ít.
Một phương pháp đáng chú ý nữa là lai thể (out-breeding). Lai thể là lai cùng dòng nhưng xuất phát từ những nhà lai tạo khác nhau với điều kiện là chúng phải được giữ thuần. Nếu bạn có dòng Kelso và bạn không biết cách giữ dòng, bạn có thể mua một con Kelso trống từ nhà lai tao khác và đem lai với mái Kelso nhà. Bầy con vẫn là Kelso thuần nhưng bạn lại không lai cận huyết quá sâu.
Một số nhà lai tạo nhỏ pha gà Mỹ với gà phương Đông. Nếu bạn thuộc nhóm này, tốt nhất bạn nên áp dụng phương pháp “bậc” phương Đông IVY (Ivy Oriental grade). Ivy chuộng gà 1/4 “bậc” phương Đông trong các bầy “lai trực tiếp” hay “lai ba dòng”. Theo đó, bạn chỉ cần một con gà trống phương Đông để tạo ra gà mái 1/2 bậc. Nên nhớ, “bậc” phương Đông là phương pháp thử và loại (trial & error method).
Để tôi giải thích cách thực hiện. Theo phép “lai trực tiếp”, trước tiên bạn lai gà phương Đông, chẳng hạn với dòng Davis Mims. Bầy này sẽ có 1/2 “bậc” phương Đông. Chúng ta chọn con gà mái 1/2 “bậc” phương Đông tốt nhất và lai ngược về trống Davis Mims. Phép “lai trực tiếp” này sẽ tạo ra bầy 1/4 “bậc” phương Đông.
Nếu bạn muốn thực hiện “lai ba dòng”, bạn chọn gà mái 1/2 bậc (bầy trống phương Đông lai với mái Davis Mims) lai với bầy Davis Mims-Hatch Gull. Bầy con sẽ có 1/4 Hatch Gull, 1/2 Davis Mims và 1/4 “bậc” phương Đông. Tác giả cũng chuộng gà 1/8 “bậc” phương Đông.
Chìa khóa của thành công trong việc tạo “bậc” gà phương Đông là tuyển chọn và loại bỏ không thương tiếc. Chọn những con gà trống phương Đông nạp dữ, chém tốt và luôn bật cao hơn đối thủ mỗi lần nạp. Những con đá rát trong trường đấu thường thiếu lực vì vậy hãy bổ sung chút % máu dai sức (HATCH). Những con gà phương Đông mà bạn đổ chỉ đá dai sức khi đạt 2 tuổi. Tác giả từng chứng kiến rất nhiều gà phương Đông bỏ chạy khi đá cựa sắt. Chúng không đá đến hết trận. Tuy nhiên, có một số con đá lâu đến 10 phút và chịu được vết chém sâu khi đạt 2 tuổi hay hơn. Những con gà phương Đông này có đáng để lai tạo không? Chúng không cần phải chăm sóc nhiều trước khi đá và kháng bệnh rất tốt.
Bài viết này chủ yếu dành cho người mới chơi và các nhà lai tạo nhỏ. Tôi hy vọng có thể giúp các bạn được phần nào. Chúc các bạn thành công.
Cách Tạo Thế, Tạo Dáng, Uốn Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Bonsai Cảnh
Đối với những người yêu thích dòng cây cảnh trồng theo hướng bonsai, thì nhất thiết sẽ phải luôn tìm hiểu về cách tạo thế, tạo dáng, uốn hay chăm sóc cây bonsai. Tuy nhiên mỗi cây sẽ có một đặc thù và hình dáng khác nhau nên có cách tạo bonssai khác nhau. Vì vậy theo chân Hoacanhquangvy hôm nay bạn sẽ hiểu rõ về cách tạo thế, dáng, uốn và chăm sóc cây lộc vừng bonsai như thế nào là hợp lý.
Tìm hiểu cây lộc vừng bonsai
Cây mưng là tên thường gọi khác của cây lộc vừng, người phương đông có bộ tứ cây là sanh – sung – tùng – lộc, vây lộc vừng được xem là một trong bộ tứ cây quý đó. Hoa của lộc vừng nhỏ rất đẹp, màu hoa có màu trắng hoặc đỏ, thường mọc theo chùm thẳng dài thành một chuỗi như pháo hoa. Còn có những cây lộc vừng có hoa màu vàng, mọc ra từ nhánh lá của cây lộc vừng.
Cây lộc vừng có lợi ích gì?
Cây lộc vừng trồng nhiều với mục đích làm cây cảnh cho gia đình, không gian nhà bạn thêm nhiều sắc màu. Vì có kiểu dáng đẹp lạ, lá dày có thể làm cây bóng mát sân vườn, hay với thân dẻo dai có thể tạo dáng nên được làm cây bonsai để ban công, hành lang…
La và đọt cây lộc vừng còn được dùng để nấu canh chua hay ăn kèm một số món gỏi cuốn hay lá cây còn được dùng làm bả đánh cá ở một số vùng khác.
Một số bộ phận của cây lộc vừng như rễ cây, hạt cây, vỏ cây… có thể làm thuốc chữa bệnh trong đông y. Ngoài những tác dụng trên cây lộc vừng cò có tác dụng trong tây y như chế xuất ra một số loại hóa chất để tao ra các sản phẩm chống viêm, kháng sinh…
Ý nghĩa từ cây lộc vừng
Cây lộc vừng luôn mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau, đem lại nhiều may mắn cho gia chủ, đem lại tài lộc cho chủ nhân của nó như tên gọi lộc có nghĩa là tài lộc. Từ vừng trong lộc vừng có ngụ ý nhỏ nhặt nhưng nhiều mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ
Kỹ thuật tạo thế, dáng, uốn lộc vừng bonsai
Trước khi uốn cành, tạo thế dáng cần những công đoạn gì?
Cây xuất hiện những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về sau, trước chéo, cành rủ…đó là những điều tối kị nhất trong cấu trúc bonsai. Vì vậy trước khi bắt đầu tạo dáng uốn cho cây bạn nên cắt bỏ chúng. Để thuận tiện cho việc uốn cành hơn bạn cần cắt tỉa lá và những cành quá sát nhau.
Thời điểm thích hợp để tạo dáng, uốn bonsai
Thời điểm thích hợp nhất để tạo dáng, uốn bonsai là vào cuối tháng 7 hay cuối mùa hè, vì đây là thời gian lộc vừng ra chồi non mới và cây phát triển mạnh.
Chuẩn bị dây uốn
Một số loại người chơi chọn một số loại uốn cành như kẽm, chì, đồng, dây có vải quấn quanh. Đối với cây lộc vừng thì dây đồng hoặc dây chì sẽ là thích hợp nhất, giá thành lại rẻ, có thể tái sử dụng. Bạn không nên dùng dây sắt để uốn vì nó dễ rỉ rét dính vào thân cây không đẹp.
Kỹ thuật tạo dáng cho cây
Trước tiên uốn thân trước sau đó đến những cành chính rồi tiếp đến là những cành nhỏ quanh thân từ gốc đến ngọn. Uốn cành lớn trước cành nhỏ sau. Không nên quấn quá chặt hay quá lòng sẽ ảnh hưởng đến cây, xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây sau khi quấn xong để dây quấn giữ và thân cây bền hơn. Thường 3 đến 4 tháng là thời gian thích hợp để tháo dây uốn ra khỏi cây lộc vừng, nếu cây sau khi tháo dây ra trở lại hình dáng ban đầu thì bạn có thể uốn lại lần 2.
Cách duy trì dáng bonsai sau khi uốn
Để những phần phía bên trong cây phát triển tốt hơn thì chúng ta cần tỉa phần ngọn và phần ngoài rìa, như chúng ta biết thì những bộ phận này mọc rất nhanh. Trong suốt thời gian phát triển của cây chúng ta nên tỉa những bộ phận đó. Cần cắt phần cuống ở ngay trên lá điêu này giúp duy trì hình dáng của cây.
Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng bonsai
Đất trồng
Đất tốt nhất thích hợp để trồng cây lộc vừng là đất màu trộn thêm trấu, than, phân chuồng mục. giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới thì trồng xong cần tưới nước cho cây. Khi cây đã phát triển tốt thì tưới nước nhiều thoải mái cho cây, nhưng tránh bị ngập úng phải có độ rút cho chậu.
Tạo rễ cho cây
Ta có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm nước nếu muốn cho ra rễ ở vị trí nào trên thân cây, làm theo cách đó sau 2 3 tháng rễ sẽ mọc ra ngay tại điểm đó. Tuy nhiên rễ lộc vừng khá nhạy cảm với môi trường âm và ngập nước. Tùy theo mức độ to nhỏ của cây mà chúng ta chọn phương pháp tạo rễ cho thích hợp.Ta phải nâng dần cây lên khi cây đã có rễ
Cách chăm sóc cây lộc vừng bonsai
Để cây phát triển đều ở các phía chỉ cần đặt bồn cây ở nơi thoáng đãng, cũng tương tự với cách chăm sóc các cây cảnh khác. Thường xuyên quan sát dùng kẹp hoặc phun thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bọ. Để cây luôn phát triển ra hoa đúng mùa, đủ chất dinh dưỡng, hàng tháng nên đều đặn tưới nước phân bô sung cho cây. Tiến hành thay đất mới và trồng lại cây một lần trong thời gian 2 3 năm.
Không nên cắt tỉa thường xuyên như các loại cây khác, với lộc vừng không nên cắt tỉa theo từng đợt. Khi thấy cành vượt lá cắt, cắt tỉa nhiều làm các cành không có độ tuổi đồng đều, dẫn đến không đồng đều tới việc ra hoa của cây, mà rải ra từ màu xuân đến màu hạ.
Ta lấy đồ dùng có vật nhọn như móng tay hay mũi dao nhọn dùng lấy một số nụ hoa đi, khi nụ hoa mọc dài ra khoảng 2 cm, sau gần 2 tháng cành dăm bị lấy nụ đó sẽ tiếp tục ra hoa. Nếu không lấy nụ hoa ra bớt thì ta có thể uốn cong những cành dăm đã ra nụ. Tuy nhiên những cành nay sẽ ra hoa sau vài tháng bi tổn thương.
Hoa sẽ không nở vào những tháng rét nên chúng ta không ép nó ra hoa vào thời gian này. Nên bón thúc cho cây khi vây lộc vừng chớm ra nụ.
Cách phục hồi cây lộc vừng bị héo rũ
Phải vặt bỏ toàn bộ lá cây nếu cây mới trồng rồi khoan lỗ sát đáy để nước thoát nhanh giúp cây không ngập nước nhiều. Sau đó mới tiến hành tưới nhẹ giữ ẩm cho cây phát triển sau khi đã rút nước khô bầu đất từ 2 đến 3 ngày.
Đối với cây trồng đã lâu thì cần vặt bỏ tất cả lá đi rồi khan lỗ cho thoát hết nước, sau đó đào bỏ đất rễ tạo thành chậu cho phân đất mới
Thông qua một số thông tin về kỹ thuật tạo thế, tạo cành, uốn, cách chăm sóc cũng như ý nghĩa và lợi ích từ cây lộc vừng mà Hoacanhquangvy giới thiệu trên. Hi vọng sẽ giúp cho những người chơi lâu năm hay mới vào nghề có thêm một số kiến thức hữu ích khi chơi cây bonsai lộc vừng.
Bạn đang xem bài viết Cách Tạo Thế Cây Cảnh Đẹp Với 4 Bước Chi Tiết Nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!