Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Sử Dụng Phân Hữu Cơ Vi Sinh Bón Rau mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
là loại phân chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống. Thường được dùng trong nông nghiệp sạch của nhiều quốc giá phát triển. Trong phân chứa các tập đoàn . Loại vi sinh vật có chức năng có định đạm, phân giải lân, mùn, chất hữu cơ và chất thải trong đất.
Các chất dinh dưỡng như N, P, K,… sẽ được tổng hợp sau khi bón phân vi sinh vào đất. Hỗn hợp dinh dưỡng này rất dễ hấp thụ đối với cây trồng. Góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng nông sản.
Phân gà vi sinh rất thân thiện với môi trường và không gây hại cho người tiêu dùng. Phù hợp với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Có những mãnh đất đã bị hủy hoại quá nặng do lạm dụng phân hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến không thể trồng cây được. Hệ vi sinh tự nhiên gần như bị tiêu diệt, không còn khả năng phân giải các chất độc và các vi lượng trong đất. Lúc này, bà con nông dân cần cải tạo đất, đưa đất trồng về trạng thái tự nhiên. Hệ vi sinh ổn định để có thể tiếp tục trồng trọt.
Giải pháp cải tạo đất phù hợp nhất là sử dụng phân bón vi sinh
là lựa chọn tốt cho bà con. Trong chứa vi sinh vật sống có hoạt lực rất cao đã được chọn lọc kỹ lương. Ngoài ra còn chứa khoáng chất, đa trung vi lượng giúp tăng khả năng phân giải các độc tố, chất dinh dưỡng. Hỗ trợ rất tốt cho việc cải tạo đất, phòng ngừa nấm bệnh, tăng sức đề kháng cho cây trồng. Trả lại hệ vi sinh tự nhiên để cây trồng phát triển tốt. chỉ cần tuân thủ một số quy tắc là có thể tạo ra loại phân vi sinh hữu cơ tốt cho cây trồng cũng như rau quả nên bà con cũng có thể tự tay sản xuất.
– Tạo keo đất rất tốt, hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng của đất.
– Giữ độ ẩm tốt cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động ổn định.
– Nhiều trung và vi lượng tốt để bón cho rau.
– Tăng sức đề kháng cho rau, phòng ngừa sâu bệnh.
– Giảm 30-40% các loại phân vô cơ khác.
Đối với rau, phương pháp bón phân phù hợp nhất là chôn vào đất. Hoặc trộn đều với bề mặt đất. Ngoài ra, để bón lót cho rau ta có thể trộn với tro trấu, xơ dừa. Ta trộn theo tỉ lệ phù hợp với từng loại rau rồi đắp lên bề mặt đất.
Bà con nên bón phân gà hữu cơ vi sinh sau mỗi đợt thu hoạch để phục hồi dinh dưỡng cho đất. Tạo môi trường thuận lợi cho mùa sau.
Ngoài ra, bà con cần tưới tiêu hợp lý, phù hợp với từng loại rau sau khi bón phân. Hạn chế bón quá nhiều khiến phân bị trôi.
Sử dụng phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho rau, đặc biệt phân gà hữu cơ vi sinh. Mang lại hiệu quả phát triển cao cũng như đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy đây là lựa chọn tốt cho cánh nhà nông.
Cách Sử Dụng Phân Hữu Cơ Vi Sinh
Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 – 90 N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô hạt/ha.
Phân hữu cơ bao gồm: Phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân vi sinh vật, các loại phân hữu cơ khác…
Phân vi sinh vật:
Đó là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..
Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao.
Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức sản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường trong nước. Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ so với phân hoá học trên thị trường phân bón.
Phân vi sinh vật cố định đạm. Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định N từ không khí. Đáng chú ý có các loài: tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium; xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella.
Phần lớn các loài vi khuẩn cố định đạm thường sống cộng sinh với các cây họ đậu. Chúng xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó, tạo thành các nốt sần ở rễ cây. Chúng sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng đồng thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phần tích luỹ lại trong cơ thể chúng.
Tảo lam cộng sinh với bèo hoa dâu và hút đạm tích luỹ lại làm cho bèo hoa dâu có hàm lượng đạm cao, trở thành cây phân xanh rất quý.
Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh vật cố định đạm có nhiều đặc điểm tốt: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh tốt. Công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra những chủng vi sinh vật có đặc tính cạnh tranh cao với các loài vi sinh vật trong đất. Mặt khác, công nghệ sinh học đã cho phép các nhà khoa học tách được gen quy định đặc tính cố định đạm từ vi khuẩn và đem cấy vào nhân tế bào cây trồng, làm cho một số loài cây trồng cũng tạo được khả năng cố định đạm như vi khuẩn.
Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân vi sinh vật cố định đạm được bán dưới các tên thương phẩm sau đây:
Phân nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương.
Phân rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc.
Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do.
Azozin chứa vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa. Loại phân này có thể trộn với hạt giống lúa.
Vi sinh vật hoà tan lân. Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới dạng hoà tan trong dung dịch đất. Vì vậy, cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất. Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được. Vì vậy, có nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hoà tan.
Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tan lân. Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm HTL (hoà tan lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM – phosphate solubilizing microorganisms).
Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các chi vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối hoặc bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, với bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật HTL đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị thiếu lân.
Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung cấp cho cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có thể hoà tan phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe… cho cây trồng. Nhiều nơi người ta sử dụng VA mycorrhiza đã làm tăng năng suất cam, chanh, táo, cà phê… Nuôi cấy VA mycorrhiza trên môi trường nhân tạo rất khó. Vì vậy hiện nay các chế phẩm có chưa VA mycorrhiza chỉ có bán rất hạn chế trên thị trường phân bón Mỹ.
Những năm gần đây, trên thị trường phân bón ở một số nước có bán chế phẩm Phospho – bacterin trong có chứa vi khuẩn giải phóng lân dễ tiêu từ các chất hữu cơ.
Vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây. Gồm một nhóm nhiều loài vi sinh vật khác nhau, trong đó có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, v.v.. Nhóm này được các nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất.
Người ta sử dụng những chế phẩm gồm tập đoàn vi sinh vật được chọn lọc để phun lên cây hoặc bón vào đất làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất. Chế phẩm này còn làm tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh. Như vậy, chế phẩm này có tác động tương đối tổng hợp lên cây trồng.
Để sản xuất chế phẩm vi sinh vật kích thích tăng trưởng của cây, người ta sử dụng công nghệ lên men vi sinh vật. Ở các nước phát triển người ta sử dụng các thiết bị lên men tự động, công suất lớn. Ở nước ta, đã dùng kỹ thuật lên men trên môi trường bán rắn để sản xuất chế phẩm này, bước đầu cho kết quả khá tốt.
Những năm gần đây ở nước ta đang tiến hành khảo nghiệm chế phẩm EM của giáo sư người Nhật Teruo Higa. Chế phẩm này được đặt tên là vi sinh vật hữu hiệu (Effective microorganisms – EM). Đây là chế phẩm trộn lẫn một nhóm các loài vi sinh vật có ích trong đó có vi khuẩn axitlactic, một số nấm men, một số xạ khuẩn, vi khuẩn quang hợp, v.v.. Tại hội nghị đánh giá kết quả sử dụng EM tại Thái Lan tháng 11/1989, các nhà khoa học đã đánh giá tác dụng tốt của EM như sau:
– Cải tạo lý hoá tính và đặc tính sinh học của đất.
– Làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất.
– Tăng hiệu quả của phân bón hữu cơ.
– Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt.
– Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng.
– Góp phần làm sạch môi trường.
Chế phẩm EM còn được sử dụng trong chăn nuôi. Cho gia súc ăn, EM làm tăng hệ vi sinh vật trong đường ruột, làm tăng sức khoẻ, giảm mùi hôi của phân.
EM còn được dùng để làm sạch môi trường nước nuôi thuỷ sản.
Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phân vi sinh vật :
Phân vi sinh vật sản xuất ở nước ta thường có dạng bột màu nâu, đen, vì phần lớn các nơi sản xuất đã dùng than bùn làm chất độn, chất mang vi khuẩn.
Phân vi sinh vật sản xuất trong nước thường được sử dụng bằng cách trộn với các hạt giống đã được vảy nước để ẩm hạt trước khi gieo 10 – 20 phút. Nồng độ sử dụng là 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinh vật.
Các chế phẩm vi sinh vật sản xuất trong nước thường không cất giữ được lâu. Thường sau từ 1 đến 6 tháng hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng được ghi trên bao bì.
Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, vì vậy nếu cất giữ trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 30oC hoặc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, thì một số vi sinh vật bị chết. Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảm sút. Cần cất giữ phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào.
Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Thường chúng phát huy tốt ở các chân đất cao, đối với các loại cây trồng cạn.
Nguồn: Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh – “Người bạn đồng hành” thân thiện cùng nhà nông
Phân bón hữu cơ vi sinh cố định đạm: là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật (vi sinh vật cố định đạm tự do và vi sinh vật cố đinh đạm cộng sinh) có khả năng cố định nittơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu.
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng sẽ đem đến chất lượng, sự an toàn và bền vững cho nông sản, đạt chuẩn xuất khẩu cũng như nâng tầm thương hiệu nông sản Việt trên thị trường. Bên cạnh những hậu quả to lớn khi sử dụng phân bón hóa học, phân hữu cơ vi sinh chính là giải pháp tuyệt vời, giảm thiểu độ nguy hiểm, tác hại khi lạm dụng phân bón hóa học. Tác dụng phân hữu cơ vi sinh mang đến cho cây trồng:
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Trong phân hữu cơ có đầy đủ dưỡng chất, tuy hàm lượng không nhiều nhưng cây trồng có thể hấp thụ hoàn toàn trong thời gian dài, bền vững.
Phân hữu cơ vi sinh giúp giữ độ ẩm, phân, nước kích thích bộ rễ phát triển tốt cho đất tơi xốp lâu.
Phân hữu cơ vi sinh giúp hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ, cung cấp lượng vi sinh có lợi, dồi dào cho đất trồng.
Đẩy lùi dịch bệnh, các sinh vật gây hại cho cây sẽ bị triệt tiêu.
Vậy làm thế nào để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cây trồng khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh? Thông thường người ta tiến hành theo 2 cách:
Phân bón hữu cơ vi sinh tồn tại nhiều vi sinh vật có ích còn sống, do đó ta không nên sử dụng các chất, thuốc, phân… có tính oxi hóa cao để hòa trộn hay tưới vào nơi sử dụng phân hữu cơ vi sinh sẽ làm chết các vi sinh vật có lợi. Thời gian hoàn hảo để sử dụng các loại phân, thuốc khác nhau đó là 2 tuần.
Mua phân hữu cơ vi sinh ở đâu uy tín, chất lượng tại TPHCM?
Phân bón Việt Anh – Địa chỉ cung cấp sản phẩm phân bón chất lượng, uy tín, giá tốt tphcm
Công ty Cổ phần Phân Bón Việt Anh là một trong những địa chỉ chuyên sản xuất, cung cấp, kinh doanh các loại phân bón chất lượng, uy tín cho cây trồng. Cùng với dây chuyền công nghệ hiện đại, kĩ thuật chuyên môn cao, chúng tôi đem đến cho quý bà con nông dân các dòng sản phẩm: phân hữu cơ vi sinh, phân NPK, phân trung vi lượng, super Lân… chuyên dùng cho cây trồng: Hồ tiêu, cao su, điều, cà phê, cây công nghiệp, lúa, cây công nghiệp ngắn ngày,… Nếu quý khách hàng đang tìm kiếm một nhà cung cấp phân bón nông nghiệp uy tín, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Phân bón Việt Anh – “người bạn” đồng hành cùng nhà nông, vững tin cam kết cho ra những sản phẩm chất lượng, mang lại năng suất cao, vụ mùa bội thu cho bà con nông dân. Holine tư vấn và hỗ trợ: 0918 849 668.
Khái Niệm Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học, Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh
Sau cuộc cách mạng xanh, phân bón hóa học đã làm năng suất cây trồng tăng một cách nhanh chóng. Ngoài lợi ích mà nó mạng lại thì những ảnh hưởng xấu của nó cũng dần dần thể hiện lên hệ thống sinh thái nông nghiệp gây ô nhiễm nước, đất đai và không khí.
Việc bà con lạm dụng phân bón hóa học đã làm dư thừa phân bón ngoài việc đầu độc đất, ô nhiễm nước, không khí, năng suất chất lượng cây trồng giảm sút thì còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật.
Trước những ảnh hưởng xấu của phân bón hóa học mạng lại, con người đã nhận thức được và đã tìm kiếm một phương pháp mới canh tác có hiệu quả hơn thay thế phân bón hóa học. Và phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh được các nhà khoa học phát hiện và ứng dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp.
Đây là một giải pháp tuyệt vời, không những đảm bảo được năng suất mà còn nâng cao chất lượng đảm bào an toàn với sức khỏe con người, động vật và thân thiện với môi trường.
Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học và nhà nông bởi những lợi ích mà nó mang lại như cải tạo, duy trì, nâng cao độ phì cho đất canh tác, không gây ô nhiễm môi trường, giảm lượng phân bón hóa học, cung cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng phát triển bền vững và năng suất cao, nhất là đối với định hướng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững nói không với phân bón hóa học của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
I.Vậy phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh là gì?
Phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh là những sản phẩm phân bón hữu cơ có chứa từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ bằng cách lên men với các loại vi sinh vật đó, với mục đích tiêu diệt các mầm bệnh có trong nguyên liệu và nâng cao hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong phân bón đê cung cấp cho cây trồng.
II.Cách thức hoạt động của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào?
Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh có hiệu quả cao trong việc cung cấp các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cho đất theo nhiều cách khác nhau nhưng ổn định và thân thiện với môi trường.
Ngoài việc cung cấp trực tiếp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh còn cung cấp thúc đẩy hệ vi sinh vật đất hoạt động giúp phân giải những chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, chuyển đổi nitơ trong không khí thành dạng cây trồng hấp thu được, sản sinh ra một số chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng, phân hủy chất hữu cơ hay các độc tố trong đất,…
Nó còn giúp duy trì độ phì của đất, cung cấp một lượng lớn mùn cho đất và làm thức ăn cho hệ vi sinh vật đất, tiêu diệt hay ức chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, cung cấp một số chất kháng sinh kích thích khả năng miễn dịch của cây giúp hạn chế sâu bệnh hại giảm lượng thuốc BVTV.
III.Ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh là gì?
Có công dụng cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.
Cách sử dụng đơn giản, không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa,…
Cung cấp đủ các dưỡng chất đa lượng, trung lượng, vi lượng thiết yếu cho cây mà phân bón hóa học không có.
Có thể sử dụng cho tất cả các thời kỳ, giai đoạn của cây: trồng mới, ra hoa, nuôi quả,…
Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng bằng cách cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất kho hấp thu (khó tan, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu (dễ tan, dễ tiêu), hay vi sinh vật cố đinh đạm,…
Cung cấp, bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, hoạt động, tăng sức đề kháng của cây giúp hạn chế sâu bệnh, giảm lượng thuốc BVTV, từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật.
IV.Phân bón hữu cơ, sinh học có những loại nào?
1.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cố đinh đạm
Là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố đinh nittơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu. Vi sinh vật có định đạm có hai kiểu:
Vi sinh vật cố định đạm tự do là những vi sinh vật sống tự do có khả năng cố đinh đạm trong đất mà không cần vật chủ. Một số loại vi sinh vật cố định đạm được đưa vào phân bón như Azotobacter, Clostridium,…
Vi sinh vật cố đinh đạm cộng sinh là những vi sinh vật cố định đạm phải cần vật chủ là cây trồng để cộng sinh như Rhizobium cộng sinh với cây họ đậu, A nabaena azollae cộng sinh với bèo hoa dâu hay tảo lục,….
Ngoài ra, còn có một số loại vi khuẩn có khả năng vừa cố định đạm công sinh vừa cố định đạm tự do như Azospirillum,…
2.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải lân
Gồm những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có chứa có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất thành lân dưới dạng dễ tan để cây trồng hấp thu và sử dụng được.
Cơ chế của việc phân giải lân của vi sinh vật là bằng việc hạ pH đất khi tiết ra các chất acid hữu cơ khi đó làm các cấu trúc liên kết photphat bị phá vỡ. Một số vi sinh vật phân giải lân được sử dụng như vi khuẩn Bacillus megatherium, Bacillus subtilis, Pseudomonas,… hay một số loài nấm như Aspergillus, Penicilium spp.
3.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải kali/ silic
Là những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất chứa silic, kali như silicat… để giải phóng kali và silic dưới dạng ion cho cây trồng dễ hấp thu. Các chủng vi sinh vật được ứng dụng như Bacillus circulans, B. subtilis, Pseudomonas striata,…
4.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose
Chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi như cellulose, kitin,…gồm các loại như Bacillus, Streptomyces, Trichoderma,…
5.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh
Chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh hại như nhóm Bacillus sp. Pseudomonas striata, Beauveria…..
6.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng
Có chứa các loại VSV như nhóm Bacillus sp. ,…với khả năng hòa tan Si, Zn… cho cây dễ hấp thu
7.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng
Chứa nhóm vi sinh vật (nhóm Azotobacter, Pseudomonas, Gibberella fujikuroi,…) có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng như Giberrillin, Auxin,…vào môi trường. Các vi sinh vật này cũng có vai trò như thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cho cây trồng.
Hiện nay, nhiều công ty phân bón đã sản xuất ra những loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh kết hợp tổng hợp nhiều chủng vi sinh vật vào một loại phân bón. Có nghĩa là trong một loại phân bón có thể vừa có vi sinh vật cố định đạm, vsv phân giải lân, kali, vsv phân hủy chất hữu cơ,….
V.Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh:
Thuốc BVTV, các loại hóa chất độc hại đều đều độc hại với vi sinh vật, có thể tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật có lợi làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bón sinh học, vi sinh.
Phân bón hóa học bón dư thừa hay bón không đúng cách, trong thời gian dài phân hóa học cũng có những tác động không tốt đến hệ vi sinh vật.
Nhiệt độ thích hợp để vsv phát triển là từ 25-35 độ C, ẩm độ cao.Đất chua, đất phèn, mặn đếu có tác động không tốt cho sự hoạt động của vsv. Thường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, trao đổi chất và cấu trúc màng tế của vi sinh vật gây ức chế hay giết chết vsv.
VII.Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học vi sinh như thế nào?
Gồm một số bước quan trọng như sau:
Đầu tiên: phải lựa chọn các chủng vi sinh vật để quyết định loại vi sinh vật nào sẽ có trong phân bón.
Bước hai: là phân lập và tuyển chọn VSV.
Bước ba: lựa chọn vật liệu và phương pháp lên men để chuẩn bị tạo ra một lượng lớn VSV đê đưa vào phân bón. Bước này có ý nghĩa lựa chọn những VSV có tính ưu việt nhất và nhân sinh khối chúng lên.
Bước thứ tư: là lựa chon môi trường lên men để nhân sinh khối, là bước tìm ra điều kiện cho VSV sinh trưởng nhanh và mạnh nhất và phù hợp với các điều kiện sử dụng phân bón ngoài cánh đồng.
Bước năm:Đem vào xây dựng và thử nghiệm sản xuất.
Bước thứ sáu: là thử nghiệm rộng rãi trên quy mô lớn ở các điều kiện khác nhau để phân tích hiệu quả khi áp dụng vào thực tế sản xuất.
VIII.Các sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào?
Liều lượng và cách sử dụng phân bón tùy thuộc vào loại phân (mật độ, chủng loại vsv, hàm lượng dinh dưỡng,…), đặc điểm cách tác, loại cây trồng, thời tiết khí hậu.
Lưu ý: khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh nên hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học, các loại hóa chất độc hại vì có thể làm ức chế sự hoạt động hoặc tiêu diệt các vi sinh vật trong phân bón, làm giảm hiệu quả của phân.
Bạn đang xem bài viết Cách Sử Dụng Phân Hữu Cơ Vi Sinh Bón Rau trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!