Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Sử Dụng Phân Bón Cho Hoa Hồng mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Lợi ích từ việc sử dụng phân bón cho hoa hồng
1.1. Cung cấp các chất dinh dưỡng
Phân bón hoa hồng có chức năng giúp phân giải loại chất dinh dưỡng khó tan thành dạng dễ tan nhằm giúp cây hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn. Trong các loại phân bón cho hoa hồng còn chứa những nguyên tố vi lượng, đa trung,…giúp cây hoa bổ sung thêm những chất dinh dưỡng tốt phục vụ cho quá trình phát triển của cây.
1.2. Cải tạo đất trồng
Sau khi cây hấp thụ hết các chất dinh dưỡng cần thiết từ đất trồng, thường thì lúc này đất sẽ trở nên bạc màu và giảm độ phì nhiêu. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân bón hoa hồng sẽ giúp cải tạo, phục hồi chức năng và tăng độ màu mỡ cho đất trồng.
1.3. Nâng cao sức đề kháng cho cây hoa hồng
Một số loại phân bón cho hoa hồng có chứa những thành phần như Fulvic hay Acid Humic đã tạo điều kiện cho cây nâng cao sức đề kháng nhằm chống lại sâu bệnh phá hoại và các yếu tố bất lợi từ môi trường tự nhiên mang lại như rét, úng, nóng,…
1.4. Tăng năng suất cây trồng
Một cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ đã tạo tiền đề cho một mùa vụ năng suất cao. Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây hoa hồng, nhất là giai đoạn trước khi ra hoa. Giai đoạn này quyết định đến số lượng và chất lượng của hoa hồng. Việc bón phân để cung cấp, bổ sung đủ các dưỡng chất vào giai đoạn này sẽ giúp cây ra hoa to, nhiều hơn và đồng loạt.
2. Loại phân bón thích hợp cho hoa hồng
2.1. Những loại phân bón phổ biến
Trên thị trường hiện nay xuất hiện đa dạng các loại phân bón từ phân vô cơ đến phân hữu cơ. Cùng điểm qua một số loại phân bón nổi bật sau:
Phân bón vô cơ: hay còn có tên gọi khác là phân bón hóa học. Loại phân này gồm các thành phần là các chất vô cơ hóa học có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng. Chúng được sử dụng bằng cách pha và bón trực tiếp vào đất trồng.
Phân đơn: đây là tên gọi chung của các loại phân bón chỉ chứa duy nhất 1 nguyên tố dinh dưỡng như phân đạm ure, kali, lân.
Phân tổng hợp: hay còn được gọi là phân phức hợp. Đây là loại phân trải qua quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn để tạo thành một thể phân bón có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng.
Phân bón hữu cơ: loại phân chứa các chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân than bùn, phụ phế phẩm từ nông nghiệp, phân rác…
Phân vi sinh: là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật có ích cấy vào trong môi trường.
Phân bón lá: phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng tan trong nước, được sử dụng bằng cách phun lên lá để cây hấp thụ.
2.2. Một số loại phân bón cho hoa hồng phổ biến
2.2.1. Phân trùn quế dạng viên nén Sfarm
Sfarm là loại phân trùn quế được sản xuất dưới dạng viên nén tan chậm có hình trụ tròn (đường kính khoảng 6 mm). Nguồn nguyên liệu đầu vào khi sản xuất phân là phân trùn quế nguyên chất 100% đã qua giảm ẩm, sàng lọc và ray mịn. Phân trùn quế dạng viên nén Sfarm có bề mặt viên trơn láng, mịn đều và khi tan sẽ hạn chế ít nhất việc tồn đọng tạp chất.
Thành phần: trùn quế nguyên chất 100%
Hướng dẫn sử dụng: Rải phân bón trực tiếp lên nền đất, sau đó đảo nhẹ lớp đất mặt và tưới nước cho cây hoa hồng.
2.2.2. Phân gà Nhật hữu cơ Dynamic 3-4-3
Đây là loại phân được lấy từ trang trại nuôi gà cao cấp tại Nhật Bản.
Thành phần: phân gà nguyên chất
Hướng dẫn sử dụng: bón 2 lần cho cây là sau khi thu hoạch và đầu mùa mưa.
2.2.3. Phân bón Bio Root
Bio Root được biết đến là loại phân bón kích rễ khá nổi tiếng.
Thành phần: Soluble Potash (K2O),, Available Phosphate (P2O5) và một số phụ gia hữu cơ khác.
Hướng dẫn sử dụng: sau khi pha dung dịch với lượng nước thích hợp, phun ướt trực tiếp lên lá hoặc tưới đều quanh gốc cây hoa hồng. Có thể bôi trực tiếp dung dịch vào vết giâm cành, cắt chiết,…
2.2.4. Viên nén phân dơi cao cấp
Đây là một loại phân bón đã trải qua quá trình xử lý với nấm Trichoderma.
Thành phần: phân dơi nguyên chất 100% ( không trộn lẫn tạp chất).
Hướng dẫn sử dụng: Nên sử dụng phân bón cho hoa hồng từ 1 đến 2 tháng 1 lần. Hàm lượng phân bón từ 50 – 100gr trên 1 chậu.
2.2.5. Phân tan chậm Rynan NPK-14-14-14+TE
Thành phần: Zn, B, TE, P2O5 và kali hữu liệu K2O.
Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng phân bón cho hoa hồng đang ở trong giai đoạn trưởng thành. Rải phân xung quanh chậu cây, sau đó tiến hành các bước chăm sóc cây cơ bản.
3. Cách sử dụng phân bón cho hoa hồng
3.1. Bón phân cho cây rễ trần
Ở giai đoạn đầu, việc quan trọng nhất là kích thích cho rễ phát triển. Chăm sóc cây kết hợp sử dụng các loại phân bón hoa hồng có chức năng kích rễ và phòng ngừa nấm. Giai đoạn tiếp theo là khi cây đã ra lá ổn định cần dùng thêm những loại phân bón chứa thành phần đạm hoặc phân bón hữu cơ hỗ trợ cây kích mầm, lá.
Đối với các loại phân phun, tưới, bón cho cây rễ trần nên dùng một lượng nhỏ, pha đúng tỉ lệ và bón lúc chiều mát mẻ. Hạn chế tưới, bón phân vào buổi tối vì sẽ dễ gây nấm bệnh cho cây hoa hồng. Lưu ý chỉ tưới nước và bón phân cho hoa hồng khi đất mặt khô, không nên tưới quá nhiều và thường xuyên sẽ làm hỏng rễ cây dẫn đến cây chết úng.
Cây rễ trần thường khá yếu ớt, ít cành nên thời gian đầu cần ưu tiên nuôi và chăm sóc cành lá. Trường hợp cây mới ra được ít mầm nhỏ mà đã xuất hiện nụ, tốt nhất là bạn nên tỉa nụ đi để dưỡng cho cây lớn, chỉnh tán đều, cứng cáp rồi mới bắt đầu để nuôi dưỡng hoa.
3.2. Bón phân cho cây hoa hồng trưởng thành
Trong khoảng thời gian đầu khi cây mới về, một số cây sẽ xảy ra hiện tượng lá vàng rụng hàng loạt do quá trình vận chuyển rễ cây bị va chạm. Lúc này có thể để cố định cây hoa hồng ở chỗ có bóng râm từ 2-3 ngày, sử dụng loại phân bón cho hoa hồng có tác dụng kích rễ (pha nồng độ loãng). Sau khi cây hồi phục trạng thái khỏe mạnh, không còn tình trạng vàng lá thì có thể chuyển cây ra chỗ nhiều nắng, sáng hơn để cây hấp thụ ánh sáng và trao đổi chất tốt hơn.
3.2.1. Thời kì chăm sóc cây hoa hồng trưởng thành
Bón phân cho cây hoa hồng trưởng thành chia làm 2 thời kì:
Dưỡng lá và mầm cây: vì đây là giai đoạn sau khi cắt tỉa cành lá vậy nên sử dụng những loại phân bón hoa hồng có chức năng hỗ trợ và kích thích mầm. Các loại phân bón nên dùng ở giai đoạn này như phân trùn quế, phân chứa đạm. Để tránh trường hợp cây bị sốc nhớ bón phân đúng liều lượng.
Nuôi dưỡng hoa: giai đoạn này cũng là quan trọng vì đây là gia đoạn cuối để chuẩn bị thu nhận thành quả. Sau khi mầm cây mọc lên được tầm khoảng 10-15 ngày, lá sẽ từ màu đỏ tía hoặc xanh non chuyển sang đậm dần và xuất hiện dấu hiệu chững lại, không còn vươn dài nữa. Thời điểm này, các bạn cần sử dụng những loại phân bón hoa hồng có chứa nhiều thành phần kali hoặc các loại phân mang công dụng kích, dưỡng hoa. Sau giai đoạn chơi hoa, các bạn hãy cắt tỉa hoa và cành tăm rồi quay trở lại giai đoạn bón kích mầm.
3.2.2. Cách bón
Tùy theo hướng dẫn bón của từng loại, có loại sẽ bón rải quanh gốc hoặc phun trực tiếp lên lá hoặc tưới xuống gốc cây. Theo đặc tính của mỗi mùa mà bón lượng phân phù hợp. Vào mùa hè nên bón một lượng phân hữu cơ nhỏ hơn và chu kì bón xa nhau hơn so với mùa thu. Khi trời vào đông nên dùng một chút phân hóa học.
4. Lưu ý khi sử dụng phân bón cho hoa hồng
Nên sử dụng phân bón cho hoa hồng vào lúc chiều mát mẻ. Tránh bón vào lúc trưa nắng gắt hoặc tối muộn vì sẽ gây phản tác dụng và tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
Bón phân vào lúc trước khi cây ra hoa hoặc sau khi hoa đã tàn chứ không nên bón phân vào giai đoạn cây đang ra hoa.
Cung cấp đủ lượng nước để hòa tan phân bón, tạo điều kiện cho cây dễ dàng hấp thụ và phát triển.
Không nên chỉ sử dụng một loại phân bón hữu cơ duy nhất.
Trường hợp muốn sử dụng hoa hồng làm thực phẩm thì phân hoá học chỉ nên bón 1 lần ngay sau khi cắt để giảm thiểu sự tồn đọng phân bón trong cây hoa.
Trước khi bón phân, hãy xử lý những vấn đề sâu bệnh gây hại cho cây.
Nếu bạn còn đang thắc mắc gì về phân bón cho hoa hồng thì hãy liên hệ đến với MY GARDEN theo thông tin sau:
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
CS3: Số 354, Kim Giang, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Cách Sử Dụng Phân Bón Lá Cho Hoa Hồng
Lạc bước vào thế giới của các loài hoa hồng Tuyệt chiêu trị bệnh hoa hồng cho hoa nở quanh năm Cách chăm sóc hoa hồng sau khi tàn
Phân bón lá là gì?
Loại phân này cung cấp nhanh các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng.
Ưu điểm nổi bật khi sử dụng phân bón lá
Ngoài các nguyên tố đa lượng, phân bón lá còn có các nguyên tố trung và vi lượng. Đây là các nguyên tố dễ thiếu hụt trong môi trường đất. Bên cạnh đó, một số sản phẩm còn có bổ sung thêm chất điều hòa sinh trưởng phù hợp với từng giai đoạn của cây. Những chất này góp phần thúc đẩy phát triển cành lá, tăng tỉ lệ hoa, đậu quả và giúp cây khỏe mạnh hơn, chống chịu sâu bệnh.
Mỹ phẩm làm đẹp cho hoa hồng
Hoa hồng được xem là một loại hoa tương đối khó trồng. Để cây phát triển tốt, bạn nên sử dụng loại đất phù hợp với cây. Ngoài những loại đất có sẵn trong tự nhiên, bạn có thể sử dụng các loại đất chuyên dụng cho hoa hồng. Đất sạch Namix là sản phẩm tối ưu dành cho bạn.
Tuy nhiên, một bí quyết để cho hoa hồng có bộ lá xanh mướt, hoa rực rỡ hơn là bạn nên sử dụng thêm “mỹ phẩm” cho chúng. Đó chính là các loại phân bón lá dành cho hoa.
Cách sử dụng phân bón lá cho hoa hồng
Ngoài các loại phân bón gốc được bổ sung định kì cho hoa hồng như: phân gà, phân dê, phân bò, phân trùn quế hoặc NPK thì nên sử dụng thêm phân bón lá để giúp cây phát triển tốt hơn.
Sau khi tỉa nhánh, cắt hoa tàn, bạn có thể sử dụng Atonik hoặc phân có tỉ lệ đạm cao để phun qua lá. Atonik có tác dụng dưỡng chồi, kích thích sinh trưởng. Bạn phun định kì 7 – 10 ngày / lần. Nếu bạn sử dụng phân bón lá dạng hữu cơ như phân cá thì có thể phun định kì 5 – 7 ngày / lần.
Một số lưu ý khi sử dụng
Sử dụng phân bón đúng liều lượng khuyến cáo. Liều lượng cao có thể làm cháy lá, cây ngộ độc dinh dưỡng.
Nên phun phân bón vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Phun lúc trời nắng sẽ làm phân bón bay hơi, hao phí và có thể làm cháy lá.
Lưu ý, không sử dụng khi hoa đang nở. Vì rất dễ làm rụng và thối hoa.
Tưới nước đầy đủ cho cây trước khi phun. Phân bón lá có tác dụng tốt khi cây được cung cấp đủ nước.
Không nên sử dụng cùng một lúc cả phân bón gốc và lá.
Có thể kết hợp với các loại thuốc trừ sâu bệnh.
Nên Hay Không Nên Sử Dụng Phân Bón Lá Cho Hoa Hồng?
Phân bón lá cho hoa hồng là gì?
Cây hấp thụ dinh dưỡng qua hai con đường đó chính là qua bộ rễ và bộ lá, trong đó bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây. Vậy thì có nên sử dụng phân bón lá cho hoa hồng hay không? Nếu dùng thì khi nào cần dùng và dùng phân bón lá cho hoa hồng như thế nào cho hiệu quả là câu hỏi của nhiều bạn, bài này mình chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phân bón lá cho hoa hồng tại vườn mình.
Chat ngay với chuyên gia
Trước đây những năm 2013 và năm 2014 khi vườn mình chủ yếu là hoa hồng cổ chứ chưa có nhiều hoa hồng ngoại và hoa hồng leo như bây giờ, mình chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cây hồng qua bộ rễ, hoa hồng vẫn cho năng suất cao và phẩm chất hoa rất tốt. Duy chỉ có một trường hợp đó là những cây hồng cổ đại thụ được đánh rễ và đai bầu đem về vườn trồng vào những thống và chậu rất to, sau tầm một tháng là cây bật mầm trở lại, tuy nhiên bộ rễ đã bị xăm đi nhiều, chưa phát ra nhiều rễ nhánh, lông hút chưa nhiều nên bộ rễ còn yếu, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây còn hạn chế nên mình mới sử dụng phân bón lá cho đợt chồi nụ đầu tiên đó.
Dùng phân bón lá cho hoa hồng mới trồng
Bắt đầu sang năm 2015 mình bắt đầu đẩy mạnh khai thác các loại hoa hồng cổ. Mỗi tháng mình đưa về hàng trăm gốc hoa hồng cổ đại thụ siêu khủng, cộng với việc năm 2015 mình bắt đầu đưa hàng rễ trần Trung Quốc với số lượng lớn về, nhu cầu sử dụng phân bón lá cho hoa hồng là rất cần thiết, nên mình đã nghiên cứu cẩn thận về phân bón lá và sau đó cũng áp dụng một chế độ sử dụng định kỳ phân bón lá đối với vườn của mình luôn.
Chat ngay với chuyên gia
Dùng phân bón lá cho hoa hồng rễ trần
Tác dụng của việc sử dụng phân bón lá cho hoa hồng
Trong quá trình sử dụng mình thấy việc sử dụng phân bón lá có những ưu điểm sau:
+ Hiệu suất sử dụng rất cao, theo nghiên cứu thì lên đến 95%. Trong khi sử dụng phân bón hấp thụ qua rễ thì hiệu suất chỉ đạt từ 40 – 50%. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.
+ Thời gian cây hấp thụ nhanh. Đáp ứng những yêu cầu cấp bách phải cung cấp dinh dưỡng cho cây ngay, nên rất linh hoạt.
Chat ngay với chuyên gia
+Thời gian cây hấp thu nhanh kết hợp với hiệu suất cây hoa hồng hấp thụ cao nên bạn sẽ thấy những chậu hồng của mình thay da đổi thịt ngay sau khi phun phân bón lá cho cây trong 1 2 ngày sau đó.
+Ngoài cung cấp các nguyên tố đa lượng thì thành phần dinh dưỡng của phân bón lá thường có các nguyên tố trung vi – lượng, các nguyên tố này tuy chỉ cần ít nhưng rất cần cho sự phát triển của cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển một cách cân đối.
Sử dụng phân bón lá cho hoa hồng rất tốt
Chat ngay với chuyên gia
Khi nào dùng phân bón lá cho hoa hồng là hiệu quả nhất?
+ Hoa hồng tại vườn mình đã có một chế độ bón phân rất cẩn thận, đảm bảo cho sự phát triển sinh trưởng mạnh và cân đối của cây, tuy nhiên với những ưu điểm nêu trên của phân bón lá, mình vẫn có một đợt phun phân bón lá cho vườn định kỳ một lần cho một chu kỳ lứa hoa ở vườn mình.
Chi tiết các bạn tham khảo tại bài viết này của mình: Quy trình bón phân cho hoa hồng
Thông thường chu kỳ lứa hoa hồng diễn ra khoảng 1 tháng rưỡi (tùy giống và tùy mùa thời tiết) từ lúc bắt đầu bấm tỉa lứa trước cho đến lúc hoa tàn, tuy nhiên việc bón phân, và việc bón phân bón lá phát huy tác dụng nhất trong việc bón thúc, nên trong giai đoạn cây đã châm chồi và đang tạo nụ (chú ý là nụ chưa mẩy) mình sẽ phun một đợt phân bón lá cho hoa hồng tại vườn của mình
+ Khi bộ rễ chưa khỏe để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây. Ví dụ như việc mình phun phân bón lá cho cây rễ trần trong lần phát chồi đầu tiên. Hoặc cây hoa hồng cổ đại thụ siêu khủng được khai thác về và trồng vào thống, bộ rễ hồi phục và đâm rễ các rễ mới, nhưng cũng không đủ để đáp ứng cho cây.
Chat ngay với chuyên gia
+ Vì một lý do nào đó mà bộ rễ hoạt động không hiệu quả, không đủ đáp ứng nhu cầu của cây, như đất bị chai, giá thể trồng trong chậu quá chặt, nên bộ rễ hút dinh dưỡng nên kém…, rễ bị sâu bọ ăn, vi khuẩn, nấm bệnh xâm hại…
+ Kết hợp với phun thuốc trị bệnh cho cây, các bạn có thể tham khảo bài viết về trị bệnh trĩ của mình, bài viết đó mình đã sử dụng phun kết hợp thuốc trị trĩ và phân bón lá cho hiệu quả rất tốt mà lại tiết kiệm công phun, vì đằng nào cũng phải phun thuốc trị bệnh.
Còn lại trong những điều kiện bình thường thì vai trò chủ yếu của phân bón lá là để bón thúc, vào thời kỳ cây đang đâm chồi dài và tạo nụ thì mình tiến hành phun một đợt phân bón lá thì mình thấy cho hiệu quả rất tốt.
Sử dụng phân bón lá cho hoa hồng rễ trần
Một số nguyên tắc và chú ý khi sử dụng phân bón lá cho hoa hồng
+ Không phun phân bón lá cho hoa hồng khi vừa bón rễ xong, hoặc vừa phun phân bón lá xong là tưới phân bón qua rễ luôn.
+ Phun sáng sớm hoặc chiều mát, lúc trời không nắng to, không mưa, không có gió tránh bay phân lãng phí.
+ Tưới nước đầy đủ cho vườn trước khi phun vì phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cây được cung cấp đầy đủ nước.
Ngoài ra còn một vấn đề quan trọng là các bạn thường hỏi mình hay sử dụng phân bón lá gì để phun cho hoa hồng, hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại phân bón, bản thân mình cũng đã thử qua khá nhiều loại phân bón lá như Senca – Micro, Feti combo5, Haichioda, rong biển, senca – fos, TNC Fish, … Bản thân mình thấy mỗi loại đều có ưu điểm riêng, tuy nhiên sau nhiều năm sử dụng thì mình thấy chế phẩm sinh học Rabbit và Trichoderma Bacillus là hiệu quả nhất và rất an toàn đối với người sử dụng.
– Phân bón hữu cơ vi sinh Rabbit là một loại dinh dưỡng hữu cơ tổng hợp được chiết xuất từ các vật liệu có nguồn gốc hữu cơ trong tự nhiên như: rêu, tảo biển, cá, đỗ tương, humix và một số các loại vật liệu khác. Được chiết xuất và phân hủy nhờ vào các loài vi sinh vật (VSV).
Chat ngay với chuyên gia
Hotline: 0889098986
Phân bón lá cho hoa hồng – chế phẩm vi sinh Rabbit
https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet
– Trichoderma Bacillus cung cấp đa dạng các loài nấm và vi sinh vật (VSV) có lợi cho đất và cây trồng, làm gia tăng mật độ tạo sự áp đảo, gây cô lập và ức chế các loại nấm và vi khuẩn có hại. Hiệu quả cao và bền vững khi dùng với phân hữu cơ, vốn là nguồn thức ăn cho các loài VSV.
Phân bón lá cho hoa hồng – chế phẩm vi sinh Trichoderma Bacillus
Comments
Cách Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Mai
– Giai đoạn hồi phục và phát triển: là thời điểm đầu năm, thông thường sau môt mùa ra hoa, cây đã trút hết dinh dưỡng cho việc tạo hoa, hoặc những cây mới được bứng trồng ở cuối năm trước thì trong giai đoạn này cây đang ra chồi mới. Lúc này, cây cần một lượng dinh dưỡng để phục hồi lại cành nhánh mới, tạo ra sinh khối mới, do đó cây cần rất nhiều đạm trong quá trình sinh trưởng. Đây là giai đoạn hồi phục và phát triển mạnh của cây mai, nếu cung cấp đủ dinh dưỡng cây sẽ phát triển tốt, thì các giai đoạn sau sẽ bảo đảm cho cây phát triển thuận lợi.
Từ tháng 2 đến tháng 5, nên dùng các loại phân hữu cơ hoai mục như phân cá, bánh dầu, phân hữu cơ sinh học… phối hợp các loại phân hóa học có hàm lượng đạm cao để bón cho cây mai.
Đối với những cây có bộ rễ kém phát triển, có thể dùng phân bón qua lá để hỗ trợ thêm cho mau hồi phục. vì bộ rễ lúc này rơi vào tình trạng hoạt động yếu do bị cắt xén, nên khó hấp thụ được phân bón qua rễ.
– Giai đoạn làm nụ: bắt đầu vào giữa năm, từ tháng 6 đến tháng 9. Từ tháng 6, bộ lá cây mai đã thành thục và sung mãn, bộ lá nhiều và xanh sậm, nụ hoa đã bắt đầu phân hóa và hình thành ở giai đoạn này. nếu được nuôi dưỡng tốt, lúc này cây mai đã tượng nụ tương đối rõ.
Trong giai đoạn này, cây cần nhiều dinh dưỡng để tạo nụ, tuy nhiên nhu cầu về lân trong giai đoạn này cao hơn. Đầy đủ lân sẽ giúp cho cây hình thành đầy đủ kích tố tạo nụ, nụ sẽ nhiều về số lượng và sẽ thành thục tốt.
Bên cạnh đó, vào thời điểm này, ở miền Nam thường là mùa mưa, độ ẩm cao, làm cho cây mai dễ bị nhiễm bệnh. Khi cung cấp đủ lân cho cây mai hệ thống rễ phát triển mạnh, nó sẽ giúp cây hấp thu lượng đạm tốt hơn, làm cho bộ lá dầy cứng, cây khỏe, khả năng chống chịu sẽ cao và cây ít bị nhiễm bệnh.
Nếu bón thừa đạm và thiếu lân ở thời điểm này cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh, dẫn đến bộ lá sẽ rụng sớm vào cuối năm, đưa đến tình trạng hoa sẽ nở sớm trước Tết. Ở giai đoạn này, nên bổ sung cho cây thêm một ít phân hữu cơ, nếu có phân lân hữu cơ vi sinh vật là tốt nhất, cũng có thể hỗ trợ thêm một lượng phân hóa học NPK có hàm lượng lân cao.
– Giai đoạn làm bông tết: Từ tháng 10 âm lịch trở đi, nếu nuôi trồng đúng thì bộ lá mai gần như ngừng sinh trưởng, bộ lá lúc này đã già và dễ rụng. Cây không phát ra những đợt lộc mới nữa, chuẩn bị bước vào giai đoạn trổ hoa.
Lúc này, bộ lá già đã làm xong nhiệm vụ của nó và chuẩn bị rụng. trước khi rụng, chất dinh dưỡng trong lá sẽ hồi trả lại cho cây, để nuôi cho nụ thành thục. Do đó trong giai đoạn này không nên bón phân nhiều đạm cho cây mai, dễ làm cho cây phát ra những đợt lộc mới. Khi những lá non phát triển, nó sẽ ức chế quá trình thành thục của nụ hoa, làm cho nụ thành thục không đều, kết quả là hoa sẽ nở không rộ và không đều vào những ngày Tết.
Để giúp cho cây thành thục đều trong giai đoạn này, cần phải bón hỗ trợ kali cho cây. Kali sẽ làm cho cây già và thúc đẩy nụ hoa thành thục đều, quá trình phát dục của cây diễn ra tốt hơn, hoa sẽ nở rộ, thắm màu và lâu tàn.
– Lần 1: từ tháng 1 đến tháng 5: khoảng 300g bánh dầu (hoặc Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc…) ngâm vào nước sau đó trước khi tưới cho cây mai, nhà vườn thường trộn thêm NPK có hàm lượng N cao từ 30 – 50g quậy đều và tưới cho cây.
Trong thực tế, với liều lượng trên nhưng thông thường nhà vườn lại chia nhỏ ra để bón thành hai ba đợt trong đợt bón đầu năm, với cách bón như thế cây sẽ không bị hấp thu phân nhanh, cháy rễ và cây hấp thu lượng phân bón hiệu quả hơn.
– Lần 2: từ tháng 6 đến tháng 9: khoảng 200g bánh dầu (hoặc Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc…) Phân NPK từ 30 – 50g có hàm lượng P cao (DAP).
Cách sử dụng cũng như làn 1, lượng phân cũng được chia nhỏ và bón thành nhiều lần để giúp cho cây hấp thụ phân một cách dễ dàng và hiệu quả.
– Lần 3: từ tháng 10 trở đi, lần này lượng phân cần từ 20 – 30g sunfat kali hay Clorua kali. Cũng có thể là nitrat kali để bón thêm cho cây còn yếu và nụ nhỏ.
Lưu ý cho đến trước khi lảy lá khoảng 10 – 15 ngày thì ngưng bón phân hoàn toàn không để cho cây phát ra những đợt lộc mới.
Nguyễn Thành
Bạn đang xem bài viết Cách Sử Dụng Phân Bón Cho Hoa Hồng trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!