Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phòng Và Trị Bệnh Thối Nhũn Trên Cây Phong Lan (Hoa Lan) mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vào mùa mưa, chúng ta thường bắt gặp tình trạng lan bị thối nhũn, nhất là ở rễ và lá. Nhiều người nhầm tưởng nước mưa là nguyên nhân khiến lan bị thối nhũn, nhưng thực tế, bệnh thối nhũn ở lan lại do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây ra bằng cách thâm nhập vào các vết cắn của côn trùng hay vết thương cơ giới do mưa gió gây ra.
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh thối nhũn do vi khuẩn
– Vi khuẩn tồn tại ở tàn dư cây bệnh trong đất và trong cơ thể một số loài côn trùng, dụng cụ canh tác cùng 1 số loài ký chủ phụ trên đồng ruộng.
– Vi khuẩn lây lan nhờ nước, côn trùng (rệp, bọ nhảy, sâu hại…) và hoạt động của con người, chúng xâm nhập vào cây trồng qua vết thương ở rễ, thân, lá.
– Bệnh thối nhũn phát sinh, phát triển mạnh ở đất trồng cải đã nhiễm bệnh vụ trước, ruộng không thoát nước, phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 27-320C, độ pH thích hợp là 7, thời tiết có ẩm độ và nhiệt độ cao.
Dấu hiệu khi lan mắc bệnh thối nhũn
Khi mới bắt đầu nhiễm bệnh, trên lá của lan xuất hiện những chấm nhỏ giống như bị phỏng nước sôi. Trong điều kiện trời mưa hay độ ẩm không khí cao, tình trạng này sẽ nhanh chóng lây lan sang các lá khác.
Lúc này, lá không còn màu xanh nữa mà dần dần chuyển sang màu nâu, khi đụng vào cảm giác nhớt nhớt và có mùi hôi khó chịu.
Khi lan mắc bệnh thối nhũn, nếu không kịp thời phát hiện và xử lý thì toàn bộ lá cây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong các loại lan thì lan Hồ Điệp là loại dễ mắc bệnh thối nhũn nhất.
Để phòng tránh bệnh thối nhũn cho lan, tuyệt đối không tưới nước nhiều vào mùa mưa, nhất là thời điểm chiều tối để tránh tình trạng lan bị ướt sũng cả đêm.
Bên cạnh đó, nên cân nhắc khi bón phân có hàm lượng đạm cao vì đây chính là nguyên nhân khiến bệnh càng thêm nặng.
Phòng trị bệnh thối nhũn cho lan
– Thường xuyên quan sát cây để phát hiện và xử lý những vết cắn do côn trùng gây ra, đồng thời, hạn chế đến mức tối đa những vết thương cơ giới do nước mưa hay gió mạnh để ngăn chặn các “cửa ngõ” xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. – Xử lý giá thể kĩ trước khi trồng lan.
– Đối với lan đã nhiễm nấm, khuẩn (bệnh chết nhanh, bệnh thối nhũn, thối nâu…) – Tỉa vợi lá bị nhiễm nặng, tiêu hủy ra khỏi vườn
– Lưu ý trước khi phun: Nên cách ly giò lan bị bệnh sang nơi điều trị có mái che tránh mưa.
– Khi cây đã mắc bệnh, ngưng hẳn việc sử dụng phân bón có hàm lượng đạm cao để tránh bệnh càng thêm nặng. – Không chỉ ngưng bón phân, việc tưới nước cũng nên cắt giảm trong vài ngày. Cùng với đó, cắt bỏ những chỗ bị thối nhũn và phun xịt chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua lên cả chậu lan, giá thể và giàn treo. Sau 2 ngày, tiến hành phun một đợt thuốc nữa cho cả vườn lan. - Chế phẩm nano bạc đồng và đồng oxy rất an toàn, có khả năng thẩm thấu sâu do công nghệ nano nhỏ bé, có công dụng trị được hầu hết nấm và vi khuẩn nên bà con có thể sử dụng định kỳ để phun 10-15 ngày /lần phòng được gần như hết tất cả bệnh trên lan và không hề độc hại như các loại thuốc hóa học.
– Ưu tiên sử dụng thuốc sinh học vì hiệu lực, hiệu quả của biện pháp này rất cao và an toàn, bà con chơi lan sử dụng không độc hại.
– Nếu cây đã mắc bệnh quá nặng, tiến hành gỡ cây ra khỏi chậu và ngâm trong các dung dịch thuốc đã nói ở trên, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi trồng sang chậu mới.
Có thể thấy, trong các loại bệnh gây hại trên lan thì bệnh thối nhũn là dễ gặp nhất. Bất kỳ sự thay đổi nào của thời tiết (nắng nóng, mưa nhiều, lạnh buốt, độ ẩm cao,…) hay vết thương, vết cắn, vết chích do côn trùng gây ra đều là điều kiện lý tưởng để bệnh thối nhũn hình thành và phát triển.
Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có được những giải pháp phòng và trị bệnh thối nhũn hiệu quả cho vườn lan của mình.
Bệnh Thối Nhũn Trên Hoa Lan, Cách Phòng Bệnh Và Điều Trị
Bệnh thối nhũn trên hoa lan là bệnh phổ biến mà bất cứ người trồng lan nào cũng gặp phải. Đây là căn bệnh gây thiệt hại rất lớn đến giò lan cũng như cả vườn lan nếu không được chữa trị kịp thời.
1. Triệu chứng bệnh thối nhũn trên Lan
Các triệu chứng ban đầu của bệnh thối nhũn thường xuất hiện những chấm nhỏ trên lá hoặc trên chồi non trông giống như bị bỏng nước lúc này lá lan bị phồng lên màu nâu. Những chỗ bệnh này động vào sẽ cảm thấy nhớt nhớt và có mùi rất khó chịu. Nếu không được xử lý ngay thì vết bệnh sẽ lan ra một cách nhanh chóng đặc biệt là vào mùa mưa với thời tiết nóng và độ ẩm cao. Căn bệnh thối nhũn rất phổ biến ở những cây lan có lá mọng nước, nhất là trên các cây hồ điệp công nghiệp hoặc lan đai châu,…
2. Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên Lan
– Nguyên nhân đầu tiên có thể thấy thời tiết năm nay, nóng hơn , khắc nghiệt hơn năm ngoái rất nhiều. Làm cây giảm sức đề kháng, đồng thời tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
– Thứ 2, do một số ace mới chơi được 1, 2 năm kinh nghiệm vẫn chưa nhiều, chưa để ý tới phòng bệnh trên lan. Có thể năm nhất năm hai giá thể còn sạch, vườn chưa có mầm bệnh nên cây không sao, nhưng từ năm 3 sẽ khác.
– Do lũ côn trùng khốn nạn, ngày đêm chui ra phá. Như: Rồi vàng, bọ trĩ, nhện đỏ… chúng châm chích xoạc vào lá vào thân gặp điều kiện ẩm và nhiệt độ thuận lợi vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng.
– Cây non, là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, do màng tế bào mỏng dễ bị tổn thương.
– Nguyên nhân khác còn có như các yếu tố vật lý, do va chạm, gió tạo ra vết thương hở, người đi qua va chạm, giàn bị rung lắc,…
– Tiểu khí hậu vườn chưa thực sự thông thoáng, bí gió.
Nói chung nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cách phòng ngừa ngăn chặn thì cũng chỉ cần một số biện pháp sau:
3. Giải pháp khắc phục bệnh thối nhũn trên Lan
– Ngăn chặn côn trùng: Nếu có điều kiện thì các bác nên làm lưới chống côn trùng, rồi treo các bẫy ruồi vàng trong vườn. Còn k có điều kiện thì nên thường xuyên phun phòng côn trùng muỗi, ruồi vàng, rệp , bọ trĩ, nhện đỏ … Vào mùa nắng nóng này với vườn mở nên phun nửa tháng 1 lần. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Fendoda, Movento, Pesieu…
– Tạo màng bảo vệ mầm tơ: Để tạo ra một bước tường thành vững chắc bên ngoài vỏ của cây con, các bác có thể dùng các loại thuốc có thành phần Mancozeb (kẽm và mangan) để phun phòng cho cây, cái này vừa trị được sự tấn công của nấm bệnh và vừa làm cho mầm con cứng săn chắc hơn, có thể dùng 20 ngày 1 lần. Một số loại thuốc như: Dithane M45, Antracol, Redomil.
– Khử trùng, diệt khuẩn trong vườn, trên cây và giá thể. Nhằm giảm bớt số lượng vi khuẩn và nấm bệnh trong vườn các bác có thể dùng một số loại thuốc như: Physan 20, Benkona, Nano đồng, Nano bạc, … Nên phun xen kẽ luôn phiên với mancozeb.
– Tạo cho luồng không khí trong vườn được lưu thông tốt hơn, bằng cách dùng quạt thông gió.
– Nên có mái che mưa cho dòng thân thòng.
– Chăm cây ngoài các lọai phân NPK thì nên bổ sung các trung vi lượng cho cây tháng 1 lần để cây có thể phát triển khoẻ và cân bằng như: CanxiNitrat, MagieSulphat, Vi lượng tổng hợp Cambi308.
Đầu tiên là phải kiêng nước vài hôm, cách ly cây.
Với những cây mà bị thối trên lá hoặc chớm vô thân, thì có thể cắt bỏ phần lá thối. Sau đó pha thuốc sệt sệt chấm trực tiếp lên chỗ thối, hai ngày lần, làm khoảng 2-3 lần. Và Pha thuốc theo hướng dẫn sử dụng để phun cho cây phòng bệnh lan ra rộng hơn.
– Với những mầm bị thối gốc, thì chỉ còn cách cắt bỏ, rồi kiêng nước và trị bằng thuốc cũng giống như trường hợp trên.
Các loại thuốc dùng để trị bệnh thối nhũn trên hoa lan chúng ta nên sử dụng kết hợp một số bộ đôi nấm khuẩn: Dithanem45 + Starner, antracol + #Starner; Kasumin + Antracol; Benkona + Porner; Physan20; DethaneM45 + Marthia, hoặc không có sẵn ở nhà các loại trị bệnh trên thì chạy ra hiệu thuốc tây mua ngay kháng sinh Streptomicyn.
P/s: Có một ảnh miêu tả sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của vi khuẩn, các bác nhiền vô vùng nhiệt độ nguy hiểm từ 5 độ C tới 60 độ C, tại nhiệt độ này từ 1 con vi khuẩn sau 8 tiếng có phát triển thành trên 8 triệu con vi khuẩn. Với số lượng như vậy thì đừng hỏi vì sao cây nhanh tèo như vậy.
Cách Điều Trị Bệnh Thối Nhũn Trên Cây Hoa Lan
Nên sử dụng thuốc gì cho cây khi cây bị thối nhũn? Cây lan bị bệnh thối nhũn nặng cần phải làm gì? Cây lan bị bệnh thối nhũn trên ki cần phải làm gì để cứu giọ lan? Cách chăm sóc cây hoa lan bị bệnh thối nhũn? Giỏ lan Phi Điệp bị thối ngọn có biện pháp nào để trị bệnh? Thời tiết thay đổi cây lan bị nhiễm bệnh có cách gì để phòng và điều trị bệnh thối nhũn cho vườn lan? Trên lá giỏ lan Đai Châu có hiện tượng bị thối nhũn thì nên dùng thuốc gì để đặc trị bệnh thối nhũn?
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh thối nhũn trên cây lan
– Bệnh thối nhũn trên cây lan thường xuất hiện trên thân và lá cây hoa lan. Ban đầu bệnh mới xuất hiện những chấm nhỏ trên thân, ki, lá và chồi non giống như bị bỏng nước. Gặp điều kiện thuận lợi những vết chấm nhỏ nay lan ra rất nhanh thành những vết to màu nâu phồng.
Bệnh thối nhũn trên lá cây hoa phong lan
Biểu hiện bệnh thối nhũn trên thân cây hoa phong lan
– Khi nhiệt độ trong vườn bị ẩm ướt, đặc biệt thời tiết mưa nhiều là điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh lây lan nhanh sang thân lá khác trên giỏ lan. Lúc này lá không còn màu xanh nữa mà chuyển sang màu nâu vàng, khi chạm vào cảm thấy nhớt và có mùi hôi khó chịu.
2. Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn
– Bệnh thối nhũn trên cây lan có rất nhiều nguyên nhân gây nên, chính vì vậy bạn cần thường xuyên thăm vườn và để ý đến từng giỏ lan của mình. Một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thối nhũn trên lan là do vi khuẩn Erwinia Carotovora xâm nhập vào các vết thương cơ giới của cây. Khi gặp nhiệt độ và độ ẩm cao loại vi khuẩn này sẽ lây lan rất nhanh sang các bộ phận khác của cây.
– Trên một số cây lan bị thối chồi mà có hiện tượng thối đen từ dưới rễ lên, có mùi ủng là do nấm Phytophthoral và nấm Pythium là loại nấm thủy sinh gặp điều kiện ẩm ướt mưa rầm thì mới phát triển bệnh khi cây bị nhiễm bệnh từ bộ rễ
– Ngoài ra, nguyên nhân phát bệnh là do các côn trùng gây hại như rầy, rệp, bọ trĩ chích hút trên lá và thân khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong cây. Hoặc do va chạm, vận chuyển của cây lan gây ra các vết thương hở trên cây mà không xử lý luôn khiến cho vi khuẩn có điều kiện thuận lợi phát triển từ vết thương gây ra bệnh thối nhũn trên cây lan.
3. Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh thối nhũn
– Bệnh thối nhũn trên cây lan thường xuất hiện trong tàn dư thực vật, trong giá thể trồng và trong cơ thể một số loại côn trùng gây hại và có cả trên các dụng cụ làm vườn không được khử trùng trước khi sử dụng.
– Vi khuẩn thường xuất hiện lây lan nhờ nguồn nước, các loại côn trùng gây hại từ cây nay sang cây khác, xâm nhập vào các vết thương hở của cây lan không được xử lý đúng cách.
– Bệnh thối nhũn phát triển khi gặp điều kiện nhiệt độ, và độ ẩm cao, nhất là trong điều kiện thời tiết mưa nhiều nhiệt độ từ 27-32oC, độ pH = 7 là điều kiện khá lý tưởng cho bệnh phát triển.
– Đặc biệt, bệnh thối nhũn xảy ra ở những cây lan có các lá hay giả hành mọng nước nhưng trong dập nát do quá trình vận chuyển. Khi trồng vết dập nát chưa lành và bị dính nước là điều kiện thuận lợi cho bệnh thối nhũn phát triển nhanh chóng.
4. Biện pháp phòng và điều trị bệnh thối nhũn trên cây lan
4.1. Phòng bệnh thối nhũn cho cây lan
– Để tránh trường hợp cây lan bị bệnh thối nhũn gây hại cho lan thì biện pháp chăm sóc cây lan vào những ngày thời tiết thất thường là điều rất quan trọng.
– Khi tưới nước cho cây lan cần chú ý đến nguồn nước cung cấp cho cây cần phải là nguồn nước sạch. Không tưới nước cho cây lan vào buổi trưa nắng nóng làm cây bị bỏng, tổn thương cho cây tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Tuyệt đối không tưới nước nhiều cho cây lan vào chiều tối để tạo độ thoáng cho rễ vào buổi tối. Nên tưới nước cho lan vào sáng để cung cấp nước cho lan trong ngày, tuy nhiên nên tưới đủ ẩm cho cây.
– Trước khi vào mùa mưa nên dọn vườn sạch sẽ, thông thoáng cắt tỉa những cành nhánh già bị vàng lá, sâu bệnh hoặc những cành, lá do côn trùng chích hút. Nên tiến hành treo cao giỏ lan và sử dụng giá thể trồng có khả năng thoát nước tốt, phù hợp với bộ rễ và cây lan.
– Để tạo độ thông thoáng cho vườn lan cần nên lắp hệ thống thông gió và hệ thống đo các chỉ số về nhiệt độ và độ ẩm để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây lan.
– Sử dụng các lưới chống côn trùng hoặc sử dụng bẫy ruồi vàng trong vườn để ngăn trặn côn trùng tấn công cây lan.
– Thường xuyên thăm vườn và quan sát những cây có vết cắt trước xem có bị bệnh xâm nhiễm để kịp thời xử lý vết bệnh.
– Sử dụng các loại thuốc có gốc Mancozel để phun phòng bệnh xung quanh vườn, giúp cây cứng chắc và khỏe mạnh hơn. Có thể phun cách nhau 20 ngày 1 lần
– Khi cây bị bệnh nên ngưng sử dụng phân bón có chứa nhiều đạm cho cây, tránh làm cây bị sót và bệnh ngày càng nặng hơn.
– Khi giá thể trồng đã lâu được làm từ xơ dừa, vỏ thông, vú sữa đã bị mục, gặp thời tiết mưa nhiều tích trữ nước làm nấm mốc sản sinh trong giá thể, lúc này bạn nên thay giá thể mới cho cây lan.
– Bón phân cho cây lan bạn cần bổ sung thêm trung vi lượng cho cây ít nhất 1 tháng 1 lần để giúp cây khỏe mạnh và cân bằng độ dinh dưỡng cho cây lan như: Magie Nitrat, Canxi nitrat, vi lượng tổng hợp.
4.2. Cách điều trị bệnh thối nhũn cho cây lan
– Khi bắt đầu mới phát hiện bệnh trên cây hoa lan bạn cần ngưng tưới nước cho cây.
– Khi cây mới bị bệnh nhẹ bạn cần xử lý cây bằng biện pháp cắt bỏ hết phần cây bị thối nhũn, tưới cồn 90o xung quanh vết cắt để khử trùng cây, sử dụng chế phẩm neem ben02 để diệt các vi khuẩn còn sót lại trên thân, sau đó bôi keo liền sẹo lên vết thương cho cây nhanh liền sẹo.
– Nếu cây lan bị bệnh nặng nên gỡ lan ra khỏi giỏ lan sau đó nhúng toàn bộ cây vào thuốc đặc trị bệnh thối nhũn 10 -15 phút cho cây sau đó vớt ra để giáo nước rồi trồng sang chậu mới cho cây. Khoảng 2-3 ngày sau pha thuốc với liều nhẹ hơn chỉ bằng ½ chỉ định và phun sương cho toàn bộ cây lan. Sử dụng thuốc thối nhũn theo đúng liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất.
– Nên phun thuốc khử trùng Miksabe, Physan, Sat 4SL cho toàn bộ vườn lan. Cách 7 ngày sau nên phun lại một lần nữa cho vườn lan.
Sử dụng thuốc chống thối nhũn để điều trị bệnh cho cây
– Cây sau khi lành toàn bộ vết thương để cây nhanh chóng phục hồi và phát triển khỏe mạnh bạn có thể sử dụng thêm Cytokinin DA6 hoặc Atonik đậm đặc để tăng sức đề kháng cho cây lan làm tăng hàm lượng chất diệp lục, protein và axit nucleic trong thực vật, tăng tốc độ quang hợp, tăng chuyển hóa carbon và nitơ trong thực vật (C/N), tăng cường khả năng hấp thụ nước và phân bón, và điều chỉnh sự cân bằng nước trong cơ thể.
Nguồn: Admin tổng hợp
Bệnh Thối Hạch Hại Cây Phong Lan Và Cách Phòng Trị
Bệnh do nấm Sclerotium rolfisii Sacc gây ra, làm cho các lá lan và ngọn lan bị cụt không phát triển được
Vào mùa mưa cây lan dễ bị bệnh, biểu hiện như sau: những lá non trên ngọn cây tự nhiên chuyển dần thành màu vàng, sau đó gốc lá bị thâm nâu và khô đi, trên chỗ bị bệnh mọc lên một lớp nấm màu trắng và những hạt nhỏ li ti màu vàng nâu mật ong, những lá trên bị thối làm cho cây lan bị cụt ngọn không phát triển được.
Chúng đã bị bệnh thối hạch (còn gọi là nệnh thồi ngọn hay bệnh hạch hạt cải). Bệnh do nấm Sclerotium rolfisii Sacc gây ra. Ngoài cây phong lan loại nấm này còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như khoai tây, lạc, đậu đỗ…do có sẵn nguồn bệnh trong tự nhiên nên việc phòng ngừa chúng đôi khi cũng gặp khó khăn.
Nếu quan sát kỹ hoặc bệnh chưa phát sinh, chứ thực ra ngoài phần ngọn, bệnh còn tấn công gây hại trên cả phần gốc, rễ của cây lan.
Thông thường thì bệnh tấn công đầu tiên ở phần chồi ngọn và cổ rễ, sau đó phát triển rộng dần ra làm cho lá đọt bị vàng, rồi bị thối và chuyển dần thành màu nâu đen và khô đi. Bệnh làm cho rễ cây bị khô mục. Nếu gặp điều kiện nóng ẩm (nhiệt độ và ẩm độ không khí cao) thì trên vết bệnh sẽ xuất hiện những tán nấm màu trắng xốp như bông gòn và những hạch nấm màu trắng, sau chuyển dần thành màu vàng nâu, kích thước khoảng 0,5 – 1,0 mm (nhìn giống như hạt cải).
Hạch nấm tồn tại ngay trên bộ phận bị bệnh hoặc rụng xuống nằm tiềm sinh ngay trên giá thể, đây là nguồn bệnh ben đầu từ đó xâm nhập gây bệnh cho cây.
Bệnh thường gây hại nhiều trong mùa mưa ẩm. Các giống lan Vanda, Ascocenda,…thường bị bệnh gây hại nhiều hơn các giống khác.
Để hạn chế tác hại của bệnh cháu phải phòng ngừa bệnh là chính, chứ đừng để đến khi bệnh phát sinh gây hại nặng mới can thiệp thì sẽ rất khó chữa trị. Sau đây là một số biện pháp phòng trị chính:
Không trồng cây giống đã bị nhiễm bệnh.
Trước khi trồng chậu và giá thể phải được khử trùng bằng dinh dịch Formol pha với nước theo tỷ lệ cứ 5 phần Formol 40% pha với 100 phần nước, phun tưới lên chậu và giá thể, dùng bạt nilon phủ kín trong 2-3 ngày rồi mở ra khoảng 1 ngày cho bay hết mùi Formol, sau đó mới trồng cây lan vào.
Không nên treo hoặc đặt chậu lan quá thấp để nước không bắn lên mỗi khi có mưa.
Khi cây lan còn nhỏ nên có mái che mưa, vì giai đoạn này cây lan rất dễ bị nhiễm bệnh.
Vào mùa mưa (là mùa bệnh dễ phát sinh), nếu có thể nên phun xịt định kỳ khoảng 10-15 ngày một lần bằng những loại thuốc đã nêu trên.
Thường xuyên kiểm tra chậu lan, nếu thấy bệnh chớm phát sinh có thể dùng một trong những loại thuốc như Vivil 5SL, Vicarben 50 BTN, Topsin-M 70WP, Vivadamy 3DD/5DD, Cantop-M 70 WP, Topan 70 WP…phun xịt vài lần, cách nhau khoảng 7-10 ngày. Hoặc dùng những loại thuốc trên hòa với nước với liều lượng 1-2gram thuốc cho một lít nước, sau đó nhúng cả chậu và cây lan ngập trong vòng 30 phút.
Nếu bệnh đã phát sinh gây hại nặng tốt nhất loại bỏ cây bệnh và cả giá thể đem chôn hoặc đốt tiêu hủy, rồi khử trùng chậu bằng Formol như đã nêu ở trên rồi trồng lại cây lan khác.
Còn có một cách đơn giản và hiệu quả. Vôi ăn trầu phơi khô tán nhuyễn . Pha với cồn 90 quét lên phần bị nấm sẽ hết
Bạn đang xem bài viết Cách Phòng Và Trị Bệnh Thối Nhũn Trên Cây Phong Lan (Hoa Lan) trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!