Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Nhận Biết Hoa Lan Đuôi Cáo Cực Kỳ Đơn Giản # Top 3 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Nhận Biết Hoa Lan Đuôi Cáo Cực Kỳ Đơn Giản # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nhận Biết Hoa Lan Đuôi Cáo Cực Kỳ Đơn Giản mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan đuôi cáo

Lan đuôi cáo, còn gọi là Cáo Bắc, lan Hồng ngọc, thuộc họ Giáng Hương (Aerides), tên khoa học là Aerides multiflora, tên Latinh là Aerides Rosea.

Hoa lan đuôi cáo không có nhiều chấm như Lan như chồn.

Cây Lan đuôi cáo dễ trồng, dễ sống, khỏe, hoa chùm dài màu trắng có nhiều chấm tím hồng rất đẹp, thơm đậm, đặc biệt vào buổi trưa nắng, nở vào khoảng tháng 5-7 dương lịch.

Đặc điểm hoa lan đuôi cáo

Lan đuôi cáo hay còn gọi là lan cáo bắc. Đây là loại lan khá phổ biến ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên. Loại cây này có tên khoa học là Aerides Rosea và thuộc họ giáng hương. Cây có đặc trưng là loại thân thảo có trụ tròn to cỡ ngón tay cái đến ngón chân cái. Với phần gốc của cây được bao bọc bởi các bẹ lá lớn xếp thành từng chồng lên nhau. Cây lan đuôi cáo cho chiều cao trung bình khoảng 50cm.

Trong tự nhiên người ta còn bắt gặp những cây lan đuôi cáo cao tới hơn 1 mét. Lá lan đuôi cáo nhẵn và phẳng chiều dài khoảng 30cm và đường kính rộng chừng 4cm. Điểm thu hút nhất của loại lan này chính là những chùm hoa của chúng. Có thể vì trông xa xa những chùm hoa này trông giống như những chiếc đuôi cáo nên đã đặt tên cho loại hoa này.

Hoa khi nở sẽ thành từng chùm dài khoảng 20cm. Mỗi chùm bao gôm khoảng 20 bông hoa có kích thước khoảng 2cm và có màu trắng điểm đốm tím khá đẹp mắt. Hoa lan đuôi cáo thường nở vào mùa hè khoảng tháng 5-7 hàng năm. Mỗi khi nở chúng sẽ lan tỏa một mùi hương thơm rất xa và đậm nhất là vào buổi trưa.

Cách trồng hoa lan đuôi cáo

Hoa lan đuôi cáo nhìn chung là loại hoa được đánh giá là khá dễ trồng. Cây ưa ẩm nên cũng khá thích hợp với điều kiện khí hậu của nước ta. Tuy nhiên, bạn cũng cần đáp ứng một số yêu cầu về điều kiện môi trường bên ngoài thích hợp để trồng và chăm sóc lan đuôi cáo.

Ánh sáng: 50%

Nhiệt độ: 20-25%

Độ ẩm: 40-70%

Với những loại lan mua ở ngoài cửa hàng thì cây đã có giá thể và trồng thuần rồi nên khi đem về nhà, chỉ cần ngưng tưới nước 2 ngày và treo nơi thoáng mát; sau đó mới tưới lại để cây quen với khí hậu vườn nhà. Bón thêm chút B1 hoặc nước gạo vo để cây không bị mệt khi thay  đổi môi trường sống

Còn với những cây hoa lan đuôi cáo được lấy từ rừng về trồng, thì đòi hỏi nhiều công đoạn hơn. Là bạn cần phải ngâm qua thuốc nấm, treo ngược nơi thoáng mát tránh mưa chờ khi cây nhú rễ mới tiến hành cấy vào giá thể trồng tiếp.

Giá thể trồng của hoa lan đuôi cáo

Lan đuôi cáo có thể trồng bằng giá thể bằng gỗ lũa hoặc trồng bằng chậu đất nung, thì cây vẫn đều phát triển tốt. Tuy nhiên, cần phải trồng và để giá thể nơi thoáng mát có độ ẩm vừa đủ.

Thời gian đầu khi mới ghép vào giá thể, bạn nên tránh để gặp mưa; nếu không cây sẽ bị thối ngọn.

Thời điểm ghép cây nên vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 dương lịch. Bởi vì thời điểm này có độ ẩm cao, không quá rét và có mưa phùn nên rất thích hợp để bạn ghép cây lan đuôi cáo vào giá thể.

Cây sau khi mua về, thì cần phải cắt tỉa bớt rễ thối, rễ khô. Tiến hành xối cả cây qua nước sạch rồi sau đó ngâm vào dung dịch thuốc kích rễ khoảng 2 giờ. Vớt ra rồi đem ghép lên gỗ. Dùng dây nhựa cố định cành cây và treo nơi thoáng mát.

Nếu như bạn quyết định trồng cây trong chậu đất nung; bạn tiến hành chọn những cục than hoa bằng quả trứng và đặt vài miếng xơ dừa vào trong chậu để giúp tăng cường giữ ẩm.

Dùng dây buộc cố định chân lá gốc với giá thể sạch cho gốc cách mặt giá thể khoảng 2 đốt ngón tay là được. Sau khi trồng xong bạn tiến hành đặt chúng ở nơi thoáng mát, ánh sáng khoảng 50%.

Chăm sóc chi tiết nhất về lan đuôi cáo

Tưới nước

Một khi cây đã ra rễ và xanh tốt thì bạn cần cung cấp nước và độ ẩm hàng ngày cho cây. Khi thấy giá thể bị khô bạn cần tưới nước cho thích hợp. Vào mùa nắng bạn nên tiến hành tưới nước thành nhiều lần, vào mùa mưa bạn nên tưới khi thấy giá thể đã khô ráo. Thông thường một ngày cần tưới hai lần vào đầu sáng và cuối chiều, những ngày mưa thì không tưới.

Phân bón

Để cây phát triển xanh tốt và hoa nở to, đẹp thì bạn nên tiến hành cung cấp thêm một lượng phân bón cho cây. Với các loại lan đuôi cáo ở trong rừng thích phân hữu cơ hơn các loại phân vô cơ. Khi tưới bạn nên tưới nước với liều lượng loãng và có thể bón phân hàng tuần, bón phân vô cơ kiểu cân đối 20-20-20, ngoài ra khi chăm sóc cây phải sử dụng phân bón vô cơ thì bạn chú ý đến các giai đoạn phát triển của cây để chọn loại phân cho phù hợp, tùy tỉ lệ mà có tác dụng khác nhau(N cho lá, P cho rễ, K cho hoa); 15 ngày 1 lần để cây phát triển bộ tán lá cân đối và lá to, đẹp. Bạn có thể sử dụng các loại phân dê, phân dơi để làm phân chậm tan, giúp cây phát triển tốt và không phải sử dụng phân hóa học.

Sâu bệnh

Đây là loại hoa được xếp vào nhóm cây có sức đề kháng mạnh. Tuy nhiên, cây vẫn còn mắc một số loại nấm bệnh khác nhau như bệnh thối ngọn, bệnh thối rễ và bệnh nhện đỏ. Nên tưới và phun thuốc diệt trừ nhện đỏ và rệp sáp khoảng 1 tháng 1 lần.

Xử lý ra hoa

Đặc tính của cây hoa lan đuôi cáo là thường ra hoa vào đầu mùa mưa sau một khoảng thời gian chịu khô hạn. Lợi dụng đặc điểm này người trồng có thể điều chỉnh điểm nở hoa cho cây một cách phù hợp với mục đích sử dụng.

Khi muốn cây ra hoa thì giảm nước từ từ, cho đến khi ngừng hẳn. Bạn nên treo cây ở nơi thoáng mát để kích thích cây ra nụ. Treo cây ra chỗ đón mưa đầu mùa chỉ khoảng 1 tuần sau bạn đã có thể thấy những vòi bông nhú lên.

Bình thường cây trồng khi được đáp ứng đủ các điều kiện sẽ tự ra hoa không nhất thiết phải sử dụng biện pháp kích thích làm hại cho cây, cây có thể ra hoa muộn một chút cũng không sao, quan trọng là hoa đẹp và cây khỏe là tốt.

Giáng Hương Đuôi Cáo: Nhận Biết Và Cách Trồng Đơn Giản Như Ăn Kẹo

Giáng hương đuôi cáo là loài lan đơn thân cho hoa rất đẹp. Với những chùm hoa dài thướt tha đúng như tên gọi đuôi cáo, đây là loài lan mà nhiều người rất ưa chuộng. Vậy cách phân biệt lan đuôi cáo như thế nào, lan đuôi cáo khác với những loại giáng hương khác ra sao, cách trồng lan đuôi cáo thế nào cho phát triển tốt nhất?

Giáng hương đuôi cáo trong khoa học

Aerides Rosea là tên khoa học của lan đuôi cáo, trong đó Aerides chính là loài giáng hương. Nhiều bạn rất hay nhầm lẫn giáng hương là một loại lan nhưng thực tế không phải. Chúng ta cần phân biệt giáng hương với đuôi cáo. Đuôi cáo chỉ là một loại lan nằm trong chi giáng hương mà thôi, ngoài đuôi cáo còn rất nhiều loại lan khác trong chi giáng hương như quế trắng, tam bảo sắc, bạch nhạn, hoàng nhạn, quế tím, sóc lào…

Có nhiều người hay nhầm lẫn tên gọi của lan đuôi cáo với nhiều loại lan khác, đặc biệt là đuôi chồn (sóc ta), sóc lào, đai châu (nghinh xuân),… chính vì vậy bạn nên phân biệt kĩ lan đuôi cáo qua những hình ảnh dưới đây nhé!

Lan đuôi cáo nhận biết như thế nào?

Nhận biết lan đuôi cáo không hề khó khăn chút nào nếu như bạn nhìn những tấm hình dưới đây. Lan đuôi cáo có hoa chùm màu trắng tím và dài. Mỗi ngồng hoa đuôi cáo thường dài từ 20cm đến 40cm, chùm hoa thả thòng xuống nhìn cực kì đẹp. Hiện nay, nhiều gia đình sở hữu những cây đuôi cáo có ngồng hoa phân nhánh, cực kì sai hoa, đẹp, hiếm và có giá trị cao.

Bông hoa đuôi cáo có phần lưỡi bẹt và xòe rộng, dọc lưỡi có một vết chấm màu tím là điểm đặc trưng để nhận biết! Đây là đặc điểm dễ nhận biết cho bạn phân biệt đuôi cáo với chồn và sóc lào.

Đuôi cáo thường cho hoa từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch với mùi thơm đặc trưng.

Giáng hương đuôi cáo có bản lá phẳng, mỏng chứ không dày, tuy nhiên lá khá dai. Nếu bạn mua lan về không chắc có phải cáo không thì cứ bẻ thứ mép lá chân của cây, cực dễ bẻ nhưng còn lâu bạn mới bẻ gãy được, lá đuôi cáo mỏng nhưng rất nhiều xơ. Lan đuôi cáo khi lấy từ rừng về thì rất ít cây phát triển theo hướng thẳng đứng mà thường lá sẽ hướng hết về một bên như thế này:

Lan đuôi cáo thuộc chi giáng hương, chính vì thế đặc điểm rễ gió là rất đặc trưng. Nếu bạn trồng lan đuôi cáo lâu năm, bộ rễ gió cực kì phát triển:

Lan đuôi cáo khi mua về bạn sẽ phải xử lý trước khi trồng. Giáng hương đuôi cáo hiện nay nhìn thấy lá chúng ta dễ bị nhầm nhất là với lan ngô đồng. Bạn lưu ý lan ngô đồng, khoảng cách giữa 2 lá cách xa rất nhau, lá cực dày và cứng. Còn đuôi cáo có lá xếp rất sát nhau, lá mỏng hơn và ngắn hơn.

Đặc tính của lan đuôi cáo

Để biết cách trồng và chăm sóc một loài lan cho đúng khoa học, trước hết bạn phải tìm hiểu đặc tính của loài lan đó như thế nào.

Phong lan đuôi cáo thuộc chi giáng hương, chính vì thế nó có đầy đủ đặc điểm của một loài lan đơn thân ưa ẩm, mát, thích đung đưa trong gió. Lan đuôi cáo có một bộ rễ dài và cực kì phát triển. Những chiếc rễ này thả trong gió hút lấy nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Lan đuôi cáo rất ưa ẩm mát, chỉ ẩm mát thôi chứ đừng để gốc cây lan lúc nào cũng ướt nhé. Mặc dù đa số phong lan thích ẩm nhưng không có cây nào thích ướt cả. Rễ cây ngoài việc hút nước và chất dinh dưỡng thì nó còn hô hấp nên cần phải đảm bảo độ thoáng khí. Đây cũng chính là cái khó hay khiến người chơi lan nản lòng chứ không riêng gì mỗi lan đuôi cáo. Có nhiều người muốn cây phát triển nhanh chóng mà tưới thật nhiều nước, bón phật nhiều phân, phun thật nhiều thuốc kích rễ, kích lá,… phun đến nỗi cây lan ngộ độc phân bón mà vàng lá, héo ủ rũ mà chết, mặc dù… vẫn tưới nước mỗi ngày.

Bí quyết trồng lan đuôi cáo nhanh ra rễ mà không bị nhăn

Hiện nay có rất nhiều người thắc mắc với tôi rằng trồng lan đuôi cáo cực kì khó mà họ chinh phục cả năm trời vẫn không có tiến triển gì cả. Tuy nhiên, bản thân tôi lại thấy lan đuôi cáo rất rễ trồng và chăm sóc đó chứ. Cách trồng lan đuôi cáo không quá khó như mọi người vẫn nghĩ, tuy nhiên nó đòi hỏi một số mẹo không phải ai cũng biết.

Một buổi sáng chủ nhật không quá rảnh rỗi nhưng tôi có thể ngồi đây và chia sẻ với các bạn cách trồng lan đuôi cáo cực kỳ nhanh ra rễ mà không sợ chết, lá không bị nhăn hoặc là có nhăn nhưng sẽ hồi phục một cách nhanh chóng. Vậy bí quyết đó là gì cùng tìm hiểu nhé! Bài viết có thể rất dài khiến người đọc cảm thấy nản chí, tuy nhiên đây đều là những chia sẻ tâm huyết của tôi, chính vì vậy bạn có thể dành ra vài phút để tích lũy thêm kinh nghiệm hoặc click vào menu để đọc từng phần thôi nhé, chúc các bạn cuối tuần vui vẻ bên gia đình!

Không biết tôi đã nhắc đến những quy tắc trồng lan bao nhiêu lần rồi, tuy nhiên hôm nay với loài lan đuôi cáo có phần khác với các loài lan đơn thân khác, tôi sẽ nói một cách chi tiết hơn.

Bạn hãy xem qua bài viết về cách trồng lan đơn thân nhanh ra rễ trước khi đọc bài này nhé, link chi tiết

, hãy hạn chế không cần dùng nhiều thuốc kích thích quá đâu. Có khi xử lý lan tôi chỉ ngâm mỗi nước lã, cẩn thận hơn thì một vài giọt Thứ nhấtHùng Nguyễn hoặc physan 20SL kết hợp vitamin B1 và Vitamin B12. Các bạn rất máy móc trong việc lựa chọn thuốc kích rễ cho phong lan khi mới trồng. Chú ý không nên sử dụng thuốc kích rễ atonik, loại này quá liều rất dễ gây thối cây!

Nhiều người cho rằng chúng ta bắt buộc sử dụng thuốc kích thích rễ thì cây mới nhanh khỏe. Điều này cũng không hẳn. Khi cây lan được trồng đúng chỗ phù hợp thì nó sẽ bắn rễ và hồi phục nhanh chóng thôi. Đối với cây lan khỏe, nhiều khi chẳng cần thuốc kích rễ mà cũng bắn rễ rất nhanh.

Đừng cho rằng cứ càng nhiều thuốc kích rễ càng tốt nhé. Một lượng vừa đủ là được, nhiều quá cây ngộ độc sẽ gây phản tác dụng. Tôi không khuyến khích các bạn bỏ thuốc kích rễ, bản thân tôi cũng vẫn dùng nhưng hạn chế thôi. Đối với những cây lan khỏe có khi tôi chỉ cho một chút hoặc đôi khi còn chẳng thèm cho, vậy mà cứ ghép lan được 10-15 ngày là chúng bắt đầu nhú rễ rồi.

Hiện nay phương pháp sử dụng được rất nhiều người sử dụng và cho hiệu quả rất tốt. Thay vì sử dụng thuốc kích rễ, bạn có thể dùng phương pháp này rất tốt, an toàn cho cả cây lan và người sử dụng.

Thứ hai, không vội gì mà ghép lan luôn, không vội gì mà tưới lan luôn khi trồng.

À, một suy nghĩ của người mới chơi lan, cứ mua được lan là rửa chậu, rửa kéo cắt rễ ngâm luôn. Ồ, sai lầm, một sai lầm rất lớn mà đa số người mới chơi lan đều mắc phải.

Bất cứ loài lan nào khi vận chuyển từ nơi này sang nơi khác cần phải thích nghi với môi trường mới. Cũng không khác loài người là mấy, khi đi xe ô tô từ Hà Nội vào tp.HCM bạn cũng cần phải nghỉ ngơi để lấy lại sức, quen với môi trường mới chứ không thể nào ăn uống một cách tưng bừng ngay được.

Vậy cần phải làm gì khi mua lan về ( đa số là mua lan online)?

Hãy tháo dỡ hết ra và làm một đoạn dây treo ngược lên nhé. Đa số lan đuôi cáo khai thác từ rừng về đều có dạng thân cong hình chữ L hay chữ U nên không quá khó để treo ngược chúng lên đâu. Buộc đó treo ngược lên tầm 1 ngày chỗ thoáng mát, tránh nắng nóng, mưa trực tiếp nhé.

Tôi thường treo ở ban công hoặc dưới tán cây nhãn, cây xoài, thi thoảng làm cái bình phun sương xịt qua cho chúng đỡ mất nước. Ok sau 2 ngày bạn sẽ thấy lá của nó bắt đầu có hiện tượng nhăn, lá vàng vàng, một số lá rụng. Không sao cả, bạn hãy tháo xuống cắt hết những lá, rễ hỏng rồi bôi keo liền sẹo vào, treo ngược lên cho thật khô rồi tiến hành ngâm thuốc từ nấm bệnh và thuốc kích rễ.

Sau đó, bạn cần xử lý 2 việc: xử lý nấm bệnh và ngâm thuốc kích rễ.

Bước 1: Ngâm toàn bộ cây lan vào dung dịch Physan 20SL trong 10-15 phút nhằm khử trùng mầm bệnh và treo lên cho khô.

Bước 2: Sau đó ngâm ngập cây vào dung dịch thuốc kích rễ B1 và B12 để giúp cây hồi sức và nhanh ra rễ trong khoảng 20 phút.

( Lưu ý: Bạn có thể thay thế hoàn toàn 2 bước này bằng cách sử dụng chế phẩm Hùng Nguyễn, ngâm 1 lần 20 phút rồi vớt ra. )

Sau đó lại vớt ra và treo ngược cho khô ở chỗ tránh mưa nắng trực tiếp. 1 ngày 3-4 lần xịt phun sương nước cho cây hút căng nước khoảng 2 ngày. Sau đó để cây khô và chúng ta có thể sẵn sàng ghép cây.

Nhiều người cứ treo ngược vậy đến khi cây lan đuôi cao nhú rễ r mới ghép. Tuy nhiên tôi thấy cách này đa số khi ghép đều chạm vào đầu rễ khiến cây chột lại. Tốt nhất khi xử lý xong thì bạn nên ghép cây luôn trong vòng 1 tuần.

OK, câu hỏi rất hay và cực kì phổ biến trong các group chơi lan. Ngày trước đây, ai cũng bảo ghép cây lan phải cho ngọn quay lên để tiếp nhận được nguồn ánh sáng mặt trời. Trong thiên nhiên cũng vậy, cây nào thì ngọn cũng hướng lên trên cả, chính vì thế ghép lan quay ngọn lên trên là điều tất yếu.

Tuy nhiên, ngày nay những người chơi lan lâu năm lại cho rằng ghép lan quay ngược xuống cũng được. Và tôi cũng thấy rằng ghép lan đuôi cáo quay ngược xuống khá ổn và không có vấn đề gì. Sở dĩ người ta muốn ghép lan đuôi cáo ngược và phổ biến nhất vì đuôi cáo khá lì ra rễ, ưa ẩm nhưng lại ướt quá thì rất dễ bị thối ngọn.

Có một vấn đề như thế này: Lan đuôi cáo hay có dạng thân dài hình chữ U hay chữ L, nếu ghép quay lên trên thì phần gốc này là nhô ra bên ngoài và không sát với phần giá thể gỗ. Thay vì ghép xuôi lên trên, bạn có thể ghép ngược. Nói là ghép ngược cũng không đúng, mà là ghép ngang.

Bạn hãy dùng dây buộc sao cho ngọn cây lan nằm ngang ra. Với tư thế này, cây lan của bạn hoàn toàn có thể đón lấy ánh sáng mặt trời mà vẫn không bị úng nước khi tưới. Ghép lan đuôi cáo như thế này thì bạn tha hồ tưới ẩm, rất tốt để chúng bật rễ mà không lo sợ đọng nước trên ngọn dễ dẫn đến thối ngọn.

Cả 2 đều ổn, trồng lan đuôi cáo vào chậu giữ ẩm tốt, ghép được nhiều, tương đối dễ ghép nhưng nhiều người mới chơi lan quen tưới quá tay lúc ban đầu nên tỉ lệ chết tương đối cao do đọng nước ở ngọn cây. Về lâu dài thì bạn nên ghép lan đuôi cáo vào chậu đất nung hoặc chậu gốc thật chắc, hạn chế ghép vào chậu nhựa, trừ khi hàng giống bạn ươm tạm.

Ghép lan đuôi cáo vào gỗ cũng không quá khó, thậm chí là dễ, tính thẩm mĩ cao, dễ kiểm tra tình trạng cây nhưng lại có nhược điểm là khó giữ được ẩm.

Như vậy, bạn có thể trồng vào loại nào cũng được, với tôi trồng cả 2 rất ổn mà bạn không cần phải phân vân.

Trước hết, bạn nên chuẩn bị sẵn giá thể. Tôi thường dùng gỗ nhãn hay gỗ vải cắt thành từng khúc nhỏ từ 2 đến 3 đầu ngón tay, xử lý sạch sẽ và một chút dớn chile ( loại dớn hay dùng để trồng hồ điệp công nghiệp). Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng than củi, vỏ thông mang lại hiệu quả cũng rất ok.

Chậu trồng đuôi cáo loại nào cũng được, nhưng tối ưu nhất là loại chậu gỗ nan thưa. Ngoài ra có nhiều người sử dụng chậu nhựa đen hoặc chậu nhựa giả gỗ. Tuy nhiên chậu nhựa này là từ nhựa tái chế, không được bền, đặc biệt với lan đơn thân phát triển rất lâu. Nhiều người trồng lan đuôi cáo vào đĩa dớn cũng phát triển rất ok.

Dùng một ít dây thít nhựa, ghép lan đuôi cáo dựa vào thành của chậu. Ghép cách này cây lan được cố định cực chắc chắn mà không sợ lay gốc, chính vì thế mà rễ cũng bắn ra rất nhanh. Bên dưới bạn rải các cục gỗ sao cho chạm hoặc ngập gốc cây lan một chút. Nhớ là để hở gốc cây ra nhé, đừng như trồng khoai. Sau đó dùng dớn chile rải một lớp mỏng lên mặt chậu, tập chung nhiều ở phía giữa.

Như vậy là xong rồi đó, sau khi ghép bạn cắt nước 1 ngày nữa rồi hôm sau tưới thật đậm, những ngày tiếp theo phun sương định kì là được. Nếu nhanh thì 5 – 7 ngày cây lan sẽ ra rễ. Tôi thấy cách này hiệu quả rất nhanh, dớn để ở mặt chậu có ướt sũng vẫn không sợ cây lan bị úng. Hơi nước bốc lên tạo môi trường cực ẩm cho cây nhanh ra rễ nhất. Có thể ban đầu cây bị héo lá, thậm chí khô vào nhưng lá vẫn xanh, bạn đừng cắt tỉa đi mà cứ để đó, 1-2 tháng cây bám rễ là nó căng lại, đẹp ngay.

Như trên tôi đã nói, ghép ngược cũng được, xuôi cũng được. Tôi thường ghép cây lan đuôi cáo hàng giống, hàng to nhưng thân thẳng đứng hướng lên trên, những cây thân hình chữ U hay chữ L thì ghép ngang.

Ghép lan đuôi cáo cũng nên tận dụng dớn chile để giữ ẩm cho cây nhé. Có nhiều người thích sử dụng xơ dừa để giữ ẩm cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên xơ dừa các bạn hay dùng loại tươi, loại dừa uống nước xé ra ghép vào luôn.

Vấn đề là xơ dừa ban đầu chưa mục thì khả năng giữ nước không được tốt, đồng thời chưa xử lý nên khá chát và không tốt cho lan. Nếu xơ dừa để mục thì giữ nước cực kì tốt và dễ gây thối rễ. Nhiều người ghép 1 năm bùi nhùi xơ dừa ốp vào gốc cây lan, cực ẩm nhưng rất mất thẩm mỹ mà lại không hề tốt cho lan một chút nào cả, bí gốc rất dễ khiến cây lan hy sinh đó.

Cứ ghép và thêm một chút dớn chile lót vào giữ phần gốc cây và phần gỗ là được, một chút mỏng thôi nhé, vừa đẹp vừa khỏe.

Sau khi ghép lan xong, bạn treo vào nơi thoáng gió, tránh mưa nắng trực tiếp, không treo trong nhà, trong mái tôn. Thích hợp nhất bạn treo ngoài ban công hoặc dưới tán cây lớn. Tôi thường treo dưới tán cây lớn, mưa nhỏ một chút cũng không sao, mưa to cất đi tránh mưa rồi lại cho ra.

Đừng để giò lan quay tít trong gió, chúng không định hướng cố định nên khó ra rễ hơn nhiều. Thay vì dùng dây vải treo, bạn nên dùng dây thép treo để chắc chắn hơn là ổn.

Hằng ngày cứ phun sương giữ ẩm, nước gạo cũng được, B1 thi thoảng xịt cũng được, nước lã cũng được nhưng đừng phun vào ngọn cây là được.

Lan đuôi cáo khi mới trồng có đặc điểm là lá nhăn, đừng lo lắng nhé, sau đó tầm 1-2 tháng cây hồi sức là lá căng trở lại rất đẹp. Đồng thời, bạn cũng có thể tăng độ ẩm và giảm cường độ ánh sáng xuống một chút là là cây lại căng lại nhanh chóng.

Thực ra lan đơn thân ghép vào thời gian nào cũng được, tuy nhiên bạn nên chọn mùa xuân hoặc đầu hè mà ghép để cây được thích nghi và có khí hậu thuận lợi nhất để phát triển tại vườn nhà.

Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về cách trồng lan đuôi cáo, các bác có kinh nghiệm gì thì bình luận phía dưới để mọi người cùng tham khảo nhé. Chúc các bác thành công với những giò lan yêu quý của mình.

Lan Cattleya: Nhận Biết, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cực Đơn Giản

Giới chơi lan ai cũng biết đến loài lan cát ( cát lan, cattleya) có hoa to, rực rỡ sắc màu và vô cùng dễ chơi. Vậy cách trồng lan cattleya như thế nào, cách chăm sóc ra sao cho chúng luôn xanh tốt và sai hoa? Cùng Chăm Lan tìm hiểu ngay nhé!

Nhận biết lan Cattleya

Chi Cát lan hay chi Lan hoàng hậu (danh pháp khoa học: Cattleya) là một chi thực vật gồm 113 loài hoa lan phân bố từ Costa Rica đến Nam Mỹ nhiệt đới. Tên chi này do John Lindley đặt năm 1824 theo tên của William Cattley là người đã nhân giống và trồng thành công loài lan Cattleya labiata. Tên viết tắt của chi này trên các tạp chí thương mại là C. Cattleya cũng là tên một liên minh hoa lan gồm các chi Brassavola, Broughtonia, Cattleya, Encyclia, Guarianthe, Laelia, Myrmecophila, Sophronitis. ( Trích )

Lan cattleya là loài lan đa thân, có nhiều hành giả, thân chúng khá mập và tương đối ngắn. Cattleya là loại rễ chùm, nhỏ và dài. Đây là loài lan có tốc độ phát triển tương đối nhanh, nhân giống bằng các hành giả nên rất nhanh. Chúng ta có thể tách giống liên tục để được nhiều chậu lan lớn. Tuy nhiên, việc nhân giống cũng phải hi sinh cây sẽ không ra hoa nếu giả hành chưa đủ tuổi.

Mỗi giả hành sẽ cho từ 1 cho đến 2 lá ( tùy từng giống cây). Ở chính giữa sẽ cho mèo, từ mèo này sẽ mọc ra những chùm hoa. Tuy vào từng giống lan cattleya, có loại ra theo chùm 2-4 bông, có loài chỉ ra 1 bông duy nhất.

Phân loại lan cattleya

Hiện nay chi lan Cattleya cực kì phong phú với nhiều loại lan khác nhau từ hình thái thân lá cho đến mặt hoa, màu sắc,… Nhưng nói chung chúng sẽ được phân loại như sau:

Cattleya Hàn Mặc Tử chính là loài lan phổ biến và điển hình ở Việt Nam. Chúng có kích thước thân lá to, nhỏ tùy thuộc vào chế độ chăm sóc. Không phải cứ lan rừng là thân lá nhỏ đâu. Tôi có thấy ông anh có chậu lan cattleya Hàn Mặc Tử ( người ta hay gọi là cát xưa) thân lá thì to vĩ đại, giả hành có khi dài đến 20 cm, thêm 2 lá ở đầu hành giả cũng dài tầm 20cm nữa, cả giò chục thân đủ thấy nó khủng thế nào, tuy nhiên hoa theo chùm và vẫn bé so với loại cát phổ biến hiện nay!

Loại này ra đời nhờ sự lai tạo gen nhân tạo tạo nên nhiều giống lan cat khác nhau, màu sắc sặc sỡ, và chỉ có đợi đến khi nhìn thấy hoa thôi chứ không thể đoán được mặt hoa lúc mua giống thân lá.

Loại lan cattleya lai này bao gồm cả những loài lan cát có khuôn bông lớn cho đến những chậu lan cattleya mini thân lá nhỏ và hoa theo chùm.

Hiện nay đa số người chơi lan cattleya đều phân loại theo cách này. Lan cattleya 1 lá là loại giả hành chỉ cho 1 lá duy nhân, thân lá có phần to lớn vượt trội và cũng chỉ cho 1 bông/ 1 hành giả. Bù lại, lan cattleya 1 lá này cho bông cực to, sặc sỡ và hiện tại loại này là dòng lan cát đẹp nhất được người chơi ưa chuộng nhất, đồng thời cũng có giá trị nhất hiện nay.

Cattleya 2 lá là loại có 2 lá trên 1 hành giả. Loại này đa số thân lá nhỏ và cho hoa theo chùm, thậm chí mỗi chùm từ 5-7 bông nếu như cây sung sức. Lan cattleya 2 lá hiện nay chủ yếu là dòng lan cattleya mini và giống lan cát xưa.

Dù là loại nào thì bạn cũng nên sưu tầm cho giàn lan thêm phần phong phú.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng lan cattleya

Lan cattleya trồng khá đơn giản. Hiện nay giống lan cat không quá đắt, giao động trên thị trường khoảng 150 đến 300k một chậu lan. Thông thường người ta trồng lan cattleya bằng các hướng, mỗi hướng bao gồm 2-3 giả hành và có đầy đủ mắt ngủ ở giả hành tơ. Các mắt ngủ này sẽ mọc lên giả hành mới.

Để nhân giống lan cattleya nhanh thì chúng ta nên tách như vậy, còn bạn khi mua lan cat thì có thể là chậu to, nhiều hành giả và có thể cho hoa luôn. Bạn có thể để nguyên và chuyển chậu cho cây hoặc tách để nhân giống thì tùy. Ở đây tôi sẽ hướng dẫn cách trồng lan cattleya từ một hướng của cây:

Lan cát phù hợp với mọi loại chậu từ chậu nhựa đen, chậu gỗ, chậu đất nung,… tuy nhiên loài lan cat ưa ẩm, chúng ta không nên sử dụng loại chậu quá thoáng và đường kích chậu quá lớn.

Giá thể cho lan cattleya yêu cầu thoáng rễ, thoát nước nhanh và giữ ẩm cao. Do vậy chúng ta có thể cân nhắc đến các loại giá thể như xơ dừa, vỏ thông, miếng gỗ cắt nhỏ, than củi, dớn vụn, viên đất nung, đá bọt… Giá thể chúng ta dễ gặp nhất đó chính là xơ dừa. Loại này nhà vườn trồng rất nhiều do giá rẻ, dễ kiếm và giữ ẩm tốt. Tuy nhiên đấy là nhà vườn có thể kiểm soát nước tốt. Còn với bạn trồng vườn nhà thì nên sử dụng xơ dừa trộn với vỏ thông, viên đất nung và dớn vụn.

Tất cả giá thể bạn lưu ý cần phải xử lý trước khi trồng.

Bạn cần tách giống lan cattleya ra thành từng hướng ( mỗi hướng khoảng 2 – 3 thân là ổn), tại vết cắt bôi keo liền sẹo và để cho thật khô tránh ngấm nước dễ bị thối. Chúng ta có thể sử lý giống bằng chế phẩm Hùng Nguyễn trước khi tiến hành trồng.

Bước 1:

Với chậu trồng lan cattleya, chúng ta cần phải làm móc treo trước khi trồng cây để lấy nó làm điểm tựa cho cây. Bạn dùng 1 miếng xốp, cắm một chiếc que ( đũa tre dùng 1 lần) đặt vào đáy chậu, sau đó lấp giá thể dần lên đến cách miệng chậu chừng 2-3cm.

Lưu ý miếng xốp phải có chỗ cho nước thoát, không được bịt kín tất cả các lỗ ở đáy chậu. Giá thể chúng ta cho từ kích thước lớn đến kích thước nhỏ. Giá thể bạn có thể tùy ý lựa chọn tùy theo vùng miền. Chẳng hạn ở vùng mưa ít hoặc kiểm soát được độ ẩm có thể sử dụng xơ dừa kết hợp với vỏ thông hoặc dớn. Ở khu vực mưa nhiều có thể cân nhắc chỉ sử dụng vỏ thông và dớn vụn, xơ dừa vụn chỉ rải lên bề mặt chậu.

Bước 2:

Cố định hướng của cây lan cattley vào chiếc que đã cắm sẵn ở chính giữa chậu. Chú ý phần mắt ngủ của cây phải hướng vào giữa chậu để sau này cây mới mọc đúng vị trí trung tâm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cố định hướng của cây lan vào thành của chậu, hướng giả hành tơ và mắt ngủ vào chính giữa chậu.

Lưu ý chỉ đặt gốc của cây lan cat lên bề mặt giá thể, tuyệt đối không lấp gốc cây sẽ dẫn bị thối nhũn và khó quan sát trong suốt quá trình chúng ta chăm cây. Sau khi cố định được gốc của cây thì chúng ta cần phải cố định được các giả hành vào móc treo sao cho chắc chắn nhất.

Bước 3:

Treo chúng ra khu vực cho lan mới ghép, tránh mưa hoàn toàn, nắng nhẹ. Chúng ta không nên tưới luôn, đợi 2 ngày cho các vết xước trong quá trình trồng lan liền lại rồi tưới thật đẫm vào giá thể. Sau đó cứ 1 tuần 2 lần tưới thuốc kích rễ Hùng Nguyễn hoặc vitamin B1 cho đến khi cây ra rễ ấm gốc thì dừng lại và sử dụng phân bón tan chậm cho cây. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng phân bón lá cho cây.

Chăm sóc lan cát như thế nào?

Cây ưa ánh sáng trung bình, mặc dù có thể chịu được ánh sáng 100%. Tuy nhiên đôi khi ánh sáng quá mạnh thì cây cũng không cho hoa. Do vậy bạn có thể áp dụng trồng lan cat với cường độ ánh sáng khoảng 40 – 50% hoặc dưới 1 lớp lưới đen loại dày hay dưới bóng của những loài lan chịu được ánh sáng cao hơn.

Biểu hiện của một cây lan thừa ánh sáng là lá có thể bị cháy hoặc màu vàng, cây lùn thấp và rất cứng cáp. Ngược lại một cây thiếu ánh sáng, màu xanh lá cây đậm, dáng cây yếu đuối dễ ngã. Một cây Cattleya màu xanh nhạt ánh màu vàng hay tím là cây được trồng ở nơi vừa đủ ánh sáng. Dựa vào đây bạn có thể điều chỉnh ánh sáng cho cây phù hợp.

Nếu đủ ánh sáng, thân lá của chúng phát triển mạnh, căng tròn và cứng cáp. Vì thế cây cho hoa cùng to và sậm màu, lâu tàn hơn những cây không đủ nắng.

Lan cat có thân trữ nước, hệ thống rễ ngầm bên dưới, cây ưa ẩm nhưng cần phải thoát nước tốt. Chính vì thế chúng ta chỉ cần tưới vào phần giá thể, 1-2 ngày 1 lần, tránh tưới vào ngọn cây dễ gây thối.

Độ ẩm lý tưởng cho lan cattleya dao động trong khoảng 40-70%. Cây cần độ ẩm cao nhưng không được để cây đọng nước. Biện pháp tưới nhỏ giọt vào giá thể là không cần thiết bởi cây có giả hàng giữ nước, có thể chịu khô một chút nhưng úng nước cây rất dễ chết. Đôi khi cây cần sự khô thoáng bộ rễ giữa các lần tưới nước với nhau để có thể kích thích sự mọc rễ. Lý thuyết là vậy nhưng bạn phải vận dụng tùy từng kiểu khí hậu của vườn mà có chế độ nước tưới phù hợp nhất.

Nhiệt độ lý tưởng cho lan cattleya là 21 độ vào ban ngày, ban đêm vào khoảng 16 độ. Với đặc điểm này thì khu vực Đà Lạt là địa điểm lý tưởng để chúng ta có thể trồng lan cattleya. Tuy nhiên, lan cát cũng có thể sinh sống ở một biên độ nhiệt cao hơn, và vẫn cho hoa như thường, mặc dù tốc độ phát triển là chậm hơn.

Do vậy, lan cát có thể trồng ở mọi vùng miền của nước ta, quan trọng là tiểu khi hậu phải đảm bảo ẩm, mát và ánh sáng trung bình.

Có thẻ dễ thấy, ở điều kiện lý tưởng, lan cattley cần rất ít hoặc không cần phân bón vẫn có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, đối với lan cattleya chúng ta có thể sử dụng phân bón tan chậm hoặc phân bón lá phun định kì cho cây.

Các loại phân vô cơ, có công thức 30-10-10 dùng cho cây con, 20-20-20 và 15-30-15 dùng cho cây đã trưởng thành, được tưới 1-2 lần tuần, với nồng độ 1gram hay 1 muỗng cà phê pha trong 4 lít nước. Khi các giả hành chớm nụ hoa, ta bón các loại phân 10-20-20, 6-30-30 với nồng độ và chu kỳ như trên, để đảm bảo một sự đậu hoa chắc chắn, với những hoa to và đẹp.

Sau một thời gian trồng cây, chậu chậu hoặc cây sẽ bị thối rễ nên thay chậu là điều tất yếu. Bạn có thể nhổ chúng lên, đặt vào chậu khác to hơn và chèn giá thể vào xung quanh là được.

Ngoài ra bạn có thể tách bụi để nhân giống tương tự như lúc mới bắt đầu trồng cây. Khi cây đã quen với môi trường sống thì chúng sẽ phát triển nhanh hơn.

Kỹ thuật nhân giống cho lan cattleya

Cattleya tăng trưởng khá nhanh, tuy nhiên nếu bạn muố nhân giống chúng thì cũng không quá khó khăn. Sử dụng kéo thật sắc cắt phần thân của chúng theo từng hướng, và lưu ý cần hạn chế tối đa động đến mắt ngủ của cây. Giữ nguyên các hướng của cây trong chậu.

Sau khi dùng kéo cắt phần thân này thì bạn sử dụng keo liền sẹo bôi vào vết cắt và để khô 2 ngày, sau đó tiếp tục treo lên giàn. Bạn sử dụng kei Duy xanh phun cho cây nhanh mọc mầm liên tục 1 tuần 2 lần đến khi có cây con mọc lên thì bắt đầu dừng và chuyển sang sử dụng vitamin B12 để giải độc, giúp cây ra rễ nhanh chóng. Sử dụng kèm vitamin B1 để nâng cao hiệu quả.

Bạn để một thời gian cho các hướng này mọc giả hành mới thì bắt đầu tách chúng ra chậu mới để trồng. Cách nhân giống này có tỷ lệ sống cao và giúp cây thích nghi điều kiện môi trường nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn có thể tách ngay thành các hướng để trồng mới, tuy nhiên cách này cây sẽ mất khoảng thời gian ban đầu để thích nghi với môi trường mới.

Để lan cattleya ra hoa cần thỏa mãn các điều kiện: cây đủ tuổi trưởng thành, đầy đủ dưỡng chất và điều kiện môi trường thích hợp. Chúng ta cần lưu ý rằng: sự sinh trưởng và phát dục của cây là mâu thuẫn nhau. Nếu như cây đã đủ tuổi cho hoa thì bất cứ điều kiện bất lợi về sinh trưởng đều khiến nó ra hoa.

Sử dụng phân bón ít đạm: 6-30-30 tưới cho cây để tạo sự cứng cáp cho cây. Sau đó 2 tháng thì chúng ta ngưng hoàn toàn phân bón và hạn chế tưới quá ẩm, tăng nắng cho cây là sẽ thấy hoa. Trong quá trình cây ra mèo và hoa, tránh tuyệt đối nước tưới vào sẽ khiến đọng nước và thối mầm hoa. Chúng ta chỉ nên tưới phun sương vào gốc cây.

Như vậy sau 3 tháng kể từ khi cây ăn phân bón 6-30-30 thì sẽ có hoa. Chúng ta có thể cùng cách này để kích cây ra hoa đùng thời gian mong muốn. Sau khi cây tàn hoa thì chúng ta cần sử dụng phân bón lá dưỡng lại cây cho phục hồi.

Cây lan cattleya hay bị rệp nhất. Các loại rệp bám từ gốc, thân hay ngọn cây hút chất dinh dưỡng nên bạn cần để ý phòng trừ.

Ngoài ra bệnh thối đọt, thối lá trong mùa mưa cũng rất phổ biến, bạn cần để ý tránh tối đa thiệt hại.

Sâu bệnh, sên, côn trùng cắn rễ lan do môi trường ẩm và từ giá thể sẽ gây những tổn thương cho cây. Do vậy bạn cần lưu ý để có biện pháp chữa trị kịp thời. Tốt nhất là phun thuốc phòng nấm bệnh định kì.

Kết luận

Lan cattleya là loài lan dễ trồng, hoa to và đẹp, nhiều màu sắc rất đáng để chơi. Cách trồng và chăm sóc lan cát cũng không hề khó nếu như bạn hiểu được đặc tính của nó. Chúc các bạn có những chậu lan cattleya thật rực rỡ!

Lan Chuỗi Ngọc: Nhận Biết, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cực Đơn Giản

Nhắc đến lan chuỗi ngọc, chúng ta sẽ liên tưởng đến những vòng hạt châu báu thật lung linh của quan lại, vua chúa ngày xưa. Tuy nhiên, lan chuỗi ngọc không phải cho hoa như vậy mà chính thân của nó như thế. Chúng ta hoàn toàn có thể ngắm những chuỗi ngọc xanh mướt này ngay cả khi mới trồng. Vậy cách nhận biết lan chuỗi ngọc như thế nào, làm sao để chúng ta có thể thuần hóa được loài lan này trong vườn nhà?

Tìm hiểu lan chuỗi ngọc trong khoa học

Lan hoàng thảo chuỗi ngọc có tên khoa học là Dendrobium findlayanum. Đồng danh: Callista findlayana (Parish & Rchb. f.) Kuntze 1891.

Ở Việt Nam, chúng ta hay gọi là lan chuỗi ngọc hay chuỗi ngọc Điện Biên. Vốn dĩ nó có cái tên như vậy vì chúng có xuất xứ ở Điện Biên.

Mô tả: Phong lan, thân đứng, giả hành thắt đốt. Hoa mọc ở các đốt mọc từ các đốt của thân, hoa to nở vào mùa Xuân

Nơi mọc: Điện Biên, Sơn La, Kon Tum. Trên thế giới nó được tìm thấy ở Himalayas Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, và Lào ở độ cao khoảng 1.000-1700m so với mực nước biển, trong khu rừng hỗn giao.

Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều

Nhiệt độ thích hợp: 15.6-32.2°C

Nhiệt độ lạnh hơn: 10-26.7°C

Độ ẩm: 50-70%. Thích hợp trồng trên cành cây hay mảnh gỗ.

Cách nhận biết lan chuỗi ngọc

Mô tả: Đây là loài phong lan lớn, thân dẹt, 6-8 đốt phình ra như gióng trúc. Thân cây có màu xanh nhạt đến vàng nhạt, thân dài đến 22 inch (hơn 50cm). Lá màu xanh tươi sáng, có hình elip hẹp, lá rụng theo mùa.

Thân khá cứng và mập mạp. nên trong tự nhiên chúng hướng lên trên, mọc thành từng bụi chứ không buông thả như các dòng lan thân thòng hạc vĩ, phi điệp,…

Hoa nở vào mùa đông và mùa xuân trên một cuống ngắn, cụm hoa phát sinh từ các đốt cây đã rụng lá gần phía đỉnh, hoa có màu sắc thay đổi, có mùi thơm.

Mỗi cụm hoa có từ 1 – 3 chiếc, to 7-8 cm, mọc từ các đốt gần ngọn, nở vào Đông-Xuân, thơm và lâu tàn. Giống hoa có đốm đen ở trong họng. Đầu các cánh hoa có phớt tím hồng đậm nhạt khác nhau tùy vùng miền. Với mỗi vùng khí hậu khác nhau mà chuỗi ngọc có thể cho khuôn bông khác nhau, màu sắc cũng thay đổi nhưng nhìn chung là không quá nhiều.

Hướng dẫn bạn cách trồng lan chuỗi ngọc

Lan chuỗi ngọc là loại lan được giới chơi lan nhận định là tương đối đẹp nhưng khó thuần. Vốn dĩ nó như vậy vì đặc tính nó rất ẩm ương: ưa nắng nhưng lại muốn ẩm. Do vậy đa số các giò lan chuỗi ngọc hiện nay thuần được là ở nhà vườn có thể kiểm soát được các điều kiện sống của nó.

Tốt nhất là cuối mùa nghỉ, cây chuẩn bị một chu kì phát triển dài. Vào mùa xuân, bộ rễ không còn phát triển, lá cũng rụng bớt nên ghép cây không bị chột, dễ thích nghi với môi trường hơn. Nếu cây đang nụ hoặc hoa thì bạn chỉ nên để chúng nở số lượng nhỏ để biết mặt hoa thôi, còn lại cắt hết để cây tập trung dưỡng chất nuôi mầm cây mới.

Bước 1: Xử lý cây khi mới mua về: xử lý nấm và kích rễ cho cây bằng chế phẩm Hùng Nguyễn trong khoảng 15-20 phút, sau đó treo ngược nơi thoáng gió, tránh nắng mưa trực tiếp.

Bước 2: Ghép cây vào giá thể đã chuẩn bị sẵn và được xử lý trước.

Về lan chuỗi ngọc bạn có thể ghép vào gỗ cũng được, dớn bảng hoặc dớn đĩa cũng được, ghép chậu cũng được, tuy nhiên phải đảm bảo cây thật sự thoáng gốc, thoát nước nhanh và có độ ẩm cao. Nếu bạn đảm bảo cây được cung cấp ẩm tốt thì có thể trồng vào gỗ, nếu không cứ trồng dớn là ok.

Với trồng chuỗi ngọc bằng gỗ, bạn sử dụng dây thít nhựa cố định gốc cây vào thật chắc chắn, chỉ lót một chút rêu, dớn thật mỏng cho cây là được.

Với trồng lan chuỗi ngọc vào dớn bảng, dớn đĩa thì bạn cần phải đục lỗ cho chúng thoát nước nhanh. Loại này ưa ẩm nhưng đọng nước ở gốc là ra đi ngay. Sau đó ghép cây cố định gốc chắc chắn, và nhớ phải để gốc nó nhô cao lên sao cho khi mưa nhưng có gió thổi thì gốc cây sẽ nhanh khô và bên dưới bộ rễ vẫn đáp ứng đủ ẩm.

Trồng lan chuỗi ngọc vào chậu thì bạn có thể sử dụng giá thể như sau: 1 lớp xốp bên dưới cùng của chậu, 1 lớp ngói ( gạch non) hoặc than củi, 1 lớp vỏ thông trộn dớn vụn, và trên cùng là đặt gốc cây lên. Chúng ta lưu ý cố định gốc cây ngang bằng miệng chậu và để thoáng, phủ 1 lớp rêu xung quanh miệng chậu và cách xa gốc cây.

Các bạn lưu ý phần thân của chuỗi ngọc khá nặng nên chúng cần phải buộc cố định tránh làm lay gốc cây.

Sau khi trồng, các bạn không nên tưới gì, treo chỗ nắng nhẹ, tránh mưa hoàn toàn. Sau đó 2 ngày mang xuống tưới đẫm, rồi treo lên giàn, khu vực cho lan mới ghép. Sau đó mỗi ngày 1 lần tưới phun sương cho cây mọc mầm và ra rễ. Bạn có thể sử dụng thuốc kích rễ pha loãng như Hùng Nguyễn hoặc Vitamin B1 cho cây nhanh ra rễ hơn.

Cách chăm sóc lan hoàng thảo chuỗi ngọc như thế nào?

Do vậy, nếu giá thể của bạn không giữ được ẩm thì bạn cần tăng tần suất tưới của cây lên, chẳng hạn như ghép gỗ. Khi cây đã thuần ra cây con và rễ thì bạn có thể tưới cho cây định kì 2 – 3 lần/ tuần. Nếu bạn trồng chậu, cây giữ ẩm tốt thì cân nhắc tưới chế độ cho phù hợp.

Cây không thích tưới vào ngọn, mưa dầm sẽ khiến cây hỏng bộ rễ và chết dần. Do vậy khi mưa nhiều ngày bạn cần có biện pháp xử lý kịp thời. Những cây mọc ở nơi có độ ẩm cao thường mọc cao hơn và tán lá to và đẹp hơn cây trồng ở những nơi có độ ẩm thấp.

Vào mùa thu, giảm dần việc tưới nước và đến mùa đông, bạn có thể ngưng hẳn việc tưới nước cho cây.

Do vậy bạn nên treo lan chuỗi ngọc ở vị trí có thể đón được ánh nắng mặt trời tốt và phải đảm bảo nhiệt độ vừa phải. Đây chính là bài toán khó cho nhiều người chơi loại này. Bạn có thể treo chúng bên dưới tấm lợp nhựa sáng và dưới 1 lớp lưới đen là phù hợp. Như vậy nhiệt độ cũng giảm đi khá nhiều và kiểm soát được toàn bộ lượng nước.

Lan chuỗi ngọc phù hợp với loại phân bón 30-10-10, sử dụng trong thời kì cây con đang phát triển mạnh nhất ( mùa xuân và mùa hè). Đến mùa thu và đông không cần sử dụng phân bón.

Mấy loại lan khó tính này bạn không nên sử dụng phân bón hữu cơ hay phân tan chậm, nếu có chỉ sử dụng liều thật nhẹ, tránh ảnh hưởng đến bộ rễ.

Bạn đang xem bài viết Cách Nhận Biết Hoa Lan Đuôi Cáo Cực Kỳ Đơn Giản trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!