Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Chọn Môi Trường Và Nguyên Liệu Trồng Lan # Top 3 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Chọn Môi Trường Và Nguyên Liệu Trồng Lan # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chọn Môi Trường Và Nguyên Liệu Trồng Lan mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Với những người trồng lan, yêu hoa phong lan thì được sở hữu những loài lan đẹp và tự tay chăm sóc từ ngày chúng mới là những chồi non cho đến khi ra hoa là một điều tuyệt vời.

Để làm được điều này thì lựa chọn nguyên vật liệu hay môi trường trồng, cách trồng là hai yếu tố mà bất kỳ người trồng lan nào cũng tìm hiểu để có những tác phẩm lan đẹp nhất. Không chỉ là một thú vui tao nhã mà lan còn mang đến vẻ đẹp thẫm mỹ cho không gian nếu tự tay chăm sóc.

1. Môi trường trồng lan

Người trồng hoa phong lan hiện nay thường sử dụng những loại than, gạch dừa, xơ dừa, rễ lục bình, vỏ thông….các chất trồng này dùng để cải thiện độ ẩm cũng như tác dụng cơ học hơn là cung cấp chất dinh dưỡng.

– Than gỗ: Được dùng với mục đích giữ ẩm, đây là chất tốt nhất và không có mầm bệnh không mục và khả năng giữ  nước cao. Than sẽ hấp thụ dinh dưỡng qua các quá trình bón phân cũng như có thể thải dần qua sức hút rất mạnh của rễ lan. Tránh sử dụng những loại than  rừng sác ( đước) vì hàm luowngk NaCl trong than cao, dễ làm chết lan.

–  Gạch: Khác với những loại gạch khác, gạch được dùng để trồng lan phải là những loại được nung thật già, để ngăn chặn rêu mọc. Loại gạch ngói sẽ tốt hơn loại gạch thẻ vì có độ cong nên trồng lan có độ thoáng, bề mặt bám cũng rộng hơn rễ không chồng chất lên nhau. Nhược điểm duy nhất của gạch chính là nặng nên không thích hợp lắm cho việc trồng bằng dây leo.

–  Dớn: Là loại dạng thân và rễ dương xỉ, mọc nhiều ở những thung lủng Đà Lạt, có thể hút ẩm tốt không đống rong rêu. Có hai loại dơn chính:

+ Dớn sợi: là loại dớn già, hóa mộc có dạng từng sợ thương được ưa chuộng trồng lan ở những khu vực thành phố.

+ Dớn Vụn: Là phần còn lại của cây dớn sau khi đã lấy đi phần sợi. Loại này sử dụng rất tốt để trồng phong lan ở những lạnh vì có độ hút cao, thiếu thoáng khí nên nhiệt độ trong chậu  cao hơn bên ngoài. Do đó tạo một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rễ. 

Với những vùng thành thị thì nhất thiết không được sử dụng vụn dớn vì những nơi này có nhiệt độ cũng như đọ ẩm thấp nên phải tưới nước nhiều và dớn vụn thường bít nên rất dễ làm thối rễ. Ngoài ra đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh một số loại côn trùng, nấm bệnh.

– Sơ dừa: Nếu sản xuất lan theo hình thức đại trà và trên quy mô lớn thì sơ dừa là một trong những chất trồng trất tốt. Giá thành rẻ nên sơ dừa thường được trồng thành băng trên những vạt tre, nếu dùng vạt dừa trồng trong chậu thì phải hạn chế tưới nước. Tốt nhất là tạo điều kiện ẩm độ bên ngoài, đây là môi trường rất tốt cho những loài lan Dendrobium. Tuy nhiên khi sử dụng loại sơ dừ này thì bạn nên phan thuốc trừ sâu thường xuyên.

– Rễ lục bình:  Là loại cây mọc hoang ở rất nhiều ở sông rạch, ao hồ…nên rất dễ kiếm, thuận lợi cho việc trồng lan. Rễ lục bình có độ hút ẩm cao, có nhiều chất đạm và giúp lan tăng trưởng rất nhanh trong thời gian đầu. Tuy nhiên cũng dễ mắc một số nhược điểm như sơ dừa và dớn vụn.

– Vỏ cây: Việt Nam là một trong những đất nước có nhiều vỏ cây có thể dùng để trồng lan rất tốt. Tuy nhiên không phải loại cây nào cũng có thể trồng lan được,bạn nên chọn những loại cây có vỏ lâu mục. Những cây lan nếu được trồng bằng vỏ cây thì thời gian đầu sẽ phát triển rất tốt.

Nhưng vỏ cây lại có một nhược điểm chính là chỉ sau một năm thì vỏ cây bị phân hủy và thành mùn dẫn đến lan bị úng nước, thối rễ và có thể dẫn đến những loại sâu bệnh cắn phá. Chính vì thế, nếu trồng bằng vỏ cây thì cây lan phải được thay chậu luôn để tránh tình trạng trên.

Với những loại vỏ được dùng để trồng lan như vú sữa, sao me, trai, thông….thì thông là loại vỏ cây được ưa chuộng nhất. Loại vỏ này chứa nhiều resin nên có tính sát khuẩn cao, lâu mục không đóng rêu và ít xuất hiện những mầm bệnh hay nấm có hại. Tuy nhiên vỏ thông cũng rất bí bít nên cần có những loại than độn dưới đáy chậu để thông thoáng cho lan phát triển.

2. Nguyên vật liệu để trồng

Để có một chậu lan như ý muốn thì bạn cần có những nguyên vật liệu cơ bản, những nguyên vật liệu ấy bao gồm: Chậu, Cọc ti tơ, giống lan và dung dịch kích thíc ra rễ.

+ Chậu: Nếu bạn sửu dụng chậu mới thì không sao, nhưng với những chậu cũ thì bạn phải tẩy sạch bằng bàn chải và xà phòng. Sau đó phơi nắng để diệt riêu xanh và ngâm vào dung dịch thuốc ngừa nấm phòng bệnh 

+ Cọc ti tơ: Là vật dụng dùng để buộc chặt cây lan mới chiết, nhờ ti tơ cây lan không bị lay động khi tưới và không làm gẫy các rễ non của phong lan.

+ Giống lan: Với những loại lan đa thân thì muốn thành một cây chiết phải có tối thiểu 3 tép và với loài đơn thân thì phải có tối thiểu 3 rễ cây hay có biểu hiện sắp mọc rễ. Nhưng không phải nhất thiết phải như thế, với những loài nào khác nhau thì sẽ tách ít rễ hay ít nhánh.

Điều quan trọng với những cây lan chiết không phải là số lượng tép ít hay nhiều mà phải chú ý đến căn hành của cây chiết còn mắc sống hay không. Những cây lan có càng nhiều tép thì càng phát triển nhanh và phải có tối thiểu một mắt sống trên căn hành của cây chiết.

Để chiết phong lan ta có thể dùng kéo cắt thành từng đoạn  khoảng 3 tép trước khi chiết khoảng từ 2 đến 3 tháng. Khi các đoạn cắt mọc chồi non và rễ khoảng 1cm hoặc có biểu hiện sắp ra rễ thì đây là giai đoạn tốt nhất để bạn chiết cây. Và nếu chiết lan thì bạn nên chiết vào mùa mưa là tốt nhất.

+ Dung dịch kích thích ra rễ: Để kích thích ra rễ thì bạn có thể dùng một số kích thích tố như AIA, AIB, ANA, 2, 4d…

Ví dụ như bạn có thể dùng  ANA có nồng độ 0,024%, Vitamin B1 0,09%, bạn lấy một giọt hỗn hợp này pha với 4 lít nước thì đây là dung dịch vô cùng lý tưởng để bạn có thể kích thích ra rễ và dưỡng cây lan mới chiết.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng dung dịch  nước vo gạo ( phần nước trong) và một phần nước trong phần bánh dầu ngâm đã hết mùi cũng có thể kích thích rễ và bạn phải trộn thêm thuốc ngừa nấm để phòng bệnh

Môi Trường Thích Hợp Để Trồng Lan

Để trồng được một chậu hoa lan đẹp không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi bạn phải đảm bảo môi trường phù hợp để trồng hoa lan như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí, nước, đất…

Không giống với một số loài hoa khác, phong lan được chia thành nhiều loại khác nhau theo từng vùng địa lý là lan nhiệt đới, á đới và ôn đới, mỗi loại lan này có đặc điểm sinh trưởng khác nhau tuy nhiên trong thời kỳ nảy mầm, lên cây con thì người trồng lan cũng phải đảm bảo được nhiệt độ cuối xuân đến đầu thu vào ban ngày là 18-30°C, còn ban đêm là 16 đến 20°C, trường hợp bạn để môi trường sống của lan dưới 5°C hay trên 35°C thì lan đều phát triển chậm hoặc không phát triển.

Lan nhiệt đới và lan ôn đới có nhiệt độ trong thời kỳ sinh trưởng khá giống nhau tuy nhiên vào mùa đông yêu cầu nhiệt độ của hai loại lan này lại khác xa nhau. Đối với lan nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ của hai loại lan này lại khác xa nhau. Đối với lan nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ vào mùa đông là 16 đến 18°C ban ngày và 14°C ban đêm, còn đối với lan á nhiệt đới thì yêu cầu nhiệt độ ban ngày là 13đến 15°C và ban đêm là 10 đến 11°C.

Khi lan ôn đới và á nhiệt mọc trên núi cao thì nhiệt độ yêu cầu cho ban ngày là 7°C và ban đêm là từ 0-3°C. Những loại lan Bắc Á hay những loại lan mọc trên núi cao như lan độc toán, xuân lan có đặc tính ngủ đông vì vậy bạn chỉ cần đảm bảo nhiệt độ 0-5°C trong giai đoạn xuân hóa nếu không cây sẽ khó ra hoa.

Để phong lan có thể quang hợp được thì ánh sáng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó có tác động đến các giai đoạn mọc nhánh, sinh trưởng, ra hoa và nở hoa của lan tuy nhiên đối với các loại lan có đặc tính sống trong rừng, ở những nơi hoang dã, cây cối rậm rạp, um tùm thì nó không có điều kiện ánh sáng đầy đủ như những loài lan khác. Vì vậy dựa trên đặc điểm này người ta phân lan ra thành 3 loại để đáp ứng được yêu cầu về ánh sáng của nó đó chính là lan ưa nắng, không ưa nắng, và loại sống ở môi trường râm mát.

Đối với loại lan ưa nắng bạn không nhiều hoặc chỉ cần cung cấp một lượng nhỏ ánh sáng ví dụ như lan trúc là 30 đến 40%, lan bán âm (Vanda, Thạch hộc) là 50 đến 70%, lan tính âm (các loại lan truyền thống) là 85 đến 90%… yêu cầu ánh sáng của lan có điểm bão hòa vì vậy đến một lúc nào đó việc cung cấp ánh sáng không còn có tác dụng gì đối với lan.

Theo kết luận của các nhà chuyên môn thì ánh sáng thích hợp nhất dành cho lan chỉ khoảng chừng 4.000 đến 5.000lux như tỷ lệ nảy chồi, ra hoa và màu sắc lá sẽ đạt đến mức tốt nhất.

Yêu cầu ánh sáng của lan cũng tuân theo một quy luật, thông thường lan địa sinh yêu cầu ánh sáng nhiều hơn lan phụ sinh, lan lá lớn cần nhiều hơn lan lá nhỏ, những nơi thấp hơn mực nước biển cũng có yêu cầu ánh sáng nhiều hơn những nơi cao hơn mực nước biển.

Vào mùa hè bạn có thể để ánh nắng trước 7 giờ chiếu trực tiếp vào lan vì nắng ban mai khá yếu, sẽ không làm cho cây bị vàng lá, sau 7 giờ bạn phải cung cấp mái che cho cây. Trước thời điểm tiết Thanh Minh bạn phải cung cấp nhiều ánh sáng để giúp cho bộ rễ, chồi, lá của lan có thể phát triển được khỏe mạnh, đến sau Bạch Lộ tiết trời trở lạnh, cây con đa phần đã lớn, bạn có thể cung cấp ánh sáng nhiều hơn để giúp cây ra hoa, tích lũy dưỡng chất ở phần rễ sẽ giúp cây sinh trưởng vào các mùa kế tiếp.

Hầu hết các loại phong lan hiện nay đều được sống trong môi trường nhiệt đới có độ ẩm của không khí từ 70% đến 90 % và á nhiệt đới như ở trung quốc với độ ẩm không khí là 60-80%, vào mùa đông độ ẩm này có thể giảm xuống còn 40-50% chính vì vậy trong thời kì sinh trưởng người trồng buộc phải đảm bảo độ ẩm không khí cho lan là 70%, không được để quá khô hoặc quá ẩm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Ngoài ra độ ẩm không khí của lan còn phụ thuộc vào từng chủng loại, thời tiết, mùa, thời kỳ sinh trưởng khác nhau, Nếu là lan truyền thống mọc ở vùng núi cao hay các thung lung thì độ ẩm của nó khá thấp vào tầm tháng 2 và tháng 3 vì vậy bạn phải đảm bảo độ ẩm cho cây là 70-80%. Thời điểm cuối xuân đến cuối thu là lúc mưa nhiều, trong rừng còn thường xuyên đọng sương mù nên độ ẩm khá cao, khoảng từ 80% trở lên.

Độ ẩm không khí của lan phụ sinh cao hơn lan địa sinh, lan nhiệt đới cao hơn lan ôn đới, thời kỳ cây sinh trưởng yêu cầu độ ẩm cao hơn thời kỳ cây nghỉ, ban ngày cần độ ẩm cao hơn ban đêm… dựa trên những yêu cầu đó bạn cần phải tạo được một môi trường có độ ẩm không khí thích hợp cho cây ví dụ như lắp hệ thống phun sương, đo nhiệt kế để điều chỉnh độ ẩm hợp lý…

Mặc dù có tính ưa ẩm ướt nhưng phong lan lại rất dễ bị ngập úng điều đó lí giải vì sao các loài lan sinh trưởng trong rừng đều mọc ở khe núi, thung lũng, vách đá, các tầng đất mòn… những nơi này có hàm lượng dinh dưỡng trong đất cao đồng thời chúng có địa hình dốc nen không xảy ra tình trạng ngập úng.

Ở giai đoạn mọc rễ, mọc chồi hay sinh trưởng là lúc mà lan cần nhiều nước nhất vì vậy người trồng lan cần phải đảm bảo đáp ứng được lượng nước cho cây đủ trong thời gian này. Còn đối với những thời điểm khác lượng tiêu hao nước của chúng không nhiều nên việc điều tiết lượng nước là vô cùng quan trọng, nếu bạn cung cấp quá nhiều nước sẽ dẫn đến tình trạng ngập úng, thối rễ…

Lan đa phần đều sống ở những môi trường nhiều gió, loại lan phụ sinh mọc ở trên cây hay vách đá có bộ rễ lộ ra ngoài, thoáng khí. Thoáng gió, đảm bảo khả năng quang hợp, điều tiết nhiệt độ cũng như giảm phát sinh sâu bệnh cho cây.

Muốn lan phát triển bạn không được đặt chúng ở khu vực có khói lan, bụi bẩn.. vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cây, tuy nhiên cũng lưu ý khi trồng lan trong nhà bạn không được đóng hết các cửa sổ vì như vậy nó sẽ làm giảm điều tiết độ ẩm, ngăn ánh sáng và làm cho cây không thể sinh trưởng và phát triển được.

Đối với lan tự nhiên có môi trường sống thoáng khí, ẩm và không tích nước vì vậy bạn cũng phải đảm bảo giá thể khi trồng lan tự nhiên cũng hội tụ những yêu cầu trên. Đối với lan địa sinh bạn có thể dùng bùn hoa lan để trồng, đây là loại bùn ở trên mỏm đá hay vách núi.

Bạn cũng có thể sử dụng loại đất bị phong hóa hay cỏ bụi để làm giá thể khi trồng lan, loại đất này có ưu điểm là tơi xốp, thoáng khí, độ pH, hàm lượng Kali, phốt pho đều đảm bảo đáp ứng yêu cầu choc ho lan địa sinh, tuy nhiên bạn phải bổ sung thêm Nito cho chúng.

Hiện nay một số loại giá thể mới dành cho lan ngoại cũng được nhiều người sử dụng ví dụ như rêu, dương xỉ, vỏ cây, vỏ dừa… chỉ cần đảm bảo được môi trường thông thoáng, không phản ứng hóa học thì nó có thể làm giá thể cho lan.

Phân bón hóa học cho lan đa phần có các nguyên tố như đạm, phốt pho, kali. Đạm là nguyên tố nhằm để thúc đẩy cho cây phát triển, nếu không cung cấp đủ lượng đạm cây sẽ xả ra hiện tượng vàng lá hoặc phát triển chậm. Đối với phốt pho là loại phân bón giúp cho rễ cây lan phát triển mạnh, sử dụng trong trường hợp người trồng muốn thúc đẩy cho cây ra chồi non, chồi hoa…

Kali là loài phân bón giúp giả hành thêm khỏe, chống lại sự tấn công của sâu bệnh. Nếu thiếu chất này cây sẽ trở nên yếu ớt, lá rủ mềm và ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây. Kali là một yếu tố có trong than củi , cỏ khô…

Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:

✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống

✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường

✔️ Ship cod toàn quốc

✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn tâm huyết, nhiệt tình

✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí

TRUNG TÂM BẢO TỒN GIỐNG HOA LAN – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Fanpage: https://www.facebook.com/gionglancaymo

Hotline: 0967 614 066

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Phân Bón Vô Cơ Và Môi Trường

Phân bón vô cơ và môi trường

Hỏi:

Xin cho biết vai trò, tác hại của việc sử dụng quá nhiều phân bón trong Nông nghiệp gây ra việc làm ô nhiễm nguồn nước như thế nào?

Trả lời:

Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Trên từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai đoạn sinh truởng và phát triển mà cây cần những số lượng và chất lượng khác nhau. Theo khối lượng, chất dinh dưỡng có 2 nhóm, đa lượng: nitơ, photpho, kali và vi lượng: Mg, Mn, Bo, Zn…. Theo nguồn gốc, phân bón chia thành hai loại: Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ động thực vật và phân vô cơ được tổng hợp từ các loại hóa chất hoặc khoáng chất phân rã.

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng. Như vậy cho thấy vai trò của phân bón có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng quốc gia và thu nhập của nông dân thật là to lớn!

Lượng phân bón vô cơ đã sử dụng ở Việt Nam theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ năm 2000 đến 2007 của phân đạm (N), phân lân (P2O5), phân Kali (K2O) và phân hỗn hợp NPK như sau: (Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)

Năm

N

P2O5

K2O

NPK

N+P2O5+K2O

2000

1332,0

501,0

450,0

180,0

2283,0

2005

1155,1

554,1

354,4

115,9

2063,6

2007

1357,5

551,2

516,5

179,7

2425,2

Tuy nhiên, không phải tất cả lượng phân bón trên được cho vào đất, được phun trên lá….cây sẽ hấp thụ hết để nuôi cây lớn lên từng ngày.

Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.

Lượng phân bón vô cơ chưa sử dụng hết sẽ đi về đâu?

Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi theo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt; một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí….Như vậy gây ô nhiễm môi trường của phân bón trên diện rộng và lâu dài của phân bó là việc xẩy ra hàng ngày hàng giờ của vùng sản xuất nông nghiệp.

Phân bón vô cơ dư thừa đi vào môi trường có ảnh hưởng như thế nào?

Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng xấu như: Gây phì hóa nước và tăng nồng độ nitrat trong nước.

Hiện tượng tăng độ phì trong nước (còn gọi là phú dưỡng) làm cho tảo và thực vật cấp thấp sống trong nước phát triển với tốc độ nhanh trong toàn bộ chiều sâu nhận ánh sáng mặt trời của nước. Lớp thực vật trôi nổi này làm giảm trầm trọng năng lượng ánh sáng đi tới các lớp nước phía dưới, vì vậy hiện tượng quang hợp trong các lớp nước phía dưới bị ngăn cản, lượng oxy được giải phóng ra trong nước bị giảm, các lớp nước này trở nên thiếu oxy. Mặt khác, khi tảo và thực vật bậc thấp bị chết, xác của chúng bị phân hủy yếm khí, tạo nên các chất độc hại, có mùi hôi, gây ô nhiễm nguồn nước.

Nồng độ Nitrat trong nước cao (do phân đạm chứa Nitrat) làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em dưới 4 tháng tuổi. Trong đường ruột, các Nitrat bị khử thành Nitrit, các Nitrit được tạo ra được hấp thụ vào máu kết hợp với hemoglobin làm khả năng chuyên chở oxy của máu bị giảm. Nitrit còn là nguyên nhân gây ung thư tiềm tàng.

Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm chủ yếu là phân đạm vì các loại phân lân và kali dễ dàng được giữ lại trong keo đất. Ngoài phân đạm đi vào nguồn nước ngầm còn có các loại hóa chất cải tạo đất như vôi, thạch cao, hợp chất lưu huỳnh,.. Nếu như phân đạm làm tăng nồng độ nitrat trong nước ngầm thì các loại hóa chất cải tạo đất làm tăng độ mặn, độ cứng nguồn nước.

Phân bón trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ô nhiễm không khí do bị nhiệt làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là hợp chất độc hại cho người và động vật. Mức độ gây ô nhiễm không khí trường hợp này nhỏ, hẹp không đáng kể so với mức độ gây ô nhiễm của các nhà máy sản xuất phân đạm nếu như không xử lý triệt để.

Phân bón ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu là do con người gây ra:

– Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân không đúng cách

Phân bón gây ô nhiễm môi trường là do lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do bón không đúng cách… Nguyên nhân chính là do chưa nắm bắt đượcsố lượng , chất lượng và cách bón phân đúng cách để cây cối hấp thụ.

Phần lớn bà con nông dân sử dụng phân đạm (urê) là chính với số lượng lớn… mà không cân đối với kali, lân… nên hiện tượng lúa lốp, cây dễ nhiễm sâu bệnh, dễ bị đổ ngã, mía dể đỗ ngã… Nếu sử dụng bảng so màu lá thì sẽ sớm được khắc phục.

Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phân bón ít được vùi vào trong đất. Xét về mặt hoá học đất, các keo đất là những keo âm (-) còn các yếu tố dinh dưỡng hầu hết là mang điện tích dương (+). Khi bón phân vào đất, được vùi lấp cẩn thận thì các keo đất sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng và nhả ra từ từ tuỳ theo yêu cầu của cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Như vậy, bón phân có vùi lấp không chỉ có tác dụng hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón mà còn làm giảm bớt ô nhiễm môi trường.

Các yếu tố vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng. Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở thành những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc.

– Sử dụng phân bón có chứa một số chất độc hại

Phân bón vô cơ có thể chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định.

Theo quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg) và Cadmium (Cd). Phân bón được sản xuất từ nguồn phân lân nhập khẩu từ các nước vùng Nam Mỹ hoặc Châu Phi  thường có hàm lượng Cd cao ở mức trên 200 ppm.

Theo quy định, một số chất kích thích sinh trưởng như axit giberillic (GA3), NAA, một số chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thực vật được phép sử dụng trong phân bón để kích thích quá trình tăng trưởng, tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả, tăng quá trình trao đổi chất của cây trồng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Mức quy định hiện hành cho phép tổng hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng không được vượt quá 0,5% khối lượng có trong phân bón.

– Nhà máy sản xuất phân bón nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để sẽ gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh.

Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường tập trung và đe dọa trực tiếp nhất, tuy nhiên ở một “tình huống cố định”, căn cứ vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường mà nhà quản lý có biện pháp cụ thể. Mỗi nhà máy, hàng năm đều có chương trình quan trắc môi trường để kiểm tra và có hướng khắc phục cụ thể.

Th.s Nguyễn Văn Vinh

Nên Chọn Cây Cảnh Văn Phòng Như Thế Nào Cho Môi Trường Máy Lạnh

Như các bạn đã biết, môi trường máy lạnh là môi trường điều hòa không khí luôn giữ nhiệt độ mát mẻ trong suốt quãng thời gian mà bạn cài đặt thời gian cho chiếc máy lạnh của bạn.

Sống trong môi trường máy lạnh bạn rất ư là thoải mái khi mà nhiệt độ không khí luôn ổn định và được đảm bảo. Thế nhưng không một ai dám đảm bảo rằng trong phòng làm việc có một chiếc máy lạnh thì sẽ mát mẻ dễ làm việc mà lại an toàn.

Nếu như bạn đang tìm một loài cây cảnh văn phòng để chỉ làm đẹp thôi thì cũng nên lựa chọn một số loài cây cảnh văn phòng có nhiều công dụng hơn như hút không khí ô nhiễm, chống bức xạ, chống tia cực tím…và làm đẹp cho văn phòng bạn.

Cho nên nếu lựa chọn cây cảnh văn phòng cho phòng có máy lạnh bạn nên chọn những loại cây có sức sống được lâu ở môi trường trong phòng kín hoặc những loại cây có thể chịu bóng râm. Thỉnh thoảng đem chúng ra ngoài để ít lâu để cho cây có thể hứng ánh sáng mặt trời hoặc một chút hơi sương buổi tối vì tất cả những loài cây có thể sống được trong phòng kín nhưng nếu để chúng quá lâu trong phòng lạnh sẽ làm cho chúng giảm sức sống và khô héo đi.

8 Lý Do Khiến Cây Cảnh Để Trong Văn Phòng Của Bạn Bị Chết

Cây có cành lá dài, lá cây hình bầu dục hoặc hình tim, có đường gân dọc theo lá. Lá có kích thước nhỏ hoặc lớn, có lá xanh non, thuôn tròn, đôi khi lá có đốm màu vàng. Cây trầu ông có hoa, hoa vươn lên cao, có nhiều hoa trên một cành, màu trắng rất đẹp.

2. Cây Cau Hawai

Cây cau hawai có thân cao mảnh mai, thân cây tròn màu xanh, có đốt thưa, mọc thành bụi do đẻ nhánh liên tục. Cấy có lá kép lông chim, lá phụ nhỏ như lá tre, xanh bóng. Cụm hoa ở nách lá, màu vàng, quả hình cầu, quả chín có màu đỏ.

3. Cây Bàng Singapore

Cây Bàng singapore là giống cây nội thất, được sử dụng rất phổ biến ở phương tây, mới du nhập vào Việt Nam mấy năm gần đây và chúng cũng rất được ưa chuộng, vì dáng đẹp lá và thích hợp dùng trang trí trong nhà.

4. Cây Lưởi Hổ

Cây lưỡi hổ còn có tên thường gọi là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt. là loài cây mọng nước có sức sống bền bỉ. cây chịu nóng, chịu khô hạn tốt, cũng như có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng trong thời gian dài.

Bạn nên lưu ý cây lưởi hổ sống trong phòng máy lạnh, cần tưới rất ít nước, 1 tuần tưới 1 lần là đủ, nếu bạn tưới nhiều, lá cây sẽ bị thối, úa, nhìn rất xấu, và phải cắt bỏ đi.

5. Cây Ngũ Gia Bì

Cây Ngũ Gia Bì là loại cây nội thất được nhiều người tìm trồng hiện nay, không vì cây quý hiếm mà giá trị thiết thực cây mang lại thì không thể chối cải, ngoài làm cảnh, cây còn nhiều công dụng khác như chửa bệnh, cải thiện môi trường, đuổi muỗi.

+ Làm quà tặng ý nghĩa, trồng cây mang lại nhiều niềm vui.

+ Theo nghiên cứu khoa học, cây có tác dụng chữa bệnh, cải thiện môi trường tốt, cây còn có khả năng làm cho các loài muỗi phải tránh xa.

6. Cây phát tài/ thiết mộc lan

Phát tài là loại cây hấp thụ các loại độc tố như toluen và khí CO, bên cạnh đó tính phong thủy của loại cây này là không loại cây nào bì nổi vì nó mang đến tài lộc và sự thịnh vượng cho người trồng. Cây có lá mọc dài, thân cây vương cao nên thích hợp để ở ở góc văn phòng, góc phòng ngủ, hay cạnh cửa số.

7. Cây Trầu Bà Thanh Xuân

Cây Trầu Bà Thanh Xuân có khả nằng chịu bóng bán phần nên được sử dụng rộng rãi trong việc trang trí cây nội thất văn phòng, nhà ở.

8. Cây Trúc Mây ( Mật Cật)

Một điều đáng quan tâm là các nhà khoa học NASA đã tìm ra một công dụng thật đặc biệt ở cây lá tre là điều hòa không khí trong phòng rất tốt. Cây giúp loại bỏ các khí benzene và trichloroethylene trông môi trường, thích nghi tốt trong điều kiện trồng ít ánh nắng và cần nhiều nước.

Bạn cho những chậu cây của bạn tránh xa hướng đi của luồng khi máy lạnh khi thổi ra vì chúng có thể chắc ngang luồng không khí cũng như có thể làm cây khó phát triển. Cũng không nên đặt cây của mình quá gần các thiệt bị điện tử trong văn phòng bạn.

Mọi nhu cầu hay thắc mắc về cây cảnh văn phòng trong phòng làm việc máy lạnh bạn có thể liên hệ số hotline 0906 38 9990 , Email: Info@thegioicayxanh.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

Bạn đang xem bài viết Cách Chọn Môi Trường Và Nguyên Liệu Trồng Lan trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!