Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Chăm Sóc Mai Vàng Từ Tháng 1 Đến Tháng 6 Âm Lịch # Top 9 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Chăm Sóc Mai Vàng Từ Tháng 1 Đến Tháng 6 Âm Lịch # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Mai Vàng Từ Tháng 1 Đến Tháng 6 Âm Lịch mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tết Tân Sửu cận kề, liệu bạn đã biết cách chăm sóc mai vàng từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch hay chưa? Nhiều bà con trồng và chăm cây mai nhà mình rất lâu, có thể là đã qua hàng chục năm nhưng cây mãi nở sớm hoặc muộn không đúng ý gia chủ. Đó là do bạn chưa rõ cách chăm sóc mai qua mỗi tháng, đặc biệt là tháng 1 đến tháng 6 âm lịch.

Vì sao cần phải thực hiện cách chăm sóc mai vàng từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch?

Từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch chính là thời gian sau Tết, hoa đã dần tàn và bắt đầu cho một vụ hoa mới. Nếu không có cách chăm sóc mai vàng kịp thời và phù hợp thì cây sẽ nhanh chóng yếu, bệnh và khó đậu hoa trở lại.

Cách chăm sóc mai vàng từ tháng 1 đến hết tháng 2 âm lịch

Sau thời gian chưng Tết, bạn nên đưa cây nhà mình đặt ở những nơi có ánh sáng tốt, không khí thoáng đãng, có bóng mát che chở.

Cắt tỉa – cách chăm sóc mai vàng ra đúng thời hạn

Thời gian này, có nhiều cây mới bắt đầu nở rộ, tức có hiện tượng nở muộn hoặc bất ngờ nở lại lần 2 sum suê ngang bằng hoặc hơn lần đầu, thì các bạn nên hạn chế triệt để tình trạng này bằng cách tỉa bớt cành ngắn lại. Để khi vào tháng Giêng năm sau, cây mai sẽ mọc đúng thời gian mong muốn.

Thay đất để dễ dàng thực hiện cách chăm sóc mai vàng

Chỉ thay đất đối với những cây trồng trong chậu để tránh rễ cây bị thiếu dưỡng chất. Bạn bới gốc cây nhà mình lên, thay đất mới vào chậu và thực hiện kĩ thuật trồng lại y như mới.

Bón phân để cây mai vàng nhanh phát triển

Nên bón thêm phân NPK 30-10-10 và một lượng nhỏ phân dynamic kết hợp phân lân để cây được bổ sung đủ dinh dưỡng nuôi mình sau một thời gian dài.

Ngâm phân vào nước và tiến hành tưới cho cây để vừa đảm bảo độ ẩm lẫn dưỡng chất cho cây đâm thêm nhanh mới và phục hồi nhánh cũ.

Cách chăm sóc mai vàng từ tháng 3 đến hết tháng 4 âm lịch

Đầu tháng 3 bạn nên bón thêm phân hữu cơ hoại mục để kích thích cây phát triển nhanh hơn. Nhất là sử dụng các phân bón giúp cây hấp thu dinh dưỡng qua lá để cây mau phục hồi mà không bị ảnh hưởng đến phần rễ.

Giai đoạn chuyển mùa từ tháng 3 đến tháng 4 tức từ xuân sang hạ sẽ rất dễ gây nấm trên lá. Do đó, bạn phải thực hiện các công tác ngăn ngừa sâu bệnh hại và đồng thời cắt bỏ những lá, cành đã bị tấn công để không ảnh hưởng những cành khác.

Cách chăm sóc mai vàng từ tháng 5 đến hết tháng 6 âm lịch

Đối với những ai trồng mai làm cảnh thì đây là thời gian thích hợp để tạo hình, uốn nắn cây mai.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng phân vô cơ thì hãy ngưng lại và giảm lượng đạm bón cho cây để chồi nhanh phát triển thành nụ hoa. Đồng thời muốn nụ càng khỏe, phát triển tốt thì bón thêm phân hữu cơ trộn với phân lân vi sinh.

Khoảng thời gian này cũng là thời kì sâu bệnh hại phát triển mạnh. Vậy nên phải thường xuyên kiểm tra, phòng ngừa tránh làm hư hại đến cây, phí tổn công sức chăm sóc.  Nếu chưa biết cách phòng và trị bệnh cho cây mai nhà mình, hãy đọc bài viết này: Các loại bệnh trên cây mai vàng và cách phòng ngừa.

Mua phân bón và dưỡng chất để thực hiện cách chăm sóc mai vàng tại: https://bancongxanh.com/phan-bon-chat-dinh-duong/

Cách Chăm Sóc Mai Vàng Từ Tháng 7 Đến Tháng 10 Âm Lịch

Sau khi đã nắm rõ cách chăm sóc mai vàng từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch, bạn nên quan tâm và chú ý chăm sóc mai vàng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Đây là gia đoạn cây bắt đầu phát triển nụ và hình thành nên cây mai vàng lý tưởng cho dịp Tết nhà bạn.

Cách chăm sóc mai vàng từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch

Tháng 7 đến tháng 8 là thời kì cây phát triển nụ. Thời kì này rơi vào đúng khoảng thời gian mưa kéo dài nhất trong năm. Do đó, nếu trồng cây mai vàng trong vườn nhà, không có chỗ che mưa che nắng thì rất dễ bị ngập nước, ứ đọng phần gốc gây thối, úng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hắt thêm sáng vào cây mai hoặc sử dụng bóng đèn để kích thích quá trình quang hợp cho cây.

Ngoài ra, thời tiết ẩm ương như vậy chính là tạo môi trường thuận lợi cho nấm và sâu bệnh phát triển mạnh. Đặc biệt là vào tháng 8, nhện đỏ sẽ đồng loạt tấn công cây mai nhà bạn. Muốn phòng sâu bệnh hại kịp thời cần phải kiểm tra thường xuyên kết hợp sử dụng các công tác phòng bệnh có hiệu quả.

Vào khoảng giữa tháng 7 bạn nên ngưng tỉa cành và chỉ tập trung diệt trừ sâu bệnh. Cùng với đó là kiểm tra phần đáy chậu hoặc đất trồng cây xem có bị úng không để kịp thời cứu chữa.

Cách chăm sóc mai vàng từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch

Gió đông cận kề. Lá mai bắt đầu rụng. Thời kì này chỉ việc đợi lá rụng nở mầm hoa. Nhưng nở lúc này thì làm sao chơi Tết?

Bởi lẽ đó, để ép mai nở đúng vào tháng Giêng, bạn nên chăm sóc mai vàng sao cho giữ được bộ lá xanh non mơn mởn đến khoảng giữa tháng 12, tức Rằm tháng Chạp.

Để chăm sóc mai vàng được như vậy thì ta nên giảm hàm lượng chất dinh dưỡng có trong phân bón. Chỉ sử dụng khoảng 25% lượng phân NPK và phân dynamic  như lúc mới chăm sóc mai vàng đoạn tháng Giêng. Ngâm nước và đều đặn 2 tuần tưới 1 lần.

Đối với những cây đã ra nụ thì bạn nên bón phân Kali với một lượng vừa đủ. Nếu bón nhiều cây sẽ ra hoa ngay luôn đấy.

Tình trạng mưa dầm vẫn tiếp tục kéo dài đến hết tháng 10 do đó, nếu bạn chăm sóc mai vàng không đúng cách khiến cây có ít lá quá thì khi mưa giảm hẳn thường hoa sẽ nở. Điều này sẽ khiến hoa chóng tàn vào sát tháng Giêng. Tuy nhiên, nếu bạn nếu cây nhà bạn nhiều lá quá thì hoa khó phát triển và dễ đâm thêm những cành mới, phân tán chất dinh dưỡng. Do đó, cần phải điều chỉnh độ sum suê của tán lá phù hợp với mong muốn cũng như thời tiết của từng vùng miền.

Nếu cây ít lá hãy bón thêm phân NPK 20-20-10, kích thích lá non đồng thời làm chậm quá trình hoa nở. Nếu cây có quá nhiều lá thì phải giảm lượng nước và phân bón để khiến một số lá nhanh tàn. Tuy nhiên, cách làm này sẽ có phần nguy hiểm vì nếu xiết nước quá liều sẽ kiến cây vì thiếu nước mà chết hoặc lá rụng quá nhiều, nụ hoa sẽ bung nở theo quá tính. Do đó, dù có ít lá hay nhiều lá cũng nên nhớ tưới cây ngày 1 lần. Chỉ xiết lượng nước nếu cần.

Mua Béc tưới cây tiện dụng tại: https://nhabeagri.com/bec-tuoi-phun-mua/

Cách Chăm Sóc Mai Vàng Theo Từng Tháng Trong Năm

Ngày Đăng : 18/05/2019 – 11:11 AM

Để một cây mai vàng có giá trị người ta dựa vào các yếu tố như độ xù sì của gốc, loại cây mai, dáng thế của cây… tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là làm sao cho cây khoẻ mạnh và ra hoa nhiều và to vào đúng dịp tết. Điều kiện sinh trưởng sinh trưởng của cây mai cũng rất cơ bản nhưng khiến một cây mai phát triển mạnh thân cành mập mạp, cành lá xum xuê thì cần rất nhiều kỹ thuật mà chỉ có các nghệ nhân chuyên nghiệp mới làm được.

Nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số yếu tố căn bản về cách chăm sóc mai vàng trong năm . Từ những kiến thức cơ bản đó mà bạn có thể áp dụng vào tuỳ vùng miền, tình trạng cây mai vàng mà chăm sóc cũng như phân bón cho cây mai vàng hợp lý .

1 : Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch

Đây là giai đoạn quan trọng sau khi cây mai ra hoa đợt tết thì cây đã bị suy yếu nên sau tết chúng ta bắt đầu tiến hành phục hồi cho cây.

Từ Tháng 1 đến Tháng 2 :

Sau khi chưng mai tết bạn đưa chậu mai ra ngoài sân nơi có bóng mát và thoáng (để cây dưới nắng sẽ bị cháy lá). Sau đó , bạn hái hết trái và hoa trên cây càng sớm, càng tốt, giữ lại lá non cho cây thở.

Từ rằm tháng giêng trở đi nếu cây sung lại ta tiến hành thu tàn bằng cách cắt ngắn 30% các cành chỉa ra ngoài, một năm sau các cành này mọc dài ra là vừa đủ đẹp.

Thay đất: Nếu cây trồng trong chậu có rễ ra bít hết chậu thì phải thay đất mới cho cây , trong quá trình thay đất ta cắt bớt phần rễ già ở hai bên thành chậu việc rễ quá dài sẽ khiến cây khó hút dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi cắt khoảng 15 ngày cây sẽ bắt đầu ra rễ cám nên không cần quá lo lắng lưu ý không được cắt quá sát .

Bón Phân : Lúc này, cây cần một lượng dinh dưỡng để tái thiết lại cành nhánh mới, do đó cây cần rất nhiều đạm trong quá trình tái thiết. Đây là giai đoạn hồi phục và sinh trưởng mạnh của cây mai, nếu cung cấp đủ dinh dưỡng cho nó phát triển tốt, thì các giai đoạn sau sẽ có tiền đề bảo đảm cho cây phát triển thuận lợi.

Giai đoạn này ban có thể tưới phân NPK 30-10-10 và một ít phân dynamic + lân là được, không cần bón quá nhiều nếu bạn không rành về chăm sóc mai vàng.(Dynamic 1 muỗng canh và lân 1 muỗng café. Dynamic 7-10 ngày bón 1 lần, lân bón 2 tuần 1 lần). Cách tốt nhất là ngâm nhiêu đó vào 1 lít nước và tưới cho cây.Bạn có thể ra các tiệm bán phân bón gần nhà mà mua. Mua để dành dùng từ từ cũng rất tốt.

Từ Tháng 3 đến Tháng 4 :

Miền Nam trời sẽ có những cơn mưa vào cuối tháng 3, từ sau những cơn mưa đầu mùa, mai bắt đầu phát triển mạnh.

Để chuẩn bị đủ dinh dưỡng cho mai vàng phát triển thì ngay từ đầu tháng ba bạn có thể dùng các loại phân hữu cơ hoai mục như phân cá, bánh dầu, phân hữu cơ sinh học … phối hợp các loại phân hóa học có hàm lượng đạm cao để bón cho cây mai. Nếu bón phân vô cơ thì chậm hơn khoảng sau 20 tháng 3 cũng được

Đối với những cây phát triển, có thể dùng phân bón qua lá để hỗ trợ thêm cho nó mau hồi phục. vì bộ rễ của nó lúc này rơi vào tình trạng hoạt động yếu, nên khó hấp thụ được phân bón qua rễ.

Khi những cơn mưa đầu mùa làm mát dịu không khí thì mai bung tược rất nhanh, rễ non cũng phát triển mạnh. Cây cần lượng dinh dưỡng lớn, nếu có đủ chất thì chồi non sẽ vượt nhanh làm nền cho chồi hoa phát triển trong những tháng sau. Từ sau những cơn mưa cuối tháng ba sang tháng tư thì nhiệt độ trong không khí dao động có biên độ lớn , lúc thì mát , lúc oi bức . Giai đoạn nầy nấm hồng phát triển mạnh, cần thiết phải cắt tỉa bớt những cành có dấu hiệu bệnh, tạo thông thoáng cho cây , phun thuốc ngừa hoặc trị bệnh cho cây.

Từ Tháng 5 đến Tháng 6 :

Nếu cây mai được chăm sóc tốt trong giai đoạn trước thì giai đoạn này là một quá trình rất dễ dàng đới với người chăm sóc, và nó thường diễn ra 1 cách tự nhiên, không cần can thiệp nhiều nếu chưa nắm rõ về cây và cách làm nụ.Tốt nhất là không nên can thiệp bằng hoá chất nếu không cần thiết. Chỉ cần giai đoạn 1 bạn chăm cây có 1 tàn lá sum xuê và không sâu bệnh thì giai đoạn này đối với mai vàng sẽ diễn ra 1 các rất tự nhiên.

Tháng 5 và tháng 6 là giai đoạn cây tích luỹ chất dinh dưỡng nên phát triển rất mạnh. Đây là giai đoạn ổn định dáng thế cho cây. Tược non phát triển mạnh ncsm phải uốn nắn để tạo dáng cho mai hoặc bấm đọt để tạo tán cây theo ý muốn.

Đây là giai đoạn tạo dáng tốt nhất cho cây, không nên để cành ra dài mới cắt làm mai bị mất sức , cành nào không muốn phát triển phải bấm đọt ngay để chất dinh dưỡng tập trung nuôi chồi khác .Nếu không là năm nhuần thì trong tháng 6 ta tạo dáng lần cuối cùng (năm nhuần có thể thực hiện trong tháng 7).

Để chồi nách thành nụ hoa ta giảm hẳn phân đạm (chỉ dùng một lượng nhỏ để giữ cân đối dinh dưỡng cho cây), tốt nhất là không sử dụng phân vô cơ nữa . Để hình thành nụ tốt cần tăng lượng lân lên bằng cách bón phân hữu cơ (nếu dùng phân Dynamix lifter càng tốt) và trộn chung với phân lân vi sinh, nếu trồng trong chậu không sử dụng nhiều quá và phía trên phân vi sinh phải có một lớp đất mỏng để phân lân vi sinh phát huy tác dụng (trường hợp mai trồng ngoài đất thì sử dụng lượng cao hơn)

Chú ý rằng đây là giai đoạn mưa tăng dần về lượng , thường xuyên kiểm tra nấm bệnh cho cây , tốt nhất nên phun thuốc ngừa nấm bệnh để phòng các bệnh cháy lá, rỉ sắt, thán thư, nấm hồng …bọ trĩ cũng còn phá hoại cây trong giai đoạn nầy (đã giảm nhiều so với các tháng trước) cũng cần để ý để phòng trị chúng.. Một số nụ hoa cũng hình thành từ tháng 6 âm lịch. Nếu cây phát triển không cứng cáp lắm cần bổ sung thêm phân kali .

2 : Công việc tháng 7 và tháng 8 (giai đoạn phát triển nụ hoa)

Đây là giai đoạn phát triển nụ hoa của mai lại nhầm vào giai đoạn trời mưa dầm, lúc nào thân cây và lá cây cũng bị ướt nên nấm mốc, rêu dễ phát triển, đất trong chậu cũng ẫm ướt phải thường xuyên kiểm tra xem chậu có bị đọng nước không? nếu thấy đất trong chậu thoát nước chậm hoặc đọng nước phải kiểm tra và thông lỗ thoát nước cho chậu.

Phải có gắng giữ bộ lá cho cây để việc quang hợp được thuận lợi, nụ hoa phát triển hoàn chỉnh hơn. Trường hợp để sâu rầy hoặc nấm lá phá họai một phần lá bị rụng đi và cây có thể trổ hoa khi trời giảm mưa. Chú ý từ tháng 7 trở đi (cao điểm tháng 8) nhện đỏ bắt đầu phát triển, đây là loại côn trùng tấn công phía trên lá từ bánh tẻ đến là già, lớp biểu bì mặt trên lá bị hư gây khó khăn cho việc quang hợp của cây.

Kể từ rằm tháng 7 trở đi việc bấm đọt, tỉa cành đều phải ngưng hẳn. Chú ý kiểm tra thường xuyên vườn nếu thấy có hiện tượng sâu bệnh phải phun thuốc phòng trị ngay. Nếu không cần thiết thì không nên thay chậu trong những tháng mưa dầm.

Kiểm tra chậu thường xuyên xem có bị bít lỗlàm nước đọng hay không nếu nước thoát chậm phải thông ngay lỗ thóat nước, nếu để nước đọng lâu một phần lông hút bị hư ngăn cản việc hấp thu nguồn dinh dưỡng của cây.

3 : Công việc tháng 9 và tháng 10 (giai đoạn hình thành)

Đến đây thì hầu hết mai đã ngừng sinh trưởng, lá mai vàng đã già đi. Chỉ chờ ngày lặt lá để ra hoá. Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là làm sao giữ cho được bộ lá cây luôn xanh đến rằm tháng 12. Đối với những cây có tàn lá sum xuê và xanh mượt và nụ đều thì bạn không cần phải lo gì cả.

Chúng ta chỉ bón phân NPK với dynamic thật loãng bằng ¼ liều dùng đầu năm và 2 tuần 1 lần là được. Nhưng thành phần NPK đều nhau hoặc K cao hơn. Nếu bạn không rành, tốt nhất không nên bón thêm NPK mà chỉ cần bón dynamic là đủ.Nếu cây nụ nhỏ thì có thể bón thêm NPK có Kali nhiều, nhưng điều này cũng rất nguy hiểm nếu bón không đúng cây sẽ ra hoa sớm nếu bạn bón và chăm sóc không đúng cách.

Trong giai đoạn nầy vẫn còn mưa dầm vào đầu tháng 9 sau đó giảm dần đến cuối tháng 10 thì giảm hẳn, nụ hoa đã hình thành và sẳn sàng bung ra khi đủ điều kiện, vì vậy ncsm phải biết điều chỉnh bộ lá cho cây, tay nghề hơn thua nhau là ở giai đoạn nầy, nếu để mai ít lá quá thì có khả năng sẽ nở khi mưa giảm hẳn, để mai nhiều lá quá thì nụ hoa không phát triển tốt được và có lúc mai lại bung cành non nữa. Vì vậy việc điều chỉnh bộ lá cho mai vàng rất cần thiết (phải dựa vào kinh nghiệm từng vùng).

Nguyên tắc chung là không sử dụng phân có hàm lượng đạm cao trong giai đoạn nầy nhưng nếu bộ lá quá ít lại già quá thì phải dùng phân bón lá loại 20-20 -10 phun để tạo thêm lá non kềm giữ sự phát triển nụ thành hoa.

Trường hợp cây còn bộ lá xanh rợp phải biết xiết nước để một ít lá mai vàng và rụng đi giảm bớt bộ lá để nhựa nuôi chồi hoa. Việc nầy rất nguy hiễm nếu ta đánh giá không đúng làm lá rụng quá nhiều làm mai bung nếu không kinh nghiệm và không có thời gian theo dỏi khi xiết nước thì không nên làm. Trường hợp mưa giảm, trời nắng nhiều phải tưới cây ít nhất mỗi ngày một lần.

4 : Công việc tháng 11 và tháng 12 (giai đoạn hoàn chỉnh)

Chăm sóc tốt trong giai đoạn nầy quyết định cho chất lượng hoa Tết. Ta biết trong lúc nầy nụ hoa sẳn sàng bung nụ khi có điều kiện nhưng để hoa trổ đạt chất lượng hơn như : hoa lâu tàn hơn, màu tươi hơn, lượng hoa mỗi nụ nhiều hơn và hoa thơm hơn thì phải gia công thêm nữa vì thế việc bón thúc là cần thiết.

Từ cuối tháng 10 hoặc chậm nhất là đầu tháng mười 11 phải bón thúc cho mai. Việc bón thúc không sử dụng phân hữu cơ mà phải dùng phân vô cơ mới có tác dụng tốt.

Để làm tăng chất lượng hoa ta bón cho mai phân lân và kali .Phân lân có thể rãi trên mặt đất mỗi cây khỏang 200 g hoặc pha nước tưới vào gần gốc mai (phân không tan hoàn toàn trong nước), phân kali thì pha 1 muỗng caphê nhỏ với 5 lít nước tưới lên đất gần gốc mai, chỉ cần tưới 2 lần cách nhau một tuần. Có người còn dùng phân bón lá loại thúc ra hoa để phun xịt (xin tìm hiểu kỹ tác dụng của phân), có thể phun từ 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 7 ngày..

Đầu tháng 12 có thể bón thêm một ít phân Úc để giúp cây sau khi trỗ không mất sức nhiều và hoa ít rụng hơn. Cuối cùng ncsm phải “canh” để lảy lá , lá được lảy vào thời điểm nào phải do kinh nghiệm ncsm quyết định dựa vào diễn biến của thời tiết, phải dựa vào độ lớn nhỏ của chồi nụ, phải dưạ vào tán lá của cây….(đã có rất nhiều tài liệu nói về vấn đề nây , xin không trình bày thêm). Sau khi lảy lá không cần phải tưới nhiều nữa nhưng không đượcđể mai bị khô gốc.

Hàng ngày quan sát diển biến của mỗi cây nhất là sự phát triển của nụ hoa để điều chỉnh nước tưới hoặc dùng các biện pháp khác để điều chỉnh cho nụ bung vỏ lụa vào ngày đưa Ống Táo

Các tin khác

Lan Giống Thiên Nga (Trên 6 Tháng)

– Thân:

Thân cây sẽ nảy mầm ở gốc, lớn lên phình to nhưng ở giữa phình to hơn. Cây trưởng thành lớn lên và cao nhất khoảng từ 20-40 cm (có thể cao hơn tùy thuộc vào vùng khí hậu trồng cây). Thân cây phình ra rộng khoảng3-6cm. Thân cây thường có màu xanh tuyền, xanh vàng và có thể có sọc gân trắng mờ dọc theo thân. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút. Đến khi cây lớn dần thân cây mới bắt đầu phình ra.

Cây có đủ nắng lá sẽ to và ngắn hơn những cây nuôi trong vườn mát và thiếu ánh sáng. Thường cây đến gần cuối năm sẽ ngừng phát triển và đợi đến mùa ra hoa. Lá cây đến cuối mùa thu và đầu mùa đông sẽ ngừng phát triển và thường sẽ rụng lá dần vào những mùa hanh khô này.

– Rễ cây:

Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong và màu trắng tím. Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm. Cây ra rễ ở gốc, rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.

– Cần hoa và hoa:

Thường mọc ở đầu ngọn, chính giữa thân, Cần có dạng chùm, thường rủ xuống đất, có chiều dài khoảng 40cm. Mỗi cần thường có từ 15 – 30 hoa, mỗi bông có kích thước từ 4 – 7cm.Lan thiên nga có màu sắc vô cùng phong phú, mùi hương thường giảm dần từ sáng sớm đến chiều tối.

– Phát hoa mọc từ những đốt gần gốc cây (củ) trên cùng một phát hoa có khi toàn là hoa cái, khi thì toàn là hoa đực hoặc là hoa đực và hoa cái mọc xen kẽ với nhau. Hoa cái luôn luôn nở trước hoa đực. Hoa đực khi trưởng thành, chúng ta đưa một vật gì ngang qua dưới trục phấn của hoa, thì phần hoa sẽ bắn ra xa khoảng 2 thước.

– Hoa nở vào mùa Hè đến mùa Đông, có mùi thơm, kích thước từ 3-6cm và mỗi phát hoa thông thường từ 8 hoa đến 25 hoa trở lên. Cũng trong dòng Ctsm. có loại mỗi năm trổ hoa một lần và cũng có loại mỗi năm trổ hoa hai hoặc ba lần trong năm.

Đặc điểm sinh trưởng hoa lan thiên nga

Lan thiên nga có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, phù hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ.

Hoa lan thiên nga thường nở hoa vào tháng 2 – 4, độ bền từ 7 – 12 ngày, tùy vaafo điều kiện sinh trưởng.

Lợi ích của hoa lan thiên nga

– Với vẻ đẹp cuốn hút cùng mùi hương độc đáo của mình, hoa lan thiên nga chủ yếu được trồng để làm kiểng trong nhà, cơ quan, trường học,…

– Việc trồng lan xung quanh nơi làm việc, xung hoạt của bạn sẽ giúp bạn trở nên thoải mái, loại bỏ được các căng thẳng trong cuộc sống.

– Lan thiên nga còn có tác dụng điều hòa không khí rất hiệu quả, vừa có thể hút các khí độc xung quanh nó và thải ra những khí O2 có lợi cho sức khỏe con người.

– Trong công nghiệp, lan thiên nga còn có công dụng điều chế các loại mỹ phẩm, nước hoa, sữa tắm, phục vụ nhu cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ.

– Với những công dụng trên, lan thiên nga còn đem lại những giá trị to lớn đối với những người trồng lan.

Khi trồng Catasetum, Cycnoches và Mormodes chúng ta dùng dớn trắng mềm, quấn xung quanh dưới gốc cây (củ) mẹ, dầy khoảng 1 cm và cao khoảng 5 cm nên nhớ rằng khi trồng thì cây (củ) mẹ không bao giờ ra rễ và chỉ ra rễ ở rễ cây con hoặc chồi mới mà thôi. Như vậy khi trồng xong chúng ta nên dùng giây buộc vào giữ cây (củ) mẹ cho khỏi bị lung lay, để cây con và rễ phát triển không bị tổn thương khi gặp gió.

Thay Chậu: Những dòng lan kể trên có cách trồng giống nhau và thời gian thay chậu, tách chiết tốt nhất là cuối Đông hoặc đầu Xuân. Dùng tay bóp nhẹ xung quanh chậu cho tróc ra, sau đó gỡ bỏ những chất trồng cũ và cắt bỏ toàn bộ rễ.

Chú ý: mọi thao tác trong lúc này phải cẩn thận, đồng thời xem những mắt ngủ của từng cây (củ), vì lúc này có những mắt ngủ đang phát triển. Nếu không cẩn thận sẽ làm hư mắt ngủ. Sau đó dùng Physan 20: pha 1 muỗng cà phê/1 lít hoặc theo liều lượng cho phép (ghi trên chai), xịt vào những cây (củ) vừa cắt xong hoặc bỏ cây vào ngâm khoảng 5 phút, vớt ra để trong mát, chờ khi khô ráo. Chúng ta sẽ cắt rời ra từng cây (củ) một hoặc từng cặp.

(Lưu ý: Các bạn phải sử dụng dao, kéo thật sắc bén và khử trùng trước khi cắt). Những vết cắt sau khi cắt ra, chúng ta dùng nước sơn móng tay hoặc là vôi quét vào (mục đích làm tránh mất nước, thấm vào làm nhiễm vi khuẩn).

Trong thời kỳ tách chiết và trồng lại từ 50% – 60% ánh sang và khi phát triển đến trưởng thành 60% – 70%.

Dòng lan này mọc mạnh trong thời gian ngắn, vì vậy cần tưới nước nhiều khi cây con có lá và cao khoảng 10 cm trở lên. Một tuần 3 lần hoặc đến mùa hè mỗi ngày một lần và khi cây ngừng tăng trưởng thì giảm tưới 2 lần/tuần.

Từ 70% – 80%.

Thấp nhất 55oF (12oC) đến cao nhất 90o F (39o C).

– Ít nhất 1 ngày bạn phải tưới nước 1 lần cho lan thiên nga, khi trời nắng nóng nên tưới 2 lần/1 ngày, hoặc có thể sử dụng giàn tưới phun sương cho lan.

– Mùa mưa, nên chú ý để giá thể có thể thoát nước kịp thời cho cây, tránh để cây thừa nước, gây ngập úng, tạo điều kiện để sâu bệnh phát triển.

– Vào mùa xuân, khi lan thiên nga bắt đầu mọc những mầm non, tưới sơ qua, khi lan mọc mạnh tưới thật đẫm, thường xuyên hơn. Hoa sẽ nở vào mùa thu, sau khi hoa tàn lá bắt đầu rụng, tưới thưa ra và ít đi.

Khoảng một tuần sau khi trồng pha 1 muỗng canh (tablespoon) B1 + 1 giọt SuperThirve + 1/4 muỗng cà phê (teaspoon5 ml) 30-10-10 cho 1 gallon (4 lít) nước mỗi tuần. Cho đến khi chồi non và rễ phát triển thì chuyển sang 1 muỗng canh B1 + 1 muỗng canh phân cá 5-1-1 và khoảng ¼ phân chậm tan Osmocos 14-14-14. Khi lá cây ngưng phát triển thì chuyển sang 06-30-30 với ¼ muỗng cà phê cho 1 gallon nước mỗi tuần và phun làm 2 lần. Sau đó chuyển sang 20-20-20 với 1/4 muỗng cà phê cho 1 gallon nước mỗi tuần cho đến khi mầm hoa phát triển và lúc này không xử dụng phân bón nữa.

Cũng như các loại lan khác khi côn trùng hoặc , vi khuẩn xuất hiện có thể 1 tháng rưỡi phun ngừa 1 lần xen kẽ.

– Lan thiên nga cũng rất dễ bị sâu bệnh tấn công, vì vậy bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của lan, để có thể phát hiện kịp thời các mầm bệnh trước khi chúng phát triển mạnh.

– Đồng thời, nên phun thuốc trừ nấm, sâu bệnh cho cây định kỳ 1 tháng/1 lần, để phòng trừ sâu bệnh sinh trưởng.

Sau khi hoa tàn và lá bắt đầu rụng thì cũng là dấu hiệu cây lan đi vào giai đoạn ngủ. Vào thời gian này tại cây tuy rụng lá nhưng mầm non vẫn phát triển. Thời gian này không bón phân, nhưng vẫn tưới nước mỗi tuần 2 lần. Nên tưới vào lúc 10 giờ – 11 giờ sáng tuyệt đối không tưới cây vào buổi chiều vì thời điểm này ở California đã lạnh.

Nếu tưới, nước sẽ đọng lại trên bẹ lá, ban đêm nhiệt độ xuống thấp có thể làm đông đá và làm cho cây phỏng lạnh sẽ chết. Nếu có thể chúng ta nên đem cây vào trong nhà.

Các giống mua về cần chuyển ra chậu lớn để cây phát triển nhanh hơn, cần lưu ý các vấn đề sau:

1.Gỡ cây ra khỏi cốc mô, gỡ bỏ bớt phần giá thể cũ sao cho rễ không bị tổn thương.

2.Giá thể: vỏ thông là tốt nhất (cỡ lớn hoặc vừa), xếp dớn đáy chậu.

3.Sau đó đặt cây lan vào chậu, tiếp tục dùng vỏ thông lớn xếp xung quanh, rải tiếp 1 lớp vỏ thông vụn trên bề mặt để giữ ẩm.

(Chú ý: Gốc của cây lan phải nhô cao lên khỏi bề mặt vỏ thông, tránh ủng thối)

4.Tiến hành bón phân tan chậm, phân hữu cơ lên bề mặt chậu (đặt xa gốc)

5.Tiến hành chăm sóc dinh dưỡng và giữ ẩm, ánh sáng phù hợp, phun phòng nấm định kỳ (1-2 tuần /lần)

Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:

✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống 100%

✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường

✔️ Ship cod toàn quốc

✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn – hỗ trợ tâm huyết, nhiệt tình

✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí

Đặt hàng ngay để nhận những ưu đãi hấp dẫn:

TRUNG TÂM BẢO TỒN GIỐNG HOA LAN – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Mai Vàng Từ Tháng 1 Đến Tháng 6 Âm Lịch trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!