Xem Nhiều 5/2023 #️ Cách Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Trong Chậu # Top 8 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cách Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Trong Chậu # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Trong Chậu mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

*Độ ẩm: độ ẩm lý tưởng nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của lan hồ điệp là từ 50 – 80 %. Nếu trong điều kiện môi trường có độ ẩm thấp hơn so với mức này thì bạn nên dùng màn che để hạn chế sự thoát hơi nước. Một cách khác nữa là thêm nước và một ít đá cuội hoặc sỏi và chậu trồng, như vậy độ ẩm sẽ được duy trì ở mức tối ưu. Khi quan sát, nếu thấy cây có hiện tượng ủ rũ thì nên chuyển chậu sang vị trí khác hoặc là tăng/giảm số lần tưới nước cho cây để cải thiện tình hình.

2. Ánh sáng và vị trí trưng hoa Lan Hồ Điệp

Sau độ ẩm thì ánh sáng cũng là một trong những vấn đề cần hết sức quan tâm và có vai trò rất lớn trong sự phát triển của lan hồ điệp. Có thể nói đây chính là yếu tố thiết yếu, rất cần cho sự sinh trưởng của lan, đặc biệt là trong giai đoạn cây ra hoa.

Nếu chậu lan mới được trồng, bạn nên làm lưới che 2 lớp, cho tới khi thấy cây đã phát triển tốt, ổn định thì mới bắt đầu cho làm quen dần với nắng bằng cách tháo ra một lớp che. Ánh sáng mạnh với nhiệt độ cao sẽ khiến lan bị héo lá, giảm sức sống, giảm khả năng ra hoa. Lưu ý là lớp bụi bám trên lá có thể sẽ gây cản trở việc tiếp nhận ánh sáng, tổng hợp chất diệp lục, do đó bạn nên thỉnh thoảng lau sạch bụi bám trên lá, như vậy cũng sẽ đảm bảo hơn về tính thẩm mỹ cho chậu cây.

Tốt hơn hết chỉ nên chưng lan hồ điệp trong nhà, dưới bóng râm mát hoặc vị trí gần cửa sổ, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhiệt độ thích hợp cho Lan Hồ Điệp là 20 – 30oC.

3. Bổ sung chất dinh dưỡng cho hoa

Vào mùa hè và ở giai đoạn tăng trưởng, lan hồ điệp cần được bón phân thường xuyên hơn mùa đông với tần suất từ 2 – 3 lần/tuần. Vào mùa đông số lần bón thấp hơn vì nhu cầu dưỡng chất của cây thấp hơn.

Công thức phân bón cho lan hồ điệp cần duy trì tỉ lệ ổn định NPK 14 – 14 – 14. Riêng với những cây đang trong thời kỳ ra hoa thì nên bón phân có hàm lượng photpho cao hơn, như 10 – 30 – 20. Nguyên tắc không được quên khi bón phân là phải tưới nước cho cây cả trước và sau khi bón, như vậy sẽ giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Cách Chăm Sóc Chậu Lan Hồ Điệp Trong Nhà

Lan hồ điệp là giống lan có hoa lâu tàn nhất và dễ dàng nở hoa ở nhiều điều kiện khác nhau. Nếu biết cách chăm sóc thì lan Hồ Điệp sẽ nở rất lâu tàn, có thể kéo dài đợt hoa từ 3-4 tháng, thậm chí 6 tháng. Và sau khi hoa tàn, nếu được chăm sóc tốt thì lan Hồ Điệp sẽ khỏe mạnh và sớm ra đợt hoa mới. Lan hồ điệp được mệnh danh là “Nữ hoàng của các loài hoa” mang trong mình vẻ đẹp cao sang, tinh tế và tao nhã. Không những là món quà biểu hiện của tình yêu mà theo phương Đông, lan hồ điệp còn mang đến sự may mắn, giàu có, sung túc cho gia đình. Mỗi dịp tết đến việc mua một vài chậu lan hồ điệp để trưng mừng TẾT luôn rất được ưa chuộng tại Việt nam.

Chú ý đến điều kiện môi trường của Hồ điệp

– Ánh sáng : Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt, những vị trí như: gần cửa sổ hoặc ánh sáng đèn nhân tạo,…tránh ánh nắng trực tiếp vì sẽ làm cây lan hồ điệp bị vàng lá, cháy thân.

– Nhiệt độ: Nhiệt độ tốt nhất cho lan hồ điệp là ở 21-30 độ C. Nhiệt độ ban ngày là 18-29 độ C và nhiệt độ ban đêm là 13-18 độC.– Độ ẩm: Lan hồ điệp cần độ ẩm từ 50-80%. Việc tưới nước cho hoa lan cũng rất quan trọng và cần thực hiện cẩn thận. Thời gian tưới nước tốt nhất cho hoa là vào buổi trưa, cho tới tối lá sẽ khô, vì nếu nước dính lại có thể khiến cho lá bị thối. Vào mùa hè, hoa lan hồ điệp cần được tưới 2-3 ngày một lần, còn mùa đông chỉ cần tưới khoảng 10 ngày một lần.

Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài, vì vậy người chăm cây cần thay chậu cho cây. Có hai lý do mà cây cần được thay chậu, một là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng, hai là giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ cây phát triển tốt. Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm, mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa Xuân.

Lan Hồ Điệp là loại lan thích ở trong chậu mới. Tuy nhiên không nên thay chậu khi cây đang ra bông. Nên chú ý, khi các đầu rễ đã thối đen hoặc cây có triệu chứng mốc (mùi hôi) thì cần phải sang chậu. Lan hồ điệp không thích chậu quá lớn.

Đặt ngay chậu lan hồ điệp cực đẹp giá ưu đãi tại Tâm an flowers

Bí Quyết Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Trong Chậu

Tìm hiểu về giống lan hồ điệp

Hoa lan là loài hoa được những người yêu cây cảnh yêu thích. Chơi lan dần trở thành một thú tiêu khiển thanh nhã của nhiều người.

Trong vương quốc hoa lan thì lan hồ điệp (tên khoa học là Phalaenopsis ) là giống lan thuộc họ lớn nhất Orchid Orchidacreae, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Philippines và Úc. Loài lan thường được mệnh danh là loài hoa của núi rừng vì chúng thường bám chặt vào các cây trong rừng sâu hoặc bám vào trong lá. Cây lan có lá to rộng, mọng nước, cuống hoa uốn cong mang theo rất nhiều hoa. Thường thì một cây lan hồ điệp có thể có từ 5 – 10 lá và rất nhiều rễ màu trắng.

Một sô loài có cuống hoa to mang đến những đóa lan có hoa tròn to. Cũng có những loài có cuống hoa ngắn, hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ như màu trắng, hồng, vàng hoặc cánh hoa có thể pha trộn các sọc, viền hay đốm. Ngoài những loài lan hoa điệp thường gặp thì hiện nay cũng có một số giống lai có khả năng thích nghi trong điều kiện nhân tạo hơn so với môi trường tự nhiên.

Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau. Người chơi lan có thể đặt lan vào từng chậu riêng biệt hoặc đặt nhiều cây vào chung một chậu. Nếu được chăm sóc lan hồ điệp hợp lý có thể ra hoa trong vòng 2 năm, thời gian hoa tan là 3 tháng trong điều kiện nhân tạo. Tuy nhiên, vẫn có một vài giống lan hồ điệp có thể có thời gian tươi kéo dài hơn, thậm chí là kéo dài quanh năm. Hàng năm, mùa hoa lan nở rộ đẹp nhất là từ tháng 12 – tháng 5.

Bí quyết trồng lan hồ điệp

Ánh sáng và nhiệt độ là yếu tố cần thiết để giúp lan hồ điệp phát triển tốt. Khi trồng lan hồ điệp trong nhà bạn nên để chậu hoa ở gần cửa sổ có ánh sáng nhưng không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào. Nhiều người chơi hoa lan thường dùng đèn nhân tạo đặt ở phía trên cây để chiếu sáng. Thời gian chiếu ít nhất là từ 12 -16 tiếng mỗi ngày. Trường hợp bạn đặt hoa trong nhà kính thì bạn có thể dùng một tấm vải che lại, nhất là vào những ngày hè.

Để hoa lan hồ điệp sinh trưởng tốt và nở hoa đẹp như mong muốn, người chơi lan cần chú ý một số yêu cầu cơ bản sau:

Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày khoảng từ 18 – 29 độ C và nhiệt độ ban đêm là từ 13 -18 độ C.

Vào mùa thu, nhiệt độ ở nơi để lan nên được duy trì ở mức 16 độ liên tục trong 3 tuần kể từ khi các cụm hoa bắt đầu xuất hiện.

Hạn chế tình trạng nhiệt độ và độ ẩm thay đổi bất thường vì đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nụ lan bị rụng.

Độ ẩm cần thiết để lan hồ điệp sinh trưởng tốt là từ 50 – 80%. Nếu độ ẩm thấp hơn bạn nên dùng màn che để hạn chế tình trạng cây thoát hơi nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể phủ sỏi, đá cuội và tưới nước để tăng cười độ ẩm cho cây lan. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo cây luôn ở trên sỏi, đá cuội và không chạm nước.

Khi trồng lan hồ điệp, việc tưới nước cho cây được xem là một việc rất quan trọng và cần phải thực hiện một cách cẩn thận. Vào mùa hè bạn cần tưới nước cho cây từ 2 – 3 ngày/ lần. Còn vào mùa đông bạn chỉ cần tưới 10 ngày/ lần. Tốt nhất là bạn nên tưới cây vào buổi trưa để lá sẽ khô cho đến tối. Cần tránh tình trạng nước dính lại trên lá vì có thể khiến lá bị thối.

Tuy theo từng mùa mà bạn cần xem xét để có thời gian tưới cây thích hợp. Ngoài ra, người chơi lan cũng cần xem xét về nhu cầu nước của cây và giá thể sử dụng. Thông thường, giá thể được người trồng lan sử dụng nhiều nhất là vỏ cây, đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, than củi.

Phân bón là một trong những yếu tố giúp lan hồ điệp sinh trưởng tốt hơn, hoa nở đẹp và to hơn. Việc bón phân nên được tiến hành thường xuyên vào mùa hè vì đây là giai đoạn cây đang tăng trưởng. Vào mùa đông, nên hạn chế việc sử dụng các chất hữu cơ cho cây. Trước khi bón phân người trồng lan cần chú ý tưới nước đầy đủ cho cây. Với hoa lan bạn nên sử dụng loại phân bón có công thức ổn định như NPK14-14-14. Đến giai đoạn cây ra hoa thì bạn nên sử dụng loại phân bón có công thức chứa hàm lượng photpho cao hơn (10-30-20%)

Ngoài ra, vì là loài cây đặc biệt thu hút các loại sâu hại như sâu đục nụ, nhện, rệp, ốc sen nên thuốc trừ sâu là thứ không thể thiếu khi trồng lan. Bạn có thể sử dụng nước xà phòng hoặc thuốc trừ sâu để loại bỏ những loài sâu hạm bám trên lá. Sau khi đã loại bỏ hết sâu hại người chơi hoa cần dùng vải mềm để rửa sạch lại lá cây.

Thường thì thời gian lan hồ điệp tàn sau khi nở là khoảng 3 tháng. Sau khi hoa tàn, cuống hoa già và có màu nâu bạn nên cắt bỏ toàn bộ cuống hoa để kích thích cây ra hoa lại.

Cần lưu ý, nếu cuống hoa còn màu xanh thì bạn không nên cắt toàn bộ cuống hoa mà chỉ nên cắt một đốt trên cuống hoa, đoạn cắt bỏ nên có độ dài khoảng 10-12cm. Thông thường, sau khi cắt bỏ thì chỉ khoảng 2 – 3 tuần sau cây lại hình thành một cành mới.

Thời gian sống của một cây lan hồ điệp thường rất dài nên cần người chăm cây thay chậu cho cây sau một khoảng thời gian. Có 2 trường hợp cần thay chậu mới cho cây, một là cây không thể tiếp tục sinh trưởng trong chậu đang trồng và hai là do giá thể bị phân hủy, không đủ không khí để duy trì sự phát triển của rễ cây. Thông thường việc thay chậu cho lan hồ điệp sẽ tiến hành từ 1 – 2 năm/ lần. Thời gian thay chậu tốt nhất là vào mùa xuân.

Khi rễ cây phát triển chúng sẽ lan dần ra và phủ lên trên chậu và giá thể, dần dần sẽ bịt kín các khe hở giữa các rễ, khiến cho giữa giá thể và rễ cây không có khoảng trống. Điểm bắt đầu của thân cây nên giữ một khoảng cách ngắn ở dưới giá thể. Cây lan hồ điệp sau khi thay chậu người chăm lan nên giữ cây trong bóng mát và tưới nước cho cây sau 3 ngày kể từ ngày thay chậu.

Bí quyết chăm sóc lan hồ điệp sau tết

Sau tết là thời gian hoa lan bắt đầu tàn. Những chậu lan chơi tết thường là những chậu to với nhiều cây lan trong cùng một chậu. Thông thường, do các gia đình quá bận rộn không có thời gian chăm sóc cây lan nên lan sau khi tàn hoa đa số sẽ bị chết và không phát triển nữa. Thay vì để những chậu lan dần tàn úa rồi chết đi bạn hãy dỡ chậu lan ra thành từng cây, trồng vào từng chậu riêng biệt và chăm sóc chúng để chúng có thể sống sót và nhanh phục hồi.

Sau khi đã chuyển các cây lan ra thành từng chậu bạn hãy dùng kéo cắt bỏ hết các ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3cm. Không nên cắt sát cần cuống vì như thế sẽ rất dễ khiến lá bị dập gãy và dễ bị thói lan vào thân cây. Những vị trí mắt ngủ còn lại trên cần hoa có khả năng ra cây con bạn hãy dùng bông y tế thấm chút thuốc atonic đặt vào đấy khoảng 1 tuần rồi mở ra. Sau khoảng 1 – 2 tháng những mắt ngủ này có khả năng sẽ xuất hiện các cây con.

Lá trên thân cây lan, nếu lá bị bệnh ít, lá bị vàng úa chưa quá 1/3 thì bạn có thể dùng dao lam hoặc dao thật sắc khoét bỏ phần lá bị hỏng và giữ phần lá nguyên lại. Với những lá bị nhiều bệnh, có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng thì tốt nhất bạn nên cắt bỏ hoàn toàn chiếc lá đó.

Sau khi sử lý mắt ngủ và lá cây lan, tiếp đến bạn cần xử lý tới phần gốc và rễ lan. Đầu tiên người bạn cần quan sát rễ cây, đa số các cây lan hồ điệp đều được trồng công nghiệp bằng rêu nước. Vào những ngày tết, nhà vườn hoặc người chơi lan tưới nước cho cây quá nhiều nên khiến cho rễ cây bị thối. Vì thế, lúc này việc đầu tiên là bạn cần rút bỏ bầu nhựa.

Nếu rễ lan còn tươi xanh, thối ít thì bạn có thể cố gắng giữ nguyên cả bầu và cây bằng cách dùng kéo sạch cắt bỏ phần rễ thối, giữ lại phần rễ còn tươi xanh. Kế tiếp bạn lấy vôi, sơn móng tay hoặc keo 502 bôi vào các vết cắt rồi đặt nguyên bầu cây vào chậu. Dùng dây cố định phần gốc lan để gốc cây không bị lung lay. Kế đó bạn đổ đớn cọng đã được xử lý nấm vào xung quanh chậu, vỗ nhẹ cho hơi chặt. Lúc này bạn chưa nên phủ kín lên gốc cây vì còn phải quan sát sự phát triển của rễ.

Trường hợp rễ cây lan hồ điệp bị hư hỏng nhiều bạn nên gỡ bỏ hoàn toàn phần rêu nước trong bầu cây để cắt bỏ toàn bộ phần rễ thối hoặc bị dập gãy rồi bôi vôi, keo vào các vết cắt và bỏ ít xốp vào đáy chậu. Thường thì cây lan sau khi bị cắt bỏ hết rễ sẽ rất khó có thể đứng vững trong chậu. Vì thế, lúc này bạn cần dùng một thỏi xốp hình chữ nhật đặt vào giữa gốc cây rồi cho cây lên trên cục xốp đó, buộc dây vào gốc và buộc cố định sang hai bên một cách chắc chắn để cho cây không bị lung lay khi di chuyển chậu.

Cây lan hồ điệp sau khi xử lý xong tất cả các bộ phận bạn cần để cây ở chỗ mát, tuyệt đối tránh mưa, để cây hoàn toàn khô thoáng trong 3 ngày. Sau 3 ngày bạn mới bắt đầu tưới đẫm toàn bộ chậu cây 1 lần.

Trong giai đoạn này bạn nên pha phân bón B1 hoặc chất kích thích tăng trưởng Atonic, K/H thật loãng theo tỉ lệ ½ thìa cà phê phân bón với 20l nước phun sương ẩm hàng ngày.

Sau khoảng 2 tuần thực hiện bạn sẽ bắt đầu thấy các rễ mới của cây bắt đầu nhú ra. Bạn đợi cho đến khi rễ non cắm vào giá thể thì đổ thêm một lớp đất lên phía trên. Thường sau 1-2 tháng cây sẽ bắt đầu phát triển ổn định lại một lần nửa. Lúc này bạn hãy bón phân và tưới nước bình thường như phần hướng dẫn chăm sóc lan hồ điệp ở trên.

Cách Chăm Sóc Chậu Lan Hồ Điệp Tại Nhà

Lan Hồ Điệp là loài Lan của vùng nhiệt đới, ưa khí hậu ấm áp và ẩm ướt. Đối với người phương Tây, người ta cho rằng Lan Hồ Điệp là loài thông dụng, dễ trồng và chăm sóc đối với những người mới bắt đầu, suy nghĩ ấy đã đặt ra câu hỏi tại sao vùng sinh trưởng của Lan Hồ Điệp là vùng khí hậu của nước ta mà lại không trồng được hoặc gặp khó khăn khi trồng Hồ Điệp?

Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cần xem xét lại các yếu tố đủ để cây sinh trưởng phát triển.

Các yêu cầu cơ bản cho Lan Hồ Điệp:

· Nở hoa: Mùa đông xuân, có thể nở hoa quanh năm

· Ánh sáng: ánh sáng thấp đến vừa (50-70%)

· Nhiệt độ: ấm áp (20-30 độ), chỉ nở hoa khi nhiệt độ <20 độ

· Bón phân: bón 2-3 lần/ tháng, nhiều hơn khi cây sinh trưởng và ra hoa.

Việc trồng Lan Hồ Điệp không đòi hỏi yêu cầu quá khắt khe và có thể thấy tại sao trồng Lan Hồ Điệp ở phương Tây lại dễ đến vậy. Họ thường trồng Lan Hồ Điệp trong nhà hoặc ngoài trời nơi có nhiệt độ ấm áp và mát mẻ quanh năm

Đối với nước ta khi được phân hóa thành 2 mùa là mùa nắng và mùa mưa thì mỗi mùa lại có những bất lợi riêng đối với việc trồng Lan và thường mọi người trồng Lan Hồ Điệp ngoài trời và không thể kiểm soát được nhu cầu nước tưới và nhiệt độ.

· Mùa nắng lại quá nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao, độ ẩm thấp nếu trồng ngoài trời. Việc trồng cây trong nhà kính là không thể và cần đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng và ẩm độ.

· Mùa mưa thì lại quá ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm, rêu, bệnh hại phát triển.

Và để trồng thành công Lan Hồ Điệp ngoài trời hay trong nhà kính ở nước ta thì cần khắt phục những bất lợi như đã nói trên thì việc trồng Lan Hồ Điệp tương đối phù hợp.

· Trồng ngoài trời: ta cần che chắn bằng lưới hoặc mái che để hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây, giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm vào mùa hè bằng cách phun sương, trồng cây xanh xung quanh khu vực trồng hoặc phủ xanh nền đất bằng cỏ,…Mùa mưa cần sự thông thoáng để giảm độ ẩm cao.

· Trồng trong nhà: Tìm vị trí phù hợp nơi có nhiều ánh sáng mặt trời nhất mà nhiệt độ không quá nóng.

ĐT : 0283 8208 468

Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Trong Chậu trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!