Cập nhật thông tin chi tiết về Các Yếu Tố Dinh Dưỡng Cây Trồng Và Phân Bón mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Các yếu tố
dinh dưỡng cây trồng
Gần như toàn bộ các yếu tố có trong đất đều có mặt trong cây. Kỹ thuật phân tích càng tinh vi thì càng phát hiện thêm nhiều yếu tố. Ban đầu người ta cho rằng có những yếu tố có mặt trong cây có vai trò thiết yếu cho đời sống thực vật của cây và có những yếu tố không có vai trò thiết yếu cho đời sống của cây mà có mặt trong cây chỉ là do sự hút thừa. Các kết quả nghiên cứu phát hiện dần vai trò của nhiều yếu tố mà trước đây không nhận thấy. Sự phân biệt yếu tố thiết yếu và yếu tố không thiết yếu dần dần mất đi hết ý nghĩa.
Các yếu tố trong cây còn được phân biệt thành yếu tố cấu tạo tức là các yếu tố có trong thành phần hợp chất cấu tạo nên tế bào của mô cây, và các yếu tố phi cấu tạo không là thành phần hợp chất tạo nên tế bào của mô cây. Các yếu tố là thành phần cấu tạo của tế bào của mô cây còn được gọi là yếu tố dinh dưỡng, xem như là thức ăn của cây. Một số yếu tố đóng vai trò khác: hoặc tự bản thân nó có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cây do tác động đến các enzym, các chất điều hoà sinh trưởng hoặc là thành phần cấu tạo nên các enzym, các vitamin, các chất điều hoà sinh trưởng điều khiển các quá trình trao đổi. Để thống nhất trao đổi thông tin, FAO đề nghị quy ước phân nhóm và gọi tên các yếu tố tìm thấy trong cây như sau:
1.1. Phân loại các yếu tố dinh dưỡng
Các yếu tố dinh dưỡng có 16 nguyên tố: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Zn, Mn, Cu, Bo, Mo, Cl.
Các yếu tố dinh dưỡng chính hay còn gọi là yếu tố phân bón chính. Đó là 3 nguyên tố N, P, K.
Các nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S và gần đây là Si
Các nguyên vi lượng: Fe, Mn, Cu, B, Mo, Co, Ni, Se,…
Danh sách các nguyên tố vi lượng ngày càng nhiều, các nguyên tố thường được nói đến gần đây như Co, Va, Na, Zn, Al, Pb, và các nguyên tố phóng xạ, các loại đất hiếm. Các chất hàm lượng trong cây không có nhiều, ít đến mức rất khó phát hiện nhưng vẫn có vai trò quan trọng được gọi là siêu vi lượng.
1.2. Cơ sở phân loại các yếu tố dinh dưỡng
Sự sắp xếp thành các nhóm như trên không hoàn toàn dựa trên hàm lượng các yếu tố đó trong cây. Hàm lượng S, Mg trong cây nhiều không kém P nhưng P được xem là các yếu tố dinh dưỡng thứ yếu, còn hàm lượng các yếu tố Na, Cl, Fe trong cây cũng không kém lại được xem là các yếu tố vi lượng. Sự sắp xếp như trên cũng không phải là do tầm quan trọng về sinh lý của các yếu tố. Tất cả các yếu tố dầu có nhiều hoặc có ít, có khi phải dùng các phương pháp định lượng hết sức tinh vi mới phát hiện ra được vẫn có vai trò sinh lý nhất định mà sự thiếu hụt vẫn có thể làm đảo lộn các quá trình trao đổi chất trong cây. Thực chất sự sắp xếp trên là phối hợp của cả hai mặt nhu cầu của cây và khả năng cung cấp của đất, thể hiện ở nhu cầu của cần bổ sung bằng phân bón. Ca, Mg, S là các yếu tố cây rất cần, có hàm lượng trong cây cao, nhưng thường được đất cung cấp với lượng khá, đủ để thoả mãn nhu cầu bình thường của cây, chỉ trong một số trường hợp hoặc loại cây cần nhiều hoặc đất không cung cấp đủ mới cần thiết phải bổ sung, vì vậy được xếp vào nhóm các yếu tố dinh dưỡng thứ yếu. Cũng vậy Na, Cl hiếm khi thấy thiếu nên thường được xếp vào yếu tố vi lượng.
Sự sắp xếp như trên là do xem xét vấn đề dưới góc độ phân bón hơn là góc độ dinh dưỡng của cây trồng. Chúng tôi cho rằng dùng từ yếu tố phân bón thích hợp hơn dùng từ yếu tố dinh dưỡng.
Sự phân biệt yếu tố phân bón chính, yếu tố phân bón thứ yếu và yếu tố phân bón vi lượng cũng có tính chất tương đối. Ở một loại đất này một yếu tố được xem là yếu tố phân bón chính vì đất không cung cấp đủ nhưng ở loại đất khác lại là yếu tố phân bón thứ yếu. Đã phát hiện ra rằng trên các vùng đất phèn, đất đồi chua khi trồng các cây chịu chua, canxi lại quan trọng hơn kali. Khi năng suất cây trồng còn thấp, sự cung cấp tự nhiên về một số yếu tố P, K, Ca, Mg, S đủ cho nhu cầu của cây. Khi sản xuất đi vào thâm canh, năng suất trên đơn vị diện tích tăng lên, số lượng lấy đi trong sản phẩm thu hoạch vượt quá khả năng cung cấp của đất, một số yếu tố phân bón thứ yếu đang dần trở thành yếu tố phân bón chính. Một số nhà nghiên cứu đang đề nghị bổ sung các yếu tố S, Mg, Ca xem như các yếu tố phân bón chính.
Từ phân bón được sử dụng để chỉ các chất được bón vào đất để bổ sung cho cây những chất dinh dưỡng mà đất không cung cấp đủ. Loại phân bón được sử dụng đầu tiên là các sản phẩm bài tiết của gia súc và tàn dư thực vật, thân lá cây xanh, rác thải sinh hoạt chế biến thành phân chuồng; phân rác, phân xanh, xương động vật. Sau đó đến thế kỷ 19 mới bắt đầu biết sử dụng các sản phẩm của công nghiệp khai khoáng và công nghiệp hoá học để làm phân. Loại phân sản xuất đầu tiên của công nghiệp hoá học là supe lân (năm 1840, và sản xuất với quy mô công nghiệp vào năm 1942 ở Anh). Phân kali khai thác từ công nghiệp khai khoáng được sử dụng đầu tiên với số lượng lớn từ năm 1861. Mãi đến năm 1905 phân đạm nitrat mới được sản xuất bằng quy trình tổng hợp trong công nghiệp hoá học, còn trước đó chỉ có một số lượng không nhiều lắm natri nitrat và kali nitrat được khai thác từ các mỏ dùng làm thuốc súng nhiều hơn là dùng làm phân bón. Các loại phân được sản xuất từ công nghiệp khai khoáng và công nghiệp hoá học thời bấy giờ đều là chất vô cơ nên hai từ phân vô cơ và phân bón hoá học được sử dụng rộng rãi và xem như đồng nghĩa. Từ khi phân urê là một chất hữu cơ được sản xuất rộng rãi (1945) và sau đó hàng loạt các sản phẩm của công nghệ hoá học là chất hữu cơ được sử dụng là phân bón, danh từ phân hoá học không còn đồng nghĩa với phân vô cơ nữa.
Công nghệ khai khoáng phát triển và kỹ thuật sử dụng phân bón phát triển các sản phẩm thu được từ kỹ nghệ khai khoáng được sử dụng theo cả hai hướng: chế biến qua công nghệ hoá học và sử dụng trực tiếp làm phân bón như bột phôtphorit, bột apatit, các loại phân kali hàm lượng thấp. Vì vậy các danh từ phân tự nhiên trước đây đồng nghĩa với phân hữu cơ và phân nhân tạo đồng nghĩa với phân khoáng cũng không còn thích dụng nữa. Các loại phân tự nhiên có khả năng hữu cơ và vô cơ (phân lèn, …) và các loại phân nhân tạo (phân công nghiệp) cũng có cả hai loại phân hữu cơ và vô cơ. Sự phân biệt phân hữu cơ và phân vô cơ trở thành dễ gây ra sự lẫn lộn.
2.1. Các loại phân bón công nghiệp
Là các sản phẩm hữu cơ hay vô cơ, có sinh vật sống hay không có, được sản xuất từ công nghệ khai khoáng, công nghệ hoá học, công nghệ sinh học, được sử dụng để cung cấp các chất dinh dưỡng hoặc làm tốt hơn quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Phân bón công nghiệp sẽ bao gồm:
– Phân hoá học: bao gồm các sản phẩm của công nghệ khai khoáng và công nghệ hoá học, ở dạng vô cơ hay hữu cơ nhằm cung cấp các yếu tố phân bón chính (N, P, K) và các yếu tố phân bón thứ yếu (Ca, Mg, S) cho cây trồng.
– Phân sinh hoá: bao gồm bao gồm các sản phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ mà vai trò chính là tác động vào các quá trình trao đổi chất trong cây làm tăng sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và sử dụng các chất dinh dưỡng để hình thành sản phẩm. Loại phân này có hai loại:
+ Phân vi lượng
+ Chất điều hoà sinh trưởng
– Phân vi sinh vật: là các chế phẩm có chứa vi sinh vật sống có ích như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải kali, các loại vi sinh vật kháng sinh (tiết ra các chất kháng sinh giúp cho cây trồng chống lại các loại vi sinh vật gây bệnh cây).
Các loại chế phẩm không chứa vi sinh vật sống mà chỉ chứa các men, các hợp chất có tác dụng kích thích sinh trưởng cây trồng và kháng sinh nên xếp vào loại phân sinh hoá.
2.2. Các loại phân nông dân tự sản xuất (phân địa phương)
Bao gồm các loại phận hữu cơ và vô cơ thường là phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, phân rác, than bùn) mà chức năng chính là tăng lượng mùn và tác động đến lý, hoá sinh tính của đất ảnh hưởng đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây hoặc trực tiếp cung cấp một phần chất dinh dưỡng cho cây.
2.3. Chất cải tạo đất
Bao gồm các loại chất để cải tạo độ chua của đất (vôi, thạch cao, …), chất làm tăng độ xốp của đất – tăng khả năng nhả chậm phân bón (zeolite) và các chất có tác dụng keo kết các hạt đất lại, tạo kết cấu cải thiện lý tính của đất.
GS Võ Minh Kha, Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996
Nguồn: camnangcaytrong.com
13 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Thiết Yếu Cho Cây Lúa
Từ lâu các nhà khoa học đã xác định được 13 nguyên tố dinh dưỡng được coi là thiết yếu cần được cung cấp qua phân bón cho cây trồng.
Dựa vào số lượng cây lúa cần sử dụng người ta chia các nguyên tố thiết yếu thành 3 nhóm: Đa lượng, trung lượng, vi lượng.
Nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần nhiều được gọi là đa lượng gồm đạm (N), lân (P), kali (K), nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần trung bình được gọi là trung lượng gồm có canxi (Ca), magie (Mg), silic (Si), lưu huỳnh (S), nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần ít được gọi là vi lượng gồm có 6 nguyên tố: Sắt (Fe), kẽm (Zn), man gan (Mn), đồng (Cu), bo (B), mô líp đen (Mo).
– Vai trò của canxi: Canxi là một thành phần thiết yếu cấu tạo của tế bào, giúp cho sự hình thành và phát triển rễ, canxi làm tăng hoạt tính của một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây giúp cho sự đồng hóa đạm nitrat và vận chuyển đường đến hạt của cây lúa, canxi còn giúp cho cây lúa chịu úng, khi bón canxi vào đất vai trò đầu tiên là làm giảm độc hại của Fe, Al.
– Vai trò của magie (Mg): Là thành phần cấu tạo diệp lục, nâng cao hiệu suất quang hợp, tổng hợp gluxit trong cây, tham gia vào nhiều loại men, hợp protein cho hạt, Mg giữ cho độ pH trong tế bào của cây ở phạm vi thích hợp, tạo điều kiện tốt cho các quá trình sinh học để tổng hợp dinh dưỡng.
– Vai trò của lưu huỳnh (S): Tham gia trong quá trình hình thành các axit amin, protein, xúc tiến nhiều quá trình sinh học trong cây như quang hợp, hô hấp, xúc tiến quá trình chín của hạt.
– Vai trò của silic (Si): Si khi phân tích trong cây lúa ta thấy, 1 tấn thóc cây lúa hút khoảng 15 – 20 kg N thì có đến 80 kg SiO2, như vậy cây lúa hút Si nhiều hơn gấp 4 lần đạm. Si có vai trò đặc biệt để hình thành lông, gai ở bẹ và thân lá lúa, làm tăng khả năng chống đổ ngã, chống sự thâm nhập của sâu bệnh.
– Vai trò của các nguyên tố vi lượng (Fe, Zn, Mn, Cu, B và Mo) các nguyên tố vi lượng có vai trò đặc biệt quan trọng tham gia vào hoạt động của các men để hình thành các vitamin, khoáng hòa tan, tổng hợp dinh dưỡng dự trữ vào hạt làm tăng hương vị, chất lượng cho hạt gạo, giảm gạo gẫy tăng độ bóng, độ trong của hạt gạo, tăng mùi thơm, tăng độ dẻo, tăng giá trị nông sản.
– Phân lân Văn Điển ngoài lân dễ tiêu (P2O5) = 16%, còn có hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là canxi 28 – 30%, magie 15 – 17%, silic 24 – 30% cùng các chất vi lượng: Sắt 4%, đồng 0,02%, kẽm 0,02%, bo 0,04%, mô líp đen 0,02% và mangan 0,02%.
Tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng lên đến 72% với cây lúa trên các loại đất không phải là đất phèn thì chỉ cần bón 400 – 500 kg/ha là thỏa mãn đủ lân, canxi, magie, silic và 6 chất vi lượng.
Còn trên đất phèn, phèn mặn thì lượng bón cao hơn từ 600 – 700 kg/ha, đã thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa.
– Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK còn chứa 10 nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan.
Gồm phân chuyên dùng bón lót trước khi cấy hoặc gieo sạ có các dòng sản phẩm: ĐYT NPK 5.10.3, ĐYT NPK 6.11.2, ĐYT NPK 10.12.5. Các loại này có hàm lượng dinh dưỡng trung vi lượng chiếm đến 48%, với lượng bón lót từ 700 – 800 kg/ha đối với ĐYT NPK 5.10.3 hoặc 6.11.2.
Hoặc bón 500 – 600 kg/ha đối với ĐYT NPK 10.12.5 là thỏa mãn tất cả các chất đa trung vi lượng cho cây lúa trong thời kỳ làm đòng.
Phân chuyên dùng bón thúc đẻ nhánh có các dòng sản phẩm ĐYT NPK 16.5.17, ĐYT NPK 12.8.12 chứa các chất trung vi lượng từ 22 – 40% tùy theo từng loại. Với định mức bón 360 – 400 kg/ha ĐYT NPK 16.5.17 hoặc bón 450 – 500 kg/ha ĐYT NPK 12.8.12 là cây lúa thỏa mãn tất cả nhu cầu dinh dưỡng để đẻ nhánh.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân cả nước tin dùng và mang lại hiệu quả. Hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng suất, tăng chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư.
Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK còn chứa 10 nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan.
↔ Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
↔ Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277
↔ E-mail : vandienfmp@gmail.com
↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/
Dinh Dưỡng Trong Đất Và Phân Bón
Cây hút các chất dinh dưỡng dưới dạng ion hòa tan trong nước. Rễ là bộ phận chính hấp thu chất dinh dưỡng từ đất và phân bón, ngoài ra cây còn hấp thu các chất dinh dưỡng từ phân bón lá qua lá.
Các chất hữu cơ, chất khoáng trong đất và phân bón không hòa tan phải nhờ các loại vi sinh vật, các phản ứng hóa học phân hủy thành các chất hòa tan để cây trồng có thể hấp thu và sử dụng. Cây hấp thu đạm dưới dạng Amon và nitrat, lân dưới dạng HPO 42 – và HPO4-, kali dưới dạng ion K+.
Một số chất bị keo đất giữ lại cây khó hấp thu, có thêm chất hữu cơ (phân hữu cơ) cây trồng dễ hấp thu hơn.
Rễ cây có thể tiết ra một số acid hữu cơ có khả năng phân giải, phân hủy các chất khó tan, khó tiêu (khó hấp thu) thành các chất dễ tan dễ tiêu (dễ hấp thu).
I. Cơ chế hấp thu/ hút các chất dinh dưỡng qua rễ
Rễ là bộ phận chính hấp thu nước và các chất dinh dưỡng của cây. Các chất dinh dưỡng dưới dạng ion hòa tan được rễ hấp thu nhờ sự khuyếch tán và thẩm thấu ở bề mặt rễ (chóp rễ và lông hút).
Rễ cây hấp thu/ hút chất dưỡng chất (các ion khoáng) theo cơ chế thụ động, cơ chế chủ động hay cơ chế hút khoáng sinh lý.
Là sự hấp thu/ hút chất dinh dưỡng nhờ sự khuyếch tán do chênh lệch nồng độ, các ion từ nơi có nồng độ cao di chuyển đến nơi có nồng độ ion thấp mà không cần tiêu hao năng lượng. Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào khi nồng độ ion trong đất cao hơn trong rễ, quá trình hấp thu, hút dinh dưỡng được thực hiện.
Phần lớn các chất dinh dưỡng được hút/ hấp thu theo cơ chế này. Là quá trình ion dịch chuyển ngược từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ ion cao và cần sự tiêu hao năng lượng để thực hiện quá trình.
Cần có sự tiêu tốn năng lượng (ATP) và chất trung gian (chất mang). Nồng độ ion trong rễ nhiều khi có nông độ cao hơn ngoài môi trường nhưng nhờ màng menbram trên bề mặt chất nguyên sinh, là màng bán thấm, không cho những ion đã vào trong tế bào đi ra ngoài. Trong qua trình trao đổi chất dinh dưỡng trên bề mặt màng đó tạo ra một số chất vừa tương tác với ion khoáng ngoài môi trường vừa vận chuyển chúng qua màng (phức hệ chất mang – ion), sau khi xâm nhập vào trong phức hệ đó được phá hủy. Các ion ở lại phía trong tế bào, còn chất mang lại quay ra và tiếp tục nhiệm vụ vận chuyển chất khoáng.
Chất mang được coi là phương tiện chuyên chở, nhờ nó mà các ion đi qua được màng tế bào để vào bên trong.
Là sự hút chất dinh dưỡng qua sự trao trổi ion giữa dung dịch đất và rễ cây. Trong quá trình sinh trưởng, rễ cây thiết ra một số chất acid có khả năng phân ly thành ion âm và dương. Khi một ion mang điện rễ thải ra dung dịch đất gây ra sự mất cân bằng điện, sẽ có sự xâm nhập của ion mang điện tích cùng dấu từ dung dịch đất để bù đắp sự mất cân bằng đó.
4. Sự hút, hấp thu dinh dưỡng chịu sự ảnh hưỡng của những yếu tố nào?
Quá trình hút/ hấp thu chất dinh dưỡng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
:
Cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, quá trình hô hấp mạnh, bộ rễ phát triển thì khả năng hút/ hấp thu dinh dưỡng cũng mạnh, tốt hơn. Còn nếu cây phát triển kém, bị sâu bệnh nhiều thì quá trình hấp thu/ hút dinh dưỡng cũng kém.
Quá trình quang hợp, hô hấp, trao đổi và tổng hợp các chất cành mạnh thì sự hút, hấp thu dinh dưỡng càng mạnh. Các chất khoáng tham gia vào quá trình quang hợp, cấu trúc nên bộ máy hô hấp, là nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.
Khi cây ở thời kỳ sinh trưởng mạnh, thân lá phát triển, nhu cầu dinh dưỡng lớn thì sức hút, khả năng hấp thu dinh dưỡng cao hơn vào giai đoạn cuối khi cây đã già yếu. Thời kỳ cuối cây sử dụng dưỡng chất đã hấp thu ở thời kỳ đầu. Một lượng dưỡng chất được vận chuyển từ các bộ phân già về các bộ phận non và nuôi hạt, củ, quả. Trong quá trình canh tác cần chăm sóc bón phânngay từ đâu khi cây còn nhỏ để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh tạo tiền đề để đạt một vụ mùa năng suất cao, chất lượng tốt.
Cây lấy dinh dưỡng từ đất và phân bón. Khi nồng độ các chất dưỡng chất ở môi trường ngoài ở mức phù hợp thì khả năng hấp thu/ hút dinh dưỡng cũng tốt hơn. Nồng độ quá thấp khả năng hấp thu sẽ giảm, nồng độ quá cao rễ sẽ bị ngộ độc và chết.
Các chất dinh dưỡng trong đất và phân bón có quan hệ qua lại với nhau và ảnh hưởng đến sự hấp thu của cây.
Quan hệ hỗ trợ: Là khi có mặt ion này sẽ tăng khả năng hấp thu ion khác, thường là với các ion khác dấu. Vi dụ, có mặt K+ sẽ hút nhiều NO3-,…
Quan hệ đối kháng: Là sự có mặt ion này sẽ giảm sự hấp thu ion khác, xảy ra với các ion cùng dấu, cùng hóa trị. Như sự có mặt của K+ sẽ hạn chế rễ hấp thu NH4+, Mg2+. Chỉ khi nồng độ các chất vượt quá ngưỡng thích hợp thì mối quan hệ này mới xảy ra.
Các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm,…đều có ảnh hưởng đến quá trình hút, hấp thu chất dinh dưỡng. Khi điều kiện phù hợp thì quá trình hấp thu dinh dưỡng diễn ra thuận lợi. Còn trời quá nóng, lạnh, đất khô hạn hoặc ngập úng đều ảnh hưởng xấu. Làm giảm sự hút, hấp thu dinh dưỡng của cây. Đất thiếu không khí (yếm khí) hô hấp bị giảm khiến quá trình hút chất dinh dưỡng cũng kém.
Độ pH môi trường kiềm hút các dinh dưỡng cation mạnh hơn, còn môi trường acid thì hút anion nhiều hơn cation. pH còn ảnh hưởng đến khả năng hòa tan các chất dinh dưỡng, hoạt đông của vi sinh vật đất (vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, lân, cố định đạm,…). pH môi trường vượt qua giới hạn sinh lý thì rễ bị tổn thương, ức chế sự hút dinh dưỡng.
Các yếu tố trên, ngoài việc ảnh hưởng đến tình trạng cây, còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong đất, từ đó ảnh hưởng đến sự hút chất dinh dưỡng của cây trồng.
5. Sự chuyển hóa, vận chuyển các chất dinh dưỡng của rễ
Ngoài việc hút nước và chất dinh dưỡng, rễ cây còn tổng các chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng được rễ hấp thu phải trải qua quá trình chuyển hóa thành các hợp chất hữu cơ ngay ở rễ rồi mới vận chuyển lên các bộ phân khác để tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển. Bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu, rộng, quá trình tổng hợp và vận chuyển dinh dưỡng cũng mạnh từ đó lại thúc đẩy quá trình hấp thu các chất. Quá trình tổng hợp diễn ra mạnh hơn vào ban ngày khi đủ nhiệt độ, đủ ánh sáng, nước, quá trình quang hợp diễn ra mạnh, tạo ra năng lượng tăng cường sự hấp thu các chất của rễ. Sự thoát nước ban ngày diễn ra mạnh tạo lực hút nước và dinh dưỡng từ rễ vận chuyển lên những bộ phận khác của cây.
II. Cơ chế hút, hấp thu dinh dưỡng qua lá
Trên bề mặt lá có các lỗ khí không, các chất dinh dưỡng hòa tan vào tế bào qua các lỗ khí khổng. Khí không là các lỗ cực nhỏ ở trên bề mặt của lá, giúp cây thoát hơi nước giúp nhiệt độ của cây ổn dịnh, mở để CO2 vào tham gia cho quá trình quang hợp.
Một số ion còn thẩm thấu trực tiếp qua lớp biểu bì lá, con đường này phụ thuộc nhiều vào cấu tạo của lá cây, tầng cutin,…
Dinh dưỡng xâm nhập vào không bào, không bào được xem là kho chứa của các dưỡng chất trước khi hấp thu vào tế bào.
Quá trình hút các ion vào ban đêm thường hoạt động và diễn ra mạnh hơn, khi khí khổng mở. Những lá già hấp thu kém hơn các lá còn non, khi nồng độ dung dịch ngoài lá quá cao sự hấp thu dinh dưỡng của lá cũng bị hạn chế.
Quá trình hấp thu, hút các dinh dưỡng phần lớn qua rễ là chính, các loại phân bón lá không thay thế được phân bón gốc.
Dinh Dưỡng Phân Bón Cho Mai Vàng
Tư vấn miễn phí về cây trồng qua zalo hoặc điện thoại 0944099345 (Mr. Thông)
Dinh dưỡng phân bón cho mai vàng rất quan trọng. Đặc biệt là những cây mai vàng kiểng được trồng trong chậu, vì cây mai vàng được trồng trong chậu sẽ ít nhiều không đủ dưỡng chất như cây được nuôi trồng ngoài đất. Ngoài thiếu những dưỡng chất đa lượng như đạm, lân, kali, cây kiểng mai vàng trồng chậu còn thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng trung, vi lượng mà rất quan trọng cho mai vàng. Nhất là ảnh hưởng đến số lượng hoa và chất lượng hoa.
Để cung cấp phân bón cho mai vàng trồng chậu như đạm, lân, kali chúng ta nên dùng phân NPK nhập khẩu từ những nước phát triển như Đức, dạng bột tan hoàn toàn 100% trong nước tưới gốc sẽ hiệu quả hơn và an toàn hơn. Để bổ sung Đạm và Lân, Kali và giúp cây tăng cường phát triển bộ rễ, phát triển thân, lá có thể dùng sản phẩm phân bón cho mai vàng nhập khẩu như:
Để được tư vấn cụ thể hơn cho cây mai vàng của mình, vui lòng liên lạc ngay chúng tôi qua email greencareconnect@gmail.com hoặc zalo 0944099345 sẽ được tư vấn miễn phí.
Mua phân bón cho mai vàng ở đâu?
Giao hàng tận nhà toàn quốc: Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, TPHCM, An Giang (Long Xuyên), Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên.
Bạn đang xem bài viết Các Yếu Tố Dinh Dưỡng Cây Trồng Và Phân Bón trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!