Cập nhật thông tin chi tiết về Các Tiêu Chuẩn Sản Xuất Rau Phổ Biến Tại Việt Nam mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1/ Tiêu chuẩn cho rau an toàn và rau sạch
1.1 Việt GAP
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
Tiêu chuẩn VietGAP được tóm gọn trong bốn nhóm nội dung cơ bản gồm: tiêu chuẩn về kỹ thuật sản phẩm, an toàn thực phẩm, môi trường làm việc và truy xuất nguồn gốc.
1.2 Global GAP
Tiêu chuẩn Global GAP cũng yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Người sản xuất phải tạo nhật ký canh tác đầy đủ (ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản) để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn gốc.
2/ Tiêu chuẩn sản xuất rau hữu cơ
2.1 PGS
Là Hệ thống đảm bảo có sự tham gia – PGS (Participatory Guarantee System) hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, New Zealand, Argentina, Peru… Các tiêu chuẩn hữu cơ PGS được trình bày trong 22 “nguyên tắc” nhằm hướng dẫn nông dân trong canh tác, làm cơ sở cho công tác thanh tra và cấp chứng nhận trong thị trường nội địa Việt Nam.
2.2 USDA Organic
Là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, đây là chứng nhận hữu cơ nghiêm ngặt nhất. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến cũng như các hoạt động hữu cơ phải chứng minh rằng họ đang bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
2.3 IFOAM
IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ) là một tổ chức phi lợi nhuận đã thiết lập các tiêu chuẩn hữu cơ trên toàn cầu từ năm 1980. Chứng nhận IFOAM được quốc tế công nhận là xác minh năng lực cho các tổ chức chứng nhận hữu cơ. IFOAM đã thiết lập các yêu cầu chứng nhận hữu cơ đầu tiên vào năm 1992, và đã hình thành các chứng nhận được thực hiện ở nhiều quốc gia và khu vực trong đó có Việt Nam với Chứng nhận thực phẩm hữu cơ PGS Việt Nam.
Ngoài ra, còn khá nhiều các chứng nhận tiêu biểu cho nông sản hữu cơ, tuy nhiên các chứng nhận này chưa quá phổ biến tại nước ta. Có thể kể đến: QAI – Cơ quan đảm bảo chất lượng Quốc tế của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ACO – Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc, EU Organic Bio – Chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Liên minh Châu Âu EU,…
Thông qua các quy định nghiêm ngặt trong trồng trọt của các tiêu chuẩn trên, giúp cải thiện rõ rệt về độ an toàn cho nông sản. Hy vọng, đây sẽ là bước đệm hỗ trợ cho công tác phát triển nền nông nghiệp bền vững và an toàn.
chúng tôi
5
/
5
(
2
bình chọn
)
Các Loại Cây Cảnh Lá Kim Xuất Hiện Phổ Biến Ở Việt Nam
Cây Thông Caribe là một loại cây lá kim, có nguồn gốc từ khu vực Trung Mỹ, Bahamas, Cu Ba và Caicos, hiện nay cây được trồng khá phổ biến ở khu vực Lâm Đồng, Đak Lak để trồng thành rừng, trồng công trình.
Thông Caribe là một loài cây thân gỗ, khi cây trưởng thành có thể cao tới 36m, đường kính thân tới 1m, vỏ cây màu nâu đỏ, hoặc màu lửa đỏ. Cành cây không có lông nhưng lại có phấn trắng, khi cành được 1 năm tuổi thì sẽ có màu nâu, hoặc vàng đất, chồi có màu nâu xám. Lá cây thông có dạng vảy, khi tồn tại được 7 – 8 năm, thì cứ 2 – 3 lá sẽ làm thành một bó, lá mảnh, mềm, bé, hơi cứng đâm vào tay sẽ thấy đau.
Ngoài công dụng làm cảnh, trồng rừng, tạo thẫm mỹ đường phố, thì gỗ của nó cũng được sử dụng để làm gỗ lạng, ván, đóng đồ mộc, dùng trong xây dựng, hoặc sử dụng làm giấy ăn, ván ép sợi…
Cây Phi lao hay còn gọi là cây Dương, là một loại cây lá kim có thân gỗ lớn, cao từ 15 – 25m, thân cây lớn có vỏ màu đen sẫm, vỏ sần sùi nứt mảnh lớn, gỗ có màu nâu cứng. Điều đặc biệt ở loài cây này là lá của nó bị tiêu giảm thành vảy để hạn chế sự thoát hơi nước khi ở vùng khô hạn, các cành nhỏ màu xanh bị thay thế lá để làm nhiệm vụ quang hợp, rễ cây mọc rất sâu và cứng, thuộc dạng rễ cọc.
Đây là loài cây sinh trưởng rất nhanh, thích nghi được với môi trường sống khô cạn và nắng nóng, thường được sử dụng để trồng ven biến chắn cát, chắn bão, trồng tạo hình trong đường phố, công viên hoặc dùng để lấy thuốc nhuộm lưới, thuộc gia hoặc lấy gỗ. Đặc biệt, loài cây này cũng có thể tạo dáng để làm cây bonsai.
Cây Trắc bách diệp, hay còn gọi là cây trắc bá, cây bá tử nhân, là loại cây cảnh thường được sử dụng phổ biến trong trang trí bàn làm việc, lối đi, sân vườn hoặc trong công viên…
Trắc bách diệp có thân gỗ sống lâu năm, ngoài tự nhiên nó có thể cao đến 8m, thân phân nhiều nhánh thẳng đứng giống hình tháp. Thân cây phân cành, vỏ thân có các thớ và có màu nâu gỉ, lá xanh tươi, mọc đối ôm thân, lá dẹp lá mắt xếp chồng chéo lên nhau.
Cây Tùng xà còn có tên gọi khác là cây Bách xà, Ngọc tùng, Ngõa tùng, có nguồn gốc từ các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, có chiều cao khoảng 20m. Cây tùng xà có cành nhỏ, tròn hoặc hơi vuông, vỏ có màu đỏ nhạt, lá mọc gần đối xếp dày đặc, lá non có hình kim có đầu nhọn và màu xanh mốc, lá già ở cành già có dạng vảy giữa lưng và tuyến bầu dục.
Loại cây này dễ trồng, dễ cắt tỉa, có thể trồng thành dạng bonsai, với vẻ ngoài độc đáo với dáng mọc hình tháp, lá kim của nó, cây tùng xà dễ trồng và sống khỏe, thích hợp làm cây ngoại thất, cây công trình, trang trí sân vườn, công trình đô thị, công viên…
Cây Tùng thơm còn có tên gọi khác là cây tùng hương, cây tùng chanh, là loài cây thuộc dạng thân gỗ nhỏ, có hình tháp tự nhiên, chiều cao trung bình khoảng từ 40 – 60cm, cây có lá hình kim, mọc nhiều trên cành nhánh và có mùi thơm rất dễ chịu.
Ngoài tác dụng làm cảnh, cây tùng thơm còn có thể xua đuổi côn trùng bởi mùi của nó, làm tỉnh táo tinh thần và xua tan mệt mỏi sau những ngày làm việc.
Cây tùng la hán thuộc họ la hán tùng, thường được ứng dụng trong làm cây bonsai. Đây là cây thân gỗ có tuổi thọ rất cao, cây có lá nhỏ hình kim, mọc thưa xen kẽ nhau. Lá tùng la hán có màu xanh đậm, bóng bẩy ở mặt trên, mặt dưới thì nhạt màu hơn.
Người xưa thường cho rằng cây này có sinh khí, nên không cần chăm sóc cẩn thận, cây vẫn sẽ phát huy được thế mạnh tiềm tàng của nó, cây có khả năng kháng bệnh cao, và là lựa chọn hàng đầu trong những cây phong thủy.
Cây tùng bách tán, hay còn gọi là cây vương tùng, là loài cây thân gỗ có chiều cao trung bình từ 1.7m – 2m, ngoài tự nhiên, cây có thể cao 15 – 20m, đường kính thân từ 30 – 40cm. Cây có cành nhánh mọc ngang, xếp 6 nhánh trên một vòng, vòng dưới cùng ở gần gốc là lớn nhất, càng lên cao thì chiều dài nhánh ngắn lại tạo thành hình tháp, trông rất đẹp mắt.
Loài cây này có tốc độ sinh trưởng nhanh, lại là cây ưa nắng, nhưng vẫn có thể chịu bóng được. Cây thường được trồng ngoại thất sân vườn, trồng trang trí dọc lối đi, công viên, các khu văn phòng, xí nghiệp, trường học nhằm tăng vẻ uy nghiêm, khí thế và vững vàng cho không gian.
Các Loại Hoa Lan Phổ Biến Ở Việt Nam
Hiện tại ngoài hoa lan mọc hoang dã, hoa lan còn được gây trồng đại trà tại một số nơi, nhiều nhất là ở Tây Nguyên trong đó Đà Lạt, Sa Pa, Yên Bái là một trong những nơi có nhứng loài hoa đẹp trong đó hoa lan được trồng rộng rãi nhất cả nước mỗi nơi trên đất nước đều có những loài hoa lan mang màu sắc riêng nói về khí hậu nơi đấy. Các loài hoa lan phổ biến ở Việt Nam
Theo quyển sách phong lan Việt Nam của Trần Hợp thì Việt Nam có 137-140 chi gồm trên 800 loài lan rừng. Các loài hoa lan đước phân bố khắp cả nước: Lan tiểu hoàng đỏ, Lan thạch hộc gia lu, Lan thanh đạm, Lan sứa ba răng, Lan sớn, Lan phích Việt Nam, Lan nhục sơn trà, Lan ngọc kiện khê, Lan mật khẩu giả, Lan mật khẩu bì đúp, Lan len nỉ, Lan lá nhẵn petelot, Lan kim tuyến sapa, Lan kim tuyến, Lan huyết nhung trung, Lan hoàng thảo trinh bạch, Lan hoàng thảo thơm, Lan hoàng thảo tam đảo, Lan hoàng thảo sừng dài, Lan hoàng thảo đốm tía, Lan hoàng thảo đốm đỏ, Lan hành hiệp, Lan dáng hương quế, Lan chiểu tixier, Lan bạch manh, Lan bắp ngô ráp, Dực giác lá hình máng, Cầu điệp tixier, Cầu điệp evrard, Đơn hành hai màu, Lan hoàng thảo vạch đỏ, Lan hành averyanov, Lan hài lông, Lan hài hồng, Lan hài đài cuộn, Lan dáng hương hồng, Lan ý thảo..
Các loài hoa lan Việt Nam
1. Dendrobium ( là giống lan kinh doanh phổ biến nhất ở VN và Thái Lan)
– Có 2 dạng: dạng thòng và dạng đứng
– Đặc điểm: Là cây đa thân. Hoa thường mọc ở đỉnh giả hành, cành hoa ko phân nhánh. Mau ra hoa trồng từ 18-24 tháng sẻ ra hoa, hoa lâu tàn, Cường độ ánh sáng cao 80% ánh sáng trực tiếp. Nước tưới có PH từ 6-7. Vườn phải thoáng. Dể trồng.
– Có 2 nhóm thân:
Nhóm thân mía: cao lơn mạnh khỏe, cành hoa dài, số lượng nhiều nhưng bông nhỏ, màu sắc không phong phú.
Nhóm thân chao: thân lá nhỏ có từ 5-7 lá/thân, lá mỏng và có màu xanh nhạt, hoa ít (8-10 hoa/cành), đặc biệt hoa có màu sắt đẹp, to.
Thị trường tiêu thụ mạnh. Hoa cắt cành bán dc 600d/cành : chú ý chọn giống siêng bông, màu sắc tươi thắm. Bán chậu thì khoảng 30-40k/chậu : chú ý chọn giống có hoa đẹp, lá nhiều màu xanh đậm
2. Cattleya ( nữ hoàng các loài hoa Lan)
– Là cây đa thân, thân mang 1-2 lá/thân. 1 giả hành chỉ cho 1 cành hoa, hoa nở tuần tự giả hành từ già tới mới, nếu giả hành mới nở hoa thì những giả hành cũ không nở trở lại.
– Đặc biệt có hương thơm, đậm nhất vào buổi sáng 8-9h. Hiếm khi có trái, trừ thụ phấn nhân tạo. Ra hoa tùy thuộc vào ánh sáng ( ngày dài, ngày ngắn), 50-60% ánh sáng trực tiếp.
– Có 3 nhóm màu
1 hồng – tím: hoa cực lớn 20-24 cm, rất đẹp sinh trưởng mạnh dể trồng
2 vang – trắng – xanh : độ lớn trung bình 16-18cm
— Cây đa thân, 1 giả hành có thể cho nhiều cành hoa. Dể trồng, ra hoa quanh năm
– Hoa có phân nhánh, 40-50% ánh sáng. Trồng 18-24 tháng ra hoa
4. Phalaenosis (Hồ Điệp) Vua của các loài hoa Lan
– Cây đơn thân. Nước ngoài chuộng cây có màu Trắng, Hồng còn ở VN chuộng cây có nhiều hoa văn và phức tạp. Hoa đẹp lâu tàn khi ở trên cây, khi cắt cành thì mau tàn. Trồng 18-24 tháng ra hoa. Khó trồng: nắng ko ưa, mưa ko chịu. Ra hoa theo nhiệt độ ( lạnh) là cây Thụ hàn tập trung nở hoa vào tháng cuối năm. Nhiệt độ phù hợp 25-27oC, 20-30% ánh sáng – Ưa ẩm cao. Bốc hơn nhiều nước, mất nhiều nước do ko có giả hành, giử ẩm 24/24, PH nước tưới 5.5 – 6
Tuy không rực rỡ sắc màu như các giống lan lai ngoại nhập nhưng lan rừng có vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát và phần lớn có hương thơm nên hấp dẫn giới hâm mộ. Lan rừng Việt Nam có khoảng trên dưới 800 loài.
Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng. Hoa lan chiếm lĩnh thế giới thực vật bởi sự kỳ diệu, phong phú và tính đa dạng của chúng.
Tuy không rực rỡ sắc màu như các giống lan lai ngoại nhập nhưng lan rừng có vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát và phần lớn có hương thơm nên hấp dẫn giới hâm mộ. Lan rừng Việt Nam có khoảng trên dưới 800 loài.
Dựa vào hình thái, cấu trúc thân cây, hoa lan phân thành 2 nhóm (theo Pfitzer):
– Nhóm đa thân (Symbodial)
– Nhóm đơn thân (monopodial)
Ngoài ra còn có một nhóm trung gian giữa 2 nhóm trên nhưng gồm rất ít giống.
Nhóm lan đơn thân gồm những cây lan tăng trưởng theo chiều cao và thân ngày càng dài ra, có thể phân nhánh trên thân, thường có nhiều rễ gió mọc dọc theo thân. Lan đơn thân rừng thường được nhân giống bằng cách tách nhánh, một số loài hiện đã được nhân giống bằng phương pháp cấy mô. Kiểu trồng tốt nhất là nên trồng ghép trên khúc gỗ, thân cây sống hoặc chết, trong giỏ gỗ với giá thể thông thoáng, thoát nước tốt.
1- CÂY LAN HỎA HOÀNG
Tên khác: Hoàng Yến (không phổ biến)
Tên khoa học: Ascocentrum miniatum Lindley 1913
a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây thân nhỏ, lá dày, mọc hai dãy đều nhau, dày cứng màu xanh bóng. Phát hoa đứng thẳng, mọc ra từ nách lá, chùm hoa mang nhiều hoa nhỏ xếp dày đặc; đài và cánh hoa giống nhau, nở xòe rộng màu vàng cam rất đẹp. Môi gắn chặt vào gốc trụ, phân ba thùy, thùy bên nhỏ, đứng, thùy giữa to dạng cái lưỡi, có túi cựa. Nở hoa vào khoảng tháng 3-4, đặc biệt rất lâu tàn (1-2 tuần).
b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 20-25°C – Ánh sáng: 70-80%. – Ẩm độ: 40-70%.
c- Một số cây lan rừng tự nhiên Việt Nam khác thuộc chi Ascocentrum: – Ascocentrum christentionianum (Tử hoàng): Hoa màu tím. – Ascocentrum pusillum Averyanov
Cây Tử Hoàng (Ascocentrum christensonianum Haager 1993):
Lá hình dãi, màu đỏ xanh. Hoa màu tím, phát hoa dài 10-15 cm, mọc thẳng đứng từ nách lá, hoa nở vào mùa xuân.
(Photo courtesy of Jay Pfahl)
2- CÂY LAN CÙ LAO MINH
– Tên Khác: Uyên ương (không phổ biến và có lẽ không phù hợp). – Tên khoa học: Christensionia vietnamica
a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây đơn thân, lá màu xanh lục trãi ra, chốp lá phân thùy. Có 2 dạng cây: cây lá ngắn và cây lá dài, đều cho hoa giống nhau. Hoa lớn, phát hoa thường mang 4 hoa màu xanh lá cây sáng, môi có họng cùng màu cánh hoa, bờ môi có màu trắng. Hoa nở vào khoảng tháng 6-7, hoa lâu tàn.
b- Đặc điểm sinh thái học: – Phân bổ sinh thái tự nhiên: Đây là giống lan đặc hữu của Việt Nam. Trong tự nhiên, mọc dọc theo suối Ea Dong tỉnh Khánh Hòa và các khe suối ở đèo Mang Yang tỉnh Gia Lai.
– Một số yêu cầu về điều kiện sinh thái: Nhiệt độ: 20-25°C, ánh sáng: 50%, ẩm độ: 40-70%.
Cây lá ngắn
Cây lá dài
3- CÂY LAN NGỌC ĐIỂM
Tên khác: Nghinh Xuân, Tai Trâu, Đai Châu, Lan Me. – Tên khoa học: Rhynchostylis gigantea
a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây thuộc nhóm đơn thân, tăng trưởng theo chiều thẳng đứng, có rất nhiều rễ gió mọc thẳng từ thân. Lá dày, hẹp, tận cùng có hai thùy, có nhiều sọc nhạt màu chạy dọc theo chiều dài của lá. Phát hoa thòng hay cong, dài khoảng bằng chiều dài của lá, mang nhiều hoa màu trắng có điểm tím, môi có 3 thùy.
Hoa có mùi thơm dễ chịu. nở hoa vào khoảng tháng 12 đến tháng 1-2, trùng vào dịp tết Nguyên Đán nên rất được ưa chuộng.
(Theo dõi cho thấy: có hai dạng cây, cây có lá màu xanh hơi vàng, sọc trên lá rất rõ, dạng này trên cánh hoa có nhiều điểm tím hồng rất đẹp; dạng lá màu xanh lục, sọc trên lá rất nhạt hay không có sọc, dạng này trên cánh hoa có những vệt tím ít hơn, màu trắng nhiều hơn, không đẹp bằng dạng lá sọc?)
b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 25-30°C. – Ánh sáng: 60%. – Ẩm độ: 40-70%.
c- Một số cây Ngọc Điểm lai nhập từ Thái lan:
4- CÂY LAN HẢI YẾN
– Tên khác: Ngọc Bích, Hải Âu. – Tên khoa học: Rhynchostylis coelestis
a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cũng giống như Ngọc Điểm nhưng thân lá nhỏ hơn, màu xanh mướt, lá xếp theo rãnh, giữa cong quằn xuống, hai thùy lá không đều nhau. Phát hoa đứng thẳng, hoa màu trắng , ở phần chót có màu xanh lam, môi màu xanh hoa cà. Hương thơm đài các. Cây nở hoa vào khoảng tháng 3 – tháng 5.
b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 20-25°C. – Ánh sáng: 60%.
– Ẩm độ: 40-70%.
(Ảnh: trên mạng Dalatrose.com)
5-CÂY LAN BẠCH VĨ HỒ
– Tên khác: Đuôi chồn, Đuôi sóc, Sóc lào. Ở miền Nam gọi là Đuôi chồn nhưng thường không phổ biến vì rất hiếm, miền Bắc gọi là Đuôi sóc, Sóc lào. Tên Bạch vĩ hồ có người cho rằng dùng để gọi cây Rhynchostylis retusa var alba màu trắng (xem ảnh dưới). – Tên khoa học: Rhynchostylis retusa
a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Lá dài, hơi mỏng và cong quặn, chốp lá phân thùy. Phát hoa dài, rũ thòng, mang nhiều hoa màu trắng hồng điểm tím, hoa có mùi thơm khá gắt, nở vào khoảng tháng 5-7.
b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 20-25°C. -Ánh sáng: 60%. -Ẩm độ: 40-70%.
* Cây Bạch vĩ hồ đột biến màu trắng:
6- CÂY LAN HỒNG NGỌC
– Tên khác: Đuôi Cáo, Giáng Hương Nhiều Hoa
. Ở miền Nam thường gọi là Đuôi cáo và gần như trở thành tên gọi dân gian phổ biến.
-Tên khoa học Aerides multiflora
a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây thân thẳng đứng. Lá dày, xếp thành hai dãy đối xứng, màu xanh hơi vàng và hơi nhăn nheo, có hai thùy không đều nhau. Phát hoa cong hay thòng, hoa màu trắng hồng với nhiều đốm đỏ hồng hay tím hồng,môi hầu như không có cựa, có ba thùy, thùy giữa hình tam giác màu tím đậm, hoa thơm, lâu tàn, nở vào mùa hè đến đầu mùa thu.
(www.pbase.com/schnitz/orchid)
b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 20-25°C. – Ánh sáng: 50 %. – Ẩm độ: 40-70%.
7- CÂY LAN BÒ CẠP TÍA
Tên khác: Lan nhện –
Tên khoa học
: Arachnis annamensis (Rolfe.) J. J. Smith
a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Thân khá dài, leo bò và phân nhánh. Lá tròn, dài, đầu lá có 2 thùy, mọc cách. Phát hoa dài, đứng. Hoa to màu khảm, có nhiều vết rằn ri màu nâu tía. Lá đài và cánh hoa bằng nhau, hẹp dài, trãi ra, hơi rộng ở đỉnh, đỉnh lệch cong về phía bên dưới. Hai lá đài bên cong như hai càng của con bò cạp nên được gọi là lan Bò Cạp. Môi gắn vào trụ thành một khối rất ngắn, mập, có cựa rất ngắn, môi phân làm 3 thùy, thùy giữa dài và nhọn. Ra hoa vào mùa hè, khoảng tháng 3-5, hoa lâu tàn, có mùi thơm.
(Hình: www.pbase.com/glazemaker/orchid)
b- Đặc điểm sinh thái học: – Lan Bò cạp rất dễ trống, trồng ghép với gốc cây hoặc trồng như lan cắt cành, có nơi trồng làm hàng rào. Loài này cần nhiều ánh sáng, có thể trồng ngoài nắng trực tiếp. – Một số yêu cầu về điều kiện sinh thái: Nhiệt độ: 25-30°C; Ánh sáng: 70-100 %; Ẩm độ: 40-70%.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Tuyệt chiêu chăm sóc phong lan đẹp mỹ miều
Trong số các loài hoa cảnh, hoa Phong Lan rất được “cưng chiều” bởi chúng sở hữu một vẻ đẹp kiêu sa, đài các và mỏng manh. Sở dĩ nhiều người trồng và chơi Phong Lan cứ phải nâng niu chúng như vậy là vì chưa thực sự hiểu rõ về loài hoa này.
Hiện nay, cứ nhắc đến cái tên hoa Phong Lan thì ai nấy đều cho rằng đây là một loài hoa khó trồng, khó chăm sóc. Chỉ một chút sơ hở nhỏ cũng có thể giết chết cây hoa vừa đẹp vừa quý. Nếu đem so cách trồng hoa Phong Lan với cách trồng hoa Hồng, hoa Cẩm chướng thì cũng dễ trồng như nhau.
Khi trồng hoa Phong Lan cũng như các loài hoa cảnh khác, chúng ta cần hiểu rõ loài cây đó cần nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và chất dinh dưỡng ra sao.
1. Chọn hoa Phong lan
Trước khi quyết định trồng hay mua một chậu hoa Phong Lan, bạn nên cân nhắc một số câu hỏi như chúng thuộc loài nào? Có thích hợp với nhiệt độ và ánh sáng nơi bạn đang ở hay không? Vị trí đặt hoa Phong Lan trong nhà ở đâu?…
Chọn đúng loài hoa quyết định phần lớn sự thành công khi trồng hoa Phong Lan. Đối với khi hậu Việt Nam, bạn có thể tìm mua một số loài Phong Lan như Cattleva – Cát Lan, Phalaenopsis – Lan Hồ Điệp, Oncidium – Lan Vũ Nữ, Dendrobium – Lan Hoàng Thảo và Paphiopedilum – Lan Hài,…
Lan Hồ Điệp là loài Phong Lan dễ trồng nhất và phổ biến nhất tại Việt Nam.
2. Chăm sóc hoa Phong Lan
Trên thực tế, rất nhiều loài hoa Phong Lan chỉ ra hoa duy một lần trong năm. Bí quyết để cây hoa của bạn có thể tái ra hoa là cung cấp đủ ánh sáng cho chúng. Hoa Phong Lan không chịu được ánh sáng mặt trời chói chang chiếu trực tiếp, chúng sẽ không thể sống lâu được. Lan chỉ thích hợp với bóng râm để hoa luôn giữ được màu sắc tươi tắn và sống lâu hơn.
Hoa phong lan thích ánh sáng nhẹ của buổi sáng và không chịu được ánh sáng quá mạnh.
Tất cả các loài hoa Phong Lan đều yêu thích độ ẩm, vì thế, chúng cũng hay được trồng trong phòng tắm hoặc gần bồn rửa bát. Nếu bạn muốn cung cấp đổ ẩm cho cây Phong Lan của mình, hãy đặt chậu hoa lên một chiếc khay sỏi đầy nước. Nên nhớ, bạn chỉ đặt chậu hoa trên bề mặt sỏi, phía trên mặt nước chứ không chìm trong nước, điều này đảm bảo cây hoa của bạn được bao quanh một môi trường ẩm ướt.
Đảm bảo bên trong chậu hoa Phong Lan luôn có độ ẩm.
Không nên tưới quá nhiều nước cho hoa Phong Lan. Có đến 70 – 80% hoa Phong Lan bị chết là do tưới nước quá nhiều. Trong tự nhiên, hoa Phong Lan mọc ở trong rừng, trong núi không có mưa nhiều tháng vẫn có thể sống.
Vào mùa hè, khi cây hoa Phong Lan ra mầm mới, rễ cây mọc nhiều mới cần tưới nhiều nước. Sang đến mùa thu khi cây ngưng tăng trưởng phải giảm bớt việc tưới nước và vào mùa đông chỉ tưới nhẹ cho cây khỏi bị khô, ngoại trừ trường hợp cây đang ra hoa.
Nước tưới hoa Phong Lan tốt nhất là không có chất vôi, nên để lắng trước đó vài ngày.
Bạn có thể nhận thấy rằng các cây hoa Phong Lan bạn nhìn thấy ở cửa hàng không trồng trong đất giống như các loài cây cảnh khác. Điều này là bởi vì rễ của chúng cần nhiều không khí. Hoa Phong Lan thường được trồng trong hỗn hợp vỏ cây hoặc rêu.
Đất trồng là hỗn hợp thật xốp gồm 7/10 vỏ cây thông + 2/10 đất sét giãn nở + 1/10 mousse polyuréthane, có thể mua tại các cửa hàng hoa kiểng. Khi trồng hoa, hãy kiên nhẫn chờ khoảng 10 ngày rồi mới tưới và 3 tuần sau mới bón phân. Sau đó, chỉ tưới một lần trong tuần, không làm ướt hoa. Nếu cần, nên phun xịt cho rễ cây (khi rễ xanh tươi nghĩa là đầy đủ nước, ngả mầu xám là thiếu nước). Nửa tháng một lần phun xịt phân bón, sau khi tưới.
Làm sạch các phiến là của cây thường xuyên bằng nước ở nhiệt độ phòng là việc làm cần thiết và rất hữu ích. Cách này loại bỏ bụi bẩn bám trên lá cây cản trở ánh sáng và hạn chế sự phá hoại của côn trùng.
Giữ các phiến lá sạch sẽ giúp cây Phong Lan hấp thụ ánh sáng được tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý tránh đặt chậu hoa Phong Lan ở những nơi tiếp xúc với luồng gió mạnh như gần cửa sổ, cửa ra vào hoặc các thiết bị tản nhiệt, tản gió trong gia đình, bởi chúng gây hại đến cây.
Nhiệt độ tối ưu là từ 20oC – 25oC vào ban ngày và 18oC vào ban đêm. Do vậy, bạn nên chọn nơi thoáng mát để đặt hoa, cách xa cửa sổ tối thiểu 1 mét.
Chọn vị trí thoáng mát, tránh gió để không làm hại cho cây.
Tổng Hợp Các Loại Địa Lan Phổ Biến Ở Việt Nam
Các loại địa lan khác nhau mang màu sắc, vẻ đẹp và giá trị khác nhau. Chơi lan là một nghệ thuật, có người chơi khá lâu nhưng vẫn chưa thuộc và am hiểu hết. Ở bài viết này, chúng tôi chia sẻ cho bạn đọc biết nhiều hơn về các loại địa lan đang được nhiều người yêu thích và phổ biến tại Việt Nam.
Địa Lan có tên tiếng anh là Cymbidium hybrid, là một dòng thuộc họ phong lan và có nguồn gốc bắc nguồn từ khu vực phía Tây Nam của Trung Quốc.
Cây địa lan là những loài lan mọc trên đất và có rễ ăn vào trong đất hoặc len lõi giữa các kỹ đá. Thân cây có thể nổi trên mặt đất được gọi là (bán địa lan) hay ngập hoàn toàn vào trong đất (địa lan thật). Loài cây này ưa thích khí hậu nóng ẩm và yêu cầu về ánh sáng đầy đủ, nhưng vào mùa hè thì ngược lại cần đặt cây vào những nơi mát mẻ để hạn chế sự mất nước của cây.
Nhóm địa lan gấm được trồng làm cây cảnh trang trí là chủ yếu vì vẻ bề ngoài của loại này rất đẹp và thu hút. Những loài này mọc trên núi đá, thân ngầm nối, rễ ăn vào lớp thảm mục của rừng. Nhóm địa lan này thường ra hoa vào mùa đông và đầu mùa xuân.
Lan lá Gấm (Ludisia dicolor): Là loài có cây và thân rễ bò dài, sau đó vươn lên mặt đất. là có hình bầu dục, phiến lá màu nhung đen, nổi rõ các gân mảnh dọc theo lá đỏ. Hoa nở có màu trắng và hoa cánh hoa thưa.
Các loài địa lan thuộc nhóm lan đất thường được mọc trong những bãi cỏ ven rừng, cạnh ruộng. Cây phát triển trên đất và có rát nhiều khoáng sét. Chính vì thế những loài này thường dễ trồng và thích hợp trồng trong môi trường chậu. Đất trồng có thể là đất vườn hoặc than bùn hay những giá thể hữu cơ khác.
Lan hạc đính nâu (Phaius takervilleae)
Cây có củ giả lớn, thân cao 50-60cm, lá lớn. Cụm hoa thẳng, mọc từ nách lá gốc củ giả, cao tới 70cm. hoa nhiều, rất lớn, màu trắng ở mặt ngoài, nâu ở mặt trong. Cánh môi màu đỏ có vạch vàng. Cây mọc rải rác ở hầu hết các vùng trên các sình lầy ở độ cao thấp và trung bình.
Lan hạc đính nâu
Loài lan này ưa bóng râm và nhiệt độ thích hợp nên không nên tưới quá nhiều nước để tranh cây bị ứng nước. Hoa nở có mùa thơm, vào tầm tháng 2 – 3 và có độ bền từ 20 – 30 ngày.
Lan chu đinh tím (Spathoglottis plicata)
Thân cây cao 40 – 50 cm có lá thuôn dài. Mỗi cây có từ 7- 10 bông, lớn màu tím hay trắng. Cánh môi đậm và có màu tím, có họng vàng nhỏ và có ngườn gốc từ vùng phía Nam trên núi và ở nhiệt độ thấp.
Lan chu đính tím
Hoa chu đinh tím là loài Lan ưa thích ánh sáng, dễ trồng, hoa nở gần như quanh năm. Hoa bền và thơm .
Cây có các hình lá bầu dục dẹp màu xanh với vân đậm nhạt, ở trên và dưới có nhiều chấm nâu đỏ đôi khi dày đặc thành một màu hung đỏ. Cụm hoa mang 1 – 2 hoa, thường nở vào mùa đông và có độ bền từ 20 – 40 ngày có hương thơm. Cây ưa ẩm và thoáng, ánh sáng tán xạ che 10 – 40%, nhiệt độ từ 13 – 35 độ C.
Lan hài hồng
Lan hài Liên (Paphiopdium tranlienianum)
Lan hài liên
Lan hài heri (Paphiopedium henryanum)
Là loài cây dễ trồng, hoa có màu đỏ sen, cánh hoa có màu trắng nâu đỏ . Lá đứng cứng và hơi dây, dạng vàng, mặt trên xanh đậm với mép lá vàng hay trắng vàng, mặt dưới màu xanh nhạt với các chấm nhỏ dày đặc màu nâu đỏ ở gốc lá. Cụm hoa thường mang 1 hoa, kích thước hoa từ 7 đến 8 cm, thường nở và mùa đông, có độ bên từ 20 – 40 ngày, và không có hương thơm.
Lan hài heri
Hoa Lan 360 chuyên cung cấp các dịch vụ về hoa lan như: Lan hồ điệp tết, lan hồ điệp đại, lan hồ điệp giống, lan hồ điệp mini… Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoa lan, chúng tôi tự tin mình hiểu rõ được loài hoa này, chúng tôi luôn cung cấp ra thị trường những mẫu hoa tươi mới, với kiểu dáng sang trọng hiện đại, hợp túi tiền đảm khách hàng hài lòng nhất khi được trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi.
Một địa chỉ mua hoa lan hồ điệp UY TÍN _ CHẤT LƯỢNG _GIÁ RẺ, liên hệ ngay cho chúng tôi theo số hotline
Bạn có thể truy cập vào đường link website để biết thêm về sản phẩm độc đáo mà chúng tôi đang cung cấp, bằng cách nhấp vào đây.
Bạn đang xem bài viết Các Tiêu Chuẩn Sản Xuất Rau Phổ Biến Tại Việt Nam trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!