Cập nhật thông tin chi tiết về Các Loại Phân Vô Cơ mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các loại phân vô cơ
Phân đơn:
Phân đạm
Tên gọi Công thức % Ni tơ Phân Urea CO(NH2)2 42-45% Phân đạm sunphat (NH4)2SO4 20,5-21% Phân Clorua Amon NH4Cl 23-24% Phân nitrat Amon NH4NO3 35 % Phân nitrat canxi Ca(NO3)2 13-15% Phân Nitrat Natri NaNO3 15-16% Phân Cyanamit canxi CaCN2 20-21%
Phân lân
Tên gọi Công thức % P2O5 Phân apatit 3Ca3(PO4)2CaX2 trong đó x Cl, F, OH… 30-42% Phân super lân 3Ca3(H2PO4)2 15-20% Phân lân nung chảy 30-35%
Phân kali
Tên gọi Công thức % K2O Phân clorua kali KCl 60% Phân sulphat kali K2SO4 48-50% Phân nitrat kali KNO3 44% K2O và 13%N
Phân hỗn hợp:
Có ít nhất là 2 nguyên tố dưỡng chất. Kí hiệu hàm lượng theo thứ tự các nguyên tố N, P, K. Ví dụ NPK 20-20-15 tức là trong 100 kg phân có 20 kg đạm nguyên chất, 20 kg lân nguyên chất và 15 kg kali nguyên chất, còn lại là chất độn. Chất độn trong phân hỗn hợp thường là đất sét hoặc thạch cao.
Phân loại theo phương pháp sản xuất:
Phân trộn: trộn đều các loại phân đơn N, P, K… Phân thường có nhiều loại hạt nhiều màu.
Phân phức hợp: được sản xuất bằng phản ứng hóa học từ các nguyên liệu ban đầu.
Phân loại theo thành phần:
Phân đôi: có 2 chất dinh dưỡng quan trọng:
MAP (Mono ammonium phosphat) thường là 12-61-0
MKP (Mono potassium phosphat) thường là 0-52-45
DAP (Di ammonium phosphat) thường là 18-46-0…
Phân ba NPK: có 3 chất dinh dưỡng quan trọng:
NPK 16-16-8
NPK 20-20-15
NPK 24-24-20…
Việt Linh © biên soạn
Phân Hóa Học (Phân Bón Vô Cơ) Gồm Những Loại Nào ?
Phân bón hóa học là thành phần không thể thiếu cho cây trồng cũng như nhu cầu tất yếu trong nghành nông nghiệp, các loại phân thường dùng là phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân trung lượng, phân vi lượng và các loại phân bón lá được phân loại như sau.
Các loại phân bón hóa học tốt nhất cho cây trồng
1- Phân đạm ( phân bón chứa N)
Đây là loại phân dùng để cung cấp hàm lượng đạm (N) cho cây gồm những loại đạm sau
* Urê [CO(NH2)2]
– Chứa 44-48% (N) nguyên chất, là loại phân có tỉ lệ N cao nhất và được dùng phổ biến nhất hiện nay. Có loại dạng tinh thể, có loại dạng viên, màu trắng, màu vàng (Urê Agrotain), hạt xanh (Urê NEB-26), không mùi, dễ hút ẩm. Urê có thể dùng cho các loại cây trồng và các loại đất, thích hợp đất chua phèn.
– Trong quá trình sản xuất urê thường tạo thành chất Biurea [NH2NH(CO2)], là một chất độc hại với cây. Tỉ lệ Biurê trong phân urê không được quá 3%. Phun cho lá nên dùng loại phân có hàm lượng Birurrea dưới 0,25% đối với các cây có múi, dưới 1,5% với ngô, đậu nành.
* Đạm sunfat [(NH4)2SO4] – còn gọi là phân SA
– Là loại đạm có Chứa 20-21% N nguyên chất và 23% S. Dạng tinh thể mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh, có mùi amoniac (mùi khai nước tiểu) vị mặn và hơi chua, dễ hút ẩm. Có thể bón cho nhiều loại cây trồng, trên nhiều loại đất không chua phèn.
– Nếu đất chua phèn phải bón thêm vôi, lân mới bón đạm sunfat. Một số cây như đậu, ngô, cần nhiều S, bón phân SA rất tốt. SA cũng dùng cho các loại đất đồi, đất bạc màu thường thiếu S.
* Đạm amôn nitrat (NH4NO3):
– Chứa 33-35% N nguyên chất ở cả 2 dạng NH4+ và NO3-. Dạng tinh thể, màu vàng xám, dễ chảy nước. Là phân sinh lý chua, thích hợp với cây trồng cạn như bắp, thuốc lá, bông, mía…
* Đạm clorua (NH4Cl):
– Chứa 24-25 % N nguyên chất. Dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà, ít hút ẩm, tới rời dễ bón. Là loại phân sinh lý chua, nên bón kết hợp với phân lân. Vùng khô hạn, đất chua phèn và mặn không nên bón vì đất sẽ tích lũy nhiều Clo làm cây dễ bị ngộ độc. Không bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành tỏi, bắp cải, vừng…vì có Clo không thích hợp.
* Canxi nitrat [Ca(NO3)2] – còn gọi là Nitrat canxi:
– Chứa 15,5% N và 36% Ca. Dạng tinh thể, màu trắng. Là loại phân cung cấp cho cây trồng cả đạm và canxi nên rất hiệu quả, nhất là với cây trồng cạn, cây ăn quả và trên những loại đất cát, thích hợp bón cho đất chua, đất phèn, đất mặn. Dùng bón lót, bón thúc hoặc hòa tan để phun qua lá.
– Ngoài ra còn một số loại phân đạm khác như Natri nitrat (NaNO3), Canxi cyanamite (CaCN2). Phân đạm chủ yếu dùng bón thúc, có thể bón lót một lượng ít, cần bón cân đối với lân (P) và kali (K).
2- Phân lân (Phân chứa P): Phân lân có hai loại là phân lân tự nhiên (như Apatit, Phosphorit) và phân lân chế tạo (như Super lân, Lân nung chảy). Hàm lượng lân trong phân được tính dưới dạng P 2O 5. Một số dạng phân lân thông dụng như :
– Chứa 30-32% P 2O 5, ngoài ra có Canxi và nhiều chất khoáng khác, dạng tinh thể. Dùng bón cho đất chua, đất phèn, đất úng trũng nghèo lân. Hàm lượng lân cao nhưng khó tiêu nên cần kết hợp với các phân lân dễ tiêu khác.
* Phosphorit :
– Hàm lượng lân tổng số biến động lớn, bột Phosphorit ở nước ta chứa 8-12% P 2O 5, thấp hơn Apatit, chứa nhiều sắt và nhôm. Sản xuất bằng nghiền nhỏ quặng Phosphorit. Dùng cho đất chua, phèn, úng, trũng, ủ với phân chuồng, thích hợp cho các cây họ đậu.
– Chất lân trong các phân lân tự nhiên chủ yếu ở dạng khó tiêu nên phải bón lót sớm, thường dùng cho đất chua phèn và ngập úng.
– Có hai loại là Super lân đơn (SSP) chứa 17-18% P2O5 + 12% S và Super lân kép (TSP) chứa 37-47% P2O5. Phân ở dạng bột mịn, xám, mùi chua, dễ hút ẩm.
– Lân có trong super lân phần lớn ở dạng dễ tiêu, hiệu quả nhanh, thích hợp với nhiều loại cây, loại đất. Tuy vậy, trên đất chua
phèn nên bón phối hợp với vôi và các loại phân lân khác (như lân nung chảy). Dùng ủ với phân chuồng rất tốt.
* Lân nung chảy :
Còn gọi là Tecmophosphate (TMP) hoặc Phosphat canxi magiê (FMB). Chứa 18-20% P 2O 5 + 28-30% Ca + 17-20% Mg + 24-30% Si. Ngoài ra còn chứa vi lượng sắt, đồng, molipden, mangan, coban. Dạng bột rời màu xanh xám, ít tan trong nước, dễ tan trong axit, không chua. Sử dụng thích hợp cho đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, đất đồi núi Đông Nam Bộ và miền Trung, đất bạc màu. Đất càng chua phèn hiệu quả phân Lân nung chảy càng cao.
– Ngoài các loại phân lân phổ biến trên, còn có phân Magiê amon phosphate chứa 30-45% P2O5 + 6-9% N + 10-15% Mg, là loại phân phức hợp có hiệu quả cao.
– Phân lân chủ yếu dùng bón lót, phân dễ tiêu như Super lân có thể dùng bón thúc. Tùy loại đất chua ít hay nhiều mà chọn loại phân lân thích hợp.
3- Phân kali (Phân chứa K)
Phân Kali bao gồm các loại hàm lượng K được tính theo công thức hóa học là K2O nó bao gồm các loại kali sau :
* Kali clorua (KCl): còn gọi là Muriate of Potash, viết tắt là MOP.
Chứa 50-60% K2O. dạng bột màu hồng như muối ớt, có dạng màu trắng như muối bọt, dễ hút ẩm, vón cục. Là loại phân chua sinh lý. Bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất, thích hợp với cây dừa (vì dừa ưa chất Clo) không bón cho đất mặn và cây không ưa Clo (như các cây có củ, thuốc lá, cà phê, Sầu riêng vì Clo ảnh hưởng đến hương vị).
* Kali sunfat (K2SO4): còn gọi là Sunfat of Potash, viết tắt là SOP.
Chứa 45-50% K2O và 18% S, dạng tinh thể mịn, màu trắng, ít hút ẩm nên ít vón cục. Là loại phân sinh lý chua, dùng nhiều năm làm tăng độ chua của đất. thích hợp với nhiều loại cây trồng như các cây có dầu, cải, thuốc lá, chè, cà phê… không dùng nhiều năm trên đất chua.
* Kali nitrat (KNO3):
Chứa 46% K2O và 13% N. Dạng kết tinh, màu trắng. Là loại phân quí, đắt tiền nên thường dùng phun lên lá hoặc bón gốc cho các cây có giá trị kinh tế cao. Phun lên lá ở nồng độ thích hợp còn kích thích cây ra hoa sớm và đồng loạt. Những cây mẫn cảm với Clo như thuốc lá, sầu riêng, cây hương liệu, dùng KNO3 bón gốc có hiệu quả tốt, không dùng KCl.
* Kali magiê sunfat: K2SO4.MgSO4.6H2O:
Chứa 20-30% K2O + 10-15%MgO + 16-22% S. Sử dụng cho tất cả các cây trồng trên các loại đất, thích hợp cho đất chua, xám, bạc màu, đất cát thường ít Magiê và các cây trồng trên các loại đất, thích hợp cho đất chua, xám, bạc màu, đất cát thường ít Magiê và các cây trồng có nhu cầu Magiê cao như các loại cây ăn quả, rau,… chủ yếu dùng phun lên lá, cũng có thể bón vào gốc.
* Kali phosphate (KH2PO4) hay còn gọi là MKP:
Chứa 35% K2O và52% P2O5. Có thể dùng cho các loại cây trồng trên các loại đất, bón xuống đất hoặc phun lên lá. Do giá thành khá cao nên ưu tiên phun lên lá để có hiệu quả kinh tế cao, có thể kích thích cây ra hoa sớm và đồng loạt, tỉ lệ đậu quả cao.
4- Phân hỗn hợp
– Là loại phân hóa học bao gồm NPK, trung vi lượng hay nhiều loại phân đơn trộn chung cùng các nguyên tố vi lượng (TE) với nhau bằng phương pháp cơ giới hoặc phức hợp dạng 1 hạt. Ngoài các yếu tố N, P, K còn có thêm cả Mg, Ca, S và vi lượng (TE).
Phân bón hữu cơ vi sinh Năm tốt Miền trung
– Phân hỗn hợp NPK có tác dụng bón ở các loại đất bạc màu đất cát thiếu kali nó giúp giữ ẩm cho cây là loại NPK có hàm lượng lân dễ tiêu cao và đạm, không làm chua đất, dùng cho lúa và nhiều loại cây cạn, thích hợp vùng đất phèn, đất bazan. Ít dùng cho đất thiếu kali như đất xám bạc màu, cát nhẹ, ít dùng cho cây lấy củ.
Những lưu ý cần biết khi phân bón vô cơ
– Không nên bón dư thừa, không cân đối bón không đúng cách, bón trong thời gian dài và lạm dụng phân bón vô cơ.sẽ làm cho phân bón vô cơ có những tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường (đất đai suy kiệt, ô nhiễm môi tường), con người và sinh vật có ích.
– Không nên sử dụng phân bón hóa học (phân bón vô cơ) để bón nhiều và bón trong thời gian dài phân bón vô cơ khiến đất đai chai cứng, bạc màu, giảm độ pH đất,đất bị chua hóa, tích tụ một số kim loại năng trong đất.
– Bón nhiều phân đạm kèm với sự hòa tan nhanh trong nước, dẫn tới việc dễ bị rửa trôi xuống ao hồ, sông, suối, nhấm xuống nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước, nước có hàm lượng nitrat cao. Gây độc hại cho những sinh vật thủy sinh.
Hữu cơ miền trung kính chúc bà con một vụ mùa bội thu ! Công ty CP phân bón hữu cơ Miền trung
Trịnh Thu Huyền
Phân Hữu Cơ Là Gì? Các Loại Phân Hữu Cơ Hiện Hành
Phân hữu cơ là gì? Hiện nay, trên thị trường hiện nay rất đa dạng với hàng trăm, hàng ngàn nhãn hiệu, công dụng và thành phần,… khác nhau. Để đưa ra lựa chọn thông minh, phù hợp nhất với loại cây trồng và tình trạng đất đai đang canh tác người nông dân cần phải nắm rõ, có hiểu biết về các loại phân bón hữu cơ để đạt hiệu quả cao trong canh tác nông nghiệp
Là những loại phân bón có nguồn gốc hình thành từ chất thải gia súc gia cầm, tàn dư thân lá cây, thụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất thủy, hải sản…
Phân hữu cơ có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng những hợp chất hữu cơ và được dùng trong sản xuất nông nghiệp. Khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp phì nhiêu cho đất bằng việc bổ sung, cung cấp các loại vi sinh vật, chất mùn, chất hữu cơ cho đất đai và cây trồng.
II. Phân loại phân bón hữu cơ
Dựa vào nguồn phân hữu cơ được thành hai nhóm chính
Phân bón hữu cơ công nghiệp (phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng)
Phân bón hữu cơ truyển thống (phân rác, phân xanh, phân chuồng,…)
Là những loại phân bón được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau, sử dụng quy trình công nghiệp để chế biến với khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuất để nâng cao chất lượng, mức dưỡng chất của phân bón so với nguồn nguyên liệu đầu vào và so với các loại phân bón hữu cơ truyền thống.
a. Phân hữu cơ vi sinh
Là loại phân bón hữu cơ trong thành phần có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích ở nhiều nhóm: vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…
Bổ sung thúc đẩy giúp hệ sinh vật đất phát triển, phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng đa phần là đạm, khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, gia tăng hiệu quả hấp thu phân bón.
Phân bón vi sinh chỉ cung cấp một lượng vừa đủ hoặc đôi khi không cung cấp các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật giải lân, vi sinh vật cố định đạm,…) cho cây trồng, không có khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Mỗi loại phân đều phù hợp với một nhóm cây trồng cụ thể và có hạn sử dụng riêng. Ví dụ: phân vi sinh cố định đạm chỉ phù hợp để bón cho nhóm cây họ đậu,…
Tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ vì vi sinh vật cũng cần phải chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển nên cần phải bón bổ sung lượng phân bón hữu cơ để làm thức ăn cho chúng.
b. Phân hữu cơ sinh học
Thành phần có trên 22% là các chất hữu cơ. Được chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men cộng với một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để nâng cao và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng.
Cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng
Dùng được cho mọi giai đoạn của cây trồng
Giúp cải tạo các đặc tính hóa – sinh – lý của đất, bổ sung một lượng lớn Humin, acid Humic, chất mùn,…ngăn chặn rửa trôi các chất dinh dưỡng, phân giải độc tố trong đất và ngăn chặn xói mòn đất.
Cung cấp các vi sinh vật phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dễ hấp thu, thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích. Tăng hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất.
Cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh.
So với các loại phân bón khác giá thành thường cao hơn nhưng bù lại chất lượng tốt hơn sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.
c. Phân hữu cơ vi sinh
Hàm lượng các chất hữu cơ đạt trên 15%. Được chế biến với nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau theo quy trình công nghiệp, được lên men với từ một hay nhiều chủng vi sinh vật có lợi chứa các bào tử sống.
Cải tạo độ phì nhiêu, độ tơi xốp cho đất, bổ sung đủ các yếu tố dinh dưỡng đa trung vi lượng cho cây trồng. Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành dễ hấp thu, ký sinh, vi sinh vật đối kháng,…
Giúp kiềm hãm, ức chế sự phát triển của các mầm bệnh trong đất, nâng cao đề kháng cho cây trồng.
So với phân bón hữu cơ sinh học có hàm lượng thành phần các chất hữu cơ thấp hơn.
d. Phân hữu cơ khoáng
Là loại phân bón hữu cơ phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N, P, K. Có chứa từ 8-18% tổng các chất vô cơ (hóa học N,P,K), chứa ít nhất 15% thành phần là các chất hữu cơ.
Hàm lượng dưỡng chất khoáng cao.
Bón thời gian lâu sẽ không tốt cho đất và hệ sinh vật đất.
Có nguồn gốc từ phân gia súc gia cầm, rác thải, phân xanh, thụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản,… được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống.
Nhìn chung, các loại phân bón hữu cơ truyền thống thường có thời gian xử lý dài, hiệu lực chậm và hàm lượng chất dinh dưỡng khá thấp.
a. Phân xanh
Có nguồn gốc từ lá cây tươi và thân cây được chế biến bằng phương pháp ủ hoặc vùi trong đất để bón cho đất và cây trồng.
Phân xanh có tác dụng hạn chế xói mòn, bảo vệ, cải tạo đất đai.
Hiệu quả của phân xanh khá chậm, chỉ có thể dùng để bón lót. Gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ khi vùi thân và lá cây trong đất nhằm phân hủy các chất hữu cơ dễ dẫn đến phát sinh ra các chất độc hại như CH4, H2S,…
b. Phân rác
Có nguồn gốc từ rơm, rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp,…được chế biến bằng biện pháp ủ truyền thống.
Chống hạn cho cây, hạn chế xói mòn, giúp tăng độ tơi xốp và ổn định kết cấu đất.
Quá trình chế biến phức tạp, mất thời gian dài nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng mang lại thấp. Có thể mang mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại cho cây (tàn dư cây trồng ủ để làm phân rác) nếu không chế biến kỹ lưỡng.
c. Phân chuồng
Có nguồn từ phân, nước tiểu đông vật như gia súc, gia cầm, phân bắc,… được chế biến bằng phương pháp ủ truyền thống.
Có chứa các chất dinh dưỡng khoáng đa trung vi lượng, cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất, ổn định kết cấu tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế hạn hán, xói mòn.
Phải bón với lượng lớn phân bón do chỉ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, chi phí vận chuyển cao, tốn nhiều nhân công.
Trong trường hợp chế biến không kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như vi khuẩn, vi rút, các bào tử nấm bệnh, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
d. Than bùn
Phải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng. Không thể bón than bùn trực tiếp
Cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và độ hữu cơ trong đất.
Tốn chi phí và công sức vì than bùn có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp nên phải cần dùng một lượng lớn phân bón.
Với những chia sẻ trên hy vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của các loại phân bón hữu cơ, giúp người dân dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại phân bón nào cho phù hợp.
Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.
Danh Sách Các Loại Bón Phân Vô Cơ Cho Cây Đậu Xanh Được Đánh Giá Cao Hiện Nay
Lợi ích của việc bón phân vô cơ cho cây đậu xanh
Đậu xanh là một trong những loài cây lương thực được khá nhiều bà con dùng để trồng xen canh ở một số nơi. Mặc dù vậy, năng suất cây trồng cũng rất được bà con chú trọng. Để năng suất đậu xanh được tăng cao thì việc sử dụng phân bón là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt là sử dụng phân bón vô cơ không những sẽ giúp cho năng suất đạt được hiệu quả cao mà chất lượng đậu xanh cuối mỗi mùa vụ cũng được tăng cao.
Danh sách các loại phân bón vô cơ cho cây đậu xanh được đánh giá cao hiện nay
Hiện nay, phân vô cơ được chia thành rất nhiều loại khác nhau. Để bà con thuận tiện trong việc lựa chọn mua sản phẩm phân vô cơ hợp lí giá thành mà chất lượng cũng được củng cố:
Bón cho cây đậu xanh bằng phân kali clorua
Lựa chọn phân bón phù hợp: Phân Kali hiện nay được chia thành rất nhiều loại khác nhau nhưng khi dùng trên cây đậu xanh thì loại phân Kali vẫn được ưa dùng nhất chính là kali clorua KCl.
Công dụng:
Phân Kali Clorua được sản xuất theo dạng bột, kết tinh hạt nhỏ, độ rời tốt nên dẫn đến việc sử dụng khá dễ dàng. Ngoài ra, với sự kết hợp giữa K+ cùng với Cl- thì phân KCl đã mang lại tác dụng hiệu quả đặc biệt nên lá và quả. Lá khi được cung cấp Kali sẽ trông xanh tươi hơn. Còn quả thì sẽ được ngon ngọt và đẹp mắt hơn. Nhờ đó mà giá thành sản phẩm cũng sẽ được nâng cao lên.
Thời kỳ bón phân: Bón thúc cho cây đậu xanh
Một số công ty sản xuất phân bón uy tín: Clorua Kali Thiên Thành Lộc…
Dùng phân Supe lân để bón cho cây đậu xanh
Lựa chọn phân bón phù hợp: Để bón cho cây đậu xanh phân lân thì loại phân lân phù hợp nhất chính là Supe lân với thành phần hàm lượng lân 15,0 – 16,5% P2O5 dễ tiêu, 11 -12% lưu huỳnh (S) và 22-23% CaO.
Công dụng:
Phân Supe lân không những cung cấp lân cho cây trồng mà nó còn bổ sung thêm cả canxi và lưu huỳnh cho cây đậu xanh. Nhờ đó mà cây đậu xanh có được bộ rễ và nhánh cành chắc chắn, chống lại thời tiết mưa gió. Ngoài ra, supe lân còn giúp cho cây đậu xanh đâm trồi sớm dẫn đến năng suất cao.
Thời kỳ bón phân: Có thể bón lót và bón thúc cho cây đậu tương.
Một số công ty sản xuất phân bón uy tín: Supe lân Long Thành, Supe Lân Lâm Thao…
Sử dụng phân đạm Ure bón cho cây đậu xanh
Lựa chọn phân bón phù hợp: Trên thị trường có rất nhiều loại phân đạm với nhiều thành phần kết hợp khác nhau. Nhưng sản phẩm phân đạm mà chứa được nhiều thành phần đạm nhất cũng chính là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng nhất đó chính là phân Ure.
Công dụng:
Phân Ure bổ sung cho cây khả năng dễ dàng thích nghi với nhiều môi trường đất khác nhau. Ngoài ra, với N+ kết hợp cùng NH4+ để tạo nên Ure đã mang lại tác dụng giúp cho cây phát triển mạnh ở rễ và lá thì được to hơn. Từ đó dẫn đến việc quang hợp thu nhận cách loại dưỡng chất cho cây đậu xanh được tốt hơn và cũng tránh được nhiều loại sâu bệnh trên lá.
Thời kỳ bón phân: Được sử dụng bón thúc là chủ yếu.
Một số công ty sản xuất phân bón uy tín: Trên thị trường hiện nay đã có nhiều loại đạm ure trong nước (ví dụ: ure Phú Mỹ, ure Cà Mau, ure Ninh Bình…) và đạm ure nhập khẩu (ví dụ: Trung Quốc, malaysia, Quatar…)
Phân bón DAP cho cây đậu xanh
Lựa chọn phân bón phù hợp: Phân DAP là phân bón phức hợp được cấu thành từ phân đạm và phân lân với tỷ lệ thông dụng 18% N (Nitrogen – đạm), 46% P2O5 (lân).
Công dụng:
Với sự cấu thành từ đạm và lân, phân DAP đã mang đến khả năng nổi trội hơn hẳn 2 loại phân đơn chất kia. Ngoài khả năng vốn có của các loại phân mà chúng ta đã được thấy ở trên thì DAP còn có thể dễ dàng hào tan trong nước dẫn đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng vào trong cây được diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn.
Mặc dù trên thị trường giá thành của sản phẩm DAP so với các loại phân khác thì khá cao nhưng nó lại giúp bà con đỡ đi phần nào công sức phải bỏ ra và chi phí bón phân.
Thời kỳ bón phân: Bón thúc cho cây đậu xanh
Một số công ty sản xuất phân bón uy tín: DAP Phú Mỹ, DAP Cà Mau, DAP Đình Vũ…
Dùng phân NPK bón cho cây đậu xanh
Lựa chọn phân bón phù hợp: Nếu như phân DAP là phân phức hợp thì đến phân bón NPK chính là loại phân bón hỗn hợp được điều chế thì hỗn hợp đạm, lân và Kali với nhiều tỷ lệ khác nhau.
Công dụng:
Với việc được sản xuất từ 3 loại phân bón vô cơ chính hiện nay đã mang đến cho NPK một khả năng hội tụ từ tất cả ưu điểm của phân lân, đạm, kali. Nhưng đặc biệt hơn là NPK còn có một số vi lượng khác ít ỏi được cho vào có khả năng làm ổn định dĩnh dưỡng cho cây tránh trường hợp bị thừa chất ở cây đậu xanh.
Nếu như DAP được cho là đắt thì đến NPK thì người ta thường cho rằng sản phẩm này có giá cả hợp lí. Dẫn đến việc nhiều người tin dùng và hiệu suất mang lại cao.
Thời kỳ bón phân: Bón thúc cho cây đậu xanh.
Một số công ty sản xuất phân bón uy tín: NPK Văn Điển, NPK Đầu Trâu…
Gợi ý cách bón phân vô cơ cho cây đậu xanh hiện nay
Thời điểm bón:
Bón lót: Sử dụng kết hợp giữa các loại phân hữu cơ (phân chuồng hoai) 15-20 tấn/ha, 70 – 100 kg Super lân/ha và 500 kg phân bón hữu cơ sinh học rải đều lên đất trước khi gieo hạt.
Bón thúc: được chia ra làm 3 giai đoạn
Bón thúc lần 1: Sau 15 ngày gieo hạt, bón kết hợp giữa từ 50 – 100 kg đạm Ure kg/ha và 25 – 50 Kali clorua kg/ha.
Bón thúc lần 2: Sau 25 đến 30 ngày tiếp theo, dùng tăng khối lượng phân bón kia lên thành 100 – 200 kg Ure kg/ha và 75 -125 KCl kg/ha.
Bón thúc lần 3: 40 ngày sau đó, bón từ 100 – 200 Ure kg/ha + 50 – 125 KCl kg/ha.
Cách bón:
Bón cách xa gốc ít nhất 10 cm, kết hợp làm cỏ, vun gốc, lấp phân.
Một số lưu ý khi bón phân vô cơ cho cây đậu xanh
Ghi chép kĩ lưỡng và cẩn thận mỗi lần bón phân cho cây tránh trường hợp cây bị dư thừa dinh dưỡng.
Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật.
Làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng từ 1,2 – 1,3m, rãnh rộng 30 cm, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.
Mua danh sách các loại phân bón vô cơ cho cây đậu xanh được đánh giá cao hiện nay ở đâu?
Bạn có thể đặt mua Danh sách các loại phân bón vô cơ cho cây đậu xanh được đánh giá cao hiện nay ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc gần hoặc tiện nhất. Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian ra ngoài thì cũng có thể yên tâm đặt mua online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín của Agriviet như agriviet.org/shop
–
Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin tổng quan về phân bón vô cơ cho cây đậu xanh, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa. Muốn tìm hiểu và biết thêm thông tin về nông nghiệp khác thì bạn có thể tham khảo tại website agriviet.org.
Bạn đang xem bài viết Các Loại Phân Vô Cơ trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!