Xem Nhiều 5/2023 #️ Bón Phân Npk Silic Hùng Ngọc Cho Năng Suất Lúa Tăng # Top 14 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Bón Phân Npk Silic Hùng Ngọc Cho Năng Suất Lúa Tăng # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bón Phân Npk Silic Hùng Ngọc Cho Năng Suất Lúa Tăng mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bón phân NPK Silic Hùng Ngọc cho năng suất lúa tăng

Ngày 29-9, Hợp tác xã nông nghiệp xã Nghĩa Bình (Nghĩa Hưng) phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Sản xuất Hùng Ngọc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp ViNa Bhtaha Bắc Ninh tổ chức hội nghị “Ðánh giá kết quả sản xuất lúa Trường Xuân QH bón phân NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc” vụ mùa 2019.

Đồng chí Lê Ngọc Oanh, Giám đốc chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Sản xuất Hùng Ngọc phát biểu tại hội nghị.

Trong vụ mùa năm 2019, mô hình sử dụng phân bón NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc và sản xuất lúa “Trường Xuân QH” được triển khai với 41 hộ dân ở xã Nghĩa Bình tham gia. Kết quả cho thấy sử dụng phân bón NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc giúp ruộng lúa ít bị nhiễm bệnh, không bị rầy gây hại, lúa mới cấy bén rễ hồi xanh nhanh hơn, bộ rễ lúa ăn sâu, thân cây lúa cứng, đẻ nhánh khỏe… Bông lúa dài hơn bông ở ruộng đối chứng không sử dụng phân bón NPK Silic trung bình từ 1,5-2cm. Hạt lúa có bón NPK Silic sáng hơn, mẩy và đanh chắc. Chăm sóc lúa theo quy trình kỹ thuật NPK Silic Hùng Ngọc tăng năng suất lúa từ 25-30%. Về giá trị kinh tế, sử dụng phân bón NPK – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc chỉ 157.800 đồng/sào, sử dụng phân bón đơn theo quy trình truyền thống của địa phương hết 165 nghìn đồng/sào.

Các đại biểu tham quan mô hình sử dụng phân bón NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc và sản xuất lúa “Trường Xuân QH” ở Hợp tác xã nông nghiệp xã Nghĩa Bình (Nghĩa Hưng).

Tại hội nghị, nhiều đại diện tham gia mô hình sử dụng phân bón NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc và sản xuất lúa “Trường Xuân QH” tham gia báo cáo đều khẳng định chi phí về phân bón tương đương, nhưng NPK Silic Hùng Ngọc cho hiệu quả cao hơn về năng suất, hạn chế sâu bệnh, tăng chất lượng nông sản./.

Viết Dư

Bí Kíp Bón Phân Giúp Tăng Năng Suất Lúa

Được biết, chú Tắc là nông dân giỏi, đang tham gia nghiên cứu dự án giống lúa UT25 – trình Chính phủ tham gia cuộc thi “Gạo ngon thế giới”. Vừa trực tiếp nếm vị dẻo thơm, ngọt bùi của gạo lúa mới, vừa nghe chú kể về cuộc hành trình tìm bí kíp tăng năng suất cho lúa, chúng tôi hiểu rằng: “Thành công đến từ niềm tin và sự nỗ lực vượt bậc!”.

Bác nông chăm chỉ mãi chưa tìm được hướng đi mới…

Nếu quay về thời điểm nhiều năm trước, thì có lẽ năng suất 7 tấn/ha là một ước mơ xa vời với chú Tắc, vì đợt ấy, kỹ thuật bón phân và lựa chọn phân bón còn rất sơ khai, tỷ lệ thất thoát nhiều, nên lúa bón phân xong chỉ giữ được độ 1 tuần, chi phí tốn kém, lại chẳng hiệu quả là bao. Giống như rất nhiều bác nông khác, chú Tắc chăm chỉ hết ngày này qua ngày khác mày mò tìm giải pháp hiệu quả cho lúa. Chú kể, ngay cả trong mơ cũng hy vọng ruộng nhà mình đổi mới, năng suất tăng thêm, chứ cứ như vậy mãi cũng rầu lắm.

“Đợt ấy, cũng có nhiều người nói với chú về phân bón Đạm Cà Mau, nhưng chú thật sự vẫn chưa hiểu rõ được sự khác biệt giữa phân bón thường và Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS) nên vẫn chần chừ chưa sử dụng. Vì mình cũng đâu biết thế nào đâu mà xài” – chú cười nhớ lại quãng thời gian lúc trước.

… Đến với Đạm Cà Mau như một mối duyên lành

Trong một lần xem vô tuyến, chú vô tình nghe được chương trình giới thiệu về Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), chú lật đật tìm tới kỹ sư Đạm Cà Mau tại địa phương để nghe tư vấn và quyết định sử dụng ngay trong vụ hè thu vừa rồi. Thật bất ngờ, vụ này chú không những tăng gấp rưỡi năng suất, mà còn tiết kiệm được tất cả chi phí thuốc bảo vệ thực vật, vì theo chú, nhờ bón phân Đạm Cà Mau nên cây lúa phát triển rất khỏe, cho bông chắc, mẩy, năng suất tăng cao, chống chọi sâu bệnh tốt, không cần phải phun thuốc bảo vệ nhiều như những mùa trước.

Ruộng lúa của chú Nguyễn Văn Tắc Khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

“Giá mà chú biết đến Đạm Cà Mau sớm hơn” – chú Tắc rạng rỡ cười, chụp ảnh kỷ niệm với ruộng lúa hè thu vàng óng và mượt mà, đang xào xạc reo ca trong gió. Khi được hỏi về kinh nghiệm trong quá trình đi tìm giải pháp tăng cao năng suất cho lúa, chú hồ hởi nói: “Quan trọng là phải hiểu, tin tưởng lựa chọn đúng sản phẩm phân bón tốt. Vì phân bón tốt sẽ quyết định tới sức bền của cây lúa, sức chịu sâu bệnh và khả năng trổ đòng, kết hạt”. Quả đúng như vậy, vụ mùa năm nay chú đạt 7 tấn/ha, tổng thửa ruộng 4 ha chú thu hoạch gần 30 tấn lúa, trừ hết đi chi phí, lợi nhuận và năng suất vụ này cao hơn hẳn vụ trước, mà tiết kiệm được rất nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cán chăm, tưới.

Công thức bón phân hiệu quả cho vụ mùa giá trị

Khác với rất nhiều người khác, chú Tắc rất niềm nở chia sẻ công thức bón phân của mình cho bà con xa gần cùng học tập. Theo chú, một sản phẩm tốt như Đạm Cà Mau cần được nhân rộng và lan tỏa khắp cộng đồng để những người làm nông như chú được tiếp cận sớm hơn, giúp cây lúa năng suất hơn. Cụ thể, với giống lúa 90-95 ngày/vụ, chú sử dụng 3 loại phân bón gồm: Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), DAP Cà Mau và NPK Cà Mau 16-16-8. Tổng khối lượng phân bón cho 1 ha lúa sau sạ là 400 kg/ha/vụ, chia làm 4 đợt bón. Đợt 1 bón 110 kg khoảng 8-10 ngày sau sạ, tỷ lệ Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), DAP Cà Mau và NPK Cà Mau 16-16-8 lần lượt là 3:3:5. Đợt 2 bón 130 kg khoảng 20-22 ngày sau sạ, tỷ lệ Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), DAP Cà Mau và NPK Cà Mau 16-16-8 lần lượt là 3:5:5. Đợt 3 bón 130 kg khoảng 40-42 ngày sau sạ, tỷ lệ Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), DAP Cà Mau và NPK Cà Mau 16-16-8 lần lượt là 4:4:5. Đợt cuối là 70-72 ngày sau sạ, lúc này lúa đã cong trái me, chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch cuối vụ, nên chỉ bón thêm Kali (30 kg) nếu cần thiết, tùy từng trường hợp có thể điều chỉnh lượng phân bón đợt cuối này sao cho hợp lý.

Khi được hỏi tại sao lại tin tưởng và chỉ sử dụng duy nhất sản phẩm Đạm Cà Mau, chú Tắc phân tích: “Tôi tìm hiểu rất kỹ rồi mới quyết định dùng, tôi rất thích bộ sản phẩm Đạm Cà Mau vì phân tan tốt, ít thất thoát, cây trồng nhìn thấy được hiệu quả vào cuối vụ. Đặc biệt là Đạm Xanh Cà Mau, tan từ từ, phù hợp với tốc độ hấp thu chất dinh dưỡng của lúa, nên bón 1 lần mà cây sử dụng được thời gian dài hơn so với các loại phân bón trước đây tôi sử dụng”.

Ruộng lúa trĩu bông

Ruộng lúa trĩu bông của chú Tắc

Chú Tắc kể, có lẽ kỷ niệm đẹp và khó quên nhất với chú là hình ảnh hai cán bộ kỹ thuật Đạm Cà Mau tới cắm biển “Mô hình trình diễn phân bón Đạm Cà Mau” trên ruộng lúa của chú. Chú nói, lúc đó cảm giác lâng lâng khó tả, như là một sự khẳng định về thành công đạt được, sau bao nhiêu năm nỗ lực không ngừng. Đối với chú Tắc, Đạm Cà Mau không chỉ là giải pháp cho ruộng lúa trĩu bông, mà còn là người bạn mến thương, thân tình, sẵn sàng cùng chú tìm ra giải pháp dinh dưỡng toàn diện, tiết kiệm cho lúa, giúp chú gặt hái thành quả ngày một nhiều hơn, chạm tới thật nhiều những ước mơ mà hồi xưa chú chưa bao giờ dám nghĩ tới.

Nhìn những “hạt ngọc mùa vàng” óng ánh trên ruộng lúa của chú Tắc, được trực tiếp nghe chia sẻ về những bí kíp thực tế từ người nông dân chất phác, giàu tinh thần học hỏi này, chúng tôi thật sự khâm phục chú và mừng rỡ thay vì chú đã tìm ra đáp án tuyệt vời để giải bài toán gia tăng năng suất lúa với Đạm Cà Mau. Hy vọng, nụ cười sẽ luôn nở trên môi bác nông hiền lành này và ruộng vườn của bác sẽ óng ả thêm thật nhiều mùa vàng giá trị, nhân ngàn niềm vui tới khắp mọi nẻo đường quê hương, đất nước.

P.V

Phân Npk 17.8.8 + Te Ninh Bình Nâng Năng Suất Lúa

Trải qua hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón, Cty CP Phân lân Ninh Bình – thương hiệu Niferco đã khẳng định được vị thế quan trọng trên thị trường phân bón trong nước và nước ngoài.

Thế mạnh của Cty là sản phẩm phân lân nung chảy truyền thống và các loại sản phẩm NPK, với chiến lược phát triển bền vững, luôn hướng tới người nông dân.

Trước sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng và tập quán canh tác của nông dân, Cty đã không ngừng đầu tư khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất để đưa ra nhiều loại phân bón chất lượng tốt, ổn định, giá bán cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón ngày càng cao của nông dân.

Năm 2017, Cty đã đầu tư dây chuyền sản xuất phân NPK vê viên hơi nước mới, hiện đại, cho ra đời nhiều chủng loại phân bón NPK chất lượng cao như NPK 13.13.13 + TE; NPK 16.16.8 + TE; NPK 17.8.8 + TE; NPK 16.5.17 + TE… giúp nông dân giảm nhiều công bón phân do sử dụng lượng ít và cung cấp đầu đủ các chất dinh dưỡng hơn.

Sau một vụ “trình làng” các sản phẩm NPK Ninh Bình mới, ngay lập tức đã được khẳng định trên thị trường, được nông dân rất tin dùng và lựa chọn để đưa vào canh tác. Theo đánh giá của nhiều bà con nông dân, sử dụng sản phẩm NPK Ninh Bình đã khắc phục được nhiều hạn chế của NPK truyền thống như lượng bón giảm tương đối, đủ và cân đối dinh dưỡng; đặc biệt là hiệu quả kinh tế rất cao.

Sản phẩm NPK 17.8.8 + TE có tổng các chất dinh dưỡng lên tới 39%, với các chất đạm 17%, lân 8%, kali 8%, lưu huỳnh 6%. Phân còn được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trung, vi lượng khác giúp cây trồng phát triển cân đối, hạn chế sâu bệnh và cho năng suất cao. Dùng bón lót, bón thúc; đặc biệt có thể dùng cho tất cả các loại đất khác nhau, đều cho hiệu quả tốt.

Kỹ thuật bón NPK 17.8.8 + TE Ninh Bình cho cây lúa:

Bón lót cho lúa cấy hoặc thúc 7 – 10 ngày sau gieo sạ 8 – 10kg/sào Bắc Bộ (360m2). Thúc đẻ nhánh 6 – 8kg/sào. Như vậy nếu so sánh với bón các loại phân NPK truyền thống, lượng phân nông dân phải bón trên 1 sào (360m2) đã giảm được hơn một nửa, tức giảm 16 – 20kg/sào. Với giá bán hiện nay trên thị trường thì chi phí phân bón cho 1 sào cũng giảm.

Sử dụng NPK 17.8.8 + TE Ninh Bình bón lót, bón thúc, giúp cây lúa nói riêng và các loại cây trồng nói chung phát triển khỏe, cân đối, tăng khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất thuận như sâu bệnh, đổ ngã, đẻ nhánh tập trung, tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao, số bông trên khóm và số hạt chắc trên bông nhiều, cho năng suất cao.

Cách bón và những điều cần chú ý khi bón NPK 17.8.8 + TE Ninh Bình cho lúa vụ mùa:

– Bón rải đều phân trên mặt ruộng, đối với những ruộng lúa tốt không đồng đều bón nặng tay cho những chỗ lúa xấu.

– Không bón vào buổi trưa trời nắng, nhiệt độ cao và mưa. Tốt nhất bón thúc vào buổi chiều mát. Bón thúc khi ruộng có đủ nước để phân hòa tan tiếp cận với rễ lúa.

– Các bao phân bón của Cty CP Phân lân Ninh Bình đều có hướng dẫn sử dụng. Đề nghị nhà nông đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bón.

Ngoài các loại phân bón NPK chất lượng cao, Cty CP Phân lân Ninh Bình còn sản xuất và đưa ra thị trường nhiều loại NPK khác nhau: Loại 3 mầu, loại tan nhanh một hạt, phù hợp với từng loại cây trồng và các loại đất khác nhau để bà con nông dân lựa chọn phù hợp đưa vào canh tác mang lại hiệu quả cao nhất.

Với phương châm phục vụ nhà nông được tốt nhất, Cty CP Phân lân Ninh Bình luôn phối hợp với các chuyên gia nông nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương tập huấn và tư vấn cho bà con về kỹ thuật sử dụng phân bón hiệu quả. Với thương hiệu và uy tín của mình, Cty luôn khẳng định, cam kết về chất lượng và giá bán cạnh tranh nhất.

Nguồn: Nongnghiep.vn

Tăng Chất Lượng Cho Lúa Nhờ Phân Bóntiến Nông

Trong nhiều năm qua, Công ty CP Công Nông Nghiệp Tiến Nông đã làm tốt công tác tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ bà con nông dân về khoa học kĩ thuật, ứng dụng các mô hình điểm hướng dẫn, hỗ trợ bà con thâm canh lúa có sử dụng phân bón Tiến Nông NPK.Si.

Bà con nông dân miền Bắc từng nhiều năm sống trong cảnh mất mùa triền miên. Một phần do sự ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt, mặt khác do bà con chưa nắm đúng kĩ thuật canh tác, chăm bón hợp lý nên đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, do đó mà năng suất lúa giảm sút trầm trọng.

Là một trong những tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của những trận rét đậm kéo dài, cánh đồng lúa của bà con Vĩnh Phúc cũng khốn khổ nhiều năm.

Mong muốn tìm cách khắc phục tình trạng, đến năm 2016, Hội ND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn (T.Ư Hội NDVN) và Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức mô hình điểm sử dụng đồng bộ phân bón Tiến Nông chúng tôi Công ty Tiến Nông đã đưa sản phẩm chúng tôi Vì Nông Dân Việt vào sử dụng trên tổng diện tích 12ha của 103 hộ tham gia. Đồng thời, các cán bộ Tiến Nông đã tận tình hướng dẫn cho các hộ vận dụng quy trình kĩ thuật, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Tại Hải Phòng, cty Tiến Nông cũng đã phối hợp với chính quyền tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng đồng bộ dòng phân bón chất lượng cao chúng tôi “Vì nông dân Việt”. Trong vụ chiêm xuân 2016, mô hình điểm được ứng dụng tại cánh đồng Vùng Màu, xã Tiên Thắng với diện tích hơn 1ha. Theo đánh giá từ các hộ sử dụng phân bón chúng tôi cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, cứng cây, khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Hộ nông dân tham gia mô hình cho biết: Cùng là giống lúa Thiên ưu 8 nhưng khu ruộng của những hộ sử dụng phân chúng tôi đạt năng suất lúa đạt tới 270kg/sào, tăng 15-20kg/sào so với những chân ruộng đối chứng.

Không chỉ người dân Vĩnh Phúc, Hải Phòng mà có rất nhiều bà con ở các tỉnh miền Bắc đều phấn khởi, vui mừng khi cánh đồng lúa nhà mình giờ đây đẹp tựa như một bức tranh. Bà con không phải mất công sức bón thêm phân đạm, kali, phun thuốc sâu nhiều lần, tăng sức đề kháng cho lúa chống lại được một số loại sâu bệnh đặc biệt như khô vằn đạo ôn, bạc lá, rầy nâu…Nhờ có bộ sản phẩm dinh dưỡng chúng tôi – Vì Nông dân Việt đã giúp cho bà con cấy lúa nhàn hơn, lúa đạt năng suất cao hơn mọi năm và đặc biệt là tiết kiệm được một phần chi phí đầu tư sản xuất.

Nhất Thủy tổng hợp

Bạn đang xem bài viết Bón Phân Npk Silic Hùng Ngọc Cho Năng Suất Lúa Tăng trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!