Cập nhật thông tin chi tiết về Bón Phân Cho Lan Hồ Điệp Trồng Ở Nhà mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi trồng và chăm sóc Lan Hồ Điệp cần phải bổ sung phân bón. Phân phải được bón định kỳ và đều đặn, cứ 2 tuần 1 lần hoặc 2-3 lần/ tháng, tùy loại phân mà hàm lượng khác nhau. Bón phân theo cần tiêu chí: đúng loại – đúng liều lượng – đúng chu kỳ.
Bón phân cho Lan Hồ Điệp trồng ở nhà thế nào cho hợp lý ? Khi trồng và chăm sóc Lan Hồ Điệp cần phải bổ sung phân bón. Phân phải được bón định kỳ và đều đặn, cứ 2 tuần 1 lần hoặc 2-3 lần/ tháng, tùy loại phân mà hàm lượng khác nhau. Bón phân theo cần tiêu chí: đúng loại – đúng liều lượng – đúng chu kỳ.
( Cây Hồ Điệp 1 năm tuổi và cây trưởng thành 3.5 đã cho hoa )
Thông thường các bạn thường mua cây trên thị trường là cây đã cho hoa. Ưu điểm của loại cây này là cây lớn, đã cho ra hoa nên phát triển nhanh, rất mau cho hoa trong những lần tiếp theo. Còn nhược điểm là cây thích nghi kém với điều kiện nuôi trồng mới. Còn cây con 1 năm tuổi thì ngược lại. Mỗi cây cần bổ sung một loại phân bón khác nhau nên ta phải biết cây mình mới mua về là loại nào để bón phân cho đúng.
1) Dùng phân vô cơ
– Đối với cây tơ 1 năm tuổi : cây này khi mua về, cần bổ sung phân bón lá, với hàm lượng đạm cao, thường thì ta nên dùng loại có tỷ lệ 30-10-10 hoặc B1 ( B1 thực ra cũng là 1 loại phan bón lá, thành phần chính là Đạm -Lân-Kali được bổ sung vi lượng ), tuy nhiên theo mình thì giai đoạn này các bạn dùng phân bón lá 30-10-10 thì tốt hơn do giai đoạn này cây phát triển cần đạm nhiều. Trong khi đó hàm lường đạm – lân – kali trong B1 gần tương đương, đạm cao hơn không đáng kể.
( Các loại phân bón lá thông dụng )
– Bên cạnh việc dùng phân bón cho lá ta có thể bổ sung thêm phân bón cho rễ, trên thị trường có rất nhiều loại phân tan chậm cho hoa lan, chúng ta nên chọn loại được bọc sẵn trong túi lưới, tránh trường hợp khi ta bón, viên phân nhỏ lọt xuống các kẻ nhỏ, rớt xuống đáy chậu, ta tưới nước phân sẽ trôi hết. Như vậy việc bón phân sẽ không có ý nghĩa.
( Phân tan chậm cho hoa lan )
Chú ý khi dùng phân tan chậm : tránh bỏ quá sát gốc, cây sẽ bị nóng, thối gốc.
Cách bón phân cho hồ điệp sau khi trồng( trong 4-5 tháng đầu): Sau 15 ngày ra chậu trồng, bón Vitamin B1 cho cây hồ điệp con, nồng độ 50ml/100 lít, định kỳ phun 7 ngày/lần. Sau 1 tháng trồng ta bón phân NPK (30 10 10) pha loãng 30-40 mg/1 lít nước, phun đều trên lá và thân. Tần suất tưới phân: cách 7-10 ngày/lần.
Phân vô cơ
Cách bón phân cho hồ điệp từ tháng thứ 6-10 tháng: Sau khoảng 5-6 tháng trồng, ta thay chậu lần I. Lúc này, chiều dài giữa 2 đầu mút lá hồ điệp khoảng một gang tay. Để chăm sóc cho cây trong giai đoạn này: Bón phân NPK 30-10-10 nồng độ 40mg/1lít nước. 1 tuần phun 1 lần. Sau 3 lần phun NPK 30-10-10, tưới 1 lần phân NPK 20-20-20 cho cây, giúp cây cứng cáp.
Phun xen giữa loại NPK
Ngoài ra, ta có thể tưới thêm cho cây 1 số loại phân hữu cơ nưa như: Komix, phân cá. Nhằm tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho cây lan, tạo điều kiện phát triển mạnh hệ thống rễ hồ điệp.
Phân hữu cơ
Cách bón phân cho hồ điệp để hồ điệp chuẩn bị ra hoa: Sau 1 năm, ta thay chậu lần cho lan hồ điệp thứ II cho hồ điệp. Lúc này, chiều dài lá khoảng 12-14cm, đến khi cây có từ 4 lá thì bắt đầu quá trình phân hoá mầm hoa. Cách bón phân trong giai đoạn này: Sử dụng phân bón NPK 20-20-20+TE với tỷ lệ 40mg/1lít, phun và tưới định kỳ 5 – 7 ngày 1 lần. Cách bón phân cho lan hồ điệp ra hoa: tưới loại phân có nồng độ P, K cao (như NPK 10-60-10) để giúp cây tạo phát hoa. Pha với tỷ lệ 40mg/1lít, phun định kỳ 5 – 7 ngày 1 lần. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/10 lít nước, 5 – 7 ngày phun 1 lần.
Lan hồ điệp chuẩn bị ra hoa
Khi thấy hồ điệp nhú hoa, ta tưới phân NPK 6-30-30 pha loãng với nồng độ 2g/lít nước,phun định kỳ 7-10 ngày/lần (nhầm giúp hoa to có kích thước to hơn, hoa bền và sắc hoa đẹp hơn).
Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin để cây ra hoa to, đẹp
Khi cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoa và dưỡng cây trở lại bằng cách dùng phân NPK 30-10-10.
Bón Phân Cho Lan Hồ Điệp Trồng Ở Nhà Như Thế Nào?
Lan Hồ điệp cần được bón phân trong suốt năm. Phân phải được bón định kỳ và đều đặn, cứ 2 tuần 1 lần hoặc 2-3 lần/ tháng. Hàm lượng được dùng cho mỗi lần là 1 muỗng cà-phê cho 4 lít nước hoặc bạn pha thật loãng ra ¼ hay ít hơn dùng để tưới hằng ngày. Việc bón phân theo tiêu chí: đúng loại – đúng liều lượng – đúng chu kỳ.
Một số nhà trồng lan lại khuyên nên bón phân với chu kỳ ngắn hơn (1 tuần/1 lần) và hàm lượng giảm đi một nửa. Theo chúng tôi, tưới loãng trong nhiều lần sự hấp thụ của rễ sẽ tốt hơn và nhiều hơn vì bản thân cây Hồ điệp không dự trữ được chất dinh dưỡng và hao phí do nước phân chảy đi.
Ngoài việc dùng phân vô cơ, ta có thể sử dụng thêm các loại phân hữu cơ hỗn hợp với nồng độ loãng có pha thêm thuốc ngừa nấm, tưới xen kẽ với loại phân vô cơ.
**Trên thị trường có rất nhiều loại phân vô cơ được bày bán từ những nhãn hiệu trong và ngoài nước với mức giá đa dạng. Một loại phân bón nổi tiếng và được sử dụng là nhãn hiệu Grow more với đầy đủ các loại phân bón cho những giai đoạn phát triển khác nhau dành cho Lan và Lan Hồ Điệp.
– Loại phân bón (màu vàng trên hình) 20-20-20 phù hợp cho tất cả giai đoạn, cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây.
– Loại phân màu xanh dương 6-30-30 dành cho Lan chuẩn bị ra hoa và đang ra hoa.
– Loại phân màu xanh 30-10-10 dành cho cây Lan con cần nhu cầu Nitơ cao để sinh trưởng và phát triển.
– Cuối cùng là loại phân không chứa Urê 20-10-20 là loại phần dành cho những cây Lan trồng trên giá thể thiếu nguồn đạm, với công thức không ure, chứa hàm lượng nitơ cao dạng cây dễ hấp thu sẽ giúp cây phát triển nhanh và tốt so với những loại phân đạm khác.
ĐT : 0283 8208 468
Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lan Hồ Điệp Hiệu Quả Nhất
Để có được giò lan Hồ Điệp đúng chuẩn, có giá trị cao, ngoài việc chọn được giống tốt và giá thể phù hợp thì kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là bón phân cực kỳ quan trọng. Bón phân cho lan Hồ Điệp được thực hiện đều đặn trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nếu bạn bón sai cách, sai thời điểm hay nghiêm trọng hơn sai loại phân bón, sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của lan Hồ Điệp.
1/ Nhu cầu dinh dưỡng của lan Hồ Điệp trong từng giai đoạn sinh trưởng – phát triển
Lan Hồ Điệp cũng giống như các loại lan khác, cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa – trung – vi lượng nhưng không quá liều và đột ngột. Cụ thể
– Giai đoạn cây con: Đây là khoảng thời gian lan cần nhiều đạm (N) để phát triển thân, cành, kie và rễ.
– Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Nếu giai đoạn này bị xáo trộn dinh dưỡng thì lan Hồ Điệp sẽ khó hoặc không ra hoa. Thời gian này lan Hồ Điệp cần cung cấp nhiều lân (P) hoặc đồng đều các dinh dưỡng đạm – lân – kali, để tích trữ dinh dưỡng cho quá trình ra hoa tiếp theo.
– Giai đoạn ra hoa: Đây là thời gian đáng mong chờ nhất của nhà vườn trồng lan Hồ Điệp. Để có những cành “hoa đều đặn” hoặc “cực kỳ đều đặn”, cần cung cấp nhiều kali (K) cho lan trong giai đoạn này.
– Giai đoạn hoa tàn: Sau thời gian cho hoa đẹp say lòng người, nhà vườn cần dưỡng cây lại bằng cách cung cấp dinh dưỡng nhiều đạm (N), để cây đủ sức khỏe cho một quá trình tiếp theo.
2/ Hướng dẫn cụ thể kỹ thuật bón phân hiệu quả cho lan Hồ Điệp
Để đảm bảo lan Hồ Điệp tiếp nhận được vừa đúng lượng dinh dưỡng cung cấp, bạn nên thực hiện theo từng bước như sau
2/1 Chọn đúng loại phân bón
Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng – phát triển, lan Hồ Điệp cần đầy đủ các chất dinh dưỡng đa – trung – vi lượng cho suốt quá trình.
Đồng thời, lan là loại cây “khá nhạy cảm” khi tiếp nhận dinh dưỡng, nếu bạn chọn sai loại phân bón có thể làm cháy rễ, thối đọt và nguy hại hơn gây chết cả cây.
Ngoài ra, lan Hồ Điệp thường được trồng trong môi trường thoát nước rất nhanh, thiếu dinh dưỡng và đôi khi thiếu hụt các trung – vi lượng cần thiết cho quá trình phát triển rễ, kie và chồi.
Do đó, bạn nên chọn các loại phân bón mà trên bao bì liệt kê cụ thể tỷ lệ đạm – lân – kali và các trung – vi lượng cần thiết khác.
Trên thị trường hiện nay, đã có rất nhiều dòng phân bón riêng biệt, đáp ứng đúng, vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn dành cho lan Hồ Điệp. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại phân bón như: Grow More, Vitamin B1, Rynan, phân bón chậm tan… Với đặc tính cung cấp dinh dưỡng một cách đều đặn cho lan Hồ Điệp, nhiều nhà vườn đã lựa chọn phân bón chậm tan, trong đó loại phân được tin tưởng sử dụng nhiều nhất là phân trùn quế Sfarm viên nén.
2/2 Lượng phân bón cho lan
Việc nên làm trước khi bón phân cho lan Hồ Điệp là bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì của phân bón. Bạn chỉ mất vài phút cho việc này nhưng lại cực kỳ quan trọng. Sử dụng muỗng hoặc dụng cụ có mức đo lường cụ thể để tránh tình trạng tối kỵ của lan – vượt liều lượng phân bón cần thiết.
Để lan Hồ Điệp tiếp nhận dinh dưỡng một cách an toàn, hiệu quả nhất, bạn nên pha loãng phân bón đến một nữa nồng độ hoặc ít hơn. Vì bón phân với nồng độ yếu thường xuyên sẽ tốt hơn khi bón với nồng độ mạnh nhưng không thường xuyên.
Bên cạnh đó, lan Hồ Điệp con bạn chỉ nên bón với liều lượng bằng một nữa liều lượng được khuyến cáo trên bao bì dành cho lan trưởng thành.
2/3 Tưới nước trước khi bón phân
Theo các chuyên gia trồng lan, làm ướt môi trường trồng trước khi bón phân làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của rễ. Vì vậy, bạn nên tưới ướt giá thể trồng trước khi bón phân cho lan Hồ Điệp. Đồng thời, việc tưới nước còn hạn chế tối đa tình trạng “xót” rễ làm chết cây nếu bạn “lỡ” bón quá liều lượng.
2/4 Tần suất bón phân
Trong suốt quá trình sinh trưởng – phát triển của lan Hồ Điệp, dinh dưỡng cần được cung cấp với nồng độ nhẹ nhưng thường xuyên, liên tục. Vì thế, bón phân 2 tuần/ 1 lần cho lan trong giai đoạn cây con và chuẩn bị ra hoa giúp Hồ Điệp có đủ dinh dưỡng cho quá trình ra hoa tiếp theo. Giai đoạn ra hoa của lan Hồ Điệp không cần quá nhiều dinh dưỡng, 3 – 4 tuần/ 1 lần bón phân là vừa đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Xem xét tốc độ tăng trưởng, nhiệt độ môi trường và thời gian trong năm của vườn để điều chỉnh hợp lý tần xuất bón phân cho lan Hồ Điệp. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên thăm vườn để kiểm tra tình trạng sức khỏe của lan Hồ Điệp, nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho lan.
Phân trùn quế Sfarm viên nén với những đặc điểm vượt trội là lựa chọn lý tưởng cho lan Hồ Điệp
– Cung cấp đầy đủ 13 nguyên tố dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thụ, giúp lan Hồ Điệp thuận lợi trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.
– Chất dinh dưỡng trong phân giúp hoa bền màu, chuẩn form hoa.
– Chứa acid humic, acid fulvic và IAA,.. kích rễ phát triển, nảy chồi xanh um và khỏe mạnh.
– Tăng sức đề kháng cho lan Hồ Điệp với hệ vi sinh vật có lợi trước các tác nhân gây bệnh hại nguy hiểm.
– Dạng viên nén chậm tan, cung cấp dinh dưỡng đều đặn và hợp lý với thời gian tan từ 30 – 45 ngày.
– Cực kỳ lành tính có thể bón ở bất kì vị trí nào trên giò lan không lo cháy rễ, thối ngọn làm chết cây.
Vua Lan Hồ Điệp Ở Lâm Ðồng
DANH MỤC
Khách tham quan vườn lan hồ điệp đặc sắc của vợ chồng ông bà Trần Văn Minh – Hà Thị Huệ. Ảnh: H.Đ.H
Nghe người bạn giới thiệu đầy tự tin như vậy, mới đây tôi quyết tâm đi tìm gặp “Vua lan hồ điệp” ở Thôn 1, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Quả thật, danh bất hư truyền, vào vườn hoa rộng 5.000 m 2 của gia đình ông Trần Văn Minh, tôi không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp kiêu sa của hoa lan hồ điệp, với muôn màu sắc rực rỡ như đỏ sậm, tím, vàng, trắng tinh khiết, lam xanh biêng biếc, trắng – đỏ, xen vàng- tím…
Trong sự choáng ngợp vì muôn màu và mùi hương thoang thoảng toát ra từ những cành hoa lan dịu dàng khoe sắc và bên chén trà nghi ngút hương thơm, câu chuyện “duyên nợ” với hoa lan hồ điệp và tình yêu với Đà Lạt – Lâm Đồng của chủ nhân vườn hoa càng khiến tâm hồn tôi lâng lâng trước cảnh đất trời vào xuân của vùng đất đang không ngừng khởi sắc với biết bao dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có sản xuất hoa lan hồ điệp. Ông Minh kể, lúc còn sống ở quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, hai vợ chồng cũng đã lấy nghề trồng hoa lan hồ điệp nhằm thỏa mãn thú chơi hoa và cũng là nguồn thu nhập chính để nuôi sống gia đình. Nhưng khí hậu của TP Hồ Chí Minh không thích hợp với hoa lan hồ điệp vốn rất khó tính, nên xác suất thành công rất thấp. Không chấp nhận bỏ rơi tình yêu với “nữ hoàng” của các loài hoa, ông Minh đã động viên vợ và các con tìm lên Lâm Đồng lập nghiệp. Buổi đầu nghe nhiều người giới thiệu, vùng đất Tu Tra, huyện Đơn Dương thu hút nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất rau, hoa công nghệ cao mang lại hiệu quả cao, gia đình ông Minh đã lên đây thuê đất tổ chức sản xuất hoa lan hồ điệp. Nhưng rồi, sau hơn hai năm miệt mài, chăm chỉ gieo trồng, chăm sóc, ông nhận thấy, khí hậu, thổ nhưỡng ở xã Tu Tra chưa phải là vùng đất thật sự phù hợp với lan hồ điệp. Thế rồi, một lần nữa, ông lại động viên vợ con vào Đạ Sar bỏ vốn gần 2,3 tỷ đồng mua 1 ha đất để theo đuổi nghề trồng hoa lan hồ điệp. Với 1 ha đã mua, ông cải tạo 5.000 m 2 (5 sào), vừa san ủi độ cao phía trước, vừa đổ bê tông nâng độ cao phía sau, tạo mặt bằng để xây dựng nhà lồng trồng hoa lan hồ điệp theo hướng công nghệ cao.
Sự hỗ trợ của hệ thống tự động đã giúp cho vợ chồng ông bà Trần Văn Minh – Hà Thị Huệ chỉ đạo công nhân chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật đối với hoa lan hồ điệp vốn được xem là khắt khe trong quy trình kỹ thuật chăm sóc. Nhờ vậy, vườn lan hồ điệp của gia đình ông Minh luôn đạt chất lượng rất cao, hiếm có cơ sở nào đạt được.
Theo ông Minh, trong những năm qua, tỷ lệ lan hồ điệp đạt bảng A (chất lượng loại I) trong 5.000 m 2 vườn lan của ông thường chiếm trên dưới 80%. Để đạt được bảng A, mỗi cành lan hồ điệp phải có từ 7-8 tay hoa đã nở, cùng 6-7 nụ hoa sẽ nở hết trong thời gian chưng hoa kéo dài trên 4 tháng. Theo đó, trong tổng số 120.000 cành hoa lan hồ điệp sắp xuất ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, vườn hoa lan hồ điệp của gia đình ông sẽ có trên 96.000 cành đạt bảng A. Và, với giá 160.000 đồng/cành như hiện nay, vườn hoa lan hồ điệp sẽ cho vợ chồng ông Minh doanh thu trên 25 tỷ đồng. Đó là chưa kể doanh thu có được vài tỷ đồng từ tận thu 20% cành hoa lan hồ điệp không đạt bảng A, bán với giá thấp hơn.
Cũng theo vợ chồng ông Minh, bà Huệ, trước đây các thị trường lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… vốn có “gu” chơi hoa địa lan, nay chuyển mạnh sang “chơi” hoa lan hồ điệp, bởi giá “mềm” hơn, thời gian sử dụng lâu hơn, vận chuyển dễ hơn, nên chi phí vận chuyển thấp hơn.
“Hiện thị trường trong nước tiêu thụ hoa lan hồ điệp rất lớn, vườn lan của gia đình ông không đủ cung cấp cho các khách hàng lớn trong nước, chưa kể rồi đây hoa lan hồ điệp của Lâm Đồng sẽ có mặt tại một số thị trường các nước trong khu vực, trên thế giới. Đến lúc đó “một chân trời mới” sẽ mở ra với nghề trồng hoa lan hồ điệp của Lâm Đồng và theo đó, sẽ có nhiều tỷ phú hoa lan hồ điệp, góp phần tạo nên một Lâm Đồng giàu mạnh, có hình ảnh đẹp trong tâm thức của những người chơi hoa sành điệu trong nước và trên thế giới!” – “Vua hoa lan hồ điệp” Trần Văn Minh tự tin khẳng định.
Bạn đang xem bài viết Bón Phân Cho Lan Hồ Điệp Trồng Ở Nhà trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!