Xem Nhiều 5/2023 #️ Bón Phân Cho Hoa Hồng Vào Mùa Mưa Như Thế Nào? # Top 14 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Bón Phân Cho Hoa Hồng Vào Mùa Mưa Như Thế Nào? # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bón Phân Cho Hoa Hồng Vào Mùa Mưa Như Thế Nào? mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bón phân cho Hoa hồng vào mùa mưa như thế nào?

Sài Gòn vào những ngày cuối hè và đầu thu thời tiết nắng mưa thất thường nhưng đa phần là mưa nhiều hơn nắng. Điều kiện thời tiết thất thường cũng chính là nguyên nhân khiến hồng bị mắc rất nhiều sâu bệnh hại. Tuy vậy thì những cơn mưa không phải là không có ích đối với cây trồng nói chung và cây hoa hồng nói riêng. Vậy mưa mang đến những điều kiện thuận lợi gì đối với hoa hồng và bón phân cho hoa hồng vào mùa mưa như thế nào? 

Lợi ích của mưa đối với hoa hồng

Có lợi: Thời gian mưa cũng chính là lúc cây trồng có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Nếu như cây

được chăm sóc kĩ lưỡng thì khi những cơn mưa đến sẽ giúp cây phát triển khỏe hơn, đâm tược nhiều hơn.  

Có hại: Khi bước vào mùa mưa cũng là lúc những sâu bệnh có hại hoành hành vì mưa là một điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của chúng. Sức đề kháng của cây suy giảm, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện phát triển cho nhiều mầm bệnh. Nếu không chuẩn bị kĩ lưỡng khi bị mắc bệnh nhiều thì cây hoa hồng dễ bị suy rất nhanh. 

Vậy làm thế nào để cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển tốt khi mùa mưa đến.

Bón phân cho hoa hồng vào mùa mưa như thế nào để cây phát triển tốt?

Vào thời gian mưa ta nên điều chỉnh lượng phân bón xuống thấp hơn một nửa hoặc một phần ba lượng bón phân bình thường. Nên bổ sung các loại dinh dưỡng khoáng để tăng hàm lượng dinh dưỡng trong phân, cây thường hấp thụ phân bón khoáng nhanh hơn so với hấp thụ các loại phân bón hữu cơ vi sinh khác. Trong trường hợp mưa quá to thì nên tạm dừng việc bón phân đợi đến lúc mưa dừng hẳn ta mới bón. 

Khi mùa mưa đã kết thúc thì chúng ta nên bón phân hữu cơ để cung cấp lại dinh dưỡng cho cây trồng. Phân trùn quế là một sự lựa chọn rất thích hợp vào lúc này. Phân trùn quế cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu cơ thiết yếu, sạch an toàn cho cây trồng phát triển, hỗ trợ miễn dịch tự nhiên cho cây trước vi khuẩn, vi rút, nấm gây hại. 

Happy Trees có Phân và Đất Rose Care chuyên dụng dành cho hoa hồng cung cấp các dưỡng chất giúp cây hoa hồng sinh trưởng tốt, ra hoa form chuẩn, gia tăng khả năng mẫn cảm của cây với các loại bệnh. Đặc biệt Phân Rose Care rất an toàn cho người sử dụng.

Được nhân viên chia sẻ tận tình mọi thắc mắc về cách chăm sóc hoa hồng

Với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp chăm sóc hoa hồng tại nhà chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.

HAPPY TREES 

Store: 215 Lê Trọng Tấn, P.Sơn kỳ, Tân Phú, HCM Call / Zalo: 0981.47.23.23 (Ms.Quyên) Call / Zalo: 0901.36.56.79 (Ms.Yến)

Garden: Đức Trọng, Lâm Đồng Call / Zalo: 0906.701.001 (Ms.Trân)

Giải đáp kỹ thuật: 0909.844.004 (Mr. Khang) Website: www.happytrees.vn

Mùa Mưa Ảnh Hưởng Đến Vườn Hoa Hồng Nhà Bạn Như Thế Nào?

Vào mùa mưa, thời tiết có độ ẩm cao là điều kiện thích hợp để cho cây phát triển cũng như là bệnh nấm trên cây hoa hồng phát triển mạnh nhất.

Các bệnh thường gặp trên hoa hồng vào mùa mưa

Với các bệnh thường gặp như: bệnh gỉ sắt, bệnh nấm trắng, bệnh đốm đen, bệnh thán thư, bệnh đốm lá… do rất nhiều nguyên nhân. Để cây sống tốt trong giai đoạn này bạn cần có phương án phòng bệnh cho cây hoa hồng.

Mưa có lợi cho cây hoa hồng khi:

Mưa có lợi cho cây hoa hồng khi được phun thuốc phòng trừ nấm bệnh trước đó 1 ngày và có hệ thống thoát nước tốt. Thì những đợt mưa này là “phân bón tốt nhất” cho cây hoa hồng.

Nếu trước đó, cây hồng vừa được cắt tỉa thì sau mưa, bạn thấy chúng ra tược non rất nhiều, tược đỏ thắm mập mạp. Còn đối với những cây hồng trưởng thì cành lá trở nên xanh bóng, thân vươn cao hơn.

Mưa có hại cho cây hoa hồng khi:

Cái hại đầu tiên mang đến cho vườn hồng khi gặp trời mưa đó là làm úa bông hoặc thối nhũn các bông hoa hồng.

Vườn hồng c hưa được dọn dẹp vệ sinh loại bỏ hết lá bệnh, trước mưa vườn hồng chưa được phun phòng ngừa nấm bệnh, hệ thống thoát nước của vườn không tốt (nếu trồng hoa hồng dưới đất nước đọng nhiều dưới gốc, hoặc nước đọng bên dưới đáy chậu hồng) làm ảnh hưởng nhiều đến bộ rễ cây hồng.

Một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho cây hoa hồng vào mùa mưa:

Bệnh sương mai trên cây hoa hồng bắt đầu ở đầu 1/3 (gần phần ngọn cây) của cây và di chuyển xuống. Đôi lúc thân cây hồng có thể có những đốm màu tím. Còn trên lá, các đốm trên lá có màu tím đỏ tạo thành những mảng góc cạnh chạy dọc theo các gân lá. Bệnh sương mai:

Bệnh Đen thân-thối gốc: Thân cây hồng bị thối đen, chổ thối tiết ra chất nhựa hoặc có màu tím nâu.

Sâu xanh: Trứng sâu xanh hình bán cầu, khi mới đẻ có màu vàng nhạt, gần nở có màu xám tro hay xanh nhạt.

Bệnh đốm lá rất dễ xuất hiện vào mùa mưa

Cách phòng trừ chung:

Nếu cây hồng có nhiều thân thì nên cắt bỏ phần bị thối, nhưng nếu bị thối ngay gốc thì không thể nào cắt bỏ gốc, nên chỉ còn cách phun thuốc đặc trị bệnh thối thân.

Làm vệ sinh xung quanh vườn, tránh đọng nước lại trên lá, nên tưới vào buổi sáng nắng.

Đốt hủy lá bệnh, lá già gần mặt đất.

Cắt hủy cành lá bị bệnh, bón Kali tăng sức chống chịu cho cây.

Bón Phân Cho Hoa Hồng Như Thế Nào Là Đúng Và Đủ? Đgt

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Liệu câu tục ngữ này còn đúng tại thời điểm hiện nay? Để cây tươi tốt ta cần phải phối hợp nhiều thứ. Cũng như bón phân, không phải cứ bón là cây sẽ tốt, sẽ xanh, mà điều mọi người cần quan tâm đó là làm sao bón phân đạt hiệu quả cao nhất.

Đặc biệt khi nhắc tới cây hoa hồng, nhiều câu hỏi được đặt ra như “Bón phân cho hoa hồng như thế nào đúng cách”, “Thời gian nào bón phân cho hoa hồng là thích hợp”, “Và sau khi cắt tỉa bón phân chăm sóc như thế nào cho hợp lý”,… Với những tiêu chí đó, Đặng Gia Trang xin gửi gắm đến các cô chú, anh chị qua bài viết này.

Trước tiên bạn cần hiểu chính xác bón phân cho hoa hồng để làm gì và có tác dụng ra sao, vai trò như thế nào.

Vậy bón phân cho hoa hồng là làm gì & có tác dụng gì?

Bón phân ngoài việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây hoa hồng còn phải đảm bảo sự phát triển cân đối, ổn định của cây hồng.

Nhưng nếu chỉ hiểu đơn giản như vậy thì chưa đầy đủ vai trò và tác dụng của việc bón phân. Vậy đúng và đủ là như thế nào?

Cung cấp dinh dưỡng và phân giải các chất dinh dưỡng khó tan thành dạng dễ tiêu cho cây hoa hồng: đây là vai trò đầu tiên của việc bón phân, cần đảm bảo đầy đủ các nguyên tố đa trung, vi lượng để cây khỏe, cành hoa hồng cứng, không bị giòn, màu sắc hoa đẹp và bền hơn.

Cải tạo đất, phục hồi chức năng của đất, tăng độ phì của đất trồng: cây sau khi hút dinh dưỡng của đất thường gây bạc màu, giảm độ phì và các đặc tính của đất hoặc giá thể trồng hoa hồng. Cần trả lại đặc tính sinh – lý – hóa của đất, phục hồi hệ đệm sinh học cho đất & giá thể trồng hoa hồng.

Tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận: phân phải chứa các vi sinh vật có lợi cho đất, các Acid Humic và Fulvic, kích thích thích sự phát triển của hệ rễ để cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giảm thất thoát phân bón. Ngoài ra, Acid Humic và Fulvic còn tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng.

An toàn, thân thiện môi trường và người sử dụng: hiện nay các sản phẩm phân bón luôn đề cao vấn đề này, do đó bạn cần ưu tiên chọn những dòng sản phẩm hữu cơ – organic. Khi lỡ tay bón nhiều cũng không gây ra tình trạng sốc phân, cháy cây.

Bón phân gì để đảm bảo tất cả các yếu tố trên cho cây hoa hồng!

Cách bón phân cho hoa hồng đúng & đủ! 1/ Vườn hoa hồng cắt cành

Bón lót, bón thúc sau mỗi đợt thu hoạch. Sử dụng các thuốc trừ kiến, mối và sùng vào hố trước khi trồng.

Bón lót trước khi trồng mới 7 – 10 ngày, nếu cần trồng nhanh, phải bón trước trồng tối thiểu 3 ngày. Lượng phân lót cho 1ha: 30 tấn phân chuồng (phân trùn quế 15 – 20 tấn) + 30 tấn tro trấu + 300 – 400 kg phân super lân, 300 – 400kg phân KCl. Nếu đất chua bạn có thể bón thêm 300 – 400kg vôi bột, tùy độ chua của đất mà bạn điều chỉnh lượng vôi cho thích hợp. Trộn đều lượng phân trên trong hố trước khi trồng cây con.

Bón thúc: định kỳ 15 – 20 ngày/lần 400 – 600kg NPK kết hợp làm cỏ, vun xới. Sau mỗi lứa hoa cần tỉa cành và bón bổ sung 5 – 10 tấn phân trùn quế. Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 40 – 50 tấn phân trùn quế.

2/ Hồng trong chậu

Đối với hồng trồng trong chậu nên bón tùy vào lượng đất, kích thước cây có trong chậu. Tạo rãnh khoảng 3 – 5 cm xung quanh thành chậu để rải phân, lấp đất, tưới nước. Cây con dễ bị nhiễm bệnh nếu bị đứt rễ, vì thế nên tránh làm đứt rễ cây.

Sau khi trồng từ 3 – 5 ngày phun phân bón lá trộn với phân trùn quế, hòa nước tưới vào gốc để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ.

Khi cây bắt đầu ra rễ (sau khoảng 10 -15 ngày trồng), ta hòa loãng phân NPK tỷ lệ 20-20-15 để tưới cho cây. Liều lượng: từ 50 -100gr/10 -15 lít nước, khoảng 20 – 30 ngày bổ sung 1 lần. Khi cây hồng lớn thì tăng lượng phân bón nhưng dãn cách ngày tưới xa hơn.

Đồng thời cũng bổ sung thêm phân trùn quế trong những đợt bón để bổ sung hữu cơ, giữ ẩm cho đất. Phân trùn quế cũng giúp cây hấp thụ lượng NPK tốt hơn do có axit humic và những vi sinh vật đất có ích, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, vừa phục hồi và cải tạo đất và giá thể trồng hoa. Ngoài ra khi bón phân trùn quế nhiều cũng không làm nóng, cháy cây và vô cùng thân thiện với môi trường, với người sử dụng. Hiện nay phân trùn quế SFARM Pb01, được nhiều người trồng hồng ưa dùng, do sản phẩm uy tín, rất tốt và tiết kiệm, thay vì bón liều lượng như trên chỉ cần bón từ 200 – 800gr phân trùn quế SFARM Pb01/ gốc, tùy gốc lớn nhỏ mà điều chỉnh lượng phân cho thích hợp, thậm chí không cần bón thêm NPK.

Bón phân khi hồng đã cho hoa ổn định: bón bổ sung phân hữu cơ từ 200 – 500 gr/gốc và phân NPK 40 – 50gr/gốc, hoặc thay hỗn hợp phân trên bằng phân trùn quế SFARM Pb01 300 – 800gr/gốc, cứ 7 – 10 ngày bón/lần và vào các thời điểm: hoa tàn hết, khi cắt tỉa cành, đầu mùa mưa và giữa mùa mưa, trước khi hoa hồng nở. Nên giữ ẩm vào mùa khô và làm thoáng gốc vào mùa mưa để rễ phát triển tốt, bón phân theo hốc gần vùng rễ non phát triển, bón vào hốc hoặc rãnh sâu từ 5 -7cm, sau đó lấp đất lại. Bạn cũng có thể hòa phân trùn quế với nước rồi tưới lên gốc, giúp rễ cây hấp thụ nhanh đến từng ngõ ngách.

Sau 3-5 tháng trồng hồng, khi thấy đa phần các lá hồng có màu vàng nhạt, các lá hồng giống như héo úa và rụng dần. Đồng thời cây rất ít đâm tược non, hoặc tược non có mọc thì ốm yếu. Lúc này cần thay 1/3 đến 1/2 lượng đất cũ trong chậu và bổ sung thêm phân hữu cơ – organic – phân trùn quế, mỗi lần từ 1 – 2 kg/chậu. Cần lấy đất quanh chậu và phía trên, tránh làm đứt rễ. Tưới nước ngay sau khi thay đất.

Như chúng ta đã biết cây hoa hồng cần những dinh dưỡng gì và bón phân có vai trò như thế nào, vậy nên bón phân cho hoa hồng kết hợp với phân trùn quế là lựa chọn thích hợp nhất. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp được phần nào cho anh chị yêu thích cây hồng mà chưa rành cách bón phân thì đã biết bón thế nào cho đúng, bón thế nào mới hiệu quả.

Bón Phân Dap Cho Cây Hoa Mai Như Thế Nào ?

Cách bón phân DAP cho cây mai như thế nào cho hợp lý? Những điều cần lưu ý khi bón phân DAP cho mai để cây không bị dư lân, cho cây mai phát triển xanh tốt. Chúng tôi xin chia sẽ đến các bạn cách bón phân DAP cho cây mai vàng trong bài viết sau.

Phân bón DAP (diamophos) là loại phân vô cơ hỗn hợp được sản xuất trong quá trình trộn lẫn 2 loại phân đơn với thành phần chủ yếu là đạm (Nitơ) và lân (P2O5).

Đạm và lân là 2 thành phần dinh dưỡng thiết yếu đối với quá trình sinh trưởng của cây trồng nên giúp cây trồng tăng trưởng và phát triển nhanh. Ngoài ra, phân bón DAP còn được bổ sung một số khoáng chất làm chậm quá trình tan trong nước nên cây trồng có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng có trong phân, tránh bị rửa trôi gây tổn thất.

Nếu dùng DAP thì không cần Phân dơi và ngược lại..vì 2 loại này có rất nhiều lân..vậy cộng chung làm gì ? nếu dùng vi sinh phân hủy lân và kali có sẵn trong phân dơi (nhưng phải là phân mới) để làm mồi lên men cho DAP thì đó là 1 ý rất hay.

Dap hoặc phân dơi chỉ nên cho vào tháng 3 và 4 sau đó ngưng hoàn toàn để chuyển sang dùng NPK bón thúc.

Vì thừa lân sẽ đưa đến thiếu kẽm mà kẽm là 1 trong những thành phần quan trọng làm cây kết nhiều nụ. Đến tháng 10 nếu cây nào có tiền sử hay rụng nụ thì thêm cho nó 1 lần phân dơi là đủ.

Tháng 5 ngày bắt đầu dài đến cực đại chịu đựng cái nắng nóng cây mai bị giảm đạm cây sẽ kết nụ.

DAP là loại phân có đạm và lân cao tăng đạm trong cái nắng kinh khủng sẽ chỉ làm cây quang hợp mạnh và phát triển mạnh, do đó cây mai xanh um lên. Cây mải mê quang hợp vì đủ phân đủ nắng, sẽ khó mà kết nụ vì cây đang ưu tiên cho phát triển sinh khối.

Không bón DAP và nếu tăng nắng và cắt đứt đạm phun thêm 10-50-10 NUTRILUX hoặc 6.30.30 khống chế không cho cây ra tược cây sẽ kết nụ.

Không bón DAP trong tháng 10, vì Dap không có kali.. mà lại có nhiều N điều đó sẽ làm cây ra nhiều tược mới kéo theo nụ nở thành hoa. Ngược lại nếu tháng 10 bón phân dơi có lợi hơn vì N trong phân dơi không còn và trong qua trình bảo quản lưu kho phân phối N trong phân dơi đã bốc hơi đi hết.

Kali trong phân dơi rất cao lại tốt, từ tháng 10 cây cần nhiều kali để phẩm chất bông tốt hơn khi nở hoa..

Dư lân rất hiếm khi xảy ra với thực vật, kể cả khi trồng trên đống phân lân, do lân không phải như đạm, cây không lấy được ồ ạt đến mức dư, kể cả lân dễ tiêu. Các bạn cần lưu ý không được bón chung lân với vôi. Lân có công thức là P2O5 ở dạng không tiêu và dạng muối có tính acid của H2PO4 trong phân tử, nên việc bón lân kết hợp với tính kiềm của vôi đã làm mất đi lượng lân mà cây có thể hấp thu.

Bón phân đúng lúc đúng loại là một chuyện, kết hợp với loại khác lại là thêm một lĩnh vực, thuốc BVTV cũng vậy.

Lưu ý khi sử dụng phân DAP bón cây mai:

Phân DAP không được trộn chung với các loại phân có thành phần chứa sunphat amôn, urê, phốtphat, clorua amôn, nitrat amôn, sunphat kali, vôi và tro. Vì nếu trộn phân DAP với các loại phân này với nhau sẽ làm mất đạm do bay hơi NH3.

Nếu trộn phân DAP với phân có thành phần Tecmô phốtphat thì sau khi trộn phải sử dụng ngay.

Bài viết có tham khảo ở Web: chúng tôi

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033

Bạn đang xem bài viết Bón Phân Cho Hoa Hồng Vào Mùa Mưa Như Thế Nào? trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!