Xem Nhiều 5/2023 #️ Bón Phân Cho Cây Khoai Mì (Cây Sắn) (27/03/2007) # Top 5 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Bón Phân Cho Cây Khoai Mì (Cây Sắn) (27/03/2007) # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bón Phân Cho Cây Khoai Mì (Cây Sắn) (27/03/2007) mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tính đến ngày 29/01/2007 cả nước có 41 nhà máy chế biến tinh bột khoai mì, nhưng nguyên liệu chỉ đáp ứng được 50% công suất chế biến, gây lãng phí rất lớn. Vì vậy, khuyến khích mở rộng diện tích trồng và nâng cao năng suất khoai mì là việc làm cần thiết. I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG: Về dinh dưỡng khoáng: Khoai mì sẽ cho năng suất và hàm lượng tinh bột cao khi được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất. Để đạt 1tấn củ/ha cây lấy đi từ đất 4,1kg K; 2,3kg N và 0,5kg P. Trên vùng đất xám ở Đồng Nai và Tây Ninh bón phân NPK với liều lượng 60-60-90 cho năng suất củ từ 19,5-23,4 tấn/ha, liều lượng 120-120-180 đạt 26,4-28 tấn/ha (Hòang Văn Tám, 1997). Trên vùng đất phèn ở Tri Tôn (An Giang) bón phân với liều lượng 100-60-80 năng suất đạt 24,8 tấn củ/ha (Lê Quang Trí, 2002). Đạm cần cho sự tổng hợp protein, phát triển thân lá, tích lũy chất khô.Thiếu đạm cây kém phát triển, lá màu lục nhạt, hơi vàng ở ngọn. Muốn tăng năng suất khoai mì phải bón đạm với liều lượng từ 50-120kg N/ha. Lân là thành phần cấu tạo của tế bào sống, tham gia vào quá trình tạo thành tinh bột. Cây khoai mì có thể thu hút lân trong đất ở nồng độ rất thấp để tạo nên năng suất cao so với nhiều cây trồng khác, điều này có thể do sự cộng sinh của nấm mycorrhyze với hệ rễ của khoai mì. Ở đất rất nghèo lân, bón phân lân làm tăng năng suất, tăng hàm lượng tinh bột trong củ. Thiếu lân có triệu chứng gần giống như thiếu đạm. Liều lượng lân bón từ 40-150kg P2O5/ha. Kali là nguyên tố đa lượng quan trọng nhất đối với cây khoai mì vì có tác dụng vận chuyển các chất tổng hợp được từ thân lá về rễ củ. Thiếu kali cây sẽ bé đi, lá gìa vàng và rìa lá gần đầu lá có màu nâu. Lượng kali bón cho khoai mì từ 60-500kg K2O/ha. Lưu huỳnh cần thiết cho cây khoai mi để tạo ra các acid amin chứa lưu huỳnh. Sự thiếu lưu huỳnh dễ xảy ra khi bón nhiều kali. Canxi có vai trò quan trọng đối với khoai mì, đặc biệt khi trồng trên đất chua, phèn. Trong trường hợp này, canxi được cung cấp với vai trò vừa là chất dinh dưỡng, vừa trung hòa độ chua của đất, tạo ra pH đất thích hợp hơn cho sự sinh trưởng của cây. Manhê cần được cung cấp cho cây khi trồng trên đất chua, phèn. II. KỸ THUẬT BÓN PHÂN 1. Chuấn bị đất trồng: Chuẩn bị đất trồng khoai mì nhằm mục đích làm tơi xốp lớp đất mặt, gia tăng độ sâu đất, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt. Tùy theo điều kiện đất đai từng vùng, phương pháp làm đất có khác nhau: – Tại các vùng đất có tầng mặt dày, sa cấu nhẹ, hoặc nhiều chất hữu cơ, có thể không cần chuẩn bị đất, hoặc chỉ làm xốp đất ở nơi đặt hom. – Tại các vùng đất có tầng mặt nhiều sét, hoặc trũng cần cày lật, lên liếp và xẻ rãnh thoát nước. – Trên các vùng đất đồi núi, đất có độ dốc, để tránh sự xói mòn đất trong mùa mưa, cần trồng khoai mì theo đường đồng mức kết hợp với trồng các băng cây phân xanh che phủ đất. – Trên đất phèn vùng Tri Tôn (An Giang), có thể cày xới và lên liếp để làm dày thêm lớp đất mặt, chú ý không đưa tầng phèn màu vàng rơm ( chứa Jarosite) hoặc màu xám xanh (chứa Pyrite) lên tầng mặt. Do đất chua, có hàm lượng nhôm trao đổi cao nên cần rửa đất trước khi trồng. 2. Phân bón a. Phân hữu cơ: Phân hữu cơ cần thiết cho khoai mì vì vừa cung cấp hầu hết các dưỡng chất cây cần, vừa có tác dụng làm cho đất tơi xốp, vừa giữ độ ẩm cho đất. Liều lượng phân hữu cơ thích hợp từ 10-20 tấn/ha. Tại một số vùng, nông dân sử dụng phân hữu cơ dưới dạng trồng xen cây họ đậu, cây phân xanh với cây khoai mì. b. Phân vô cơ: Trong ba đại dưỡng tố cần thiết cho khoai mì thì kali là yếu tố cần thiết hàng đầu, sau đó đến đạm và cuối cùng là lân. Tỷ lệ N:P:K khuyến cáo sử dụng là 5:1:9. – Về dạng phân bón: Đối với phân đạm có thể dùng cả 2 dạng đạm amôn hoặc nitrate. Phân lân nên bón ở dạng dễ tiêu như phân superlân, không nên bón các dạng khó tiêu. Kali nên sử dụng phân clorua kali sẽ cho hiệu qủa tốt hơn. – Về liều lượng phân: Tùy theo độ phì nhiêu của đất, phân đạm nên bón với liều lượng từ 60-120kgN/ha, phân lân từ 40-60 kg P2O5/ha, phân kali từ 60-120kg K2O/ha. c. Phương pháp bón: – Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân trước khi trồng. – Bón thúc lần 1: sau khi trồng khỏang 45 ngày, bón 50% lượng phân đạm và kali, bón gần gốc kết hợp với làm cỏ, vun gốc cây. – Bón thúc lần 2: sau khi trồng khỏang 3 tháng, bón hết số phân đạm và kali còn lại kết hợp với vun cao để đất tơi xốp, củ phát triển thuận lợi, cây mọc vững chắc, chống đổ ngã. Để nâng cao hiệu qủa của phân, nên bón cách gốc cây khỏang 30-40cm, sâu 10-15cm là nơi bộ rễ ăn tập trung. Kỹ thuật bón phân Đầu Trâu cho khoai mì Để cho nông dân dễ lựa chọn loại phân bón cho khoai mì có hiệu quả đầu tư cao, Công ty Phân bón Bình Điền xin giới thiệu cách bón phân cho khoai mì như sau: + Bón lót (khi làm đất lần cuối hay bón vào hốc trước khi trồng): 15-20 tấn phân hữu cơ đã qua ủ + 500-1000 kg vôi bột + Bón thúc 1 khi cây mọc đều (khoảng 15-20 ngày sau trồng): 200-250 kg NPK 20-20-15 ĐầuTrâu hoặc 250-300kg NPK 16-16-8-13S Đầu Trâu. + Bón thúc 2 (khi củ bắt đầu phát triển): 300-350kg NPK 15-10-15 Đầu Trâu hoặc NPK 16-8-16-13S Đầu Trâu. + Bón thúc 3 (khi củ đang lớn nhanh): 200-300kg NPK 15-10-15 Đầu Trâu hoặc NPK 16-8-16-13S Đầu Trâu..

Phân Bón Cho Cây Khoai Mì (Sắn)

Đặc điểm nông học: Khoai mì (sắn) là cây lấy củ đang ngày càng quan trọng cho ngành công nghiệp thực phẩm và nhiên liệu sinh học. Nhu cầu khoai mì đang ngày càng tăng, lợi nhuận do khoai mì mang lại đang cao hơn so với lúa và nhiều cây trồng khác. Khoai mì chịu hạn tốt, không kén đất nên có thể trồng được ở cả các vùng trong cả nước. Các giống phổ biến ở nước ta hiện nay là: KM 60, KM 94, HL20, HL 23, HL 24.

Kỹ thuật trồng: Cần làm đất kỹ, cày sâu 30 cm, bừa 2 lượt, nhặt sách cỏ rác và tàn dư thực vật. Chọn hom giống từ các cây 8-10 tháng tuổi, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Mắt thân cây dày, đường kính từ 2-3 cm, hom có 6-7 mắt. Đặt hom nằm ngang hoặc xiên, sau đó lấp đất. Sau trồng 10-15 ngày, cần dặm những hom chết. Mật độ trồng thích hợp: 11.000-12.000 cây/ha (khoàng cách: 0,7m x 1 đến 1,1m).

Bón phân cho khoai mì: Khoai mì cần cả các dưỡng chất đa lượng và trung vi lượng. Đạm là thành phần của protein, đạm có tác dụng thúc đẩy sự phát triển thân lá và tích lũy chất khô. Thiếu đạm, khoai mì kém phát triển, lá già chuyển vàng, năng suất thấp. Khoai mì có nhu cầu cao về đạm, nên cần bón lượng đạm khá cao. Với các giống cao sản lượng đạm phải sử dụng cao hơn so với các giống địa phương. Lân là thành phần cấu tạo các chất cao phân tử, tham gia vào qúa trình tạo thành tinh bột, là yếu tố tăng năng suất. Lân kích hoạt sự phát triển của bộ rễ, các đỉnh sinh trưởng và tham gia trong quá trình tạo củ. Khoai mì có thể hút lân trong đất ở nồng độ rất thấp nên nhu cầu lân không cao bằng đạm và kali. Để tăng khả năng sử dụng lân có sẵn trong đất, cần tăng cường bón phân vi sinh. Nếu Thiếu lân cây còi cọc, ít củ, hàm lượng tinh bột thấp. Kali là nguyên tố đa lượng quan trọng nhất đối với khoai mì, có tác dụng vận chuyển các chất tổng hợp được từ thân lá về rễ củ. Thiếu kali cây lá gìa vàng từ mép lá sau lan rộng ra cả lá, chóp lá khô dần, củ ngắn, nhỏ, năng suất thấp. Lưu huỳnh, magiê, canxi và các vi lượng như kẽm, sắt, đồng, boron… đều rất cần thiết cho cây khoai mi. Khi thiếu các trung vi lượng này, cây còi cọc, khả năng vươn cao và phát đọt kém, ít củ, củ nhỏ, năng suất thấp đồng thời cây dễ bị sâu bệnh.

Để khoai mì có năng suất cao, tinh bột nhiều cần bón phân cân đối theo qui trình sau: Bón lót 300-400 kg Rainbow/ha hoặc 100-200 kg phân bón hữu cơ khóang BG-01 giúp đất tơi xốp, kích hoạt khoai mì phát triển mạnh bộ rễ, cây nảy mầm khỏe, vươn cao nhanh. Rainbow còn giúp hệ vi sinh phát triển, làm tăng khả năng hấp thu phân bón, giảm thất thoát, đồng thời tăng tính kích kháng, kích hoạt nấm mycorrhyze cộng sinh với rễ của khoai mì phát triển mạnh, giúp tiết kiệm phân bón và giảm sâu bệnh. Bón thúc lần 1 sau khi cây nảy mầm (khoàng 15 ngày sau trồng) kết hợp với xới đất, với lượng 200-300kg NPK 16-16-8+TE nhằm thúc cây vươn cao nhanh, phân cành mạnh, sớm có củ. Bón thúc lần 2 khi cây bắt đầu đâm tia củ (khoảng 45-60 ngày sau trồng) với lượng 200-300kg NPK 16-8-16 SM sẽ giúp tia củ đâm mạnh, khoai mì nhiều củ, củ to, nhiều tinh bột, đồng thời giảm sâu bệnh và có hom giống tốt. NPK 16-8-16 SM có đầy đủ các thành phần đa, trung, vi lượng, với tỷ lệ thích hợp nhất cho khoai mì.

Rainbow và NPK 16-8-16 SM thích hợp với tất cả các giống khoai mì và phù hợp với tất cả các loại đất trồng. Các kết quả khảo nghiệm và ứng dụng trong thực tế đã chứng tỏ Rainbow và NPK 16-8-16 SM làm tăng cao năng suất và tinh bột khoai mì. Rainbow và NPK 16-8-16 SM đã được nông dân tin dùng và hiện đang có mặt tại các đại lý trên toàn quốc.

Top 5 Loại Phân Bón Thúc Cho Cây Sắn/Khoai Mì Đạt Năng Suất Cao

Tác dụng của phân bón thúc cho cây sắn/khoai mì

Phân bón thúc có tác động không nhỏ đến năng suất và chất lượng của sắn/khoai mì. Các loại phân bón thúc là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây sắn/khoai mì sinh trưởng tốt. Đặc biệt trong giai đoạn cây sắn/khoai mì phát triển rễ, thân, lá và giai đoạn tích lũy dinh dưỡng hình thành củ, bà con cần bón thúc cho cây cân đối, hợp lý.

Danh sách 5 loại phân bón thúc cho cây sắn/khoai mì được nhà nông tin dùng

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại phân bón thúc cho các loại cây trồng với thành phần đa dạng. Để giúp bà con dễ dàng trong việc lựa chọn và sử dụng phân bón, AgriViet đã liệt kê danh sách 5 loại phân bón thúc cho cây sắn/khoai mì được nhiều người sử dụng hiện nay.

Bón thúc cho cây sắn/khoai mì với đạm ure Phú Mỹ

Thành phần: Công dụng:

Đạm (N) là nguyên tố cấu thành (protein) để cây khoai mì phát triển thân, cành, lá, giúp cây đạt năng suất cao. Trong giai đoạn ra cành, lá, cây cần nhiều đạm nhất. Nếu thiếu đạm, cây khoai mì sẽ sinh trưởng chậm, thấp bé, lá vàng, củ ít.

Đạm ure Phú Mỹ thích hợp bón thúc cho nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây sắn/khoai mì. Phân giúp cây khoai mì sinh trưởng xanh tốt, tăng cường khả năng quang hợp cho cây, góp phần tích lũy dinh dưỡng để hình thành củ. Bên cạnh đó, phân ở dạng hạt đều, giúp bà con dễ dàng phối trộn trong quá trình sử dụng.

Đơn vị sản xuất: Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí

Một số sản phẩm đạm uy tín khác: Bên cạnh việc sử dụng đạm ure Phú Mỹ, bà con có thể sử dụng một số sản phẩm khác như ure Cà Mau, Đạm hạt vàng 46A+ (Đầu Trâu)… để cung cấp đạm cho cây khoai mì.

Phân bón Kali Cà Mau bón thúc cho cây sắn/khoai mì

Thành phần: Công dụng:

So với đạm và lân, khoai mì có nhu cầu chất kali cao nhất. Khi bị thiếu kali, năng suất và chất lượng củ sẽ bị giảm.

Với hàm lượng Kali hữu hiệu cao, phân Kali Cà Mau giúp cây sắn/khoai mì phát triển khỏe mạnh, cứng cáp, tránh hiện tượng đổ ngã cây, tăng khả năng chịu hạn, kháng bệnh. Bên cạnh đó, phân còn giúp cây tích tụ dinh dưỡng đầy đủ để cây hình thành củ to. Phân không chỉ thích hợp bón thúc cho cây khoai mì mà còn phù hợp với nhiều loại đất và nhiều loại cây trồng khác.

Đơn vị sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU

Một số sản phâm Kali uy tín khác: Ngoài việc bổ sung Kali cho cây sắn/khoai mì bằng phân bón Kali Cà Mau, bà con có thể sử dụng các loại phân bón uy tín khác trên thị trường như Kali Phú Mỹ, Kali Vinacam…

Phân bón Đầu Trâu NPK 16-16-8 bón thúc cho cây sắn/khoai mì

Thành phần: Công dụng:

Phân bón Đầu Trâu NPK 16-16-8 là nguồn cung cấp đạm, lân, kali cân đối và hợp lý cho cây khoai mì. Phân bón có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển cây, tăng năng suất và hàm lượng tinh bột cho khoai mì, đồng thời cũng giúp nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Cách dùng: Bón thúc lần 1 và lần 2 với lượng 100-200 kg/ha/lần

Đơn vị sản xuất: Công ty Cổ Phần Phân Bón Bình Điền

Phân hữu cơ khoáng 4-2-2 An Điền bón thúc cho sắn/khoai mì

Thành phần: Công dụng:

Phân bón bổ sung hữu cơ và dinh dưỡng N, P, K cần thiết cho cây khoai mì. Phân bón không chỉ giúp đất thêm màu mỡ, thúc đẩy bộ rễ phát triển mạnh mà còn giúp cây sắn/khoai mì lớn nhanh. Phân bón cũng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất khoai mì thu hoạch.

Cách dùng: Phân có thể bón thúc cho khoai mì và nhiều loại cây khác

Đơn vị sản xuất: Công ty TNHH MTV An Điền

Bón phân bón lá TRIMIX-HONEY thúc cho cây sắn/khoai mì

Thành phần: Công dụng:

Phân bón cung cấp cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây khoai mì. Phân vừa tăng độ phì nhiêu cho đất vừa kích thích bộ rễ cây sắn phát triển cực mạnh. Phân bón cũng có tác dụng tốt giúp cây tăng khả năng chống chịu hạn mặn và thời tiết bất lợi. Khi được bón phân, cây khoai mì sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, tạo củ to, giàu tinh bột.

Cách dùng: 30-40 ml (1 nắp)/10 lít nước/ 10m2. Định kỳ 7-10 ngày/lần

Đơn vị sản xuất: Công ty TNHH ĐIỀN TRANG

Lưu ý khi bón thúc cho cây sắn/khoai mì

Hệ rễ cây sắn/khoai mì có loài nấm mycorrhyze giúp phân giải lân trong đất để cây có thể hấp thu dễ dàng. Vì vậy, nhu cầu chất lân của cây sắn/khoai mì thấp hơn một số cây trồng khác. Trong thời kỳ bón thúc, bà con không cần bổ sung quá nhiều phân bón chứa hàm lượng lân quá cao để tránh hiện tượng cây bị thừa lân.

Mua các loại phân trên ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua Top 5 loại phân bón thúc cho cây sắn/khoai mì đạt năng suất cao trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin Top 5 loại phân bón thúc cho cây sắn/khoai mì đạt năng suất cao, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Khoai Mì

1. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHOAI MÌ 1.1 Chuẩn bị giống

– Giống khoai mì có năng suất cao: KM 60, KM 95, SM 937-26; KM 98-1, KM 98-5, KM 140, KM94 (giống KM94 hiện nay đang bị nhiễm bệnh xì mủ nặng). – Hom khoai mì lấy từ 1/3 ở đoạn giữa thân, chiều dài 15 – 20 cm, đạt 4 – 6 mắt, dùng dao sắc để chặt và tránh làm hom bị dập.

– Xử lý hom trước khi trồng bằng cách nhúng vào các dung dịch thuốc diệt nấm (Ridomil, Antracol…) hoặc nước vôi 5% trong 5 – 10 phút, sau đó vớt ra để ráo thuốc rồi đem trồng.

1.2 Thời vụ trồng

Trồng khoai mì có 2 vụ:

* Vụ 1: Trồng từ tháng 4 đến tháng 5 và thu hoạch vào tháng 1 đến tháng 3 năm sau.

* Vụ 2. Trồng vào tháng 10 đến tháng 11; thu hoạch vào tháng 9 , 10 năm sau.

2. BIỆN PHÁP CANH TÁC

2.1. Làm đất: – Đất trồng khoai mì nhất thiết phải được chuẩn bị kỹ trước khi trồng, các công việc bao gồm: thu dọn rễ cây và tàn dư thực vật, san lấp mặt bằng; xử lý cỏ dại.

– Khoai mì cần đất tơi xốp, sâu để rễ, củ phát triển. Cày sâu 20 cm, cày 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày, bừa 2 lần (lần 1 sau khi cày lật đất lần 1 khoảng 7 – 15 ngày và lần 2 sau khi cày lần 2, khoảng 5 – 7 ngày). Kết hợp bón lót phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 01. – Không lên luống theo chiều dốc của đất, nước sẽ rửa trôi dinh dưỡng.

2.2 Bảo vệ đất

Việc chống xói mòn trên đất dốc trồng khoai mì là rất cần thiết, vì vậy khi trồng khoai mì trên đất dốc cần thực hiện các biện pháp chống xói mòn như: trồng theo đường đồng mức, trồng xen các cây họ đậu hay phủ rơm rạ ở gốc.

2.3. Phương pháp và mật độ trồng.

Phương pháp trồng:

Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng hoặc hom xiên

Ngoài ra, nếu trồng vào vụ cuối mưa, ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng.

Khoảng cách và mật độ trồng:

– Đất tốt và trung bình trồng với khoảng cách 1,0 x 1,0 m (tương đương với 10.000 cây/ha),

– Trồng xen có thể trồng với các khoảng cách giữa các hàng và cây khoai mì là 1,2 x 0,6 m/cây hoặc 1,2 x 0,8 m (tương đương với 11.000 cây và 14.000 cây/ha)

3.1 Dặm hom

Khoảng 20 ngày sau trồng nếu đất còn độ ẩm thì dặm lại các hom không nẩy mầm hoặc hom yếu.

3.2 Bón phân

Lượng phân sử dụng cho 1ha:

– Phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 01 500 kg-1.000kg/ha. Bón phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better, giúp cung cấp một lượng dinh dưỡng đồng thời giúp đất xốp, giữ nước, giữ phân tốt hơn.

– Phân hóa học:

Sử dụng loại phân bón Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE và phân Better NPK 12-12-17-9+TE , thời gian và lượng phân bón sử dụng như sau:

– Thời gian bón:

+ Bón lót toàn bộ phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG01 + 100 kg super lân

+ Bón thúc lần 1 từ 25 – 30 ngày sau trồng (100-150kg Better NPK 16-12-8-11+TE)

+ Bón thúc lần 2 từ 50 – 60 ngày sau trồng ( 150-200kg Better 12-12-17-9+TE).

– Thời điểm bón:

Bón khi đất đủ độ ẩm, tránh bón phân vào lúc trời nắng hoặc mưa lớn.

– Kỹ thuật bón:

Phân lân + Hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 01 bón lót khi cày bừa hoặc bón theo hốc trước khi trồng; Phân NPK bón theo hốc (cách gốc hoặc hom khoai mì 15 – 20cm).

3.3 Trừ cỏ dại

– Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 1,5 lít/ha, phun ngay sau khi trồng. Kết hợp giữa làm cỏ bằng tay và phun thuốc

4. SÂU HẠI và BỆNH HẠI

– Bọ cánh cứng: Phun các thuốc thông thường điều trị như: Oncol, Lannate,

– Nhện đỏ: Thường xuất hiện vào mùa khô gây cho khoai mì cháy khô từng vùng, dùng, Admire, Ortus, Pegasus, Danitol, Nissorun, Comite.

– Bệnh thối đọt, cháy lá: Dùng Benlate, Benlate-C, Copper-B, Bavistin

– Bệnh xì mủ: đây là bệnh mới đến nay vẫn chưa có thuốc trị.

5. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

– Tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống khoai mì mà định thời gian thu hoạch cho hợp lý, để đảm bảo năng suất và tỷ lệ bột cao như: giống khoai mì KM 94 có thể thu hoạch ở thời gian 7 – 11 tháng sau khi trồng, giống khoai mì KM 60 thu hoạch khoảng 6 – 8 tháng sau khi trồng sẽ cho chất lượng bột cao và chất lượng bột tốt.

– Thu hoạch đến đâu chế biến hoặc vận chuyển đến các cơ sở chế biến, tránh để lâu hoặc phơi nắng ngoài đồng quá 24 giờ làm giảm hàm lượng tinh bột trong củ.

Phân bón Hiếu Giang Better kính chúc bà con trúng mùa được giá!

Bạn đang xem bài viết Bón Phân Cho Cây Khoai Mì (Cây Sắn) (27/03/2007) trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!