Xem Nhiều 5/2023 #️ Bón Phân Cho Cây Ăn Quả (Phần 3) # Top 6 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Bón Phân Cho Cây Ăn Quả (Phần 3) # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bón Phân Cho Cây Ăn Quả (Phần 3) mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

5. Bón phân cho một số loại cây ăn quả ở ĐBSCL

5.1. Bón phân cho cây có múi

Giai đoạn cây còn tơ. Liều lượng phân bón cho cây có múi còn tơ được trình bày trong Bảng 1. Phân NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE được chia đều ra làm 4 lần bón, bón theo hình chiếu của tán cây. Phân hữu cơ bón một lần vào đầu mùa mưa, bón theo mép ngoài của mô cùng lúc với bồi mô. Phân đá vôi nung được bón một lần vào đầu mùa mưa, phân được rãi đều trên líp.

Bảng 1. Liều lượng phân bón cho cây có múi còn tơ hàng năm

Tuổi cây

Đầu Trâu 20-20-15+TE (g/cây/năm)

Hữu cơ (kg/cây/năm)

Vôi (g/cây/năm)

Năm thứ nhất

200-300

10-20

200-300

Năm thứ hai

400-500

10-20

200-300

Năm thứ ba

600-700

10-20

200-300

Năm thứ tư

800-1000

10-20

200-300

Giai đoạn cây cho quả. Liều lượng phân bón cho cây có múi giai đoạn cây cho quả có năng suất khoảng 40 kg/cây/năm được trình bày trong Bảng 2. Khi năng suất quả gia tăng 1 kg/cây/năm thì lượng phân Đầu Trâu phải bón tăng thêm 1%. Phân hữu cơ và phân vôi không thay đổi.

Bảng 2. Liều lượng (kg/cây) và thời kỳ bón phân cho cây có múi có năng suất 40 kg/cây/năm

Thời điểm bón

Đầu trâu AT1

Đầu trâu AT2

Đầu trâu AT3

Đạm hạt vàng đầu trâu 46A+

Phân hữu cơ

Phân  vôi

Sau khi thu hoạch và tỉa cảnh

1,00

0,25

Trước khi tưới nước xử lý ra hoa

1,00

Sau khi ra hoa 1 tháng

0,5

Sau khi  ra hoa 3 – 4 tháng

0,5

Sau khi ra hoa 5 – 6 tháng

0,5

Đầu mùa khô

20

Đầu mùa mưa

0,3

5.2. Bón phân cho cây xoài

Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho quả cách năm của xoài. Sau năm đạt năng suất cao (năm trúng), nếu thiếu phân bón và tưới nước trong mùa khô, xoài sẽ ra hoa ít và rụng nhiều vào năm sau (năm thất mùa). Lượng phân bón tùy theo tuổi cây, đất đai và tình trạng sinh trưởng của cây. Thông thường có thể bón phân như sau:

Thời kỳ cây tơ (3 năm đầu). Liều lượng phân bón cho cây xoài còn tơ được trình bày trong Bảng 3. Phân “Đầu Trâu TE + Agrotain” được chia đều ra làm 4 lần bón, bón theo hình chiếu của tán cây. Phân hữu cơ bón một lần vào đầu mùa mưa và bón mép ngoài của mô cùng với thời điểm lúc với bồi mô. Phân đá vôi nung được bón một lần vào đầu mùa mưa, phân được rải đều lên liếp.

Bảng 3. Liều lượng phân bón cho cây xoài còn tơ hàng năm

Tuổi cây

Đầu trâu TE + Agrotain (g/cây/năm)

Hữu cơ (kg/cây/năm)

Vôi (g/cây/năm)

Năm thứ nhất

300-400

20-30

200-300

Năm thứ hai

500-600

20-30

200-300

Năm thứ ba

700-800

20-30

200-300

Thời kỳ cây cho quả. Cây 6-8 năm tuổi cần nhiều phân để có sản lượng cao, trung bình bón theo công thức 1,09- 0,90-0,96 (kg N-P-K/cây/năm) như Bảng 4 (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Hồng Phú, 2004). Liều lượng nầy thay đổi tùy theo tuổi cây và độ màu mỡ của đất.

Bảng 4. Liều lượng (kg/cây) và thời kỳ bón phân cho cây xoài từ 6-8 năm tuổi

Thời điểm bón

Đầu trâu AT1

Đầu trâu AT2

Đầu trâu AT3

Phân hữu cơ

Phân vôi

Sau khi thu hoạch và tỉa cành

3,00

Trước khi xử lý ra hoa 1 tháng

2,00

Sau khi đậu quả nửa tháng

3,00

Đầu mùa khô

30-40

Đầu mùa mưa

0,3

5.3. Bón phân cho cây nhãn

Thời kỳ cây tơ (3 năm đầu). Liều lượng phân bón cho cây nhãn còn tơ chưa cho quả được trình bày trong Bảng 5. Phân NPK Đầu Trâu 20-20-15 + TE được chia đều ra làm 4 lần bón. Xới đất xung quanh mô đất hình chiếu của tán cây để bón phân, sau đó lấp đất và tưới đủ nước cho phân tan, nhưng không tưới dư thừa làm nước chảy tràn mất phân. Phân hữu cơ bón một lần vào đầu mùa mưa, bón mép ngoài của mô cùng lúc với bồi mô. Phân đá vôi nung được bón một lần vào đầu mùa mưa và được rải đều lên liếp.

Bảng 5. Liều lượng phân bón cho cây xoài còn tơ hàng năm

Tuổi cây

NPK Đầu trâu 20-20-15+TE (g/cây/năm)

Hữu cơ (kg/cây/năm)

Vôi (g/cây/năm)

Năm thứ nhất

400-600

10-15

200-300

Năm thứ hai

800-1.000

10-15

200-300

Năm thứ ba

1.200-1.400

10-15

200-300

Bảng 6. Liều lượng (kg/cây) và thời kỳ bón phân cho nhãn từ 7 năm tuổi

Thời điểm bón

Đầu trâu AT1

Đầu trâu AT2

Đầu trâu 13-13-13+TE

Đầu trâu  AT3

Phân hữu cơ

Vôi

Sau cắt tỉa cành nhãn

0,5

Sau khi cơi đọt một già

0,5

Hai tuần trước khi xử lý ra hoa nhãn

0,5

Phát hoa nhãn dài 5 cm

1,0

Hai tuần sau khi nhãn đậu quả

1,0

Khi hột nhãn có màu đen

1,5

Đầu mùa khô

15-20

Đầu mùa mưa

0,3

5.4. Bón phân cho cây khóm (dứa/thơm) (nhóm Queen)

Bón phân cho khóm (dứa/thơm) cần tuân thủ nguyên tắc sau (Lê Thanh Phong và ctv., 2002):

Bón nhiều lần để thường xuyên thỏa mãn nhu cầu của cây: Vụ tơ bón 4 lần/vụ, còn vụ gốc bón 3 lần/vụ.

Bón cân đối các chất dinh dưỡng để quả có phẩm chất tốt và đạt năng suất cao: Bón đồng bộ đạm, lân, kali và can-xi.

Bón đủ lượng dưỡng chất, nhất là trên đất nghèo dinh dưỡng: Ở ĐBSCL bón 8g N + 6g P2O5 + 12g K2O + 3g CaO/cây/vụ.

Áp dụng kỹ thuật bón thích hợp: Sau khi bón phân nên tưới nước vừa đủ để làm tan phân, không tưới nước dư thừa làm trôi phân.

Nên bón phân cho khóm vụ tơ và vụ gốc theo Bảng 7 sau đây.

Bảng 7. Thời kỳ và liều lượng (kg/ha) bón phân cho khóm vụ tơ và vụ gốc (mật độ 50.000 cây/ha)

Thời điểm bón

Đầu trâu AT1

Đầu trầu AT2

Đầu trâu AT3

KCl

Đá vôi nung

Vụ tơ

Lót trước khi trồng

200-300

25-50

200-300

Lót trước khi trồng

300-400

50-75

2-3 tháng sau khi trồng

400-500

75-100

4-6 tháng sau khi trồng

500-600

25-50

Trước xử lý ra hoa 1-2 tháng

500-600

75-100

Vụ gốc

Ngay sau khi thu hoạch

400-500

75-100

Sau thu hoạch 2-3 tháng

400-500

75-100

Trước xử lý ra hoa 1-2 tháng

600-700

25-50

Sau khi xử lý ra hoa 2-3 tháng

600-700

75-100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bui Xuan Khoi and Mai Van Tri, 2003. Fertilizer Recommendations for Sustainable Production of Orchard Fruit in the South of Vietnam. Southern Fruit Research Institute. Vietnam.

2. Châu Kim Thoa, 2012. Ảnh hưởng của liều lượng bón vôi đến năng suất và phẩm chất trái quýt Đường vụ thứ hai tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.

3. Đào Thị Hương Giang, 2012. Ảnh hưởng của bã bùn và bã mía kết hợp với nấm Tricoderma đến năng suất và phẩm chất của quýt Đường (Citrus reticulate Blanco) năm thứ hai trồng tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận án thạc sĩ ngành Trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.

4. Hồ Văn Thiệt, 2006. Sự suy thoái đất vườn trồng sầu riêng, chôm chôm tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre và giải pháp khắc phục. Luận án thạc sĩ ngành Khoa học Đất. Trường Đại học Cần Thơ.

5. Lâm Phúc Hải, 2011. Ảnh hưởng của bã bùn và bã mía kết hợp với nấm Tricoderma đến năng suất và phẩm chất của quýt

Đường (Citrus reticulate Blanco) trồng tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận án thạc sĩ ngành Trồng Trọt. Trường Đại học Cần Thơ.

6. Lê Thanh Phong, Nguyễn Bảo Vệ và Tống Hữu Thuẩn, 2002. Ảnh hưởng của biện pháp bồi liếp trên năng suất khóm Queen (Ananas comosus (L) Merr.). Tạp Chí Khoa Học Đại Học Cần

Thơ-2002 (Quyển 3). Cần Thơ. Trang: 146-150.

7. Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011. Giáo trình cây ăn trái. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

8. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Hồng Phú, 2004. Liều lượng và thời kỳ bón đạm, lân và kali cho xoài Châu Hạng Võ ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Tạp Chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 12/2004:1704-1706.

9. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010. Dinh dưỡng khoáng cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Bảo Vệ, 2012. Xây dựng quy trình canh tác nhãn Edor và nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp.

11. Trần Huỳnh Nguyên Huy, 2011. Ảnh hưởng của phân bón can-xi đến năng suất và phẩm chất của cây quýt Đường trồng ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.

12. Võ Thị Gương, Dương Minh, Trần Kim Tính và Nguyễn Khởi Nghĩa, 2004. Nghiên cứu sự suy thoái hóa học và vật liệu đất vườn trồng cam quýt ở ĐBSCL. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguồn: chúng tôi Nguyễn Bảo Vệ

Bón Phân Cho Cây Ăn Quả (Phần 2)

3. Bón bùn mương cho cây ăn quả

Về mặt dinh dưỡng cây trồng mà nói thì lợi thế trong canh tác cây ăn quả trên đất liếp ở ĐBSCL là mương vườn có chứa một lượng bùn rất đáng kể. Bùn đáy mương chứa nhiều xác bã hữu cơ và phù sa có nhiều dưỡng chất có thể sử dụng để bón cho đất liếp. Xác bã thực vật là cành lá của cây trái và cỏ dại trên liếp rửa trôi xuống mương do mưa hay tưới nước. Còn phù sa từ sông rạch theo nước tưới đi vào mương vườn; Hàm lượng dưỡng chất có trong phù sa khá nhiều như: 0,1% N; 0,1% P 2O 5; 3,9% K 2O; 0,57% CaO; 1, 72% MgO; 63,5% SiO 2, 13,53% Al 2O 3; 5,64% Fe 2O 3; 0,09% MnO. Lượng phù sa có nhiều nhất là vào đầu mùa nước nổi. Để phù sa vào mương vườn được nhiều phải thiết kế vườn có 2 cống bọng đặt ở 2 đầu vườn, một đặt ở đầu nguồn nước để lấy nước vào và một ở cuối nguồn để thoát nước ra.

Bón bùn đáy mương cho liếp cây ăn quả được thực hiện trong mùa nắng, một đến 2 năm/lần tùy thuộc vào lượng bùn có ở đáy mương. Sau khi rút nước cạn mương vườn, bùn đáy mương được đưa lên liếp bằng gàu hay máy bơm bùn làm thành một lớp mỏng khoảng 2-3 phân đều trên mặt liếp (Hình 2). Không bồi quá dầy hay bồi trong mùa mưa dễ làm cho đất thiếu oxy. Chỉ lấy phần đất bùn nhão ở đáy mương đưa lên liếp mà thôi, không chạm đến tầng đất cứng ở đáy mương, vì thường tầng đất nầy có chứa vật liệu sinh phèn, khi đưa lớp đất này lên liếp gặp không khí sẽ oxy hóa thành phèn hoạt động hại rễ.

Hình 2. Sử dụng bùn đáy mương bón cho liếp vườn cây ăn quả: (a) Dùng gàu đưa bùn đáy mương lên liếp và (b) Mặt liếp sau khi bón bùn đáy mương

4. Bón phân hóa học cho cây ăn quả

Trong điều kiện trồng cây thâm canh, để có năng suất và chất lượng cao, cây ăn quả cần phải được bón phân hóa học mới đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây. Bón phân hóa học cho cây ăn quả tùy thuộc vào các yếu tố sau đây:

K, N, Ca; Đất nhiều cát cần bón nhiều K, Ca, Mg; Đất phù sa cổ cần bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng; Đất nhiều hữu cơ cần bón nhiều Cu, Zn.

4.1. Bón phân hóa học cho cây còn tơ (cây ăn quả giai đoạn cây con)

Cây tơ cần được bón phân thường xuyên để ra đọt non liên tục, tạo khung tán lớn, mau thuần thục, cho quả sớm. Mỗi năm có thể bón từ 4-6 lần phân. Dưỡng chất N, P, và K được bón theo tỷ lệ 3:2:1 bằng cách trộn 3 phần urê + 3 phần DAP + 1 phần KCl, hoặc sử dụng phân “Đầu Trâu TE+Agrotain” hay NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE với liều lượng từ 50-200 g/cây/lần bón tùy theo loại cây và tuổi cây.

4.2. Bón phân hóa học cho cây trưởng thành

* Bón phân hóa học cho cây ăn quả ở giai đoạn sau khi thu hoạch quả.

Bón phân ở giai đoạn này là để cây phục sức, nuôi cành lá mới chuẩn bị cho vụ tiếp theo. Ngay sau khi thu hoạch, cần cắt tỉa để kích thích cây ra chồi mới mập, khỏe, tập trung, tán cây thông thoáng nhận đầy đủ ánh sáng và gió, cây ít sâu bệnh. Do đó, sau mỗi kỳ thu hoạch quả để giúp cây ra đọt mới chuẩn bị cho vụ sau, cần phải cắt tỉa những cành đã ra quả, cành không ra hoa vụ trước, cành ốm yếu, cành vượt trong tán, cành bị sâu bệnh. Đồng thời tỉa cành kết hợp với sửa tán khi cành quá dài và tán cây quá lớn. Khoảng vài năm nên cắt sửa tán một lần, cắt bỏ tối đa 25% số cành trong tán. Dùng kéo cắt tỉa những cành nhỏ, dùng cưa cắt những cành lớn.

Sau khi cắt tỉa, xới đất thành băng xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, rộng khoảng 50 cm và sâu khoảng 10 cm. Nếu liếp trồng hai hàng cây và cây đã giáp tán thì xới một băng dài ngay giữa liếp và những băng xương cá giữa 2 cây trên hàng. Tiến hành bón phân vào những băng đã xới. Ba dưỡng chất đa lượng N, P và K bón cho cây giai đoạn này có tỷ lệ N cao nhất (2:1,5:1) bằng cách trộn 2 phần urê + 2 phần DAP + 1 phần KCl, hoặc bón phân “Đầu Trâu AT1” với liều lượng từ 2-3 kg/cây tùy theo tuổi và loại cây. Sau khi bón phân phải tưới nước thường xuyên để cây ra đọt non.

* Bón phân hóa học cho cây ăn quả ở giai đoạn trước khi ra hoa

Khoảng 1-2 tháng trước khi cây ra hoa tiến hành bón phân lần thứ 2, nhằm mục đích để những lá đang phát triển mau trưởng thành, không cho chồi mới mọc gây cạnh tranh dinh dưỡng và cũng để kích thích sự phân hóa mầm hoa. Dưỡng chất N, P và K bón cho cây giai đoạn này có tỷ lệ P cao nhất (có tỷ lệ 1:3:2) bằng cách trộn 2 phần DAP + 1 phần KCl; hoặc bón phân “Đầu Trâu AT2” với liều lượng từ 1-2 kg/cây tùy theo tuổi và loại cây. Sau khi bón phân phải tưới đẩm để kích thích cho cây phân hóa mầm hoa.

* Bón phân hóa học cho cây ăn quả giai đoạn đậu quả và quả phát triển

Bón phân ở giai đoạn đậu quả là nhằm hạn chế rụng quả non, còn bón phân lúc quả phát triển là để gia tăng kích thước và chất lượng quả, vì đây là giai đoạn quả tích lũy chất dinh dưỡng. Dưỡng chất N, P và K bón cho cây ở giai đoạn nầy có tỷ lệ K cao nhất (tỷ lệ 1:1:1,5) bằng cách trộn 1 phần urê + 2 phần DAP + 2 phần KCl, hoặc bón phân “Đầu Trâu AT3” với liều lượng từ 2-3 kg/cây. Kali là chất của chất lượng, bón nhiều kali là để tăng cường sự chuyển vận sản phẩm quang hợp từ lá vào quả.

Nguồn: chúng tôi Nguyễn Bảo Vệ

Vai trò của Bo đối với cây trồng, giới thiệu 1 số sản phẩm có chứa dinh dưỡng Bo và kỹ thuật sử dụng phân chứa Bo hiệu quả,…

Sử dụng phân bón gốc kết hợp với một số chất kích thích sinh trưởng tác động vào thời kỳ thụ tinh, phát triển trái, giúp bưởi tăng khả năng đậu trái, hạn chế rụng trái non, giúp bưởi neo quả trên cây,…..

Hướng dẫn đào mương, tạo liếp trồng cây ăn quả, hướng dẫn bón vôi cải tạo đất và độ pH trồng cây ăn quả, ý nghĩa của việc bón phân hữu phân hữu cơ cho cây ăn quả…

Có Nên Bón Phân Trùn Quế Cho Cây Ăn Quả?

Từ xưa tới nay, lúa gạo và cây ăn quả đã là 2 mặt hàng chủ lực xuất khẩu trong mảng trồng trọt của nền nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là cây ăn quả.

Vốn là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, cây ăn quả được trồng ở rất nhiều nơi trải dài khắp cả nước và mang lại nét đặc trưng cho từng vùng miền như: bưởi da xanh Vĩnh Long, bơ sáp Đaklak, vải thiều Lục Ngạn, … Tuy nhiên, mặt hàng nội địa này dường như bị thất thế so với các mặt hàng nhập khẩu cùng loại khác.

Vấn đề ở đây chính là đất canh tác ngày càng bạc màu, đầu tư chưa hợp lí, hơn cả là phân bón sử dụng kém chất lượng dẫn đến việc cây ăn quả của chúng ta thất thế, khó xuất khẩu vào thị trường nhập khẩu như Mỹ, Nhật, …

Những năm gần đây, phân bón vô cơ là một vấn đề nhức nhối do quá trình làm giả, kém chất lượng gây ảnh hưởng nhiều đến cây trồng và tiền bạc của người dân trồng cây ăn quả. Hoặc lạm dụng sử dụng phân bón hóa học không đúng cách nên tốn kém chi phí mà không đem lại hiệu quả kinh doanh. Từ những thất bại đó, người dân tìm ra được một sản phẩm hoàn hảo đáp ứng cả về chi phí và chất lượng cho cây ăn quả. Đó là dịch trùn quế và phân trùn quế cho cây ăn quả.

Các dòng sản phẩm về từ trùn quế của công ty Đặng Gia Trang đều mang tính hữu cơ sinh học nhưng hơn hết phân trùn quế cho cây ăn quả có tác dụng tích cực cho cây ăn quả, môi trường đất canh tác và sức khỏe người dân khi sử dụng.

Phân trùn quế cho cây ăn quả là loại phân bón thiên nhiên giàu dinh dưỡng chất giúp kích thích mạnh mẽ sự tăng trưởng cho cây trồng. Công dụng của phân trùn quế trong trồng cây ăn quả là giúp cây kháng bệnh hiệu quả, giữ độ ẩm tốt cho cây.

Phân trùn quế bài tiết ra từ trùn quế được xử lý hoàn hảo bởi các vi khuẩn dưới dạng các nguyên tố và hợp chất, dễ dàng được sử dụng cho cây ăn quả, cung cấp một loại thực phẩm nhiều dưỡng chất cho cây. Và các độc tố khác sẽ được trung hòa bởi vi khuẩn trong ruột trùn, như vậy các loại gây bệnh sẽ biến đổi thành dạng đơn giản hơn. Mối đe dọa sâu bệnh hay nhiễm bệnh ở cây ăn quả sẽ giảm nhờ có phân trùn quế với nguồn vi khuẩn có lợi dồi dào.

Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nghiêm khắc về phân trùn quế, chúng tôi nhận thấy được tác dụng của vi khuẩn trong phân trùn quế trồng rau cực tốt. Do đó, các chuyên gia kĩ thuật ở Đặng Gia Trang khuyên bà con trồng trọt cây ăn quả nên sử dụng phân trùn quế cho cây ăn quả để cải tạo đất trồng của mình, các vi khuẩn có lợi trong đó sẽ tiếp tục quá trình khử trùng đất bằng cách tấn công bất kì vi khuẩn gây bệnh nào.

dịch trùn quế cho cây ăn quả. Khi kết hợp phun qua lá và tưới gốc dịch trùn quế hay phân trùn quế cho cây ăn quả với lần phun cách nhau 1 tuần sẽ tăng khả năng đậu trái, màu sắc vỏ quả xanh bóng, năng suất và chất lượng được nâng cao.

Vậy chăm bón phân trùn quế cho cây ăn quả như thế nào để hiệu quả?

Chuẩn bị trồng cây:

Ban đầu trộn đều đất và phân trùn quế từ 3kg – 5 kg/hố/cây và ủ khoảng 3

ngày rồi tiến hành trồng cây bình thường.

Trong quá trình chăm sóc cây:

Tùy vào độ tuổi của cây, điều kiện sinh trưởng và đặc trưng của từng loại cây mà có thề điểu cho phù hợp.

Cây 1,2 tuổi: Giai đoạn này cần làm cây sung mãn để cho chất lượng quả được nâng lên

vì một số cây giai đoạn này chưa vào giai đoạn thu hoạch quả. Phân trùn quế cho cây ăn quả cần bón từ 5kg – 7kg/cây/lần.

Cây từ 3 đến 4 tuổi: Bón phân trùn quế từ 6kg – 8kg/cây/lần.

Cây từ 5 đến 7 tuổi: Bón phân trùn quế từ 7kg – 9kg/cây/lần.

Cây sau 7 năm: Sức của cây tương đối cứng và đã cho quả mỗi năm, cây cần bổ sung một lượng dinh dưỡng cần thiết. Giai đoạn này bón phân trùn quế từ 10kg/cây/lần.

Tùy vào nhu cầu của cây và cả chi phí đầu tư, bón phân trùn quế vào 3 giai đoạn chính của cây:

Trước ra hoa, đậu quả và sau thu hoạch. Bên cạnh phân trùn quế, sản phẩm dịch trùn quế được sử dụng kèm theo với phân trùn quế. Dịch trùn quế pha loãng từ 1 lítđậm đặc cho 400 lít nước và tiến hành phun lên cây hoặc tưới gốc để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Lưu ý, trong giai đoạn ra hoa không nên tưới dịch trùn quế để đảm bảo hoa đậu thành quả.

Phân trùn quế và dịch trùn quế ngoài những tác dụng trên chúng còn được ghi nhậnlà tăng thêm độ ngọt của cây cam sành, quýt hồng,…

sfarm.vn tổng hợp

Kinh Nghiệm Bón Phân Cho Cây Ăn Trái Hiệu Quả

1. Sử dụng phân bón cho cây ăn trái như thế nào cho hợp lý?

Trong quá trình thâm canh cây ăn trái, có 2 cách bón phân hiệu quả và phổ biến nhất như sau:

– Bón phân cho cây ăn trái qua gốc: Có thể rắc đều phân lên bề mặt hoặc bón phân vào các lỗ, rãnh trồng cây. Cây hút dinh dưỡng qua đường rễ, cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng để tăng khả năng sinh trưởng và phục hồi sau thu hoạch từ vụ trước.

Lưu ý: Tưới tiêu hợp lý sau khi bón phân là phương phát tốt nhất để bảo vệ phân và giúp cây trồng tiếp cận nhanh nguồn phân bón. Tuy nhiên, nếu tưới quá nhiều nước bề mặt sẽ làm rửa trôi phân bón và gây ô nhiễm nguồn đất và nước.

– Bón phân cho cây ăn trái qua lá: Cung cấp dinh dưỡng dưới dạng hòa tan hoàn toàn, có tác dung bổ sung và hỗ trợ kịp thời chất dinh dưỡng cho cây trồng.

– Nên bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tránh lúc trời mưa hoặc sắp mưa để hạn chế phân bón bị rửa trôi, bay hơi.

– Không nên sử dụng nguồn nước thải nhà máy chưa qua xử lý để tưới cho cây trồng. Dễ gây ra ngộ độc cho cây và cho người khi sử dụng sản phẩm của cây trồng.

– Không nên dùng phân hữu cơ để thay thế hoàn toàn phân vô cơ trong việc cung cấp dinh dưỡng cho vườn cây. Vì hàm lượng dinh dưỡng đa lượng có trong phân hữu cơ là rất thấp so với nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. Do đó, cần phải phối hợp cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ để bón cho cây.Tránh trường hợp, một số hộ chỉ sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón cho cây ăn quả mà không kết hợp với phân vô cơ, bón không đúng liều lượng khuyến cáo nên hiệu quả bón phân không cao, năng suất chất lượng cây trồng thấp, làm giảm thu nhập của nông hộ. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng phân bón của nhà sản xuất. Bà con cần lưu ý phân hữu cơ vi sinh chỉ góp phần cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật đất phát triển, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng một cách tối đa chứ không thay thế được phân hóa học.

– Khi sử dụng phân chuồng nên sử dụng với phân lân để ủ, ủ lân với phân chuồng làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật, rút ngắn thời gian ủ phân, tăng lượng đạm trong phân chuồng.

– Bà con cũng nên lưu ý, không nên cày, xới đất sâu phạm vào rễ cây trồng, bón vừa độ sâu của rễ để cây có thể hút dinh dưỡng tối đa (dưới 30cm từ mặt đất trở xuống), không nên bón phân vào sát gốc. Đặc biệt, đối với cây ăn quả thì nên bón theo đường kính tán.

2. Những nguyên lý cơ bản trong việc sử dụng phân bón cho cây ăn trái đạt hiệu quả cao

Để cây ăn quả đạt năng suất cao, có chất lượng tốt thì phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tình hình sử dụng phân bón ở các địa phương rất khác nhau. Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân chưa hợp lý. Nông đân có thói quen bón nhiều phân đạm, không chú ý nhiều đến phân lân và kali. Việc bón phân không hợp lý (nhất là bón nhiều phân đạm) có thể làm cây khó ra hoa, đậu quả. Nếu bón nhiều đạm trong giai đoạn nuôi quả có thể làm cho quả to, năng suất tăng nhưng chất lượng quả sẽ giảm, hiệu quả sản xuất không cao.

Cây ăn trái cần nhiều loại dinh dưỡng để sinh trưởng và cho năng suất, chất lượng nhưng trong đó: Đạm, lân, kali là 3 yếu tố mà cây trồng cần nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng quả.

– Dinh dưỡng đạm: Giúp cây sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, đâm đọt,…nên thiếu phân đạm, cây sẽ chậm đâm đọt, cây phát triển còi cọc, làm giảm năng suất đáng kể, nhưng nếu bón thừa phân đạm , sẽ làm cho cây ra nhiều cành, lá dễ bị sâu bệnh hại tấn công,…làm giảm chất lượng, tăng tỷ lệ hao hụt, thất thoát.

– Dinh dưỡng lân: Lân cần thiết trong việc giúp cây phát triển rễ, đâm chồi, phân hóa mầm hoa. Nếu thiếu lân, cây sẽ còi cọc, ít đâm đọt, khó ra hoa, đậu quả,…

– Dinh dưỡng kali: Tăng cường vận chuyển dinh dưỡng, tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện bất lợi, giúp chồi mau thuần thục, dễ ra hoa, giúp tăng phẩm chất quả.

Ngoài những yếu tố dinh dưỡng đa lượng chính, các yếu tố dinh dưỡng trung, vi lượng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến năng suất, đặc biệt là tăng chất lượng của quả. Bên cạnh đó, phân hữu cơ cũng đóng vai trò quan trọng, giúp cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nhưng cơ bản nhất là làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất, giảm thất thoát phân bón,…

Để sử dụng phân bón cho cây ăn trái hiệu quả, có nhiều yếu tố bà con nông dân cần phải lưu ý như: điều kiện đất đai, tình trạng sinh trưởng của cây, đặc điểm của giống cây trồng,…nhưng trong đó quan trọng nhất là chủng loại phân bón, liều lượng phân bón theo từng giai đoạn sinh trưởng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu dinh dưỡng của cây và cách bón thích hợp để cây sử dụng hiệu quả phân bón và hạn chế bị thất thoát.

– Đối với cây còn nhỏ, cây chưa ra hoa đậu quả: Cây cần nhiều phân đạm và phân lân để thúc đẩy cây đâm rễ, đâm chồi. Do đó, cần tập trung bón nhiều phân đạm và phân lân cho cây. Phân lân nên bón lót, bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa, đối với phân đạm và phân kali nên chia nhiều lần bón nhiều lần bón hoặc tưới, khi đọt đã già.

– Đối với cây đã cho quả nên chia làm 4 lần bón chính: Bón sau thu hoạch, trước khi xử lý ra hoa, giai đoạn nuôi quả và trước khi thu hoạch.

+ Giai đoạn sau khi thu hoạch: Là giai đoạn cây cần nhiều đạm và lân để ra rễ, đâm chồi. Cung cấp đủ đạm và lân sẽ giúp cây cho nhiều tược, tược mập, khỏe mạnh,…

+ Trước khi xử lý ra hoa: Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, dễ ra hoa, đậu quả. Giai đoạn này cần bón nhiều phân lân và kali, giảm phâm đạm. Nếu bón thừa đạm sẽ làm cho cây ra tược, khó ra hoa.

+ Giai đoạn nuôi quả: Cây cần nhiều đạm để giúp quả phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi quả, giúp đảm bảo năng suất, chất lượng quả.

+ Trước khi thu hoạch: Khoảng 1 – 2 tháng trước khi thu hoạch (tùy theo giống/loại cây), không bón đạm mà bổ sung kali để tăng chất lượng, màu sắc của quả cây, giúp quả ngon, đẹp và an toàn cho người sử dụng. Có thể phun phân kali qua lá.

2.2. Cách bón phân cho cây ăn trái đạt hiệu quả cao

Hiệu quả sử dụng phân bón rất khác nhau, phụ thuộc vào cách bón, kết cấu đất. Nếu đất để chặt hoặc bón không đúng cách sẽ làm cho phân dễ bị rửa trôi, bốc hơi,…Do đó cần làm cho đất tơi xốp bằng cách bón phân hữu cơ cho vườn cây ăn quả. Phân hữu cơ sẽ giúp đất tơi xốp, giữ nước, giữ phân, hạn chế thất thoát phân bón,…

– Lưu ý, bà con nên bón theo tán cây, cách gốc từ 1 – 1,5m vì rễ cây ở phần gốc là rễ già không còn khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới hút dinh dưỡng tốt nhất.

– Nên xới xáo mặt đất trước khi bón hoặc đào hốc, đào rãnh để vùi phân bón rất dễ bị mất đi do rửa trôi hay bốc hơi, nhất là phân đạm.

– Sau khi bón phân xong, cần tưới đủ nước để phân tan và cung cấp cho cây. Nếu bón phân mà không cung cấp đủ nước cho cây, sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón.

Ngoài ra, có thể bổ sung phân bón lá 2 – 3 lần trong giai đoạn nuôi quả, thúc đẩy quá trình phát triển quả và tăng chất lượng màu sắc của quả. Tuy nhiên, nếu trời âm u, mưa nhiều, bệnh phát triển,…nên hạn chế sử dụng phân bón lá.

2.3. Xác định lượng phân bón cho cây ăn trái thích hợp

– Cần thêm bớt liều lượng phân bón tùy theo điều kiện cụ thể của từng cây, từng vườn. Lượng phân bón tăng dần từng năm theo độ tuổi của cây.

– Giai đoạn cây đã cho quả, năm trước được mùa thì năm sau phải bón nhiều hơn năm mất mùa.

– Trong cùng một vườn, những cây cằn cỗi cần được bón nhiều hơn cây tốt, cây mang nhiều quả thì cần bón nhiều hơn cây ít quả.

Nói chung trước khi bón phân cần quan sát cụ thể mới giảm được thất thoát, nâng cao được hiệu quả sử dụng phân bón, đồng thời còn giúp đảm bảo chất lượng quả khi thu hoạch và an toàn cho người tiêu dùng.

Nắm được những nguyên tắc thiết yếu trong việc bón phân cho cây ăn trái để đạt hiệu quả cao. Phân bón Sông Mã đã cho ra đời bộ sản phẩm “phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái” từ giai đoạn đầu đến khi kết thúc toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển khắc phục tất cả những hạn chế cũng như khó khăn trong việc lựa chọn loại phân bón, lượng bón, cách bón sao cho phù hợp, giúp canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao. Bộ sản phẩm “Phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái” bao gồm:

+ Phân bón cho cây ăn trái giai đoạn phuc hồi (hoặc giai đoạn kiến thiết cơ bản).

+ Phân bón cho cây ăn trái giai đoạn ra hoa.

+ Phân bón cho cây ăn trái giai đoạn nuôi trái.

Bạn đang xem bài viết Bón Phân Cho Cây Ăn Quả (Phần 3) trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!