Xem Nhiều 3/2023 #️ Bón Phân Cây Mía Sao Cho Hợp Lý? # Top 3 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bón Phân Cây Mía Sao Cho Hợp Lý? # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bón Phân Cây Mía Sao Cho Hợp Lý? mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Năng suất mía bình quân của nước ta chỉ dưới 60 tấn/ha. Những vùng trồng mía có độ dốc hơi cao khiến độ phì nhiêu thấp, trong lúc đó phân bón chưa đáp ứng được yêu cầu của từng loại giống khiến năng suất thấp, kéo theo năng suất bình quân mía cả nước xuống.

ĐBSCL đã có nhiều CLB 200 tấn mía/ha, nhưng năng suất và chữ đường cũng chưa phải là cao. Chính vì thế, làm gì để cây mía cho năng suất và chữ đường cao thì yếu tố bón phân hợp lý, đúng phân chuyên dung là một yếu tố quan trọng…

Mía thuộc họ hòa thảo (Poaceae), tong Andopogoneae gồm các loài: Saccharum barbari (mía); Saccharum bengalense (mía Bengal); Saccharum edule (mía); Saccharum officinarum (trồng ở VN); và Saccharum sinense (mía lau).

Mía thuộc nhóm lau sậy, nhưng than to, chứa nhiều đường. Các nhà khoa học đã phân loại mía thuộc loại cây có hoạt động quang hợp theo thực vật C4. Nghĩa là sản phẩm quang hợp đầu tiên là hợp chất hữu cơ có 4 gốc các bon.

Ưu thế của nhóm thực vật C4 là có cường độ quang hợp cao, nhiệt độ tối đa cho quang hợp cũng cao hơn nhóm C3 và điểm bù ánh sang thấp hơn nhóm C3. Vì lẽ đó mà cây mía có khả năng hoạt động quang hợp trong khoảng nhiệt cũng như ánh sáng khá rộng.

Vì vậy, mía cho năng suất sinh học cũng như năng suất sinh học cũng như năng suất kinh tế thường cao hơn cây lúa (cùng họ Poaceae). Kèm theo đó, cây mía cũng cần được cung cấp đầy đủ với số lượng dinh dưỡng nhiều hơn cây lúa.

Một đặc điểm khác là cây mía sống ở trên cạn, có bộ rễ phát triển khỏe, khả năng phá vỡ các tầng đất sâu hơn cây lúa nên khả năng len lỏi, tìm kiếm dinh dưỡng tốt hơn cây lúa. Cùng với bộ rễ khá nhiều nên sau khi trồng, nếu hàng năm trả lại được bộ lá cho đất thì mía có khả năng cải tạo tầng đất canh tác khá tốt.

Sản phẩm người ta cần ở cây mía là lượng đường chứa trong cây. Lượng đường và chất lượng đường phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng cung cấp cho mía. Trong đó kali và Ca có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng và chất lượng đường. Mía có thể trồng được trên rất nhiều loại đất kể cả trên đất phèn thoát nước tốt.

Nhưng do tính chất đất khác nhau, khả năng chứa các thành phần dinh dưỡng khác nhau nên việc cung cấp dinh dưỡng cho mía ở các loại đất khác nhau cũng rất khác nhau. Phân tích cây mía khi thu hoạch cho thấy, ruộng mía có năng suất 100 tấn mía cây, cây lấy đi hết 142 – 200 kg N, 42 -85 kg P 20 5, 314 – 425 kg K 2 0, 40 kg Ca0, 47 kg Mg0, 25 kg S, 400 kg Silic, 6 kg Na, 2 – 3 kg Fe, 1 kg Mn, 0,11 – 0,05 kg Cu, 0,02 – 0,05 kg Zn, 0,1 – 0,2 kg B và 0,001 kg B.

Số lượng dinh dưỡng trên tương đương với 310 – 435 kg ure, 262 – 531 kg super lân và 523 – 710 kg phân KCL. Đấy là tính lượng phân cây mía cần. Nhưng do hiệu suất sử dụng phân cuả các chất này khác nhau, nên số phân bón vào không phải như vậy, nhất là phân lân. Thường hiệu suất sử dụng lân chỉ dao động trong phạm vi 15 – 25% tính chung cho các loại đất.

Trong số P cây mía hút ở trên là 42 – 85 kg P 20 5 (262 – 531 kg super lân). Nếu lấy hiệu suất sử dụng P là 25%, thì số P do ta bón vào ở trường hợp này đóng góp được 10,5 – 21,25 kg P 20 5, phần còn lại cây lấy từ đất. Tuy nhiên, lượng phân P ta cần bón vào phải tương đương với 262 – 531 kg super lân (bón gấp 4 phần cây mới lấy đi có 1 phần).

Còn đạm và kali do có hiệu suất sử dụng cao hơn lân, hiệu suất sử dụng của N khoảng 35 – 40%, của kali khoảng 40 – 50%. Nhưng khi bón phân cho mía thì tùy thuộc hàm lượng dinh dưỡng của các chủng loại phân khác nhau nên số lượng phân bón vào cũng khác nhau.

Trường hợp nói trên thì phân đạm bón cho mía trung bình cũng khoảng 400 – 427 kg ure và khoảng 200 – 250 kg phân kali. Phần dinh dưỡng còn lại rễ cây tận dụng từ các lớp đất khác nhau. Nếu khi dùng P trong DAP thì do hàm lượng P cao nên số lượng phân bón vào ít hơn so với khi dùng super lân và ta cũng sẽ giảm số lượng phân ure xuống cho phù hợp.

Cách bón người ta bón lót toàn bộ lân lúc trồng (nếu dùng super lân) và một phần ít phân đạm, 1/4 kali. Số phân đạm còn lại chia ra bón thúc 2 lần vào lúc 4 – 5 lá và lúc mía vươn dóng (7 – 8 lá), phân kali bón 1/3 lúc đẻ nhánh còn lại 2/3 bón vào lúc vươn dóng.

Cty CP Phân bón Bình Điền có loại phân chuyên dùng bón cho mía là Đầu Trâu – TE Mía-1 (20-10-15-TE) và Đầu trâu – TE Mía 2 (15-7-20+TE). Sử dụng phân Đầu trâu TE – Mía 1 bón lót và thúc đẻ nhánh, và Đầu trâu – TE Mía 2 để thúc lúc vươn dóng, tuân theo lượng bón được khuyến cáo rõ trên bao bì.

Bên cạnh 2 chủng loại phân này bà con có thể tìm mua phân Đầu trâu đẻ nhánh (19-12-6-TE) và Đầu trâu vươn dóng (16-6-19+TE). Liều lượng cũng được ghi rõ trên bao bì. Bón 2 loại phân này sẽ tiện lợi, cân đối và tiết kiệm phân cũng như công bón, năng suất cao, chữ đường cũng cao.

Mía cần nền dinh dưỡng dồi dào và tỷ lệ dinh dưỡng hợp lý thì vừa có năng suất sinh vật cao, vừa có tỷ lệ đường cao. Hiện năng suất mía bình quân của nước ta chỉ khoảng 60 tấn/ha. Những vùng trồng mía trên đồi có độ dốc hơi cao, nhờ nước mưa mà độ phì thấp, trong khi phân bón chưa đáp ứng được yêu cầu của từng loại giống nên năng suất thấp.

ĐBSCL đã có nhiều câu lạc bộ 200 tấn mía/ha, điển hình có nông dân đạt được 268 tấn mía cây/ha. Tuy nhiên năng suất chữ đường cũng chưa thật cao và phải thu hoạch trong tháng 9 dương lịch, mía chưa đến thời kỳ đạt đủ độ chín.

Để phá vỡ thế khó khăn của ngành mía đường hiện nay, một mặt cần ngăn chặn tình trạng nhập đường qua lối tiểu ngạch; mặt khác tích cực hơn thì ngành mía đường cần đầu tư đúng vùng nguyên liệu nhằm đưa năng suất mía cao hơn (80 – 100 tấn/ha), hạ giá thành sản xuất sẽ là phương pháp cơ bản.

Theo chúng tôi MAI VĂN QUYỀN – báo Nông Nghiệp Việt Nam

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Mía Và Loại Phân Bón Mía Tốt Nhất?

Tìm hiểu về kỹ thuật bón phân cho cây mía sẽ giúp cho người nông dân biết được lượng phân, thời điểm bón phân cũng như loại phân phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây mía. Và đây chính là bí quyết quan trọng mang đến năng suất cao cho bà con trong quá trình trồng mía.

– Vôi: Chúng ta cần phải cung cấp với trọng lượng từ 0.8 đến 1.5 tấn.

– Phân hóa học: Lúc này thì tùy theo loại đất cũng như tùy theo điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà người nông dân cần phải điều chỉnh lượng phân phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn phải tuân thủ liều lượng trung bình về cách bón phân cho cây mía như là:

1. Nếu là xám cát và đất xám bạc màu:

Đồng thời thì người dân cũng cần phải tuân thủ theo quy trình bón phân đạt chuẩn như sau:

– Cần phải bón lót cho mỗi ha từ khoảng 1 đến 1.5 tấn vôi bột trước khi làm đất và 20 đến 30 tấn phân hữu cơ khi trồng nếu đó là mía tơ.

– Cần phải bón từ 20 đến 30 tấn phân hữu cơ/ha và bón vào rãnh sát hàng mía rồi vùi phân lại nếu đó là mía gốc.

– Bón lót vào rãnh cây mía sau khi trồng đối với mía tơ.

– Bón ngay sau khi đốn với mía gốc có tưới.

– Nên bón thúc lần 1 khi kết thúc đợt nảy mầm và cây mía bắt đầu đẻ nhánh tức là vào khoảng từ 30 đến 40 ngày sau khi trồng ở dòng mía tơ và từ 35 đến 40 ngày đối với dòng mía gốc.

– Trường hợp mía trồng vụ 2 thông thường lúc này sẽ là cuối mùa mưa thì chúng ta cần phải bón thúc lần 1 vào đầu mùa mưa năm sau và bón thúc lần 2 cách lần 1 từ 35 đến 40 ngày.

Với câu hỏi bón phân gì cho cây mía thì chúng ta có thể dùng những loại phân như là NPK Phượng Hoàng 20.20.15+TE, NPK Amino 16-16-8-6S+TE hoặc NPK Amino 20.15.7+TE cho giai đoạn bón lót và thúc đẻ nhánh, NPK Amino 15-5-20+TE hoặc NPK Amino 16-7-18+TE cho giai đoạn thúc vươn lóng…

Đây đều là những loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghệ bọc áo Nano, cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cực kỳ cao và có công dụng quan trọng trong việc kích thích để rễ phát triển nhanh, mạnh và dài, đồng thời còn giúp cây nảy chồi mạnh, ra lá nhanh, tăng trưởng tốt hơn. Từ đó giúp tăng trưởng năng suất cho cây mía để giúp bà con có được vụ mùa tốt nhất.

Và theo như thống kê thì đây chính là những loại phân được rất nhiều bà con áp dụng và đều cảm thấy hài lòng bởi hiệu quả mà nó mang đến, bởi việc sử dụng phân bón ứng dụng công nghệ nano vào sản phẩm mang đến nhiều những ưu điểm vượt trội như là:

– Tăng độ xanh và bền màu của cây, giúp cây đâm chồi đẻ nhánh khỏe hơn.

– Tránh tình trạng thất thoát lượng phân NPK ra bên ngoài.

– Có thể giảm đến từ 20 đến 30% lượng phân bón hóa học do đó giảm thiểu chi phí nông dược hiệu quả.

– Kích thích tăng năng suất cây mía từ 10 đến 20%.

Thế Nào Là Bón Phân Hợp Lý Cho Cây Trồng

Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp bón cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cự lên nông sản và môi trường sinh thái.

Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và bón cân đối:

1. Đúng loại phân

– Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại, mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể rây ga những hậu quả xấu.

– Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn phải tính đến đặc điểm và tính chất của đất. Đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

2. Bón đúng lúc

– Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tùy theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali hơn đạm. Bón đúng lúc cây cần phân mới phát huy được tác dụng.

– Cây trồng cũng như các loại sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thường xuyên, suốt đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hụt nhiều mà phân còn có thể gây ra nhiều tác động xấu đối với cây.

3. Đúng thời tiết, mùa vụ

– Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hạt phân bón có thể gây cháy lá, hỏng hoa, quả.

– Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây ngắn ngày, mỗi năm có 3-4 vụ, thậm chí 8-9 vụ sản xuất. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau.

– Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón. Việc sử dụng các loại phân phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của mùa vụ được trình bày ở phần II của sách này.

4. Bón đúng cách

– Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hòa vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước…

+ Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên đút vào gốc, pha thành dung dịch để tưới.

+ Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt…

– Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất… có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần.

– Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất và cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất phù hợp với từng trình độ của người nông dân.

5. Bón phân cân đối

– Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi.

– Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.

– Đối với mỗi loại cây tròng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dượng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau.

– Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại phân bón khác.

– Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường.

Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là:

– Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn.

– Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác.

– Tăng phẩm chất nông sản.

– Bảo vệ nguồn nước, hạn chế khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.

Nguồn: GS. TS Đường Hồng Dật

Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Mía

Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Tuy nhiên vùng nguyên liệu quy mô nhỏ bé, phân tán, chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy việc phát triển mía theo hướng thâm canh để đạt năng suất đường cao nhất trên một đơn vị diện tích là vấn đề thiết thực và đúng đắn. Để đạt được điều đó cần phải có biện pháp kỹ thuật tổng hợp từ làm đất, chọn giống, trồng, bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

 Thời vụ: thời vụ trồng mía thường vào đầu và cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa trồng trong tháng 4-5 để sau khi mía nảy mầm sẽ có đủ nước cho mía sinh trưởng, phát triển. Cuối mùa mưa nên trồng trong tháng 9 -11 tùy theo vùng kết thúc sớm hay muộn. Vụ trồng này giúp mía kết thúc nảy mầm bắt đầu đẻ nhánh khi sang mùa khô và chịu đựng được khô hạn để đầu mùa mưa sẽ phát triển nhanh.

 Đất: mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng. Riêng đối với một số loại đất như: đất nhiều cát, ít chất mùn, ít giữ nước – phân, dẽ chặt. Đất chua, nhiều phèn (sắt và nhôm). Đất mất chất hữu cơ, đất bị chai do tập quán đốt lá mía sau thu hoạch, ta phải tiến hành cải tạo bằng cách bón phân chuồng (trâu, bò) tốt nhất là dùng phân hữu cơ như phân của công ty Hiếu Giang – Better, các loại tro dừa, tro rơm, tro trấu; Bón vôi, Đôlômít để hạ phèn hay bón các loại phân lân có tính kiềm như lân nung chảy, lân cải tạo đất. Có thể luân canh hoặc trồng xen canh cây họ đậu để làm đất tốt hơn.

1-      Làm đất: 

Tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng. Cày đất là khâu quan trọng giúp bộ rễ mía ăn sâu, chịu hạn, chống đổ và tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây. Cày lần đầu cần sâu khoảng 40 – 50 cm, bừa kỹ, dọn sạch cỏ rác.

Bón 5 tấn phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better hoặc 10-15 tấn phân chuồng (trâu, bò) và 1 – 1,5 tấn vôi bột/ha trước khi bừa lần cuối. Khoảng cách hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc. Nếu xới bằng máy khoảng cách 1 – 1,2 m, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn khoảng 0,8 – 1 m. Đào hộc: rộng 20 – 30 cm, sâu 20 – 30 cm. Bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin trước khi đặt hom 1 – 2 ngày.

2-      Chuẩn bị hom mía: 

Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh mía. Phẩm chất hom giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất mía. Nếu hom giống chất lượng kém thì các biện pháp kỹ thuật khác cũng tác động không đáng kể đến năng suất. Để có năng suất đường cao cần chọn những giống có chữ đường cao, năng suất cao như: ROC 25, ROC 27, ROC 16, MEX… Chọn hom ta nên chọn hom không sâu bệnh, không lẫn giống, không xây xát, không quá già và cũng không quá non (tốt nhất là từ 6 -8 tháng tuổi). Hom mía phải có từ 2-3 mầm tốt. Ngâm hom trong nước 8-24 giờ đối với giống nảy mầm chậm. Tiến hành chặt mỗi hom hai mắt mầm, chặt ngang giữa lóng, không chặt sát mầm. Hom chặt xong đem trồng ngay là tốt nhất. Một ha cần từ 4 – 6 tấn hom giống, cũng có thể trồng từ 8 – 10 tấn/ha tùy theo loại giống và chất lượng giống

.                                                     

3-      Đặt hom: 

giống chuẩn bị xong là có thể đặt ngay. Hom đặt thành một hàng giữa rãnh mía, hai hom cách nhau từ 10 – 20 cm (tùy theo giống). Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển. Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.                                                                                                                

4- Xen canh cải tạo đất mía:

Bốn tháng đầu khi mới trồng hoặc chặt mía, giữa 2 hàng còn trống nên trồng xen đậu vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía.   – Chăm sóc: sau khi trồng 1 – 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện có chết hom (dài hơn 50cm) nên tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ bên cạnh đó nên làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với mía. Thực hiện kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía.

5- Đánh lá mía: có thể đánh lá 3 lần cho mía tương ứng lúc mía khoảng 3, 6, 9 tháng tuổi (lúc này mía chuẩn bị thu hoạch).                                                               

6- Bón phân: (tính cho 1 ha)

* Đất chua (PH = 4-4,5) bón 1.000kg vôi sau khi cày lần cuối

* Lượng phân: 250-300kg Urê, 250-300Kg Supe lân, 200-240Kg KCL, 5 tấn phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better hoặc phân chuồng 10-15 tấn.

* Cách bón: 

– Bón lót: Toàn bộ phân Chuồng, Lân 1/3 Đạm, ½ Kali. 

– Bón thúc lần 1: Khi mía kết thúc nảy mầm (4-5 lá) bón 1/3 lượng đạm. 

– Bón thúc lần 2: Khi mía kết thúc đẻ nhánh (9-10 lá) bón 1/3 lượng đạm và ½ lượng Kali còn lại                                                                          – Bón vá áo: Khi mía có lóng, nếu thấy mía xấu bón thêm 50-100Kg Urê/ha                                                                                                                                         

 7-  Xen canh cải tạo đất mía:

       Bốn tháng đầu khi mới trồng hoặc chặt mía, giữa 2 hàng còn trống vì vậy nên trồng xen đậu phụng hoặc đậu xanh vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía.  Tưới nước: Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần. Thời kỳ mía nảy mầm, đẻ nhánh: tưới 4 lần/ tháng. Thời kỳ đẻ nhánh làm lóng:  2-3 lần/tháng. Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng. Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.

Lưu ý: Đất trồng mía không được để nước ngập úng, phải thoát nước nhanh không để đọng nước vào mùa mưa. Sau khi trồng 10-15 ngày nếu gặp mưa nên xới phá váng. Phòng trừ sâu bệnh: bà con nên rải Basudin với liều lượng 20 kg/ha vào rãnh mía trước khi đặt hom. Chú ý thường xuyên thăm đồng để chặt và tiêu hủy các cây mía bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan.

Đối với đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-30Kg thuốc Diaphos, Padan để rải.   Một số loại sâu bệnh như: sâu đục thân, rệp có thể dùng Diaphos, Padan, Supracide, Trebon, Bascide xịt, rải vào gốc mía. Riêng trường hợp cây bị nhiễm bệnh than nên đưa cây ra khỏi ruộng và đốt để tiêu hủy mầm bệnh. Ngoài ra, bà con có thể tiến hành bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột và hạn chế ra rễ trên thân. Một số sâu bệnh chính thường gặp như: bệnh thối đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, sâu hại gốc, rệp trắng…  Cây mía là cây thu hoạch hàng năm, nhưng để lưu gốc nhiều năm. Nếu chăm sóc bón phân tốt năng suất vụ gốc thường tăng hơn so với vụ tơ. Thời gian chăm sóc vụ gốc sớm hơn, khẩn trương hơn, thu hoạch sớm hơn vụ tơ.

1. Sau khi thu hoạch không quá 3 ngày, phải đốt sạch hoặc dọn lá mía ra khỏi ruộng, dùng máy, trâu bò, cuốc cày xả hoặc cuốc hai bên hàng mía làm dứt lớp rễ già.

2. Dùng toàn bộ phân chuồng hoặc Phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better, phân lân, 1/3 lượng đạm và ½ lượng Kali để bón lót. Bón thúc lần 1, lần 2 và bón vá áo. Căn cứ vào số lá mía như vụ tơ để bón nhưng lượng phân tăng 20-25% so với vụ tơ.

3. Việc chăm sóc tưới nước như vụ tơ

4. Lưu ý:  – Phải thu hoạch khẩn trương để đảm bảo độ đồng đều của ruộng mía.  – Không để lại những ruộng mía đã nhiễm sâu bệnh khó trị nhất là bệnh than.

  Thu hoạch: tùy từng giống mía ta trồng mà xác định được giai đoạn chín của mía. Quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được.

Phân bón Hiếu Giang Better kính chúc bà con trúng mùa được giá!

Bạn đang xem bài viết Bón Phân Cây Mía Sao Cho Hợp Lý? trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!