Cập nhật thông tin chi tiết về Bình Phước: Xử Lý Nghiêm Hành Vi Sản Xuất, Thuốc Bvtv Giả, Kém Chất Lượng mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 50/KH-BCĐ về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu; sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, rà soát, đánh giá công tác quản lý nhà nước về phân bón, thuốc BVTV như: Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng phân bón, thuốc BVTV; thống kê, đánh giá hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về phân bón, thuốc BVTV đã ban hành. Phát hiện những bất cập, chồng chéo để thống nhất kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV.
Đối với Sở Công thương, tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa là các loại phân bón, thuốc BVTV trên thị trường để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm. Phối hợp phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi buôn lậu, vi phạm pháp luật trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV.
Phối hợp với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV; Hội Nông dân, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh, các cơ quan báo chí, truyền thông, UBND các cấp: Thường xuyên trao đổi, thống nhất chỉ đạo xử lý thông tin về hành vi buôn lậu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền giúp nông dân, người tiêu dùng nhận biết, phân biệt được những sản phẩm phân bón, thuốc BVTV là hàng thật, hàng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; những hậu quả, tác hại của việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng là phân bón, thuốc BVTV; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm; đồng thời xác định trách nhiệm của các đơn vị, kiên quyết không để xảy ra các hành vi sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc…
Nguồn: báo Bình Phước
Xử Lý Hành Vi Sản Xuất Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các lực lượng chức năng xử lý hành vi sản xuất phân bón giả, kém chất lượng (ảnh PLO).
Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh, bảo quản hàng hóa là phân bón.
Kon Tum: Sản xuất phân bón giả bị phạt 275 triệu đồng
UBND tỉnh Kon Tum ra Quyết định xử phạt 275 triệu đồng đối với Doanh nghiệp tư nhân sản xuất và thương mại Lợi Nông Kon Tum (số 5 Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum) vì vi phạm hành chính trong sản xuất và kinh doanh phân bón.
Theo đó, doanh nghiệp trên bị phạt 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, gia công phân bón khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất, gia công phân bón; phạt 200 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.
Tịch thu và buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính 28,87 tấn phân hữu cơ tổng trị giá 69,7 triệu đồng; tịch thu phương tiện là công cụ được sử dụng để sản xuất hàng giả. Đồng thời, đình chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất phân bón của doanh nghiệp này 18 tháng.
Trước đó, cuối năm 2016, UBND huyện Đăk Tô (Kon Tum) có kiến nghị về việc kiểm tra, xử lý đối với Doanh nghiệp tư nhân sản xuất và thương mại Lợi Nông Kon Tum cung ứng phân bón không đảm bảo chất lượng. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện doanh nghiệp này đang sản xuất, kinh doanh phân bón nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất theo quy định.
Doanh nghiệp bị bêu tên
Công bố các doanh nghiệp sản xuất và phân phối phân bón giả trên các phương tiện thông tin đại chúng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là cách làm đang được tỉnh Lâm Đồng áp dụng.
Được biết, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Lâm Đồng vừa qua đã phát hiện hàng loạt các cở cở sản xuất và phân phối phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Các loại phân bón trên được lưu hành khá rộng rãi và phổ biến trên thị trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sản xuất, thu hoạch của người nông dân.
Các cơ quan chức năng của tỉnh đã tiến hành lập biên bản, thu giữ toàn bộ số phân bón giả, kém chất lượng để tiêu huỷ, ra quyết định xử phạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh này với tổng số tiền trên 200 triệu đồng. Cùng với đó, tỉnh Lâm Đồng đã công bố các doanh nghiệp sản xuất và phân phối phân bón giả trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết.
Công ty Hóa Nông Mùa Vàng sản xuất phân bón kém chất lượng
Sở Công thương tỉnh Long An đã ra QĐ số 105/QĐ-XPVPHC xử phạt 26,5 triệu đồng đối với Cty TNHH TM Hóa Nông Mùa Vàng (Cty Hòa Nông Mùa Vàng) có địa chỉ tại Lô N5, Đường số 6, Cụm CN Lợi Bình Nhơn, xã Lợi Bình Nhơn, TP.Tân An, Long An) vì vi phạm trong sản xuất và kinh doanh phân bón kém chất lượng.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Hóa Nông Mùa Vàng (ảnh PLXH)
Theo đó, Cty Hóa Nông Mùa Vàng đã có các hành vi vi phạm: Có hợp đồng nhưng không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng phân bón trước khi đưa phân bón ra kinh doanh; Sản xuất phần bón có chất lượng không phù hợp với hồ sơ công bố hợp chuẩn; bị xử phạt 26,5 triệu đồng.Trước đó, Công ty này từng bị xử phạt hơn 50 triệu đồng vì sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng.
Nhưng việc quản lý thị trường phân bón trong nước còn nhiều lỏng lẻo, bất cập. Do vậy, mặt hàng phân bón đang có tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất hiện tràn lan trên thị trường, đã và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực cũng như sức khỏe của nhân dân, tác động xấu đến môi trường.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, thực trạng phân bón giả năm sau lại cao hơn năm trước. Năm 2015 là trên 4000 vụ vi phạm, đến năm 2016 là trên 5000 vụ vi phạm. Trong đó nhiều vụ còn chưa được giải quyết bởi pháp luật của chúng ta còn nhiều kẽ hở.
Trong năm 2016, các cơ quan hữu quan liên tiếp có những đợt kiểm tra chất lượng phân bón đang sản xuất và lưu hành trên thị trường, phát hiện có đến 50% số mẫu phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì.
Theo con số thống kê thiệt hại do mua phải phân bón giả và phân bón kém chất lượng, mỗi năm Việt Nam đã mất đi từ 2 đến 2,5 tỉ USD. Ngoài ra, phân bón giả, kém chất lượng gây rối loạn thị trường tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt ảnh hưởng tới các DN làm ăn chân chính…
Cần thiết phải xử lý theo pháp luật và quy trách nhiệm
Cũng theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam điểm tồn tại lớn nhất hiện này cần phải nói là lợi ích nhóm. Nếu vi phạm phân bón giả mà chỉ phạt hành chính thì sẽ làm hỏng ngành phân bón Việt Nam, do đó cần thiết phải xử lý theo pháp luật và quy trách nhiệm.
Ông Vũ Xuân Hồng, Phó TGĐ Công ty CP Supe Phốt phát Hóa chất Lâm Thao cho rằng, để xác định rõ được những phân bón nào là phân bón nhái và kém chất lượng, cần phải có bộ quy chuẩn. Đồng thời, cơ quan chức năng cần giám sát chặt sản xuất và vấn đề thị trường; có chế tài xử lý cực mạnh với các đơn vị sản xuất hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Còn theo ông Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Chống hàng giả Việt Nam cũng nhấn mạnh, hiện nay, chúng ta cũng đang nhập nhèm giữa xử lý hành chính hay hình sự với sản xuất phân bón giả. Đây là kẽ hở để các nhóm lợi ích bảo kê các nhóm sản xuất hàng giả. Ví dụ như trường hợp vụ phân bón giả Thuận Phong chỉ bị xử phạt hành chính. Do đó, đề nghị Chính phủ có quy định rõ sản xuất hàng giả phải xử lý hình sự, không xử lý hành chính.
Phân bón ‘đẻ’ quá nhanh nên quản lý không được?
Đó là thông tin tại Hội thảo Phát triển chiến lược phân bón hữu cơ và phổ biến Nghị định 108/2017 của Chính phủ do Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Phân bón Việt Nam tổ chức tại chúng tôi vào ngày 13/10.
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết hiện cả nước có 706 cơ sở sản xuất phân bón đủ điều kiện hoạt động. Đáng chú ý số lượng sản phẩm phân bón đã công bố hợp quy tính đến tháng 1/2017 mới chỉ hơn 6.000 sản phẩm.
Thế nhưng chỉ sau 8 tháng, tính đến thời điểm hiện tại sau khi tiếp nhận bàn giao từ Bộ Công Thương thì số lượng sản phẩm phân bón công bố hợp quy đã tăng lên gần 14.200 sản phẩm, gấp gần 2,5 lần so với thời điểm tháng 1/2017.
Theo ông Thúy, số lượng sản phẩm phân bón của Việt Nam là quá lớn, đặc biệt “đẻ” quá nhanh trong một thời gian ngắn, công tác quản lý không đủ sức để kiểm soát.
Nhiều doanh nghiệp phân bón phản ánh những tồn tại thị trường phân bón trong thời gian qua, cụ thể trước thời điểm chưa có Nghị định 108/NĐ-CP, công tác quản lý phân bón được giao cho 2 cơ quan là Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT. Việc này đã gây ra sự chồng chéo trong quản lý nhà nước, một đơn vị chịu sự quản lý của 2 cơ quan dẫn tới gây tốn kém và phiền hà cho các doanh nghiệp.
Nhiều sản phẩm phân bón phát triển ồ ạt; việc đăng ký và công bố chất lượng chưa phù hợp với mục đích sử dụng của phân bón, các loại phân bón giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường không kiểm soát được, gây tổn thất cho nền kinh tế, bức xúc trong xã hội.
Theo đại diện Bộ NN&PTNT, điểm mới của Nghị định 108/2017/NĐ-CP là thống nhất một đầu mối quản lý phân bón là Bộ NN&PTNT. Đồng thời thay đổi phương thức quản lý theo hướng quản lý chặt chẽ để giảm tối đa việc sản xuất, tiêu thụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng… tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp làm ăn bài bản, đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần có cơ chế quản lý chặt nhập khẩu phân bón, có chế tài xử phạt thật nặng các đơn vị sản xuất phân bón giả, nhái kém chất lượng, nhất là những đơn vị gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời cần quy định trong luật về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp sản xuất phân bón giả, nhái, gây ô nhiễm môi trường.
Ngăn Chặn Nạn Sản Xuất Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng
Số vụ vi phạm tăng
Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Hạc Thúy tình trạng phân bón giả năm sau lại đáng lo ngại hơn năm trước. Năm 2015, phát hiện hơn 4.000 vụ vi phạm, đến năm 2016 là hơn 5.000 vụ.
Hiện nay, việc kiểm định, chứng nhận chất lượng phân bón chưa được chặt chẽ. Thí dụ như, năm 2016, sau khi tiến hành kiểm tra 45 trung tâm khảo nghiệm phân bón, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện 11 tổ chức được Cục Trồng trọt chỉ định chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm phân bón… có dấu hiệu sai phạm.
Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thường tập trung tại các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón giả, kém chất lượng thường hoạt động bí mật, khép kín từ sản xuất đến vận chuyển, tiêu thụ… Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn đăng ký sản xuất nhiều loại khác nhau, khi bị phát hiện loại phân bón này là giả, kém chất lượng thì sẵn sàng thay thế loại phân bón khác.
Không chỉ người nông dân chịu thiệt do phân bón kém chất lượng, mà các doanh nghiệp sản xuất chân chính cũng đang lao đao. Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty cổ phần Su-pe Phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao Phạm Ðức Thành cho biết, hiện nay tình trạng hàng giả, nhái phân bón của công ty tràn lan khắp cả nước, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Thí dụ, lô-gô thương hiệu của công ty làm là có hình ba nhành lá cọ, thì có doanh nghiệp làm nhái ba nhành lá khác gần giống với ba lá cọ nhưng vẫn được cấp phép sản xuất. Khi bán ra thị trường, doanh nghiệp lại bán sát với giá phân bón của những đơn vị sản xuất chuẩn, dẫn đến lợi nhuận rất cao, trong khi thiệt thòi thuộc về các doanh nghiệp làm ăn chân chính và người nông dân. Ðể những loại phân bón nhái, kém chất lượng này bán được, các cơ sở có nhiều cách luồn lách, thường có ưu đãi cao cho đại lý, dẫn đến các đại lý lại hướng người dân mua những sản phẩm phân bón này. Nếu không đọc, xem kỹ, người mua sẽ nhầm lẫn. Cũng có những trường hợp, các đại lý ở vùng nông thôn lấy vỏ bao phân bón của công ty sau đó đổ phân bón giả, kém chất lượng vào để đánh lừa người dân. Trong khi đó, hiện nay lại chưa có quy chuẩn để xác định những sản phẩm phân bón tương đương, nhưng nhiều đơn vị sản xuất vẫn được cấp phép sản xuất, có chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy khiến người dân không thể phân biệt đâu là hàng thật đâu là hàng nhái. Chỉ khi kiểm tra chất lượng sản phẩm cụ thể mới phát hiện lệch quy chuẩn mà doanh nghiệp đăng ký.
Tăng cường quản lý phân bón
Ðể khắc phục tình trạng phân bón giả, nhái, kém chất lượng, các cơ quan chức năng ngoài việc tuyên truyền để bà con nông dân biết tác hại của phân bón giả, nhái, kém chất lượng; hỗ trợ bà con sử dụng phân bón an toàn hiệu quả, tăng giá trị sản phẩm, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón để kịp thời phát hiện những hành vi sản xuất, kinh doanh sai trái. Nhất là thực hiện đúng, kịp thời Nghị định số 108/2017/NÐ-CP ngày 20-9-2017 của Chính phủ (thay thế Nghị định 202/2013/NÐ-CP ngày 27-11-2013 về quản lý phân bón).
Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau: được thành lập theo quy định của pháp luật; có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị; dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa theo quy định; có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học. Ngoài ra, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện về cửa hàng buôn bán phân bón, phải có biển hiệu, sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Người trực tiếp bán phân bón phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học. Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định về người trực tiếp bán phân bón…
Phú Yên: Sản Xuất Ra Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng Nhiều Công Ty Bị Xử Phạt Nặng
Cụ thể, đoàn thanh tra của Sở NN-PTNT Phú Yên kiểm tra Công ty TNHH Nhà máy phân bón NPK Phú Yên, có trụ sở tại KCN Đông Bắc Sông Cầu, xã Xuân Hải, TX Sông Cầu 65 triệu đồng vì sản xuất (gia công) phân bón có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 và Điểm g Khoản 2 Điều 31 của NĐ 119/2017/NĐ-CP và sản xuất phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 17 của NĐ 119/2017/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả buộc Cty TNHH Nhà máy phân bón NPK Phú Yên tái chế toàn bộ số lượng phân bón không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Không chỉ Phú Yên, hàng loạt công ty phân bón tại Đắk Nông cũng bị ngành chức năng tỉnh này xử lý vì có hành vi sản xuất ra phân bón giả, phân bón kém chất lượng không phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng như Công ty TNHH SITO Việt Nam (địa chỉ số 4, đường 3A, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai) với sản phẩm phân bón NPK 20-20-15+TE, Công ty TNHH MTK với sản phẩm phân bón NPK 16-16-8. Công ty cổ phần Nicotex Đắk Lắk với sản phẩm phân bón NPK 17-17-7+13S… Công ty TNHH thương mại, công nghệ Hoàng Gia (địa chỉ 224/133/10, đường số 8, khu phố 16, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh) với sản phẩm phân bón Trung vi lượng Canxi – bo cũng có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Công ty TNHH thương mại, dịch vụ hóa chất Tân Phú với sản phẩm phân bón Mico vi lượng giả; Công ty TNHH sản xuất Việt Áo với sản phẩm phân bón NPK 16-16-8+13S có chất lượng không phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng. Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thành Nam Agriculture với sản phẩm phân bón NPK 25-5-5+8S có chất lượng không phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng…
Trước đó, đoàn thanh tra sở NN và PTNT Phú Yên đã tiến hành lấy 36 mẫu phân bón và thuốc BVTV (27 mẫu phân bón, 9 mẫu thuốc BVTV) các loại để thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng như: đạm tổng số, lân hữu hiệu, kali hữu hiệu, hàm lượng hữu cơ, hoạt chất: Ametryn, Glyphosate – IPA, Acetochlor….
Kết quả phát hiện 14 mẫu phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Đoàn thanh tra đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với mẫu phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, đồng thời tiến hành niêm phong số lượng phân bón vi phạm còn tồn. Sau đó, đoàn tham mưu cho Sở NN-PTNT trình UBND tỉnh ban hành 10 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền xử phạt: 333.848.750 đồng.
Minh Anh (T/h)
Bạn đang xem bài viết Bình Phước: Xử Lý Nghiêm Hành Vi Sản Xuất, Thuốc Bvtv Giả, Kém Chất Lượng trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!