Xem Nhiều 3/2023 #️ Biến Đam Mê Thành Kế Sinh Nhai # Top 4 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Biến Đam Mê Thành Kế Sinh Nhai # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Biến Đam Mê Thành Kế Sinh Nhai mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(QBĐT) – Mô hình trồng hoa lan trên diện tích 100 m2 của anh Lê Thanh Quang (thôn Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh) mở ra cơ hội lớn cho hướng khởi nghiệp từ chính đam mê. Chúng tôi gặp anh Lê Thanh Quang vào những ngày cuối năm, đúng thời điểm anh đang bận rộn chăm sóc vườn lan Phi điệp tím chuẩn bị cung ứng cho thị trường hoa Tết. Anh Quang cho biết: “Ngoài hơn 200 chậu lan chuẩn bị ra hoa để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới, tôi còn nhân giống nhiều giống lan bản địa quý đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Nằm ở eo thắt miền Trung, Quảng Bình có hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nguồn gen quý hiếm.

Đặc biệt là sự hiện diện của nhiều loại phong lan có giá trị kinh tế cao, như: Nghinh xuân, Hoành thảo xoan, Kiều hồng, Phi điệp tím…Tuy nhiên, việc khai thác giống lan quá tùy tiện và bừa bãi đã làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, đe dọa đến đa dạng sinh học.

Công tác bảo tồn, lưu trữ lại chưa được người dân quan tâm đến. Chính vì lẽ đó, tôi luôn suy nghĩ trăn trở để có những phương pháp nhân giống phù hợp, đạt hiệu quả cao, vừa góp phần giảm thiểu việc khai thác lan rừng, vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường”.

Từ đam mê hoa lan, năm 2015, anh Lê Thanh Quang quyết định khởi nghiệp với nghề trồng lan.

Từ niềm đam mê hoa lan, năm 2015, Lê Thanh Quang quyết định khởi nghiệp với nghề trồng lan. Trên nền đất 100m2, anh tiến hành xây dựng vườn ươm với tổng chi phí đầu tư 250 triệu đồng. Vườn ươm được thiết kế dưới dạng nhà lưới, chất liệu bằng khung sắt có giàn treo, mái che bằng lưới đen để hạn chế 70% ánh nắng của mặt trời, góp phần nâng cao tuổi thọ và bảo vệ hoa.

Anh Quang chia sẻ: “Thời gian đầu, tôi vào nghề còn lúng túng, chưa phân loại được giống hoa, kỹ thuật ghép chưa chỉn chu, chế độ chăm sóc cây còn hạn chế, thường xuyên bị nấm gây hại…, làm mất giá trị giò lan. Khó khăn chồng chất khó khăn, thất bại này nối tiếp thất bại khác, nhiều lúc tôi rất thất vọng, chán nản vì bao nhiêu công sức, mồ hôi nước mắt của mình bị đổ xuống sông, xuống biển”. Nhưng, với tinh thần không ngại khó, ngại khổ, dám nghĩ, dám làm, anh tiếp tục đầu tư và tìm hiểu kiến thức từ mạng Internet kết hợp tham quan thực tế ở các vườn trồng lan trong và ngoại tỉnh.

Nhờ đó, anh đã dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Năm 2016, anh đã có những giò lan đẹp cung ứng cho thị trường và đến nay, vườn hoa lan của anh đạt tỷ lệ sống từ 90-100%. Hoa lan nở theo mùa và nở đúng mỗi năm một lần, mỗi loài lan có đặc điểm sinh trưởng, cách chăm sóc riêng nên chọn giống là khâu quan trọng nhất, vì giống sẽ quyết định đến chất lượng hoa sau này.

Cây giống phải sạch bệnh và được chọn lọc kỹ càng. Môi trường để lan sinh trưởng phát triển tốt nhất là không bị nắng chiếu trực tiếp, khí hậu ẩm và thoáng, nghĩa là trong vùng trồng lan phải có độ ẩm không khí cao, thoáng gió, giá thể trồng lan phải thoát nước dễ dàng.

Anh không sử dụng hệ thống tưới nước phun sương tự động mà  tưới bằng tay để chủ động điều chỉnh lượng nước tưới cho cây. Thành phần quan trọng trong giá thể trồng lan ngoài vỏ dừa là phân hữu cơ được ủ theo phương pháp vi sinh để tăng cường bổ sung vào thời điểm cây phát triển. Năm 2017, anh Quang nhận thấy giống phong lan Phi điệp tím được thị trường ưa chuộng trong khi nguồn giống tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Bằng chút kinh nghiệm và kỹ thuật vốn có, anh đã có ý tưởng bảo vệ giống lan Phi điệp tím bằng việc cấy, ghép mô. Anh đã mạnh dạn đầu tư thêm 80 triệu để xây nhà lồng tạo điều kiện cho việc nhân giống những giống lan quý hiếm.

Theo anh, để có thể tạo ra một cây lan con từ giống lan rừng thì không quá khó, tuy nhiên, đòi hỏi người chăm sóc phải tỉ mỉ và tận tâm. Đối với giống lan Phi điệp tím, sau khi lấy giống lan mẹ ở rừng về, cây phải được chăm sóc cẩn thận cho đến khi lan mẹ ra chồi non.

Những mô chồi non này sẽ được lấy, nhân giống thành những cây lan con, bón phân, tưới nước, kiểm tra phòng bệnh tật và sau đó cung ứng ra thị trường với giá bán giao động từ 150.000 đến 200.000 đồng. Dự kiến trong dịp tết Kỷ Hợi này, anh xuất ra thị trường hơn 100 giò lan Phi điệp tím với lợi nhuận thu lại khoảng 170 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí giống, vật tư, công lao động…, anh lãi hơn 70 triệu đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Lê Thanh Quang còn thường xuyên hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ thanh niên trong thôn có việc làm, vươn lên thoát nghèo với mức thu nhập ổn định. Nếu ai muốn học nghề trồng hoa lan, anh cũng rất nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, giúp họ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Lệ Quyên  

Lan Hài – Nơi Gắn Kết Đam Mê

Tuy không làm cùng ngành nghề nhưng lại có chung một sở thích – đó là đam mê, sưu tầm hoa lan. Trong đó Lan Hài là loại cây được nhiều người yêu hoa ở phố núi Đà Lạt nghiên cứu từ hàng chục năm qua. Vì thế, Câu lạc bộ Lan Hài Đà Lạt ra đời và trở thành địa chỉ cho những người yêu loại hoa này tìm đến giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như bảo tồn và phát triển loại hoa này ở Đà Lạt, góp phần làm đa dạng, phong phú cho các loài hoa ở phố núi cao nguyên.

Gắn bó với hoa Lan Hài trên 20 năm, anh Lê Văn Hoành – một trong những thành viên của Câu lạc bộ Lan Hài Đà Lạt đang sở hữu hơn 3000 chậu Lan hài với hàng trăm chủng loại có giá trị lên đến hàng tỷ đồng. Anh Hoành chia sẻ để có được những chậu lan có giá trị, anh đã trải qua không ít thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Nhưng bằng niềm đam mê anh đã từng bước sưu tầm, nghiên cứu và nhân giống thành công nhiều giống lan Hài quý hiếm hiện nay. Cũng sở hữu trên 100 giống lan Hài các loại, anh Đặng Kim Khương, ngụ tại phường 8 Đà Lạt cũng có một vườn Lan Hài đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại đang đua nhau khoe sắc. Nhiều giống Lan Hài anh đang sở hữu phải kể đến là Hài Táo, Hài Kim, Hài râu xanh, Hài hương, Hài điệp, Hài vàng, Hài đỏ…v.v. Anh Đặng Kim Khương – Phường 8 – TP Đà Lạt cho biết: “chơi hoa này không bao giờ là đủ, tìm được cái này thì mình lại tiếp tục sưu tầm loại kia, có những loại cây thì mình chia sẻ cho các anh em họ thích, mình chơi một mình thì không trao đổi được, tham gia CLB hoa Lan Hài thì mình chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm. Lan hài thì không khó chăm sóc, quan trọng là mình tạo được môi trường tốt để cây thích nghi, vì có cây thích khô, cây thích ướt, cây thích nắng, cây thích mát. Vì vậy mình phải tìm hiểu để điều chỉnh nhiệt độ cây thích hợp” Hiểu rõ được sự phát triển tự phát và nhỏ lẽ của những người yêu Lan Hài, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của loại hoa quý phái này. Năm 2018, Câu lạc bộ Lan Hài Đà Lạt được thành lập, đến nay CLB này đang thu hút 11 hội viên là những người có thâm niên nhiều năm trong việc nghiên cứu, tìm hiểu loại hoa này. Đến với CLB, các hội viên được giao lưu, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc Lan Hài. Vì thế mà hiện nay CLB Lan Hài Đà Lạt đang sở hữu gần 500 giống lan Hài các loại và trở thành địa phương có quy mô về số lượng và chủng loại Lan hài lớn của Việt Nam. Theo anh Nguyễn Quang Trí – Chủ nhiệm CLB Lan Hài Đà Lạt, kể từ khi Câu lạc bộ hoa Lan Hài được thành lập, thì đây không chỉ là nơi gắn kết để các anh em yêu Lan Hài giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, mà còn là nơi để các hội viên trong câu lạc bộ Lan Hài đẩy mạnh phong trào hoa Lan Hài phát triển mạnh hơn. Vì thế, CLB Lan Hài Đà Lạt cũng đang tiến tới hoạt động thu hút, phát triển hội viên, đồng thời xây dựng một mô hình trưng bày Lan Hài tại Vườn Hoa thành phố Đà Lạt để phục vụ nhu cầu tham quan, thưỡng lãm giành cho du khách gần xa. Đặc biệt, Câu lạc bộ Lan Hài Đà Lạt tiếp tục nhân rộng thêm nhiều giống mới để hội viên vừa nghiên cứu, vừa thỏa mãn niềm đam mê, cũng như sưu tầm, bảo tồn những giống Lan Hài quý hiếm. Không chỉ dừng ở việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nhiều loại Lan hài của các thành viên CLB Lan Hài Đà Lạt đã tham gia và giành nhiều giải thưởng lớn ở các hội thi hoa Lan được tổ chức trong phạm vi cả nước. Song đối với những người tham gia câu lạc bộ Lan Hài Đà Lạt thì đối với họ trồng Lan Hài là niềm đam mê, là tình yêu nghệ thuật để làm đẹp cho đời./. Tuyết Ngọc

Trồng Sen Đá Niềm Đam Mê Thú Vị

Trải qua nhiều công việc khác nhau nhưng nghề trồng sen đá đã tạo cho chị Thảo nhiều niềm vui trong cuộc sống. Tình cờ một lần nhìn thấy sen đá trên mạng xã hội, chị Thảo quyết định mua 3 cây trồng thử nhưng đều thất bại. Không nản, chị lại tiếp tục trồng. Qua nhiều lần thất bại và rút kinh nghiệm, cuối cùng chị đã thành công với mô hình trồng sen đá tại Cà Mau.

Ban đầu chị chỉ trồng vì yêu thích, nhưng sau đó, chị mạnh dạn nhân giống để vừa có thể tạo nguồn thu nhập ổn định, vừa có thể thoả đam mê.

Trồng sen đá là cách để chị Thảo có được niềm vui trong cuộc sống.

“Thấy trên thị trường loại kiểng này chưa thịnh hành nên tôi quyết định vừa trồng vừa kinh doanh luôn. Trồng kiểng cũng thú vị lắm, thay vì tham gia những trò chơi vô bổ thì trồng sen là cách để thư giãn, đồng thời tạo được nguồn thu. Được chăm sóc sen đá, ngắm nhìn từng cánh sen nhỏ nhắn, tự nhiên mình cảm thấy nhẹ nhàng trong suy nghĩ, yên tĩnh trong tâm hồn”, chị Thảo bộc bạch.

Chị Thảo tận dụng vườn kiểng rộng khoảng 500 m2 tại nhà và tự nhân giống để giảm bớt chi phí. Ngoài ra, chị còn nhập thêm một số giống mới tạo sự đa dạng chủng loại đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Không chỉ bán tại chỗ, chị Thảo còn bán online để mở rộng thị trường.

Vườn kiểng của chị Thảo trồng rất nhiều loại sen đá như Kim Cương, Đế Vương, Chuỗi Ngọc, Cỏ Ngọt, Hồng Dâu, Móng Rồng, Giọt Lệ… Mỗi giống sen đá có hình dáng khác nhau nhưng đều thuộc họ lá mọng nước. Theo chị Thảo, sen đá là loại cây ưa nắng, thường sống ở những vùng đất khô cằn như sa mạc, vùng núi đá, vì vậy, trồng sen đá không cần chăm sóc cầu kỳ, chỉ tưới nước 2 lần/tuần, phơi nắng 3 lần, đặc biệt không để nước đọng trên lá quá 1 ngày. Một số loại sen đá (nhập từ vùng có khí hậu lạnh, khô hoặc nắng không gay gắt) có thể chịu được nhiệt độ máy lạnh nên mọi người có thể trưng ở phòng khách, bàn làm việc, phòng ngủ…

Sen đá tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.

Hiện tại, mỗi cây sen đá có giá từ 10-70 ngàn đồng, còn tiểu cảnh được trang trí thêm các phụ kiện khác thì mỗi chậu có giá dao động từ 120-220 ngàn đồng. Mỗi ngày chị Thảo thu nhập từ 300-400 ngàn đồng; Đặc biệt, vào dịp tết, vườn sen đá của chị Thảo phải tăng thêm số lượng để phục vụ khách hàng.

Gắn bó hơn 6 năm qua, việc trồng sen đá đã đem lại cho chị những bài học quý giá. “Khi làm bất cứ công việc gì cũng cần sự kiên nhẫn. Đối với tôi cũng vậy, trồng sen đá là một trải nghiệm thú vị. Những cây sen đá nhỏ nhắn, được người trồng nâng niu, tỉ mỉ chăm sóc thì mới có thể phát triển tốt. Nhờ trồng và chăm sóc sen đá tôi rèn được tính kiên nhẫn, tạo sự yên bình trong cuộc sống”, chị Thảo trải lòng.

“Sen đá tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, sức sống của loại cây mọng nước này mang ý nghĩa cho tấm lòng kiên định, mộc mạc nhưng chân thành. Trồng sen đá giúp chúng ta sống chậm lại hơn, suy nghĩ chính chắn hơn về những góc cạnh của cuộc sống”, chị Thảo bộc bạch.

Theo Báo Cà Mau

Biến Rong Biển Thành Phân Bón,

(Baoquangngai.vn)- Tận dụng lượng rong biển trôi dạt vào bờ, nhiều nông dân ở huyện đảo Lý Sơn đã vớt mang về ủ làm phân bón cho cây hành, cây tỏi. Nguồn phân bón này không chỉ giúp cho hành tỏi phát triển tốt mà còn giúp nông dân vừa tiết kiệm chi phí sản xuất vừa bảo vệ môi trường.

Thủy triều xuống để lộ từng mảng rong mơ xanh trôi dạt trên bờ biển và những rặng đá san hô gần bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều hộ nông dân rủ nhau đi vớt rong mang về nhà ủ làm phân bón.

Cùng với nhiều loại rong khác thì rong mơ xanh là nguồn lợi thủy sản tự nhiên của biển, có rất nhiều ở vùng biển Lý Sơn từ bao đời nay. Thông thường mùa rong mơ xanh thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch hằng năm. Hàng ngày, những đợt sóng biển lớn sẽ cuốn theo những mảng rong mơ xanh dạt vào bờ.

“Mỗi khi nước triều rút xuống, nước biển cạn, rong phủ dày khắp bãi rạn, bờ biển. Cứ thế là mình mang bao ra vớt đem vào bờ. Nếu không vớt nhanh, rong sẽ thối rữa và bốc mùi rất khó chịu, gây ô nhiễm môi trường”- ông Võ Văn Hai ở thôn Tây, xã An Vĩnh cho biết.

Rong mơ xanh xuất hiện rất nhiều ở vùng biển Lý Sơn

Người dân tranh thủ thủy triều rút ra biển vớt rong

Rong biển sau khi vớt lên, bà con nông dân sẽ phơi ngay trên bờ biển cho rong khô để dễ vận chuyển mang về nhà. “Rong này mình mang về chất thành đóng để ủ, cho đến khoảng tháng 6, 7 khi bắt đầu mùa trồng hành mình sẽ mang ra bón”- ông Hai chia sẻ.

Theo các hộ nông dân ở huyện đảo Lý Sơn, từ xa xưa, người dân ở đây đã sử dụng rong biển để làm phân bón cho cây trồng trên đảo, đặc biệt là cây hành, cây tỏi để giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Chính vì vậy, dù hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân bón khác nhau nhưng hầu hết các hộ nông dân ở đảo Lý Sơn đều dùng rong biển ủ thành phân để bón cho hoa màu.

Rong được vớt lên sẽ được đem lên bờ phơi khô trước khi mang về nhà ủ làm phân

“So với bón phân hữu cơ thông thường thì bón phân từ rong biển có hiệu quả tốt hơn. Qua kinh nghiệm của người nông dân chúng tôi thì cây hành, cây tỏi khi được bón phân làm từ rong biển sinh trưởng và phát triển rất tốt, thân cây phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh, củ to và chất lượng tốt hơn “- lão nông Phạm Văn Ban ở thôn Tây, xã An Vĩnh cho hay.

Với ‘độc chiêu’ tận dụng rong biển làm phân bón không chỉ giúp bảo vệ môi trường dọc bờ biển mà qua tính toán các hộ nông dân, việc sử dụng phân bón làm từ rong biển giúp người nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất vừa bảo đảm chất lượng cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bạn đang xem bài viết Biến Đam Mê Thành Kế Sinh Nhai trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!