Xem Nhiều 6/2023 #️ Bí Quyết Ủ Phân Đậu Tương Không Gây Mùi Khó Chịu # Top 7 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 6/2023 # Bí Quyết Ủ Phân Đậu Tương Không Gây Mùi Khó Chịu # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Ủ Phân Đậu Tương Không Gây Mùi Khó Chịu mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngoài vai trò là món ăn, bạn sẽ chẳng thể ngờ rằng đậu tương còn tạo ra một loại phân bón hữu cơ “siêu cao cấp” cho cây trồng. Đặc biệt, rất thích hợp cho nông dân phố chăm sóc vườn nhà vừa hữu cơ vừa an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian ủ phân đậu tương thường bốc mùi khó chịu do quá trình phân hủy đậu tương gây ra 

1/ Công dụng

Phân đậu tương cung cấp đầy đủ nguồn đa – trung – vi lượng cùng các acid amin cho cây trồng, đặc biệt là acid humic giúp dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và sử dụng phân bón một cách triệt để. Bên cạnh đó, chứa lượng đạm thực vật vô cùng cao (chiếm 40%)

– Giúp cứng cây, bật nhiều mầm, hoa to, đậm màu và bền hoa

– Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây và giúp bộ rễ phát triển mạnh

– Phòng ngừa, tăng sức đề kháng và hạn chế nấm bệnh cho cây

– Giúp đất tơi xốp, dinh dưỡng được giữ, hấp thu và sử dụng triệt để

– Tăng mật độ vi sinh vật có ích, phân hủy các chất khó tan và độc tố trong đất

2/ Cách ủ phân không gây mùi

Trong thời gian ủ diễn sẽ diễn ra quá trình phân giải protein trong đậu tương ở môi trường yếm khí, từ đó gây mùi khó chịu không mong muốn. Với cách ủ truyền thống cần đặt mẻ ủ nơi đất trống và xa khu vực sinh hoạt của gia đình

Để khắc phục tình trạng đó, bạn cần quan tâm đến việc hỗ trợ phân giải protein một cách tự nhiên và nhanh chóng. Phương pháp hiệu quả nhất đang được sử dụng chính là bổ sung thêm mật rỉ đường và chế phẩm vi sinh Emzeo (có thể thêm nấm Trichoderma) vào quá trình ủ. Cụ thể

Chuẩn bị

– Nguyên liệu: hạt đậu tương loại xấu

– Dụng cụ chứa: thùng nhựa có thể tích 25 lít

– Mật rỉ đường cung cấp nguồn thức ăn chất lượng cao cho vi sinh vật trong quá trình ủ 

– Chế phẩm vi sinh Emzeo giúp phân giải protein, các chất có trong đậu nành thành dạng dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây. Hơn hết, giúp khử mùi hôi trong quá trình ủ

– Nước: sử dụng nước giếng, nước mưa không nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nếu sử dụng nước máy, cần phơi nước 3-5 ngày để chất khử trùng clo bay hơi

– Vị trí ủ: nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp

Nguyên liệu ủ phân đậu tương

2/1 Cách ủ phân xay nhuyễn

– Hòa tan 600ml mật rỉ đường và 16 lít nước sạch vào thùng nhựa. Sau đó, ngâm 10kg hạt đậu tương trong 8-10 giờ và đậy kín nắp

– Sau thời gian ngâm, hạt đậu tương trương nở ra và cho vào máy xay nhuyễn thành bột

– Đảo đều bột đậu tương với 200gr chế phẩm vi sinh Emzeo (có thể cho thêm nấm Trichoderma) được hỗn hợp sền sệt là đạt

– Đậy kín nắp và đặt nơi thoáng mát. Sau 4-5 ngày đầu tiến hành trộn đều mẻ ủ 

– Sau 15 ngày cho thêm 15 lít nước sạch, khuấy đều và ủ tiếp. Cứ 4-5 ngày trộn đều một lần

– Thu hoạch thành phẩm phân đậu tương sau khoảng thời gian ủ 25-30 ngày

2/2 Cách ủ phân đậu tương nguyên hạt

– Hòa tan 600ml mật rỉ đường và 16 lít nước sạch cho vào thùng chứa. Sau đó, ngâm 10kg hạt đậu tương trong 8-10 giờ

– Bổ sung thêm 400gr chế phẩm sinh học Emzeo (có thể thêm nấm Trichoderma). Sau đó đậy kín, đặt nơi khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp

– Cứ 5-7 ngày trộn đều một lần và đậy kín ủ tiếp

– Sau 20-25 ngày ủ, tiến hành bổ sung thêm 20 lít nước sạch vào mẻ ủ

– Thu hoạch thành phẩm phân đậu tương sau khoảng thời gian 50-60 ngày

*Nhận biết mẻ ủ thành công

– Phân ủ có mùi thơm lên men đậu tương, không có mùi hôi thối

– Trong quá trình lên men vi sinh vật sinh một lượng khí lớn nên cần mở hé để khí thoát ra ngoài, rồi đóng kín lại

– Sau 4-5 ngày sẽ có lớp tế bào vi sinh màu trắng mọc ở lớp trên bề mặt mẻ ủ

– Sau khi thu hoạch, lọc lấy dịch đậu tương để sử dụng. Còn bã đậu tương dùng để bón góc cây hoặc ủ tiếp 

3/ Cách bón phân 

Đối với hoa hồng

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20 nước sạch

– Tưới 100-500 ml/gốc, tùy vào nhu cầu của cây. Tưới cách gốc 40-60 cm và 1-2 lần/tháng

– Sau khi tưới cần rửa lại bằng nước sạch để bảo vệ bộ lá và tăng cường khả năng hấp thu của cây

Đối với hoa lan

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20-30 nước sạch

– Phun đều toàn bộ lá, thân và giá thể

– Phun 1 lần/tuần. Nên phun vào sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc chiều mát (sau 16 giờ)

Đối với rau ăn lá

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 50-100 nước sạch

– Phun định kỳ 3-5 ngày/lần

Đối với rau ăn quả

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20-30 nước sạch

– Phun định kỳ 1 lần/ tuần. Đặc biệt, giai đoạn nuôi quả cần tăng số lần phun vì phân đậu tương giúp quả thơm và ngọt hơn

Vì sao cần sử dụng mật rỉ đường khi ủ phân đậu tương

Mật rỉ đường cung cấp nguồn thức ăn chất lượng cao cho vi sinh vật trong suốt thời gian ủ. Góp phần thúc đẩy thời gian ủ cũng như tăng chất lượng thành phẩm. Với các ưu điểm

– Hoàn toàn nguyên chất

– Độ hòa tan tốt trong nước

– Hàm lượng đường và cacbon ổn định trên 45%

– Hàm lượng dinh dưỡng và khoáng vô cùng đa dạng (P, K, Na, Cu, Zn, Mg,… )

chúng tôi

Cách Ủ Phân Hữu Cơ Tại Nhà Đơn Giản Không Gây Mùi Khó Chịu

Phân hữu cơ có nguồn gốc khá đa dạng, từ phân xanh, phân chuồng cho tới rác thải sinh hoạt. Trong số chúng có nhiều loại ở dạng khó tiêu, rất lâu để cây trồng có thể sử dụng. Bên cạnh đó, phân bắc, phân chuồng chứa nhiều trứng giun, sán, hạt cỏ dại và vi sinh vật gây hại.

Do đó, cần tiến hành ủ phân hữu cơ để tiêu diệt các vi sinh vật có hại, chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu thành chất dễ tiêu, tăng khả năng hấp thu ở cây trồng, nâng cao chất lượng của phân. Tuy nhiên, cách ủ phân hữu cơ đúng thì không phải ai cũng biết, hãy đọc bài này để tìm hiểu điều đó.

Thực trạng rác thải hữu cơ

Theo thống kê, mỗi ngày ở nước ta mỗi người thải ra môi trường trung bình 1kg rác thải, dân số 90 triệu người tương đương 90 triệu kg rác thải. Nếu không thu gom, xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây mùi hôi thối khó chịu.

Thành phần chính của phân bón hữu cơ

Các chất hữu cơ

Bao gồm giấy, thân và lá cây cùng các chất thải hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học. Hỗn hợp này nên đầy đủ cả chất màu nâu và xanh lá cây.

Chất màu nâu gồm rơm rạ, cây khô, mạt cưa, vỏ quả khô… cung cấp carbon. Còn chất màu xanh gồm rau củ thửa, bã cà phê sản sinh nitơ.

Độ ẩm

Độ ẩm là yếu tố rất quan trọng, lý tưởng nhất là từ 40-60%. Nếu đống phân quá ướt hoặc quá khô, các vi sinh vật sẽ không thể phân hủy được.

Oxy

Ủ phân là quá trình cần thời gian, vì thế oxy cần thiết cho các chất hữu cơ phân hủy. Nên trộn thường xuyên để đảm bảo đống phân ủ luôn có đầy đủ oxy.

Vi khuẩn

Khi đã có đầy đủ các thành phân trên, vi sinh vật sẽ bắt đầu hoạt động, phân hủy chất hữu cơ. Vi khuẩn đã có sẵn từ khi bạn bắt đầu ủ phân.

Tìm hiểu 3 kỹ thuật ủ phân hữu cơ

Kỹ thuật ủ nổi

Áp dụng với phân bắc, phân chuồng là tốt nhất, khi ủ cần kết hợp với một trong các loại sản phẩm vi sinh như: Super lân Lâm Thao tỷ lệ 5%, chế phẩm EM thứ cấp (tỷ lệ 1-1,5 lít, dung dịch nồng độ 1-5% tưới cho 1-2 tạ phân chuồng), phân vi sinh Sông Danh (tỷ lệ 2-3%), Bi o-Plant (5ml/20lit nước trộn 1 tấn phân) hoặc chế phẩm Penac PR (5-10 gói/tấn phân).

Trộn đều các nguyên liệu với nhau, dồn thành đống cao 1,5-2m, đường kính tùy thuộc số lượng phân đem ủ.

Nén chặt, phủ một lớp bùn nhão kín toàn bộ đống phân, phái trên đỉnh đống phân để thừa một lỗ hình tròn đường kính 20-25cm để đổ nước phân bổ sung, nước dải (15-20 ngày/lần), che chắn cho đống phân ủ bằng xác hữu cơ hoặc nilon.

Sau 50-60 ngày vụ đông hoặc 40-50 ngày vụ hè đống phân này sẽ hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, còn ít mùi hôi thối, lúc này mang bón cho cây trồng rất tốt.

Kỹ thuật ủ phân xanh

Yêu cầu phân men là phân chuồng tươi tỷ lệ 15-20% kết hợp với một trong các chế phẩm vi sinh như Chế phẩm EM, phân vi sinh Sông Danh tỷ lệ 3-5%, Penac PR hoặc Bio-Plant (tỷ lệ như trên).

Thu gom lá cây xanh chặt thành các đoạn dài 30-40cm, mang phơi héo để giảm thể tích, dồn thành từng lớp dày 0,5-0,6m rắc lên lớp phân men, tưới thêm nước phân chuồng, nước dải để đảm bảo độ ẩm đống phân 75-80%, rồi nén chặt.

Dùng bùn nhão trát kín toàn bộ đống phân, để lại một lỗ tưới nước ở đỉnh đống phân, cứ mỗi 15-20 ngày lại tưới bổ sung một lần để duy trì độ ẩm sau đó trát kín lại.

Sau 35-40 ngày ủ, đảo đều đống phân, tưới thêm nước cho đủ ẩm, lại nén chặt, rồi trát bùn kín, khoảng 25-30 ngày nữa phân sẽ hoàn toàn hoai mục và dùng được.

Kỹ thuật ủ chìm

Đào cái hố ủ ở chỗ đất cao ráo: sâu 1,0-1,5m, đường kính hố ủ: 1,5-3m hoặc tùy lượng phân ủ. Tất cả phần chìm của hố bao gồm cả đáy được lót bằng nilon hoặc lá chuối tươi để chống nước phân chảy đi hoặc nước ngầm xâm nhập.

Tiến hành ủ phân xanh, phân chuồng, phân bắc vào hố đã chuẩn bị, cách làm như trình bày ở phần trên.

Phân hữu cơ sau khi ủ yêu cầu phải tơi xốp, có màu nâu đen, không còn mùi hôi thì mới đạt yêu cầu. Dùng bón trực tiếp cho cây trồng tỷ lệ 5-10 tạ/sào Bắc bộ 360m 2, có thể dùng bón lót hoặc bón thúc đều rất tốt.

Cách làm phân hữu cơ tại nhà

Lưu ý: Đối với thùng nhựa nên khoan vài lỗ nhỏ để thoát nước nếu thùng kín.

Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng nhựa

Quá trình ủ phân hữu cơ sẽ gây ra mùi, vì vậy nên chọn vị trí đặt thùng xa nơi sinh hoạt, nhưng phải tiếp cận được nhiều ánh nắng, dễ thoát nước để đẩy nhanh tiến trình phân hủy rác..

Bước 3: Phân loại và chọn rác thải làm phân hữu cơ tại nhà

Carbon và nitơ là thành phần không thể thiếu giúp cây phát triển nhanh và khỏe mạnh. Do đó khi làm phân hữu cơ, bạn cần có đủ rác hữu cơ xanh và rác hữu cơ nâu.

Rác hữu cơ xanh: Xác cây, hoa quả thừa, tóc, phân động vật, cỏ vụn/xén, bã cà phê…

Rác hữu cơ nâu: Rơm, báo giấy/giấy vệ sinh, vải vụn, mạt cưa, vỏ trứng, túi trà lọc….

Lưu ý: Những loại rác khó phân hủy như rơm rạ hay vỏ dừa khô, nên nghiền hoặc chặt nhỏ chúng, có thể làm thủ công hoặc dùng máy chuyên dụng.

Không dùng các loại rác như Đồ nhựa, thịt của gia súc, gia cầm hay các loại xương.. vì đồ nhựa không thể phân hủy được, còn các loại thịt hay xương động vật sẽ gây mầm bệnh và mùi hôi thối. Đối với các sản phẩm từ sữa, vỏ sò vỏ hến, gỗ đã qua chế biến, than gỗ, cỏ dại, chất béo và dầu mỡ phân người và phân vật nuôi phải được qua xử lí trước khi ủ.

Đặc biệt khi ủ phân hữu cơ tại nhà không nên dùng các loại vỏ cam, quýt, lá sả, lá bạch đàn … hay bất cứ loại rác nào chứa tinh dầu, vì chúng làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật có ích.

Trộn đều hỗn hợp, mang ủ 2 tuần mới bắt đầu tưới nước, tránh tưới nhiều nước. Tiếp tục trộn đều hỗn hợp sau khi tưới, rải thêm một lớp phân nâu lên bề mặt hỗn hợp cho đầy thùng chứa.

Nếu nắm xong mở lòng bàn tay ra thấy rác tơi và rời rạc thì cần bổ sung độ ẩm bằng cách tưới nước, còn nếu thấy hỗn hợp kết dính thì độ ẩm đã đạt yêu cầu.

Phân hữu cơ chuyển sang màu nâu đất

Có mùi của đất

Nếu phân hữu cơ vụn ra giống như mùn thì có nghĩa là phân hữu cơ tự làm tại nhà đã phân hủy hoàn toàn và có thể dùng được.

Bà con có thể nén phân hữu cơ thành dạng viên. Loại phân này có đặc tính chậm tan, do đó cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng từ từ, tỷ lệ hấp thu cao hơn và tránh bị rửa trôi.

Bí Quyết Ủ Bánh Dầu Không Hôi Làm Phân Bón Cây!

Phân bánh dầu tốt cho cây trồng ai cũng biết. Chế biến ủ phân bánh dầu đúng cách sẽ tạo ra được dòng siêu phân bón cho hoa hồng, hoa lan, cây kiểng … Chế phẩm vi sinh, chia sẻ với bà con ” Bí quyết ủ bánh dầu không hôi sử dụng làm phân bón cho mọi loại cây trồng!”

Bánh dầu là sản phẩm thứ cấp của quá trình ép lấy dầu thực vật. Có nhiều loại bánh dầu như: bánh dầu đậu phộng, bánh dầu dừa, bánh dầu mè …

Tuy bánh dầu là phần thải bỏ nhưng trong bánh dầu vẫn còn chứa rất nhiều dưỡng chất hữu ích cho cây trồng. Hầu hết các chất dinh dưỡng đều ở dạng cao năng, cây trồng không thể “ăn” ngay được. Chính vì vậy, nếu chế biến bánh dầu đúng cách, sẽ thu được loại phân bánh dầu, phân hữu cơ chất lượng cao – một loại siêu phân bón mà bất cứ cây trồng nào cũng đều yêu thích.

Tóm lại, phân bánh dầu là phân bón ủ từ bánh dầu bằng chế phẩm sinh học. Có 2 loại phân bánh dầu, đó là: phân bánh dầu dạng bột ( phân dạng khô) và đạm hữu cơ ủ từ bánh dầu ( phân dạng nước)

Tùy từng mục đích sử dụng mà bà con có thể lựa chọn loại phân bánh dầu và cách ủ phù hợp

– 60kg bánh dầu nghiền mịn

– 2 gói nấm trichoderma Đức Bình ( mỗi gói 200gr): Phân giải nhanh xác thải thực vật thành bã mùn

– 2 gói chế phẩm EMZEO ( mỗi gói 200gr): phân giải các chất dinh dưỡng ( protein, lipit, gluxit …) và khử sạch mùi hôi. Men vi sinh EMZEO giúp tạo ra phân bánh dầu hữu cơ vi sinh chất lượng cao.

– Nước sạch 10 lít

– Bao tải, bao nilon dùng để lót

– Đảo đều tất cả các nguyên liệu như: bột bánh dầu, nấm trichoderma, chế phẩm EMZEO, lân

– Phun nước sạch đều lên hỗn hợp ủ để đạt độ ẩm ủ

– Cho hỗn hợp vào bao tải có lót nilon cột kín, để nơi khô thoáng để ủ

– Thời gian ủ 45 – 50 ngày là sử dụng được

Sử dụng phân bánh dầu dạng khô để cải tạo đất, bón gốc, chăm sóc bộ rễ … cho các loại cây trồng. Sử dụng phân bánh dầu đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí chăm sóc. Nhu cầu và cách bón phân bánh dầu của mỗi loại cây trồng là khác nhau .

– Đối với rau màu:

Trước khi trồng: rắc 1kg phân bánh dầu cho 5 – 7 m 2 mặt luống, dùng cào xới đều đất rồi gieo hạt

Chăm sóc rau: 1 kg phân bánh dầu rắc 7 – 10 m 2 mặt luống, sau đó tưới nước cho rau.

Định kỳ 1 tuần rắc 1 lần. Dừng bón phân trước 5 – 7 ngày khi thu hoạch

– Đối với cây cảnh, hoa hồng, hoa kiểng

Trộn đất trồng cây: 2kg phân bánh dầu trộn với 15kg đất để trồng

Chăm sóc hoa hồng, cây cảnh, hoa kiểng: bón 200gr – 300gr/gốc hoặc chậu. Định kỳ 20 – 30 ngày bón 1 lần

– Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp

Cây mới trồng: bón 500gr – 700gr/gốc

Cây lâu năm ( từ 2 năm trở lên): 1,5 – 2kg/gốc

Cách bón phân: cào xới nhẹ lớp đất trên bề mặt xung quanh gốc sau đó rải phân đều xung quanh. Lấp đất lại, tưới nước, giữ ẩm cho gốc cây bằng rơm rạ, xơ dừa, lá chuối …

Định kỳ 30 – 40 ngày bón 1 lần, đặc biệt sau thu hoạch phải bón ngay để giúp cây nhanh phục hồi

Chế phẩm EM ủ phân bánh dầu có 2 loại:

– Chế phẩm EM gốc dạng dịch ( chế phẩm EMGRO)

– Chế phẩm EM gốc dạng bột ( chế phẩm EMZEO)

Có thể sử dụng một trong 2 loại chế phẩm EM hoặc kết hợp cả 2 để ủ phân bánh dầu. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, ủ phân bánh dầu bằng chế phẩm EMZEO mang lại chất lượng phân đạm bánh dầu tốt nhất đồng thời khử sạch mùi hôi thối của phân. Chính vì vậy, Chế phẩm vi sinh, hướng dẫn chi tiết cách ủ phân bánh dầu không hôi nhờ chế phẩm EM dạng bột ( EMZEO)

– 10 kg bánh dầu nghiền bột hoặc đập nhỏ

– 1 gói chế phẩm EM dạng bột ( EMZEO 200gr): EMZEO thủy phân protein, chất dinh dưỡng cao năng thành đạm sinh học ( amino acid, peptide), chất dinh dưỡng cho cây trồng.

– 700ml mật rỉ đường ( có thể thay thế bằng đường mật mía, nước mía nguyên chất, đường phên đen …)

– Chuối chín ngẫu: 10 – 15 quả lột vỏ bóp nhuyễn

– Thùng, phuy có nắp vặn chặt kín ( từ 30 lít trở lên)

– Đảo đều tất cả các nguyên liệu như: bánh dầu, men vi sinh EM ( EMZEO), chuối chín … cho vào thùng phuy

– Pha mật rỉ đường với nước sạch: 500ml + 15 lít nước sạch cho vào thùng và khuấy đảo đều với hỗn hợp

– Đậy chặt kín để ủ. Cứ 1 tuần mở ra khuấy đảo 1 lần. Sau khi ủ được 2 – 3 tuần bổ sung thêm 15 lít nước sạch + 200ml mật rỉ đường vào thùng và khuấy đảo đều, có thể bổ sung thêm 1 gói EMZEO ( không bắt buộc).

– Tổng thời gian ủ là 4 – 5 tuần là sử dụng được.

– Phải đậy chặt kín thùng ủ, để thùng ủ nơi khô mát.

– Nếu thấy xuất hiện mùi hôi trở lại, xử lý bằng cách cho 1 gói EMZEO 200gr + 300ml mật rỉ đường xử lý cho 20 – 30 lít phân bánh dầu, sau 1 – 2 ngày mùi hôi giảm 70 – 80%

– Khi ủ xong phải rót phân bánh dầu vào chai lọ, vặn chặt bảo quản để dùng dần.

Xêm thêm: Cách chế biến và sử dụng bã đậu nành bón cây!

Phân bánh dầu ủ bằng chế phẩm EMZEO ( ủ nước) được sử dụng để phun hoặc tưới cho cây trồng. Ủ nước theo phương pháp này, thu được phân bánh dầu dạng dịch đậm đặc. Chính vì vậy khi sử dụng phải pha loãng với nước sạch để tưới cây. Phân bánh dầu dạng nước là dòng phân bón lá hữu hiệu cho tất cả các loại cây trồng.

– Đối với rau màu: Hòa 1 lít phân bánh dầu với 100 lít nước sạch, tưới ướt đều trên toàn bộ luống rau. Định kỳ 1 tuần 1 lần

– Đối với hoa hồng, cây cảnh: Hòa 1 lít phân bánh dầu + 20gr nấm trichoderma Đức Bình ( dạng tưới) + 40 lít nước sạch, phun đều ướt toàn bộ thân, lá, gốc cây. Định kỳ 1 tuần 1 lần

– Đối với hoa lan: 1 lít phân bánh dầu pha với 30 lít nước sạch + 30gr nấm trichdoerma Đức Bình, phun ướt đều toàn bộ giỏ lan. Định kỳ 1 tuần 1 lần

– Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp: 1 lít phân bánh dầu + 150 – 200 lít nước sạch + 50gr nấm trichoderma Đức Bình, tưới vào mỗi gốc 3 – 5 lít nước tùy vào độ to nhỏ của cây. Định kỳ 1 tháng 1 lần

– Sử dụng trong hệ thống tưới nhỏ giọt: 1 lít phân bánh dầu + 100gr nấm trichoderma Đức Bình + 400 – 500 lít nước sạch

Phân bánh dầu chứa rất hiều hàm lượng hữu cơ, đạm sinh học. Tác dụng của phân bánh dầu trên mỗi loại cây trồng là khác nhau. Tuy nhiên, phân bánh dầu có công dụng rất tốt với tất cả các loại cây trồng. Một số tác dụng tiêu biểu như sau:

– Cung cấp dưỡng chất dinh dưỡng cân đối và đầy đủ cho cây trồng ( đa lượng, trung lượng, vi lượng, vitamin, khoáng chất, acid amin … )

– Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cứng cáp: hoa to, đậm màu, bền hoa, nẩy nhiều mầm nụ, mầm lộc

– Cải tạo đất: giúp đất tơi xốp, tăng độ mùn cho đất

– Tạo lập hệ vi sinh vật hữu ích và tăng mật độ vi sinh vật hữu ích trong đất

– Bảo vệ bộ rể và hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất của cây trồng

– Phân hủy các dưỡng chất khó tan trong đất giúp cây trồng hấp thu dễ dàng

– Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây, giúp bộ rễ phát triển mạnh

Phân bánh dầu sử dụng cho cây trồng rất hiệu quả. Nguyên liệu ủ dễ kiếm, rẻ tiền. Cách ủ bánh dầu làm phân bón bằng nấm trichoderma và chế phẩm EM ( EMZEO) … đơn giản, dễ làm, ai cũng có thể thực hiện thành công 100%. Có thể nói, phân bánh dầu là dòng phân đạm hữu cơ tốt cho tất cả các loại cây trồng, đặc biệt là hoa hồng, hoa lan và rau quả.

About Đức Bình

Quy Trình Ủ, Chế Biến Đậu Tương Thành Phân Bón Hữu Cơ

Phân hữu cơ được chế biến từ đậu tương như bột đậu tương, phân ủ từ bánh dầu, bã đậu nành là một nguồn đạm, vitamin, vi lượng tự nhiên rất tốt cho cây trồng. Với việc đất đai thoái hóa do lạm dụng phân hóa học thì phân làm từ đậu tương, cũng như phân chuồng là hai loại phân đang khá thịnh hành.

Sở dĩ các loại phân này đang được lan truyền rộng rãi cũng bởi vì ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng như acid amin (đạm hữu cơ), trung, vi lượng, vitamin và khoáng chất thì các loại phân này còn có tác dụng góp phần cải tạo đất, tăng độ mùn cho đất, tăng mật độ vi sinh vật trong đất giúp phân giải lân, kali khó tan trong đất rất tốt.

Cách ủ bột đậu tương – ủ phân đậu tương hữu cơ (ủ khô):

Chuẩn bị:

50kg đậu tương loại xấu khoảng 12 – 15.000/1kg (xay nhỏ thành bột)

10kg super lân

01kg Trichoderma

Bao tải lót nilon để giữ nhiệt

Cách ủ:

Trộn đều hỗn hợp 3 loại lại với nhau sau đó cho vào bao tải buộc kín sau 3 tháng có thể sử dụng. Khi cho vào bao tải có lót nilon độ ẩm sẽ được sinh ra và trichoderma sẽ hoạt động rất tốt vậy nên bà con không cần phải đổ nước vào vì đây là ủ khô.

Cách sử dụng:

Phân đậu tương được ủ theo dạng bột này có thể sử dụng cho tất cả các loại cây trồng. Đối với cây rau màu: 1kg bột đã ủ sử dụng được cho 5m2, bón bằng cách rắc đều trên bề mặt luống định kỳ 10 ngày/lần. Ngừng sử dụng phân đậu tương trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày.

Đối với cây ăn trái một gốc bón từ 500 – 700g bằng cách cào xới nhẹ vòng tròn quanh tán cây sau đó rải đều lên bề mặt. Lấp đất lại và tưới nước, tưới đều nước và tủ gốc bằng rơm rạ, xơ dừa,… để giữ ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp vào gốc. Sử dụng định kỳ 1 – 2 tháng/lần.

Cách 2: Ủ nước bằng men vi sinh – ủ phân đậu tương hữu cơ (có thể sử dụng sau 1 tháng)

Chuẩn bị:

50kg bột đậu tương

500ml men vi sinh phân giải protein

1kg đường đỏ dạng phên (bán ở cửa hàng đồ khô)

Thùng sơn 200 lít

100 đến 120 lít nước sạch (nước máy phải phơi 3 – 5 ngày)

Cách ủ:

Cho toàn bộ đường, men vi sinh vào nước khuấy đều. Sau đó cho từ từ bột đậu tương vào khuấy đều (thu được hỗn hợp sệt sệt là đạt, không loãng cũng không đặc quá vì trông một vài ngày đầu bột đậu tương sẽ còn nỡ ra). Đậy nắp lại và trong 1 tuần đầu 1 ngày mở ra khuấy đều 1 lần. Sang tuần thứ hai 2 – 3 ngày chúng ta khuấy 1 lần sau 1 tháng là có thể sử dụng.

Cách sử dụng:

Hòa loãng phân đậu tương với nước tỉ lệ 1:50 tưới định kỳ 2 tuần/lần đối với cây hoa. Còn đối với cây rau màu và cây ăn trái tưới định kỳ tháng/lần.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số Hotline 0978.497.345

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Ủ Phân Đậu Tương Không Gây Mùi Khó Chịu trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!