Xem Nhiều 5/2023 #️ Bí Quyết Bón Phân Cho Hoa Phong Lan Khi Mới Mua Về # Top 8 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Bí Quyết Bón Phân Cho Hoa Phong Lan Khi Mới Mua Về # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Bón Phân Cho Hoa Phong Lan Khi Mới Mua Về mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hoa phong lan khi mới mua về rất cần được chăm sóc và quan tâm, chính vì vậy Vườn phong lan sẽ chia sẻ cho các bạn cách chăm sóc hoa phong lan bằng cách bón phân từ lúc bắt đầu mua về.

Cách chăm sóc hoa phong lan bằng phân bón

Hoa phong lan mới mua về đem cắt rễ ngâm Atonik giá 7-10k/gói 10ml. Thuốc này kích thích khá tốt (hoặc dùng B1 cũng được). 

Các bạn pha Atonik theo chỉ dẫn rồi ngâm hẳn cả cái cây xuống dung dịch thuốc khoảng 1h. 

Nhấc ra đem treo ngược cây chỗ râm mát, thoáng và ko tưới trong 2 ngày. 

Sau đó đem ghép gỗ hoặc trồng vào chậu, mới ghép nên tưới phun sương cho cây 1 lần/ngày vào mùa hè, 2-3 lần/tuần vào mùa đông.

Năm sau cây thuần rồi thì tưới ít vào mùa đông.

Về phân bón, có một điều cơ bản cần nhớ là NPK tương ứng với Đạm, Lân, Kali.

– Khi cây ghép được 1 thời gian đã khoẻ và ra rễ thì phun thuốc có nhiều đạm (N). Ví dụ có thể dùng phân Đầu Trâu 502 tỷ lệ NPK là 30-12-10 (giá khoảng 3000đ/gói bột 10g). Tỷ lệ N-P-K chênh nhau 1 chút không quan trọng, miễn sao hàm lượng N cao hơn P và K, phun bằng hoặc loãng hơn chỉ dẫn trên nhãn).

Trước mùa hoa lan nở khoảng 1-2 tháng thì hãy bón phân giàu P để kích nụ (hàm lượng P lớn nhất, ví dụ 10-25-10). Khi thấy có nụ hoa đến khi nở hoa thì chuyển sang bón phân giàu K để hoa có màu đẹp, lâu tàn. Chú ý thời điểm này không để nước hoặc dung dịch phân thuốc dính vào nụ, hoa.

Các nguyên tố vi lượng (Đồn, Kẽm, Bo, Mangan, Molipden, Sắt, Clo…) trong các loại phân bón nhà sản xuất đã thêm sẵn (trên nhãn có ghi) nên các bạn không cần bổ sung thêm. Đại khái là như vậy các bạn linh động mà dùng.

Cách Chăm Sóc Hoa Lan Khi Mới Mua Về

Ở bài viết này mình sẽ chia làm hai phần: Gồm cách chăm sóc hoa lan mới mua ở rừng về hoặc hàng bóc trụ tại nhà vườn (rễ chưa bám ổn định vào giá thể) và cách chăm sóc hoa lan mới mua về đã được trồng vào giá thể.

Phần 1: Đối với hoa lan được mua từ rừng về hoặc hàng bóc trụ tại các nhà vườn.

Loại này có đặc điểm giá thành rẻ hơn so với cây đã được trồng ổn định vào giá thể. Nhưng cần phải xử lý tốt ngay từ đầu để cây không bị chột nhiều. Một vài điều cần chú ý như mùa ghép cây, kỹ thuật xử lý ban đầu, giá thể ghép cây, chăm sóc sau khi ghép.

Mùa ghép cây:

Đối với các dòng hoàng thảo (dendrobium) như giả hạc, trầm, long tu, hoàng thảo vôi….. thì thời điểm ghép cây là giai đoạn cây ngủ nghỉ. Khi chồi mới đã lên và đã nhú rễ non thì không nên tiến hành ghép cây vì mầm non sẽ bị chột đi rất nhiều.

Đối với các dòng đơn thân như chi ngọc điểm, chi giáng hương thì có thể ghép vào bất cứ mùa nào trong năm nhưng thích hợp nhất là sau giai đoạn hoa tàn.

Tình trạng cây lan lúc này có ít rễ hoặc rễ bị hư thối. Lá có thể vẫn căng hoặc hơi nhăn do thiếu nước. Cần cắt bỏ những rễ già, rễ thối, lá hư dập. Sau khi cắt không tưới mà treo cây lên nơi khô ráo. Đến ngày hôm sau ta hòa dung dịch gồm thuốc kích rễ và thuốc nấm. Các loại thuốc kích rễ có thể sử dụng như N3M, Terra – Sorb 4, B1…..Nhúng ngập hết thân, rễ, lá cây vào dung dịch đã pha rồi với cây ra trồng vào giá thể.

Giá thể trồng lan:

Có thể sử dụng nhiều loại giá thể khác nhau để trồng lan như: Ghép lên thân cây đang sống, gỗ khô, gỗ lũa, than hoa, vỏ thông, thân cây dương sỉ gỗ, rêu rừng, rêu chile, sơ dừa……Các giá thể đều phải được xử lý nấm bệnh trước khi đưa vào trồng cây. Không sử dụng các loại giá thể mau mục hoặc các loại giá thể có tính chua chát dễ gây hư rễ lan về sau này.

Kỹ thuật ghép lan vào giá thể:

Đối với trồng cây vào chậu thì chú ý phần dưới đáy chậu để các giá thể có kích thước lớn một chút rồi càng dần lên trên kích thước giá thể nhỏ dần. Sau khi chèn giá thể chú ý cố định cây sao cho chắc chắn không để phần gốc, củ bị lung lay. Nếu ghép cây vào gỗ khô hoặc gỗ lũa cần bóc bỏ hết lớp vỏ cây khô. Rồi tiến hành cố định cây lan vào gỗ có thể sử dụng các loại dây hoặc dùng súng bắn đinh gim. Chú ý hướng mọc chồi mới cần hướng ra ngoài.

Chăm sóc cây sau ghép:

Tưới ẩm cho cây sau ghép. Biểu hiện khi giá thể khô thì mới tiến hành tưới nước lần tiếp theo cho cây. Ngày thứ 4 sau ghép sử dụng các loại thuốc kích rễ cho cây. Sau 5 hôm sử dụng lại lần tiếp theo cho đến khi nào rễ mới ra thì ta sử dụng các loại phân bón có hàm lượng NPK 30-10-10 cho cây. Giữa 3 lần sử dụng 30-10-10 thì sử dụng 1 lần loại phân 20-20-20 để giúp cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Vào thời gian mưa nhiều 1 tuần xịt phòng nấm bệnh cho cây một lần. Vào mùa khô thì có thể giãn ra 2 tuần xịt một lần. Sử dụng luôn phiên các loại thuốc khác nhau ở mỗi lần xịt để tránh trường hợp nhờn thuốc.

Phần 2: Cách chăm sóc hoa lan đối với cây đã được trồng vào giá thể.

Đối với cây đã được trồng vào giá thể thì các bước xử lý đơn giản hơn. Cần chú ý khi mới lấy cây về (thường được chuyển bằng đường bưu điện) thì lấy cây ra treo vào chỗ thoáng đến ngày hôm sau ta mới tưới nước cho cây. Có thể trồng cây vào chậu mới lớn hơn hoặc để nguyên giá thể cũ nếu vẫn còn sử dụng được.

Chế độ phân bón dành cho cây:

Đối với cây giống hoặc cây ở giai đoạn cây sinh trưởng về thân, lá thì sử dụng các loại phân bón có hàm lượng đạm cao (bón 2-3 lần) rồi sử dụng xen kẽ phân có hàm lượng cân bằng về đạm, lân, kali. Phân bón có thể kết hợp với B1 giúp cây sinh trưởng cân đối hơn. Thời gian tưới phân nên vào buổi sáng, tránh tưới quá sớm hoặc gần trưa.

Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây:

Thời gian phun thuốc nên tiến hành vào buổi chiều mát.

Sử dụng luôn phiên 3-4 loại thuốc cho mỗi lần xịt phòng khác nhau.

Khi cây đã bị bệnh cần cắt bỏ quá vết bệnh một đoạn rồi xịt thuốc với nồng độ cao hơn, cách ly cây ra khỏi vườn nếu cần thiết.

Những nguyên nhân gián tiếp dễ làm cây lan bị bệnh hoặc chết

Thực hiện theo nguyên tắc phòng bệnh hơn chưa bệnh, một số nguyên tắc để chăm sóc vườn lan nhà mình như:

Lan nhiễm bệnh do khoảng cách treo và độ thoáng gió không đạt: Treo lan tại nơi thoáng có gió nhè nhẹ. Khoảng cách treo không được quá gần và cũng không nên quá xa. Đặc biệt lá giò này không được chạm lá của giò khác.

Cây bị thiếu ánh sáng hoặc dư ánh sáng: Chỉ nên treo một tầng, không treo lan làm 2-3 tầng. Điều này làm hạn chế áng sáng của những giò ở dưới và chúng dễ bị bệnh hơn khi nước từ những giò ở trên giỏ xuống. Tùy thuộc vào loại lan mà có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Nhưng thông thường ta chỉ cần căng một lớp lưới có độ che phủ 60-70% để căng cho giàn lan nhà mình.

Bón phân không cân đối, bón phân quá liều, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật:

Lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chai cây. (cây không sinh trưởng được). Hoặc cây có thể bị ngộ độc do quá liều. Một số loài nấm, khuẩn nhờn thuốc do ta sử dụng thường xuyên một loại thuốc bảo vệ thực vật mà không có sự thay đổi luôn phiên. Cần bón phân đầy đủ, cân đối giữa các thành phần giúp tăng sức đề kháng cho cây lan. Sử dụng luôn phiên giữa các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Các bạn đặt hàng trực tuyến hoặc liên hệ: Hotline: 0963 090 463; Số zalo: 0944 252 463

Theo dõi chúng tôi trên facebook: https://www.facebook.com/hoalancaycanh1/

Trang facebook cá nhân: https://www.facebook.com/thanhtpvp/

Vườn lan Thành Nguyễn chúc các Bác, Cô, Chú, Anh, Chị … có một vườn lan đẹp!

6 Bí Quyết Cần Biết Khi Mua Hoa Lan Dịp Tết

Mua hoa lan chơi Tết vừa trưng cho đẹp nhà, vừa mang ý nghĩa mang lại may mắn cho gia đình trong năm mới. Bạn đừng vội mua những giò lan đang nở đẹp rực rỡ, kẻo mua nhầm chậu hoa không đủ khỏe, hoặc mang mầm bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết thêm mẹo vặt mua hoa đẹp chơi Tết.

Hoa lan là loài hoa sang trọng, màu sắc phong phú đa dạng rất bắt mắt. Hoa lan chưng được rất lâu nên người dân thích mua hoa lan chưng vào dịp Tết Nguyên đán. Trên thị trường có rất nhiều loài hoa lan khác nhau, mỗi loại lại có hình dạng, màu sắc và một số đặc điểm riêng khác nhau.

Khi ra chợ hoa hoặc các cửa hàng chuyên bán lan, bạn sẽ phân vân không biết chậu nào đẹp và giữ được lâu, nở đúng vào những ngày Tết. chúng tôi gửi đến bạn những mẹo mua hoa lan đẹp và khỏe mạnh từ Hiệp hội hoa Hà Lan.

Xem số lượng hoa và nụ hoa

Khi mua hoa lan, số lượng hoa và nụ hoa có trên cây quyết định vẻ đẹp của chậu hoa và giá bán. Hoa càng lâu năm, nở sai, bông đẹp, nụ nhiều thì giá cả càng đắt đỏ. Để chọn hoa chơi được bền và lâu, bạn nên chọn những chậu lan có dáng đứng vững chãi, cứng cáp, tránh trường hợp lỏng lẻo, cây như vừa được ghép vào chậu.

Hoa sạch, không có dấu hiệu côn trùng cắn

Mua hoa lan cần quan sát kỹ, tránh mua những cây bị sâu rệp tấn công, xuất hiện những vết đen cho cháy nắng hoặc có biểu hiện chết lá do virut. Thỉnh thoảng, cánh hoa lan bị mốc xám xâm nhập (gọi là botrytis), đây là một loại nấm ký sinh làm giảm vẻ đẹp và giá trị của chậu lan.

Tránh mua hoa dập cánh

Nếu cánh, lá hoặc cành lan có dấu hiệu bị dập, đó là do quá trình vận chuyển hay lưu giữ thiếu cẩn thận, hoặc do quá trình cắt cành sai, làm cho lá hoa lan không nguyên vẹn.

Có trường hợp, bạn sẽ thấy hoa lan xuất hiện hoa héo trên cây, hoặc nụ hoa bị héo dù cuống vẫn còn đính trên cây. Điều này có thể do nhà vườn dùng ethylene, hoặc một hooc-mon thúc hoa nở nhanh làm hoa nở đẹp, nhanh nhưng cũng dễ rụng hoặc héo sớm.

Cây hoa lan có lá vàng

Nguyên nhân lá vàng trên cây hoa lan có thể do môi trường xung quanh quá ẩm, tưới nước quá nhiều hoặc quá khô. Côn trùng cũng có thể gây hại cho cây, như rệp nâu thân mềm, rệp bông và rệp vẩy. Các loại này rất khó tiêu diệt.

Khi chọn hoa lan ngày Tết nên chọn cây có phần lá dày dặn và khỏe mạnh, màu xanh như trái táo xanh, đều màu. Nếu thấy lá cây lan quá bóng thì đó là biểu hiện của cây đang hấp thụ dư thừa dinh dưỡng và khó có thể trổ bông.

Lưu ý chăm bẵm cây khi mới mua về

Nhiệt độ lưu trữ và vận chuyển lý tưởng để giữ hoa lan tươi lâu là 15 – 25 ° chúng tôi khi mua lan về, cần có thời gian để lan phục hồi sau quá trình vận chuyển. Tuần đầu tiên, nên đặt lan trong mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, cung cấp độ ẩm vừa phải, tránh tưới quá nhiều nước để cây ngập úng

Bạn cũng nên biết rằng hoa lan có rất nhiều loại, trồng tại nhiều vùng có thổ nhưỡng khác nhau. Khi xem mua hoa lan tại các chợ hoa, bạn đương nhiên sẽ thấy lan rất đẹp vì nhà vườn chăm bẵm và cho lan vào phòng máy lạnh.

Và khi các loại lan nhập ngoại hoặc lan có vùng thổ nhưỡng khác nơi bạn sống sẽ khó chống chọi hơn các loại hoa giống bản địa. Tốt nhất, bạn nên chọn mua hoa lan trồng tại địa phương hoặc các nhà vườn gần đó, vừa đẹp vừa đảm bảo chơi Tết lâu.

Cách Chăm Sóc Phong Lan Có Hoa Mới Mua Về

Mách nhỏ bạn cách chăm sóc cây phong lan có hoa mới mua về

Trước khi đi vào cách chăm sóc cây phong lan có hoa mới mua về, bạn cần phải lưu ý ngay những việc làm sau đây: – Khi bạn lựa chọn và mua được cây hoa phong lan ưng ý, trước tiên bạn đặt vào nơi thông thoáng, không bị ánh nắng chiều trực tiếp vào. Tốt nhất là treo lên chỗ có mái che phù hợp hoặc dưới bóng râm, có độ ẩm cao. Không nên treo lẻ loi trước mái hiên nhà hoặc ở nơi ánh sáng trực xạ sẽ làm lá bị cháy và giảm quá trình quang hợp, hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. – Tuyệt đối không nên di chuyển vị trí chậu một cách liên tục, cây sẽ không thích ứng kịp hướng sáng, độ ẩm… Điều này làm hoa sẽ dễ bị rụng.

Cách chăm sóc chậu hoa phong lan khi mua về

– Trong quá trình phong lan cho hoa, bạn cần tưới bổ xung thêm phân NPK 20-20-20 xen kẽ với 10-30-30. Tỷ lệ phân đa lượng này sẽ giúp hoa lâu tàn, giữ màu sắc đậm đà, rực rỡ. Loại phân trên thị trường rất đa dạng, thường phân NPK sẽ được phối trộn thêm các chất vi lượng cần thiết. Các bạn có thể hỏi mua tỉ lệ NPK này ngoài các cửa hàng phân bón cây trồng. Nhờ chủ cửa hàng tư vấn nồng độ, khoảng cách thời gian giữa các lần tưới cho phù hợp với loại phân đã lựa chọn. – Đừng để cành hoa quá lâu trên cây. Khi thấy cành hoa còn lắc đắc vài bông ở ngọn đã tàn thì ta nên cắt bỏ để dưỡng cây. Sau khi cắt bỏ cành hoa là thời kỳ chăm bón, phục hồi sức sống cho cây phong lan. Chế độ nắng vừa phải, tưới phân hóa học NPK 20-20-20. Thời kỳ này bạn nên bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như phân cá, bánh dầu, phân chiết xuất từ phế thải động thực vật… – Sau thời kỳ dưỡng cây (thường là từ 3 đến 4 tháng) cây sẽ tươi tốt, khỏe mạnh, lúc này bạn có thể xử lý để lan ra hoa trở lại. Khi cây mọc giả hành mới (tức nhánh phong lan con mới nảy ra từ gốc cây mẹ) cao bằng 1/2 giả hành trước, cần áp chuyển sang phân bón NPK với tỷ lệ 6-30-30 hoặc 10-52- 17 cho đến khi cây ra hoa. – Thời kỳ kích hoa phải để nắng nhiều hơn trước khoảng 10- 20%. Phơi nắng khi cây hết thời kỳ nghỉ và chuẩn bị ra nụ hoa – Quan sát thấy lan nảy vòi hoa, bạn lại chuyển về phân NPK 20-20-20 xen kẽ với chế độ 10-30-30 cho đến lúc cành nở bông hoa đầu tiên. Lúc này có thể dùng thuốc hóa học Lannat liều lượng 25g/lít để xịt ngừa ruồi đực búp hoa. Sau đó bạn cần dừng chế độ bón phân NPK 10-30-10, và chăm sóc tương tự như lúc chúng ta mới mua chậu phong lan về như đã trình bày lúc đầu.

Chú ý: Không nên dùng hormon kích thích ra hoa như auxin, Giberelin… Vì nếu không am tường vì kiến thức sinh học và sinh lý cây hoa phong lan, chẳng những không kích thích ra hoa được như ý muốn mà còn làm tổn hại đến sức sống của cây phong lan.

Xin chia sẻ thêm: Chế độ nắng cho các loại hoa lan: + Lan Mokara, aranda, renanthera : 70-80% ánh sáng trực tiếp. Lan Dendrobium: 60- 70% ánh sáng trực tiếp. + Lan Cattleya, Vanda lá rộng: 50- 60% ánh sáng trực tiếp. Lan Oncidium ( vũ nữ): 40- 50% ánh sáng trực tiếp. Lan Phalaenopsis (Hồ điệp): 30% ánh sáng trực tiếp.

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Bón Phân Cho Hoa Phong Lan Khi Mới Mua Về trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!