Xem Nhiều 3/2023 #️ Bí Quyết Bón Phân Cho Cây Cà Phê Trong Mùa Mưa – Lời Khuyên Vàng Cho Ngàn Mùa Giá Trị # Top 9 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bí Quyết Bón Phân Cho Cây Cà Phê Trong Mùa Mưa – Lời Khuyên Vàng Cho Ngàn Mùa Giá Trị # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Bón Phân Cho Cây Cà Phê Trong Mùa Mưa – Lời Khuyên Vàng Cho Ngàn Mùa Giá Trị mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dẫn phóng viên Đạm Cà Mau đi thăm quan khắp vườn cà phê, anh Anh Lê Quốc Tuấn (Bảo Lộc, Lâm Đồng) không ngừng nở nụ cười: “Năm nay tỉ lệ đậu trái cao, nhân nhiều, cây nào cũng khỏe mạnh, tui mừng rỡ vô cùng”. Được biết, vườn cà phê của anh Tuấn là một trong những vườn cà phê điển hình của địa phương năm nay dự kiến sẽ cho năng suất cao, nên được rất nhiều bà con tới học hỏi, quan sát cách làm. Bí kíp để có vụ cà phê thành công, theo anh Tuấn, không nằm ngoài 4 từ “Bón phân đúng cách”.

Tầm quan trọng của việc bón phân đúng cách

Cà phê là loại cây công nghiệp rất dễ bị rụng trái non mùa mưa. Không những thế, hàng loạt các vấn đề như: tỉ lệ đậu trái thấp, thối quả, thối cành, cây còi yếu, chống sâu bệnh kém,… đều rất dễ diễn ra với cây cà phê vào mùa mưa.

Việc bón phân đúng cách không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cà phê liên tục, mà còn giúp cà phê chống lại các vấn đề kể trên vào mùa mưa. Bón phân đúng cách giúp cây sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu trái đúng thời điểm, giúp cuống trái dai hơn nên tỉ lệ rụng trái non thấp, giúp trái được cung cấp đủ dưỡng chất nên nhân đều, trái to, bán rất được giá.

Bón phân cho cà phê mùa mưa

Khác với anh Tuấn, chị Hoàng Thị Bé – ấp Trường An, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai là nông dân lần đầu đăng ký chương trình Trải nghiệm sản phẩm Đạm Cà Mau, chị cho biết: “Hồi chưa được hướng dẫn, tôi bón phân theo cảm tính, trộn thủ công, nên trái rụng quá trời, lại còn thối rễ tùm lum. Bón phân là quan trọng lắm, tôi bây giờ nghe theo lời các bác kỹ sư Đạm Cà Mau hướng dẫn, kết quả khác hẳn luôn”. Giống như chị Bé, rất nhiều bác nông vì chưa nắm vững tầm quan trọng trong việc bón phân đúng cách vào mùa mưa, nên cây cà phê èo uột, rụng trái, năng suất thấp, sinh trưởng kém, lợi nhuận tụt hẳn.

Bón phân cho cây cà phê như thế nào là đúng cách?

Nguyên tắc đầu tiên của việc bón phân cho cây cà phê mùa mưa là: Lựa chọn tỉ lệ phân bón đúng theo thời kỳ sinh trưởng của cây. Vào đầu mùa mưa, khi cây đang tập trung chất dinh dưỡng để nuôi cành, tạo nhánh, phát triển bộ rễ, thì nên bón tỉ lệ phân đạm cao, tỉ lệ phân Lân và Kali thấp hơn. Vào thời điểm này, nên kết hợp thêm một số loại phân giúp đất tơi xốp, ví như phân chuồng đã ủ hoai, phân sinh học N.Humate+TE của Đạm Cà Mau. Việc bón phân đúng cách vào đầu mùa mưa giúp bền cây, chuẩn bị thật tốt cho chu trình phát triển tiếp theo: ra hoa và đậu trái.

Vào giữa mùa mưa, khi cà phê bắt đầu cho ra những trái non căng tràn sức sống, bà con nên bón tăng tỉ lệ Lân, Kali và giảm Đạm. Điều này giúp cuống trái dai hơn, trái phát triển tốt, đều trái và chắc nhân. Ngoài việc điều chỉnh tỉ lệ N-P-K phù hợp, bà con nên thường xuyên thăm vườn, cắt bỏ bớt những cành già, nhổ cỏ, làm sạch gốc để đỡ bị cớm cây, hạn chế việc cành nặng trĩu xuống mặt đất gây thối quả, thối cành. Đối với các cây còi cọc, bà con nên linh động điều chỉnh lượng phân bón hợp lý, giúp cây phát triển tăng tốc theo kịp những cây khác trong vườn.

Tới cuối mùa mưa, khi trái đã đạt được kích thước và trọng lượng tương đối, bà con cần tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho trái phát triển, những loại phân bà con có thể sử dụng trong thời điểm này là NPK Cà Mau 16-16-8 kết hợp thêm Kali Cà Mau để tốt trái. Không chỉ vậy, tại thời điểm cuối mùa mưa, bà con cần quan tâm tới công tác phòng chống sâu bệnh, vì tại thời điểm này, nếu lơ là không chú ý, sâu bệnh tấn công sẽ dễ làm tụt năng suất nặng nề, khiến vụ cà phê không được như ý.

Anh Tuấn rạng rỡ bên vườn cà phê đương rực trái

Một kiến thức thú vị được anh Tuấn chia sẻ, đó là hệ thống rễ tơ của cây cà phê chỉ đâm sâu từ 0 – 20cm, thậm chí còn đâm lên phía trên mặt đất, nên việc bón phân phải hết sức chú ý, nếu không sẽ làm đứt rễ, hoặc gây thất thoát phân bón lãng phí. Anh nói, nên cào nhẹ lớp đất tại rãnh cà phê, bón phân rồi phủ nhẹ lên. Bà con cũng nên hạn chế tối đa việc làm xước, đứt rễ của cây trong quá trình bón phân, vì như thế sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, nhanh chóng xâm hại bộ rễ của cây.

Bộ sản phẩm Phân Bón Đạm Cà Mau –  Đồng hành cùng những vụ cà phê thu giá trị

Hạnh phúc khoe về vườn cà phê với tổng thu hoạch 24 tấn/vụ này, anh Tuấn chia sẻ trìu mến: “Nhờ có NPK Cà Mau mà vườn tui mới được vậy đó, cây khỏe, trái to, đều nhân, lời nhiều lắm”. Được đồng hành cùng anh Tuấn và hàng triệu bà con khác trên khắp cả nước, Đạm Cà Mau thực sự tự hào vì đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình: trao “Bí Kíp Vàng – Nhân Ngàn Giá Trị”.

Bộ sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng của Đạm Cà Mau hiện nay thường được bà con dùng cho cà phê là NPK Cà Mau, Kali Cà Mau, N.Humate+TE (Đạm Đen), chúng tôi (Đạm Xanh), DAP Cà Mau và một số loại khác nữa. Riêng với bộ sản phẩm NPK Cà Mau, bà con có thể lựa chọn tỉ lệ N-P-K linh hoạt theo nhu cầu sử dụng, và có thể sử dụng được suốt cả năm, cho tất cả các loại cây trồng. Đây cũng được coi là bộ sản phẩm rất hiệu quả trong công tác quản lý dinh dưỡng cho cây trồng, góp phần đem tới những mùa vàng thắng lớn cho khắp các mọi miền đất nước.

Chia sẻ bài viết

Bí Quyết Chăm Sóc Cây Cà Phê Mùa Mưa

Cà phê là loại cây ưa nước, thích hợp trồng vào mùa mưa, và phát triển rất tốt vào giai đoạn từ tháng 5 tới tháng 11. Đây là thời điểm cà phê phát triển rất nhanh về kích thước, tăng chồi, cành và tạo nhân. Tuy nhiên, mùa mưa cũng chính là mùa mà cà phê dễ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng dẫn đến tụt giảm năng suất như: Sâu bệnh hại cây, rụng trái non, nấm bệnh, rụng lá… Nếu nông dân không xử lý được những vấn đề này hiệu quả, vườn cà phê sẽ bị thất thu, hỏng cây, năng suất thấp và khó có thể tạo ra lợi nhuận như ý. Vậy làm thế nào để khắc phục tất cả những khó khăn trên mà không cần phải thực hiện quá nhiều các bước kỹ thuật phức tạp?

Muốn sạch sâu bệnh, vườn phải thông thoáng

Nhìn vườn cà phê xanh mướt, trĩu những trái đều tăm tắp của bác Phạm Huy Toàn – trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, nhiều người luôn cho rằng bác chắc phải bỏ công chăm nhiều lắm. Nhưng thực tế thì lại ngược lại hoàn toàn. Bác chia sẻ rất chân thành: “Chỉ cần làm đúng và đủ những kỹ thuật đơn giản như: Tỉa cành, làm cỏ thường xuyên, cắt bỏ hết những phần cành bị sâu bệnh tấn công, là sẽ giảm được rất nhiều sâu bệnh”. Bác nói, sâu bệnh lây lan từ tán này sang tán khác, nếu không chịu tỉa cành chuẩn chỉnh, thì rất dễ lan ra cả vườn, nhất là những cành già, phải bỏ đi cho đỡ cớm cây, đó chính là những chỗ dễ phát sinh sâu bệnh và nấm nhất, phải tỉa sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Tâm lý của bà con thường hay tiếc nên giữ lại những cành già, vì trên đó có nhiều quả non đang độ phát triển. Nhưng thực tế, chính những cành già khi chạm đất, sẽ gây ra hiện tượng thối quả, thối cành, tạo điều kiện cho sâu bệnh và nấm sinh sôi, phá hủy những cành to khỏe bên trên, làm giảm năng suất của cả vườn. Việc chăm sóc tỉa cành, làm thông thoáng vườn cây còn giúp cà phê tăng cành dự trữ cho vụ sau, giảm hẳn hiện tượng rụng trái non, tăng chất lượng nhân cho cà phê.

Một bí kíp rất hay mà bác Toàn bật mí và đã áp dụng rất hiệu quả cho vườn cà phê của bác, đó là cách xử lý khi cây cà phê bị nhiễm sâu bệnh. Khi cây bị sâu bệnh tấn công, việc đầu tiên là cần loại bỏ toàn bộ những cành bị nhiễm để tránh lây lan, tiếp theo là xử lý bộ rễ. Theo bác chia sẻ, rễ cây có khỏe mạnh thì cây mới phát triển tốt và chống chọi được với sâu, nấm bệnh. Bác dùng thuốc bảo vệ thực vật cùng với vôi để diệt sâu, nấm. Cùng với đó là các loại phân bón tốt rễ, khỏe cây, đơn cử như Đạm xanh, Đạm đen Cà Mau. Kỹ thuật bón vôi của bác khá đơn giản, áp dụng đúng quy trình bón thông thường, nhưng phải đều đặn, năm nào cũng bón, không được bỏ ngắt quãng. Có như vậy, rễ cây mới tốt, hạn chế được sâu, nấm và giúp đất bền bỉ hơn.

Điều chỉnh kích thước nhân và quả cà phê theo tỷ lệ N, P, K

Trò chuyện và được bác dẫn đi thăm khắp vườn cà phê, ai ai cũng ngạc nhiên không hiểu tại sao chỉ với những bí quyết tưởng chừng đơn giản, mà bác Toàn lại thu được thành quả tốt tới vậy. Bác nói, nhà nông mình phải thực sự hiểu cây, hiểu kỹ thuật bón phân theo từng giai đoạn như thế nào để kích thích cây đơm trái, trái đều, nhiều nhân. Vào mùa mưa, đầu mùa bác Toàn bón phân chuồng kết hợp NPK Cà Mau, tỷ lệ đạm nhiều, để kích thích cây đâm rễ, đâm chồi, có sức khỏe thật tốt chuẩn bị cho đợt ra trái. Loại NPK thích hợp nhất trong giai đoạn này là NPK Cà Mau 20-20-15. Kết hợp với bón phân tăng đạm, bác liên tục ra thăm vườn hằng ngày để kịp thời phát hiện những cây bị yếu, còi, điều chỉnh lượng phân cho hợp lý. Không chỉ vậy, bác Toàn tích cực học hỏi thêm nhiều kiến thức từ kỹ thuật viên của Đạm Cà Mau, thấy có điều gì bất ổn là bác hỏi ngay, để kịp thời thay đổi. Một điểm đáng lưu ý nữa là cây cà phê có rễ nằm ở độ sâu 0-20 cm nên khi bón bà con phải thật sự để tâm, không bón quá sâu vì như thế cây không hấp thu được, cũng không được bón quá nông vì gây lãng phí. Lời khuyên đưa ra là bà con nên cào nhẹ lớp đất ẩm trên hố cà phê, rải phân thật đều, rồi phủ đất và lá lên trên.

Bác Toàn bên vườn cà phê quả đều tăm tắp nhờ thực hiện đúng kỹ thuật đơn giản

Sau giai đoạn phát triển rễ và cành, bác Toàn tiếp tục điều chỉnh tỷ lệ NPK để cà phê cho ra nhân to, quả tròn, đều. Bác sử dụng NPK Cà Mau tăng lân, tăng kali, giảm đạm (NPK Cà Mau 19-9-19 cùng Kali Cà Mau). Việc điều chỉnh này giúp chất dinh dưỡng tập trung vào quả và nhân, lượng bón tùy thuộc vào cụ thể từng vườn nhưng căn cứ lớn nhất là dựa vào năng suất cà phê với khả năng đáp ứng của năng lực vườn cây.

Trong suốt quá trình cây cà phê phát triển, trong cả mùa mưa lẫn mùa khô, bác Toàn đều bón phân đều đặn theo đúng chu trình lớn của cây. Mùa khô thì tưới nước đều đặn, bón Ure vào gốc. Mùa mưa thì bón NPK kết hợp Kali và Đạm xanh, để cây tập trung tạo nhân, rễ chắc bền, cành dồi dào sức sống. Nhờ những kỹ thuật đơn giản đó, vườn cà phê của bác Toàn xanh mướt những trái non đều tăm tắp, cành to, cây khỏe, đúng là ước mơ của rất nhiều người.

Tỷ lệ rụng trái non thấp nhờ kết hợp bón phân: 4 đúng

“Hồi đầu tôi đâu có kinh nghiệm gì đâu, cứ bón phân theo cảm tính, trái non rụng nhiều quá trời. Hóa ra là do bón phân sai cách và không biết cách chăm cây mùa mưa. May quá, đúng lúc đó tôi biết tới Chương trình trải nghiệm dùng thử bộ sản phẩm của Đạm Cà Mau như một duyên lành. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của các kỹ sư, tôi bón phân theo đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng loại mà cây cần, và bón đúng cách phù hợp với cà phê. Tham gia chương trình, vườn cà phê của tôi được làm vườn thử nghiệm, các kỹ sư tận tình về tận nơi để xem chất lượng đất trồng, xem giống cây, tư vấn cách làm vườn mùa mưa sao cho cà phê bớt rụng trái. Nhờ làm đúng quy trình kỹ thuật, tôi luôn yên tâm với kết quả vụ này của mình. Chắc chắn phải đạt 6 tấn/ha” – bác Toàn mừng rỡ khoe.

Được biết, nhiều bác nông do tâm lý “bón thừa còn hơn bón thiếu”, lại chưa am hiểu về quy trình phát triển của cà phê, trái chưa đủ lớn đã bị thừa đạm, nên mưa xuống là rụng rất nhiều, làm tụt hẳn năng suất. Để giảm hiện tượng rụng trái, chỉ nên tăng đạm vào đầu mùa mưa, nhưng cuối mùa mưa phải giảm đạm, tăng Kali và Lân, kết hợp phun thuốc hợp lý, bón vừa đủ, cây hấp thụ hết lượng phân bón thì mới không bị chai đất, giúp quả non tăng kích thước và giảm rụng đáng kể.

Chứng kiến sự ngày một đổi thay của vườn cà phê mùa mưa, tỷ lệ rụng trái non thấp, sâu bệnh gần như rất hiếm, từng chùm quả lúc lắc những nhân, bác Toàn vui mừng khôn xiết. Với bác, tuân thủ đúng những kỹ thuật đơn giản sẽ tạo nên những kết quả to lớn. Tin rằng vụ này, những bí kíp vàng từ Đạm Cà Mau sẽ giúp bác hoàn thành ước mơ về một mùa cà phê năng suất cao, nhân ngàn giá trị.

NPK Cà Mau hân hạnh là sản phẩm đồng hành cùng vườn cà phê bác Toàn. Với ưu thế sở hữu nhiều công thức khác nhau giữa tỷ lệ N-P-K, sản phẩm NPK Cà Mau cho phép bác nông sử dụng suốt quá trình sinh trưởng của cây, tiết kiệm tối đa lượng phân bón, đem lại giá trị bền lâu cho đất, kiến tạo nhiều nhiều mùa vàng phát lộc cho bà con khắp mọi miền đất nước.

P.V

Bí Quyết Bón Phân Cho Lan Cực Hiệu Quả Vào Mùa Mưa

1/ Tại sao phải bón phân cho lan vào mùa mưa?

Mùa mưa là khoảng thời gian đáng trông đợi nhất trong năm của hoa lan. Đây cũng chính là mùa các kie non tăng trưởng xanh um, rễ trắng phát triển mạnh mẽ nhất. Cho nên lan cần được cung cấp đầy đủ các yếu tố đa-trung-vi lượng để đảm bảo quá trình phát triển diễn ra thuận lợi nhất.

Bên cạnh đó, bón phân vào mùa mưa còn giúp lan tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự tác động của các loại bệnh hại nguy hiểm, đặc biệt là bệnh thối nhũn. Đây có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vườn chỉ sau 2-3 ngày phát hiện.

2/ Nguyên tắc bón phân cho lan

Lan có độ nhạy cảm với dinh dưỡng khá cao, nếu bón phân quá liều hoặc sai cách dễ làm cháy rễ-khô đọt gây chết cây. Đồng thời, sử dụng với liều lượng đạm quá cao có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển. Do đó, khi bón phân cho lan cần thực hiện theo nguyên tắc “đúng lúc – đúng liều – đúng cách”.

2.1 Đúng lúc

Thông thường, bón phân cho lan phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của loại lan đó với tỉ lệ phân bón được sử dụng như sau:

– Thời kỳ phát triển thân, lá: Đây là thời kỳ cần nhiều đạm (N) tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm non phát triển đến khi cây bắt đầu có dấu hiệu đứng. Tỉ lệ dinh dưỡng đạm (N), lân (P) và kali (K) tương ứng 3:1:1.

– Thời kỳ hình thành nụ, tích trữ dinh dưỡng chuẩn bị cho quá trình ra hoa: Ở thời kỳ này, thường sử dụng tỉ lệ dinh dưỡng 1:3:1 với tỉ lệ lân (P) cao.

– Thời kỳ ra hoa, kết quả và nảy mầm: Đây là lúc cần nhiều kali (K) nhất trong suốt quá trình sinh trưởng – sinh sản của lan, tỉ lệ dinh dưỡng 1:1:3 là phù hợp nhất trong giai đoạn này.

2.2 Đúng liều

Liều lượng phân bón cho lan hết sức linh hoạt. Cụ thể, cần dựa vào các yếu tố thời tiết như: độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ,… Ngoài ra, còn tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây mà điều chỉnh cho phù hợp. Theo các chuyên gia trồng lan, nên bón phân theo đúng liều lượng khuyến cáo trên bao bì. Nhưng, riêng lan con, ta chỉ cần sử dụng 1/2 liều lượng so với lan trưởng thành thì cây đã đủ các yếu tố sinh trưởng-phát triển tốt nhất.

2.3 Đúng cách

Bạn nên bón phân cho lan sau khi tưới nước 30 phút, khi đó rễ lan dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng trong phân bón, như vậy sẽ tiết kiệm được ½ lượng phân. Nên bón phân xa gốc, rễ non, tốt nhất quanh viền chậu vào sáng sớm hoặc chiều mát để cây không bị cháy rễ do nhiệt độ cao.

3/ Mùa mưa bón phân cho lan như thế nào?

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của lan trong mùa mưa. Bạn cần thực hiện theo đúng các nguyên tắc bón phân cho lan. Tuy nhiên, không bón quá nhiều đạm (N) cho lan trong mùa mưa, nhằm hạn chế lá lan phát triển quá xanh tốt, tạo thuận lợi cho các loại nấm bệnh gây hại. Trong thời điểm này, phân bón tan chậm sẽ là sự lựa chọn lý tưởng vì giúp dinh dưỡng phân giải một cách đều đặn và hạn chế thất thoát dinh dưỡng sau mưa tốt nhất.

Bón phân đúng cách cho lan

3.1 Phân vô cơ

Nên bón xa gốc, tốt nhất bón quanh viền chậu nhằm tránh tình trạng cháy rễ gây chết cây. Sử dụng phân bón dạng viên chậm tan là phù hợp cho lan trong giai đoạn này. Bạn nên bón phân vô cơ với liều lượng 20 – 30 hạt/ giò tùy vào độ tuổi lan và kích thước giò.

Ngoài ra, cách 10 – 15 ngày nên tưới phân vi lượng, chế phẩm sinh học phòng trừ nấm bệnh gây hại. Nếu trời không mưa vào ngày tiếp theo sau khi phun, bạn nên tăng lượng nước tưới để rửa mặn cho lan.

3.2 Phân hữu cơ

Bạn nên sử dụng các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân cá,… đã ủ hoai để tưới cho lan trong mùa mưa nhằm nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng của lan. Ngoài phân bón dạng nước, phân bón hữu cơ dạng viên nén tan chậm thường được người trồng lan ưa chuộng bởi khả năng phân giải đều dặn mà vẫn cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ. Đồng thời, phân bón dạng viên sẽ hạn chế tối đa tình trạng lãng phí phân bón trong mùa mưa.

Trong đó, phân trùn quế SFARM viên nén tan chậm được xem là sự lựa chọn hàng đầu cho lan trong thời điểm này bởi những ưu điểm:

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng, không gây nóng, chết cây.

Bổ sung VSV có lợi, giúp cây tăng sức chống chịu với các tác nhân gây hại và điều kiện bất lợi.

Acid hữu cơ trong phân giúp kích thích rễ và kie non phát triển vượt trội.

Dinh dưỡng được phân giải một cách đều đặn, phù hợp cho nhu cầu dinh dưỡng của cây.

Có thể bón ở bất cứ vị trí nào trên giá thể trồng lan.

Bạn nên sử dụng 10 – 20 gram phân trùn quế viên nén/ giò lan (tùy tuổi lan và kích thước giò). Ngoài ra, cho phân trùn quế viên nén vào túi lưới hoặc giấy gói hoa có thể giúp bạn tiết kiệm lượng phân bón một cách đáng kể.

Chăm Sóc Cây Cà Phê Mùa Mưa

 

(Nguồn: NTNN) Mùa mưa bắt đầu cũng là lúc quả cà phê  bắt đầu tăng nhanh về kích thước, thể tích, cùng lúc đó có sự tăng trưởng nhanh của cành, chồi trên cây cà phê. Do vậy cần cung cấp đầy đủ và hợp lý các nguyên tố dinh dưỡng theo đúng nhu cầu giai đoạn đầu nuôi trái.

Mặt khác, song song với việc cung cấp dinh dưỡng cũng cần phải quan tâm tới điều kiện ánh sáng, sâu bệnh và cỏ dại. Việc điều tiết ánh sáng cho phù hợp với tình trạng sinh lý của cây để cây vừa nuôi quả tốt vừa tạo ra bộ khung cành dự trữ khỏe mạnh cho năm tiếp theo. Các biện pháp chăm sóc chủ yếu cho vườn cà phê trong mùa mưa như sau:

Tỉa cành tạo tán:Chồi vượt phát triển rất nhanh trong mùa mưa, do vậy cần tỉa hết chồi vượt (đánh chồi) kịp thời. Trung bình 1 tháng đánh chồi vượt 1 lần. Tỉa hết các cành tăm, cành nhớt mọc quá nhiều ở cùng một vị trí đốt cành, chỉ để lại không quá 3 cành dự trữ được phát sinh. Chú ý vặt các cành thứ cấp mọc dày trên đỉnh tán tạo điều kiện để ánh sáng lọt vào bộ tán giúp cà phê quang hợp tốt hơn thì quả mới mau to.

Trong các vườn cà phê kinh doanh có trồng các cây che bóng như keo dậu, muồng đen, cây hoa hồi…cần rong tỉa cây che bóng kịp thời ngay vào đầu mùa mưa để tăng cường ánh sáng cho vườn cây, giúp cành lá cà phê phát sinh vào đầu mùa mưa được khỏe mạnh, không bị che bóng thiếu ánh sáng làm lá cà phê mỏng, yếu, xanh  nhạt. Đầu mùa mưa rong tỉa mạnh, chỉ để lại 1 – 2 cành hút nhựa nhỏ cho cây che bóng, chú ý không làm gãy, dập cành cà phê. Giữ yên cành lá cây che bóng được rong tỉa xuống trong vườn cà phê một thời gian cho lá rụng xuống làm phân xanh, trả lại hữu cơ cho đất. Sau đó mới chuyển các cành to ra khỏi vườn để tiện việc đi lại.

Làm cỏ, sửa bồn: Mùa mưa cũng là mùa cỏ dại phát triển mạnh nhất sẽ tranh chấp dinh dưỡng với cà phê, đồng thời còn là nơi cư trú và phát tán sâu bệnh hại lên cây cà phê. Do vậy, thường xuyên phải làm cỏ hoặc xịt thuốc trừ cỏ. Mặt khác, để giữ phân và giữ nước khi tưới hoặc bón phân trên các bồn cà phê cần được sửa sang, nạo vét kết hợp xới bồn nhằm phá váng tạo thông thoáng cung cấp đủ oxy cho hệ rễ cà phê phát triển. Công việc làm cỏ và nạo vét, sửa bồn cũng rất cần thiết trong khâu chăm sóc cà phê đầu mùa mưa.

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Bón Phân Cho Cây Cà Phê Trong Mùa Mưa – Lời Khuyên Vàng Cho Ngàn Mùa Giá Trị trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!