Xem Nhiều 3/2023 #️ Bệnh Vàng Lá Trên Hoa Phong Lan: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị # Top 10 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bệnh Vàng Lá Trên Hoa Phong Lan: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Vàng Lá Trên Hoa Phong Lan: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Người chơi lan luôn cần phải theo dõi cây lan để có những phát hiện sâu bệnh và điều chỉnh chế độ cho cây. Khi bạn thấy cây lan bị hiện tượng vàng lá thì đâu là nguyên nhân, chúng ta cần phải xử lý như thế nào? Bệnh vàng lá trên hoa phong lan có thật sự nguy hiểm hay không?

Hiện tượng vàng lá và rụng theo cơ chế tự nhiên

Đây là điều hết sức bình thường đối với cây cối xung quanh chúng ta. Lá già sau một thời gian sẽ chuyển dần sang màu vàng và héo, rụng tự nhiên. Khi lá cây lan rụng tự nhiên thì nó sẽ có cơ chế tách, tức là lá sẽ rời khỏi thân khi héo khô. Nếu cây lan của bạn lá vàng hàng loạt và không tự tách thì có thể là nguyên nhân khác chứ không phải là hiện tượng tự nhiên. Đặc điểm của cây lan bị vàng lá tự nhiên là lá vàng đều, cứng, không mềm nhũn, không có đốm loang lổ.

Ngoài ra, dòng lan hoàng thảo còn vàng lá hàng loạt và rụng khi chuẩn bị bước vào mùa hoa. Các loài hoa phong lan có thể vàng và rụng lá có thể kể đến như phi điệp, hạc vỹ, trầm tím, ngọc thạch, báo hỷ, long tu, hoàng thảo vôi,… Dòng lan này thường vàng lá và rụng vào khoảng tháng 10 đến tháng 2 dương lịch. Do vậy, nếu cây lan bị vàng lá mà bộ rễ và thân còn tốt thì bạn đừng lo lắng quá, có thể đây là điều hết sức bình thường.

Cây lan thiếu nước – mất lá chân

Cây lan khi không được cung cấp đủ nước để nuôi các bộ phận thân lá đều có thể bị vàng và rụng lá. Đây cũng là điều kiện bình thường để cây lan có thể duy trì sự sống.

Khi cây lan mới ghép, bộ rễ chưa thể cung cấp đủ nước cho cây thì lá chân sẽ có khả năng vàng và rụng rất giống với hiện tượng lá vàng và rụng tự nhiên.

Kể cả dòng lan đơn thân cũng vậy, nếu không đủ nước nó sẽ bỏ lá chân và phát triển ngọn. Chính vì vậy hay có hiện tượng cây lan lúc mới trồng có 4 cặp lá nhưng sau 2-3 năm vẫn chỉ có bằng ấy lá??? Vậy tính ra là nó cứ ra được lá mới là lại rụng lá chân, hình thành nên cây lan “ thân dừa” phổ biến. Vì thế, bí quyết để có một chậu lan đơn thân đẹp là bạn cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho cây.

Nhiều người trồng lan đai châu có bộ lá cực khỏe, 5-7 cặp lá từ gốc lên đến ngọn mà không bị rụng lá chân, nước tưới chính là 1 bí quyết!

Thừa nắng

Bạn có thể để ý những cây lan vào mùa khô có hiện tượng lá ngả vàng, vàng bóng, thậm chí cháy nắng và một số cây lan ( quế tím, quế trắng, tam bảo sắc) còn có hiệ tượng lá xuất hiện các đốm tím. Đây chính là biểu hiện của cây lan bị thừa nắng.

Mỗi cây lan có chế độ chăm sóc, độ ẩm, chế độ nắng khác nhau nên bạn lưu ý để có được chế độ chăm sóc phù hợp. Khi hè đến bạn nên tăng cường che bớt nắng, hạ khoảng cách cây lan đến giàn và làm mát các khu vực nền, xung quanh cây lan.

Bệnh thối nhũn gây hại

Bệnh thối nhũn do vi khuẩn gây nên khiến cho lá cây lan bị tổn thương tạo nên những vết đốm nâu, đen hay vàng, tại vết thối có hiện tượng nhũn, mùi khó chịu. Bệnh thối nhũn phát triển cực kì nhanh chóng gây nên những tổn hại nặng nề. Chính vì thế bạn cần phải theo dõi liên tục, nếu thấy cây lan có dấu hiệu thì cần chữa trị luôn.

Bệnh thán thư cũng có thể làm vàng lá cây lan

Bệnh thán thư khiến cho lá cây lan bị vàng và héo dần dần, từ đầu lá và ăn dần vào. Bệnh này thường gặp ở các loài lan dòng hoàng thảo.

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens gây ra. Bạn có thể sử dụng thuốc trị nấm Carbenzim, Vicarben, Score 250EC, Folpan 50SC, Topsin M, Ridomilgold 68WG để điều trị bệnh.

Bộ rễ cây lan có vấn đề

Chúng ta đều biết, hầu hết các chất dinh dưỡng và nước cung cấp cho cây đều do bộ rễ. Nếu như bộ rễ có vấn đề không thể cung cấp đủ nước hay chất dinh dưỡng thì cây lan sẽ xảy ra hiện tượng vàng lá và héo dần. Chính vì thế, nếu phát hiện cây lan bị vàng lá, bạn cần kiểm tra ngay xem bộ rễ có ổn không, có bị thối rễ hay nấm bệnh gì không.

Người mới chơi lan thường hay tưới rất nhiều cho cây. Chính điều này khiến cho cây lan bị úng nước, tổn thương rễ nên nấm bệnh dễ xâm nhập vào. Bạn cần lưu ý vấn đề này.

Bệnh vàng lá trên hoa phong lan có thể do sốc phân thuốc

Cây lan rất dễ bị sốc phân, sốc thuốc nếu bạn sử dụng liều lượng cao như cho cây ăn quả hay cây thân gỗ. Biểu hiện dễ nhận biết của cây lan bị sốc phân, sốc thuốc đó chính là thân và lá héo lại, ủ rũ và không còn căng tròn. Một số lá bị nặng có hiện tượng cháy đen, vàng rất dễ nhận ra.

Cây hoa lan bị thiếu chất dinh dưỡng

Nếu không đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cây phong lan, chúng sẽ không phát triển bình thường và khỏe mạnh. Thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết khiến cho cây trở nên vàng lá, chẳng hạn như nitơ, sắt, kẽm và mangan.

Nếu như bạn không thích sử dụng phân bón hóa học thì có thể cân nhắc đến các loại phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng. Mỗi nước và ánh sáng là không đủ cho cây lan phát triển hoàn hảo.

Cây lan bị vàng lá có thể do giá thể thừa muối

Sau một thời gian dài trồng cây, các loại phân bón ngấm vào giá thể lâu ngày khiến chúng bị đọng muối, bộ rễ kém nên lá cây lan cũng trở nên queo quắt và vàng vọt, nhanh héo và rụng. Chính vì thế, các bạn nên sử dụng nước tưới đẫm cây hàng tháng để xả vợi muối. Các giá thể dễ tích muối có thể kể để như than củi, vỏ thông. Ngoài ra các giá thể khác có tích trữ muối những không nhiều bằng.

4.2

/

5

(

5

bình chọn

)

Hoa Hồng Bị Vàng Lá, Rụng Lá: Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa Trị

1. Nguyên nhân, biểu hiện hoa hồng bị vàng lá và rụng lá

1.1. Giá thể trồng đã hết dinh dưỡng

Cây trồng của bạn có biểu hiện lá có màu vàng nhẹ, héo mặc dù vẫn được tưới nước và sử dụng phân bón cho cây đầy đủ nhưng cây vẫn bị vàng lá, rụng lá thì đây là một trong những dấu hiệu cây hoa hồng của bạn đã hết dinh dưỡng và gây nên các bệnh hoa hồng phổ biến.

Chat ngay với chuyên gia

1.2. Giá thể trồng cây hoa hồng bị úng nước

Việc làm cho cây trồng úng nước thường nguy hiểm hơn thiếu nước bởi đất khi bị úng nước sẽ khiến bề mặt của chậu luôn trong tình trạng ẩm ước, đất tầng khiến rễ của cây bị thiếu oxy dễ bị ngộ độc và thối rễ. Tình trạng này sẽ làm mất khả năng hút dinh dưỡng của cây trồng khiến cây suy yếu và lá cây chuyển vàng. Nếu tình trạng này để lâu cây hồng sẽ chết.

Cách nhận biết hoa hồng bị úng nước:

Các là cây hoa hồng khi trưởng thành ở một số càng sẽ bị vàng (ngay cả khi là hồng ít khi có đốm đen) và rụng lá dần làm cây hồng bị trơ cành

Giá thể trồng trong chậu đến chiều tối vẫn còn bị ẩm

1.3. Hoa hồng bị ngộ độc do bón phân gốc quá nhiều

Khi sử dụng phân hóa học thì hầu hết các loại hoa hồng đều ưa bón từng chút một, nếu sử dụng phân bón quá liều sẽ làm cho cây trồng bị sốc dẫn đến tình trạng bị ngộ độc, bị xót rễ non gây ra hiện tượng cây bị vàng lá.

Nếu thấy vườn hồng xảy ra tình trạng vàng lá hàng loạt sau 2-3 ngày bón phân thì đây chắc chắn là nguyên nhân hồng bị ngộ độc do rải phân quá dư thừa.

1.4. Chế độ bón phân cho hoa hồng thiếu một số thành phần

Ngoài các dấu hiệu nhận biết ở trên thì việc cây hồng bị vàng lá do thiếu một số thành phần như:

Cây hồng có dấu hiệu bị vàng lá gân xanh là do cây đang bị thiếu chất sắt (Fe). Việc thiếu sắt sẽ làm cho cây hồng trông xấu xí hẳn, lá chuyển sang vàng nhạt và ảnh hưởng phần nào đó đến chất lượng hoa

Ngoài ra, nên bổ sung thêm vi lượng bằng cách sử dụng thêm Topgreen (bổ sung chất sắt)+ Azil (bổ sung Mn, Zn… có trong thành phần phân bón

2. Cách chữa cây hoa hồng bị vàng lá, rụng lá

2.1. Cắt tỉa cây để giảm hiện tượng bị mất nước ở hoa hồng

Giống với bệnh hoa hồng bị sâu ăn lá việc cắt tỉa cây sẽ làm giảm hiện tượng cây trồng bị mất nước, nếu cây của bạn bị nặng quá thì phải cắt gần một nửa cây để cây có thể tiếp tục sống. 

Những cành bị sâu, bị khô héo, bị vàng lá,… nên cắt hẳn đi phần đó và chỉ giữ lại phần còn tươi. Nên dùng dao, kéo sắt bén để tránh vết cắt bị dập. Đối với cây mới trồng được một năm hoặc những cây hồng không khỏe mạnh thì khi hoa tàn chỉ cắt 1 đoạn ngắn dưới bông hoặc chỉ cắt bông.

Chat ngay với chuyên gia

2.2. Loại bỏ phần rễ cây bị hư hỏng

Loại bỏ các phần rễ cây hông bị hư hại đồng thời thay phần giá thể cũ tránh mầm bệnh còn lại trong các giá thể cũ. Nếu tái sử dụng chậu cũ thì nên rửa chậu sạch sẽ trước khi dùng lại. Nên lót dưới đáy chậu một ít giá thể trước khi đặt cây hồng vào sao cho khi đặt bầu cây thì cổ rễ có thể cách miệng chậu 3-5 cm để rễ cây có thể phát triển tốt hơn.

2.3. Sử dụng thuốc đặc trị chữa bệnh vàng lá, rụng lá hoa hồng

2.3.1. Chế phẩm Nano bạc đồng silic

Chế phẩm Nano bạc đồng silic là thuốc trừ sâu bệnh được sản xuất theo công nghệ nano với các thành phần như: hạt keo bạc, đồng, silic,… ở dạng siêu nhỏ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, diệt virus, chống nấm và khử mùi hiệu quả cho cây trồng.

Chế phẩm nano giúp cây phòng trừ rất tốt các các mầm bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra như: vàng lá, phấn trắng, sương mai, đốm đen, bệnh lở cổ rễ, các bệnh thối rễ,…

2.3.2. Chế phẩm đậu tương Bio Soya

Chế phẩm đậu tương Bio Soya là một trong những loại phân bón hữu cơ sinh học cao cấp dưới dạng dung dịch được sản xuất từ các hạt đậu tương. Sản phẩm này được nhiều chuyên gia giới thiệu là phân bón chuyên cho hoa hồng vô cùng giàu dinh dưỡng với 18 loại axit amin khác nhau, giàu khoáng chất, giàu vitamin và chứa hàng tỷ lợi khuẩn tốt cho hoa hồng.

2.3.3. Dịch đạm cá Bio Fish

Dịch đạm cá organic Bio Fish là loại phân bón lá cao cấp được sản xuất hoàn toàn từ cá cực giàu đạm, giàu khoáng và  cung cấp nhiều vitamin để chăm sóc cây trồng giúp bộ lá bóng khỏe, chồi nụ mập mạp, cây cứng cáp.

3. Cách chăm sóc hoa hồng bị vàng lá, rụng lá sau khi hồi phục

Việc giúp cây hòa hồng ra lá dày, dáng đẹp, hoa nở đều quanh năm, lâu tàn và thơm hơn thì sau khi cây hồng được phục hồi cần cung cấp thêm các loại phân bón lá cao cấp acid amin giúp bổ sung thêm một lượng dinh dưỡng hưu cơ nhất định trong giai đoạn này sẽ giúp cây phục hồi nhanh hơn.

Ngoài ra, phun phân bón định kỳ 10-15 ngày/ lần kết hợp sử dụng thêm nấm ký sinh côn trùng CNX-RS đế đảm bảo khi cây hồng sau khi phục hồi sẽ tránh được tình trạng sâu, rầy, rệp, bọ trĩ,… phá hoại.

Bệnh Vàng Lá Trên Hoa Phong Lan. Thuốc Trị Bệnh Vàng Lá Cho Phong Lan

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lan bị vàng lá, trong đó chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

1. Do ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời

Lan là giống hoa thích nghi tốt ở nơi có khí hậu mát mẻ. Chúng vừa ưa sáng lại vừa ưa ẩm. Vậy nhưng dù là ánh nắng hay nước chúng đều chỉ cần một lượng vừa đủ. Nếu nhiều nước qua lan sẽ bị thối nhũn, còn nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời chúng sẽ bị vàng lá.

Như vậy, nếu lan được treo ở khu vực quá nhiều ánh sáng, lá của lan tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là ánh nắng mùa hè và nắng buổi trưa. Khi nắng chiếu trực tiếp, nhiệt độ môi trường sẽ tăng cao khiến lan bị mất nước, lá bị khô, cháy và ngả dần sang màu vàng.

2. Do nhiệt độ môi trường quá thấp

Một nguyên nhân nữa khiến cho lan bị vàng lá chính là do nhiệt độ môi trường hạ xuống quá thấp. Đa số phong lan sống tốt trong khoảng nhiệt độ từ 18 đến 35 độ. Nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 17 độ, nhất là trong những ngày lạnh giá, lan không thể tăng trưởng được, không có ánh nắng, lan không thể quang hợp. Nếu kéo dài tình trạng này từ 5 ngày trở đi lan sẽ bị vàng lá.

3. Do tưới quá nhiều nước

Lan ưa nước nhưng nếu tưới nhiều nước quá lan sẽ bị bệnh thối nhũn hoặc bị vàng lá. Lượng nước được tưới quá nhiều sẽ tích tụ trong chậu lan, khiến cho rễ lan bị thối nhũn, không cung cấp được chất dinh dưỡng lên nuôi cây, từ đó lá của lan sẽ bị vàng và rụng xuống.

4. Những nguyên nhân khác

Ngoài những tác nhân môi trường trên, lan cũng có thể bị vàng lá do:

Do bị vi khuẩn tấn công.

Do bón phân quá nhiều gây cháy lá.

Do giá thể dùng trồng lan bị trữ muối, lâu không thay ảnh hưởng đến quá trình hấ thu dinh dưỡng…

Khi lá của hoa phong lan vốn có màu xanh chuyển dần sang màu vàng thì chứng tỏ sự sống của lan đang bị đe dọa rất nghiêm trọng, nếu không khắc phục kịp thời lan sẽ chết. Vì vậy, khi lan có dấu hiệu bị vàng lá, bạn cần xác định nguyên nhân gây bệnh và khắc phục ngay lập tức:

Bước 1: Xử lí sơ bộ

– Nếu lan bị vàng lá do ánh nắng thì cần đưa lan đến chỗ có bóng râm nhưng đầy đủ ánh sáng. Hoặc có thể thiết kế một mái che cho lan.

– Nếu do nhiệt độ quá thấp và ẩm thì cần cân bằng nhiệt cho lan bằng cách đặt chúng ở vị trí có thể tiếp xúc nhiều với ánh nắng.s

– Nếu do tưới nước quá nhiều thì phải điều chỉnh chế độ nước tưới.

Bước 2: Cắt bỏ phần lá vàng và khử trùng, phục hồi lan

Khi lan bị vàng lá toàn bộ hoặc vàng một phần của lá nhưng không rụng khỏi cây, chúng ta cần chủ động dùng kéo cắt bỏ những lá bị vàng rồi khử trùng cho vết cắt để giúp cây phục hồi nhanh chóng.

** Lưu ý:

Khi cắt lá phải dùng dao hoặc kéo sắc để không làm tổn thương đến khu vực xung quanh lát cắt.

Trong thời gian cắt bỏ lá bị vàng cần để cây ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Khử trùng cho vết cắt bằng oxy già nồng độ 0.3%. Sau đó sử dụng một trong số 3 loại thuốc như TopsinM, Daconil hoặc Mexyl MZ để phun cho lan. Cần chú ý đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tránh phun quá liều sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí có thể làm lan mất đi sự sống.

Ngưng tưới nước trong 3 ngày, sau đó tiến hành tưới phun sương để kích thích cây lên lá mới.

Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Bệnh Vàng Lá Cho Phong Lan

Phong lan bị vàng, thối lá nếu không được khắc phục kịp thời thì cây sẽ bị còi cọc, nấm, dẫn đến chết cây. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên bệnh vàng lá hoa lan và cách khắc phục như thế nào?

1. Các nguyên nhân gây bệnh vàng lá cho hoa lan

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh vàng lá cho hoa lan. Trong đó các nguyên nhân chính là đến từ chế độ chăm sóc không hợp lý, phổ biến nhất là cách điều chỉnh nhiệt độ, do ánh sáng, do độ ẩm không thích hợp… để chữa trị nhanh chóng nhất thì trước tiên cần xác định đúng nguyên nhân.

*Lan bị vàng lá do bị tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời

Mặc dù đa số các loài lan đều ưa môi trường ẩm ướt, nhưng loài hoa này cũng cần đảm bảo sự thoáng mát, đầy đủ ánh sáng để quang hợp và phát triển. Tuy nhiên rất nhiều người thường treo lan lên giàn trước hiên nhà mà không chú ý đến cường độ ánh sáng mỗi ngày cho lan, đặc biệt là vào buôi trưa, khi ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào lá, làm mất nước, dẫn đến cháy, vàng lá.

Nếu đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng lá trên cây lan nhà bạn thì tốt nhất nên di chuyển cây đến nơi có ánh sáng nhẹ hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của cây, hoặc là bạn có thể dùng màn che để giảm bớt cường độ ánh nắng chiếu lên cây.

*Cây bị tưới quá nhiều nước

Khi bị tưới quá nhiều nước, cây lan sẽ bị thối rễ, sau dần lá chuyển sang màu vàng và dẫn đến thối lá, chết cây. Do vậy bạn chỉ cần tưới lượng nước vừa đủ để giữ ẩm cho cây là được, cẩn thận hơn thì chỉ cần tưới khi thấy chất trồng có dấu hiệu khô. Khi cây đã bị úng rễ khá nghiêm trọng thì tốt hơn hết nên thay chậu mới cho cây, những lá đã bị vàng, thối hoặc mềm thì nên dùng dao, kéo đã được khử trùng để cắt bỏ hoàn toàn (nếu nặng) hoặc cắt lui vào phía trong chỗ thối tầm 2 phân (nếu nhẹ). Song song với đó, có thể bón thêm một số loại thuốc, phân giúp kích thích cho lan ra lá mới. Đối với mỗi loài lan, nhu cầu về ánh sáng, nước tưới và nhiệt độ cũng sẽ có sự khác biệt, chính vì vậy bạn nên tìm hiểu rõ đặc tính, yêu cầu của từng loại để có sự điều chỉnh cũng như chế độ chăm sóc hợp lý nhất.

Bạn đang xem bài viết Bệnh Vàng Lá Trên Hoa Phong Lan: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!