Xem Nhiều 3/2023 #️ Bệnh Thối Nụ Và Cách Phòng Chống # Top 10 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bệnh Thối Nụ Và Cách Phòng Chống # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Thối Nụ Và Cách Phòng Chống mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

BỆNH TEO NỤ TRÊN CÂY LAN

Gần đây trên một số vườn lan Dendro tại TP HCM có hiện tượng rụng nụ non. Biểu hiện thường thấy các nụ non bị teo lại, thối và rụng rất sớm. Những nụ lớn có đốm nâu, nụ hoa biến dạng, mất màu, những nụ nở ra được có những hư hại trên cánh hoa, biểu hiện rất giống với bệnh mốc xám trên hoa. Hiện tượng này gây hại nặng trên hoa ở mọi lứa tuổi từ nụ non mới nhú trên phát hoa cho đến hoa trưởng thành làm thất thu lớn cho các vườn lan. Các nhà vườn đã sử dụng nhiều loại thuốc nhưng không thấy giảm các hư hại trên.

Bệnh teo nụ non và rụng nự trên hoa lan Dendro

Qua quan sát, tìm hiểu và nghiên cứu tại vườn chúng tôi nhận thấy các hư hại tìm thấy do ấu trùng của một loài ruồi gây nên. Điều này được chứng minh khi bẻ một số nụ hoa bị hư ra tìm thấy bên trong một số con giòi nhỏ màu trắng hoặc vàng, khi đụng vào các con giòi nhỏ này có thể búng xa vài cm, mỗi nụ hoa bị nhiễm có thể chứa từ 5 – 30 con giòi. Muốn biết chắc có thể ngắt vài nụ hoa cho vào túi nylon để vài giờ sau sẽ thấy các con giòi này chui ra rất nhiều trong túi nylon.

hai nụ hai bên nhiễm bệnh, nụ giữa bình thường Nụ hoa bị bóp méo bởi C. maculipenni (nụ dưới cùng nhiễm bệnh) Nụ thối và sẽ rụng sau đó – giai đoạn cuối cùng của sự phá hoại rõ ràng để quan sát nhưng quá muộn để kiểm soát Ruồi vàng C. maculipennis

Tác nhân gây hại  Các con giòi tìm thấy trong nụ hoa lan Dendro chính là ấu trùng của Contarinia maculipennis là một loài ruồi gây hại trên hoa hiện đã tìm thấy trên nhiều loại cây trồng như: lan, dâm bụt, hoa lài, cà chua, cà tím, khoai tây, dưa và trên một số cây kiểng khác. Ruồi gây hại này lần đầu tiên được tìm thấy vào đầu những năm 1900 ở Hawaii. Những báo cáo về gây hại trên hoa lan Dendro lần đầu tiên xuất hiện ở Florida (Mỹ) năm 1992. Ở TP HCM, theo thống kê chưa đầy đủ, loài ruồi này được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2003, từ đó đến nay chúng vẫn liên tục gây hại trên các vườn lan và xuất hiện suốt năm. Điểm đặc biệt là lọai ruồi này chỉ gây hại trên hoa lan Dendro, các giống lan khác mặc dù trồng chung vườn hoặc gần nhau cũng không thấy bị nhiễm.

Biện pháp phòng trừ Do ruồi xuất hiện quanh năm và với nhiệt độ cao như ở TP HCM vòng đời của ruồi sẽ ngắn việc phòng trừ cần phải tiến hành thường xuyên và kiên trì mới đem lại kết quả tốt. Các công việc cần làm: Ngắt bỏ tất cả các nụ hoa và phát hoa bị nhiễm bệnh cho vào túi nylon và đốt bỏ ngay trong ngày, không đổ vào hố chôn rác, động tác này tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng để làm giảm nhanh mật độ ấu trùng trong vườn, chú ý khi cắt bỏ phải cho ngay vào túi không cầm đi từ nơi này đến nơi khác trong vườn tạo điều kiện cho ấu trùng nhảy xuống đất. Rải thuốc hạt xuống phần đất bên dưới giàn lan: các loại thuốc có thể sử dụng Diaphos 10H, Sago Super 3G, Gà Nòi 4G,… khi rải thuốc tưới nước cho thuốc thấm đều xuống đất động tác này để diệt nhộng trong đất. Vì các lứa ruồi gối nhau nên cần chú ý rải thuốc 10 – 15 ngày/lần để diệt nhộng. Phun thuốc diệt ruồi trưởng thành: ruồi trưởng thành xuất hiện và đẻ trứng vào lúc chiều tối sau khi tắt nắng nên tiến hành phun thuốc vào thời gian này mới có hiệu quả. Các loại thuốc thường sử dụng: Sec Saigon 25EC, Dragon 585EC,… khi phun pha chung với dầu khoáng SK Enpray 99EC hoặc chất bám dính điều này quan trọng vì ruồi trưởng thành có bộ cánh dài dễ bị dính bởi chất bám dính hay dầu khoáng, tăng hiệu lực diệt trừ.

Sử dụng thuốc kích hoa để tăng khả năng ra hoa sau khi cây trồng bị bệnh : Thuốc kích hoa VISINECO 

Cách Phòng Ngừa Nụ Hoa Lan Bị Héo, Thối

Nguyên nhân và cách phòng ngừa nụ hoa lan bị héo, thối

TRIỆU CHỨNG

+ Nụ hoa khô héo và rụng, hoặc nụ bị thối đen khi vẫn còn trong lưỡi mèo.

+ Thường gặp trên dòng lan Cattleya, Dendro và Hồ Điệp.

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHÍNH

+ Nếu vừa mua lan về, nụ bị nổ thường do sự thay đổi điều kiện ánh sáng, nước.

+ Quá khô hoặc quá ẩm; khi quá khô, cây rút nước từ chồi nụ gây hỏng; nước quá nhiều có thể ngưng tụ, phát triển nấm khuẩn gây thối chồi nụ từ trong vỏ; hoặc tưới bằng nước lạnh cũng gây sốc rụng nụ.

+ Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

+ Không khí ô nhiễm nhiều khói bụi, khói thuốc lá, khói động cơ…

+ Ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh

+ Côn trùng như rệp, bọ trĩ, ruồi vàng gây hại có thể gây rụng nụ hoặc biến dạng cấu trúc hoa sau khi nở.

+ Do phân bón khi phun tưới dính vào nụ.

+ Ngoài ra, có thể do di truyền học.

+ Duy trì độ ẩm và nhiệt độ, ánh sáng ổn định, thích hợp.

+ Nếu nếu lưỡi mèo có dấu hiệu màu vàng nâu hãy bóc xé lưỡi mèo.

+ Nếu có sự xuất hiện, phá hoại của côn trùng hãy phun loại thuốc diệt côn trùng nhưng không làm hỏng hoa (như Orthene).

Mua lan giống cấy mô ở đâu?

Trung Tâm là nơi lai tạo và bảo tồn các loài Lan Quý của Việt Nam như: Lan phi điệp ( Hoà Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Di Linh,…), Lan ngọc điểm, Địa Lan, Kiều, Lan Hài và nhiều loại Lan khác…

Sản phẩm của Trung Tâm gồm: Cây trong chai, cây giống từ 1 – 8 tháng tuổi…

Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:

✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống

✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường

✔️ Ship cod toàn quốc

✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn tâm huyết, nhiệt tình

✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí

Thông tin địa chỉ mua hàng

Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Phạm vi giao hàng

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Cách Phòng Và Trị Bệnh Thối Rễ Trên Cây Cam

Triệu chứng:

Trên lá, trái:Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, khi có gió lá già phía dưới bị rụng trước sau đó đến lá trên; Chất lượng trái kém và bị rụng sớm; Bệnh nặng làm chết cả cây.

Rễ: Bệnh này sẽ làm cho bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn, rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái, từ đó làm cành bị chết khô. Khi cây bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.

Điều kiện phát sinh, phát triển:

Bệnh vàng lá, thối rễ thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa, ở những vùng đất bị ngập nước, thoát nước kém, bệnh phát triển mạnh trên những vùng đất có pH thấp. Những vườn thiếu chăm sóc, nông dân sử dụng nguồn cây giống trôi nổi, trong mùa nắng cây bị thiếu nước. Ở những vùng đất có tuyến trùng thì bệnh càng trầm trọng hơn.

1. Thiết kế vườn:

* Đắp mô, lên líp:

Các nhà khoa học còn khuyến cáo nên xử lý đất đai thật kỹ trước khi trồng, nên đấp mô cao để dễ thoát nước. Đất được đấp mô nên là lớp đất mặt được phơi khô.

Đối với những vườn trồng mới trên chân đất ruộng thì cần phải đắp mô có đường kính từ 0,6-0,8m, cao 0,5-0,7m, giữa các hàng cam phải có mương rãnh thoát nước.

Cây cam chịu ngập úng kém, nhưng cần đủ ẩm độ để cây phát triển, do đó phải có bờ bao và cống thoát nước, nhằm chủ động quản lý nước trong mương vườn và ẩm độ trong vườn. Nên giữ mực nước trong ao cách mặt líp khoảng 50-80cm.

*Mật độ trồng:

Cây cách cây: 3,5 – 4 m; hàng cách hàng 4 – 5 m (khoảng 500 -700 cây/ha)

Bón phân cho cây:

Cây cam cũng như các loại cây trồng khác, nó đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng, phân bón hợp lý vào các giai đoạn phát triển của cây, liều lượng bón thay đổi tăng dần theo độ tuổi cây.

– Bón lót (trước khi trồng cây): Bón cho một hố trồng: 30 – 50 kg phân hữu cơ hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,2-0,3 kg Kali + Vôi bột 0,5 – 1 kg.

– Bón cho cây từ 1 – 3 năm tuổi:

+ Lần 1: Khoảng tháng 12: bón 20-30kg phân hữu cơ hoai mục + 0,3-0,5kg lân/cây.

+ Lần 2: Tháng 1-2: 0,1-0,3kg Urea /cây.

+ Lần 3: Tháng 4-5: 0,15-0,4kg Ure + 0,5-0,8kg KCl/ cây.

+ Lần 4: Tháng 8-9: 0,1-0,3kg Urea /cây.

– Bón cho cây cho trái (trên 3 năm tuổi)

+ Lần 1: Sau khi thu hoạch: bón 30-50kg phân hữu cơ hoai mục + 1-1,5kg lân + 2kg Vôi /cây.

+ Lần 2: Tháng 2-3: 0,5-0,8kg Urea + 0,3-0,5kg Kali/cây.

+ Lần 3: Tháng 4-5: 0,4-0,6kg Ure + 0,2-0,4kg KCl/ cây.

+ Lần 4: Tháng 7-8: 0,4-0,6kg Ure + 0,2-0,4kg KCl/ cây.

Phương pháp bón: xới nhẹ xung quanh 2/3 tán cây trở ra hoặc xẻ rảnh sâu 5-10cm từ tán trở vào, bón phân và lắp đất lại, tưới nước thường xuyên đảm bảo đủ nước trong mùa nắng.

Ủ gốc giữ ẩm : Cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng, rơm rạ, cỏ khô…để giữ ẩm cho đất, nên tủ cách gốc 20 – 30 cm.

Vét bùn bồi líp:

Đối với vườn trồng cam, đặc biệt những vườn mới lập từ đất ruộng, thì hàng năm vào đầu mùa nắng, cần tiến hành vét mương, bồi bùn lên líp. Bùn mới vét cho tập trung ở hai bên rìa mặt líp, đợi khô rồi sau đó rải thành lớp mỏng khoảng 5mm lên mặt mô(không được bồi dày làm rễ oi nước) .

Tưới nước:

Sau trồng tưới ướt đẩm đất, vào mùa khô, nên tưới nước thường xuyên khoảng 2 ngày/ lần để cung cấp đủ nước cho cây. Tránh tưới nước quá dư thừa làm ẩm độ đất đất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh trong đất phát triển và gây bệnh.

a) Biện pháp cơ học:

Tỉa cành, tạo hình cho cây ngay khi cây còn nhỏ, thừng xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh,…để giúp cây thông thoáng và thúc đẩy chồi mới hình thành mạnh. Khi cây chớm bệnh cắt bỏ rễ bị bệnh (bôi thuốc vào vết cắt để hạn chế bệnh lây lan) giúp cây phục hồi trở lại.

Sớm loại bỏ những cây bệnh nặng, không có khả năng phục hồi, tiến hành sử lý đất trước khi trồng cây mới.

b). Biện pháp sinh học:

Nên bón kết hợp nhiều phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng hoai mục (20-40kg/gốc) với nấm Trichoderma (theo hướng dẫn trên bao bì), nhằm tiêu diệt mầm bệnh gây hại có trong đất. Cần cách ly chế phẩm vi sinh Trichoderma với thuốc trừ nấm ít nhất là 20 ngày.

Có thể trồng cây vạn thọ xung quanh gốc cây, nhằm giảm mật số của tuyến trùng trong đất.

c). Biện pháp hoá học:

Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam, nhằm có biện pháp quản lý kịp thời.

Đối với cây mới chớm bệnh nên sử dụng một trong các loại thuốc sau: Aliette 80 WP, Ridomil 72WP, Benomyl 50WP, Norshield 86.2WG,… tưới cho cây. Ngoài ra có thể phòng trừ tuyến trùng bằng các loại thuốcnhư: Mocap 10G, Nisuzin 10G, Basudin 10H, Regent 0.3G,….

Phòng Và Chữa Bệnh Thối Củ Cây Sứ Thái

Cũng giống như cây xương rồng, Sứ Thái Lan có nguồn gốc từ sa mạc nên chịu được khí hậu nóng ẩm của rừng nhiệt đới. Cây sứ này thích hợp với cường độ ánh sáng từ 80 đến 100 phần trăm, nên trồng giữa nắng thì tốt hơn trồng trong bóng râm.

Nhưng sứ Thái lại không thích hợp với vùng có mùa mưa kéo dài và vùng có thời tiết lạnh giá. Mưa nhiều, đất trương nước, cây có thể bị thối nhũn bộ rễ mà chết. Thời tiết lạnh kéo dài, chỉ cần dưới 12 độ C, cây gần như ngừng tăng trưởng.

Sứ Thái Lan trổ hoa quanh năm, nhưng so với mùa mưa thì mùa nắng cây sai hoa hơn, và sắc hoa tươi thắm hơn.

Hoa sứ Thái Lan mang vẻ đẹp, gợi nhìn nên dù không hương thơm nó vẫn đủ ma lực quyến rũ người thưởng ngoạn. Tuy không có mùi thơm nhưng sứ Thái vẫn được người đời cho mang cái tên của loài hoa kiểu sa: hoa hồng, nhưng là Hồng sa mạc (Desert rose). Đây là cái tên thường gọi của nó ở các nước khác, trong khi nước Việt mình lại lấy tên là Sứ Thái Lan.

Cái khó của người trồng sứ là chăm sóc làm sao để cây sứ Thái Lan của mình trổ hoa đúng vào dịp Tết Nguyên Đán.

Muốn có chậu sứ Thái Lan nở hoa rộ vào dịp Tết Nguyên Đán, việc này cũng dễ thực hiện nếu bạn nắm rõ được thời tiết trong năm của vùng như thế nào, để trù liệu thời điểm cắt cành cho sát đúng. Nhiều người còn cẩn thận hơn, dự đoán thời tiết sẽ biến chuyển ra sao sau ngày cắt cành để chăm sóc đúng cách cho cây sứ ra hoa đúng dịp lễ quan trọng này.

Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy:

Nếu từ tháng Giêng đến tháng Bảy âm lịch mưa nhiều nắng ít thì nên tiến hành việc cắt cành vào dịp rằm tháng bảy Âm lịch (lễ Vu Lan).

Nếu từ tháng Giêng đến tháng Bảy âm lịch nắng nhiều thì nên cắt cành vào dịp Tết Trung Thu (rằm tháng Tám Âm lịch)

Những tháng đầu năm nếu để ý theo dõi thời tiết xảy ra thế nào thì đó là việc dễ, nhưng với ba bốn tháng còn lại cuối năm là việc sắp tới, thời tiết sẽ chuyển biến tốt xấu ra sao thì đó là chuyện của trời đất, nào ai rõ được! Nhưng việc này cũng không thể hoàn toàn phó mặc cho sự may rủi đẩy đưa … Đặc biệt là cần tránh bệnh thối của ở cây sứ Thái, nếu muốn có hoa đẹp thưởng ngoạn ngày Tết Nguyên Đán.

Bệnh thối củ cây sứ Thái

Cây sứ Thái có tên khoa học là Adenium Obesum Balt thuộc họ Apocyanacae (Trúc Đào) hay còn gọi là sứ sa mạc; thuộc nhóm cây mọng nước, đã được trồng phổ biến ở nước ta, với bộ rễ và thân có dáng đặc biệt, đẹp nhất là bộ rễ, hoa nở từng chùm thật rực rỡ. Cây chịu hạn tốt, dễ trồng và chăm sóc nên rất được ưa chuộng trên thị trường cây kiểng Việt Nam. Do có bộ rễ đẹp, bắt mắt, hấp dẫn, chính điều này đã làm tăng thêm giá trị của cây sứ Thái. Tuy nhiên, để cây ra hoa đẹp và nhiều nhất là hạn chế việc chết cây do bệnh thối củ, đòi hỏi người trồng và chăm sóc phải nắm vững kỹ thuật và tích lũy nhiều kinh nghiệm.

Bệnh thối củ ở cây sứ Thái là bệnh rất phổ biến hầu như các nhà vườn hay các nghệ nhân đã có nhiều kinh nghiệm đều gặp phải, nhất là những lúc mưa nhiều, chất trồng quá ẩm, hay trong quá trình thay chậu, cắt rễ, tạo dáng để cây ra hoa vào dịp Tết,…

Cây đã bị bệnh rất khó khắc phục, bệnh nặng cây có thể chết hoàn toàn, nếu có khắc phục được thì bộ rễ đẹp của cây sẽ không còn nguyên vẹn vóc dáng ban đầu. Để hạn chế bệnh thối củ ở cây sứ Thái, trước hết, chất trồng phải hoàn toàn sạch bệnh, do đó, hỗn hợp chất trồng cây sứ Thái phải được ủ trước khi sử dụng. Nhằm tăng cường hệ vi sinh vật có lợi để giảm thiểu vi sinh vật gây hại trong chất trồng, khi ủ phân cần bổ sung thêm men vi sinh Trichoderma. Men vi sinh Trichoderma ngăn ngừa tốt bệnh thối rễ, thối thân cho tất cả cây trồng, đặc biệt còn tăng cường các vi sinh vật có ích giúp phân mau phân hủy và tăng cường dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng, còn kháng lại các loại nấm gây hại như: nấm Phytopthora, Rhizoctonia và Fusarium là thủ phạm gây bệnh thối củ ở cây sứ Thái và các cây trồng khác. Hỗn hợp chất trồng đề nghị gồm:

Men vi sinhTrichoderma Sp từ 3-5 ký/ 1 tấn (lượng men càng nhiều, phân càng mau phân hủy). Thời gian ủ từ 45-60 ngày theo phương pháp ủ phân hữu cơ.

Chất trồng được ủ bằng men vi sinh nên hạn chế sử dụng phân vô cơ và các loại thuốc trừ nấm bệnh hóa học khác, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Với hỗn hợp chất trồng trên đã hạn chế được hoàn toàn bệnh thối củ ở cây sứ Thái. Cây phát triển tốt, ra hoa đẹp và nhiều. Đặc biệt, còn tiết kiệm được phân bón và thuốc BVTV, mang lại hiệu quả cao.

Bạn đang xem bài viết Bệnh Thối Nụ Và Cách Phòng Chống trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!