Xem Nhiều 6/2023 #️ Bật Mí Bí Kíp Giảm Thất Thoát Nhờ Urê Cà Mau # Top 6 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 6/2023 # Bật Mí Bí Kíp Giảm Thất Thoát Nhờ Urê Cà Mau # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bật Mí Bí Kíp Giảm Thất Thoát Nhờ Urê Cà Mau mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đây là sản phẩm phân hạt đục đầu tiên và duy nhất được sản xuất ở Việt Nam. Urê Cà Mau với nhiều tính năng vượt trội so với các sản phẩm phân Đạm truyền thống khác trên thị trường. Chẳng hạn như: Khả năng phân giải Nitơ từ từ, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng lâu hơn, làm cho cây xanh bền và tiết kiệm phân bón, cỡ hạt đồng đều, không mạt nên dễ rải và dễ phối trộn.

Phân bón Urê Cà Mau cụ thể là gì?

Phân bón Urê Cà Mau (hay còn gọi là phân Đạm Cà Mau) được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất bởi Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau. Urê Cà Mau với hạt to, tròn đều, ít mạt, dễ phối trộn, có hàm lượng Đạm rất cao. Sản phẩm chứa tới 46.3% hàm lượng Đạm, tỉ lệ Biuret thấp (chỉ chiếm 0.99%), nên ít gây bạc màu cho đất.

Urê Cà Mau có tác dụng như thế nào?

Phân bón Urê Cà Mau giúp cung cấp chất dinh dưỡng Đạm cho cây trồng, giúp xanh cây, bền cây, phát triển tán, cành và gia tăng sức sống. Không chỉ giúp tốt cây, xanh lá, Urê Cà Mau còn giúp tăng hiệu suất bón phân và tăng năng suất của cây trồng hiệu quả.

Phân bón Urê Cà Mau có gì đặc biệt? “Hạt đục” có ưu điểm gì vượt trội?

Phân bón Urê Cà Mau là sản phẩm phân hạt đục đầu tiên và duy nhất được sản xuất tại Việt Nam vào năm 2012. Điểm đặc biệt nhất của Urê Cà Mau là hạt phân to, tròn, đục chứ không trong như các loại phân bón Đạm thông thường khác. Khi bón vào đất, hạt phân tan từ từ, tốc độ tan của hạt phân phù hợp với tốc độ hấp thu của cây trồng. Chính vì vậy, nó giúp tiết kiệm phân bón, hạn chế thất thoát, gia tăng hiệu suất sử dụng. Cũng chính nhờ tốc độ tan từ từ, nên hạt phân Urê Cà Mau ít bị bay hơi hơn so với các loại phân Đạm thông thường khác.

Urê Cà Mau có chất lượng & hiệu quả cao hơn hẳn so với Urê hạt trong. Bởi lẽ hạt phân được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, vượt trội hơn hẳn về nhiều mặt.

Công nghệ được áp dụng cho Nhà máy Đạm Cà Mau đều là các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay. Bao gồm Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA – Đan Mạch; Công nghệ sản xuất Urê của SAIPEM – Italy; Công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp. – Nhật Bản. Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu chuẩn áp dụng cho Nhà máy là các tiêu chuẩn Quốc tế (ASME, API, JIS…). Và các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, PCCC của Việt Nam. Thêm nữa, về mức độ hiệu quả, hạt phân hạn chế tối đa sự thất thoát đạm, kéo dài thời gian hấp thu. Từ đó, sản phẩm đem về hiệu quả cao hơn hẳn so với Urê hạt trong (tan rất nhanh, cây chưa kịp hấp thu thì phân đã bị rửa trôi/bay hơi).

HTX Vạn Thành chia sẻ kinh nghiệm giúp thanh long đạt chuẩn xuất khẩu

Phân bón Urê Cà Mau thích hợp cho loại đất và cây trồng nào?

Phân bón Urê Cà Mau thích hợp cho mọi loại đất và cây trồng. Chứa tỉ lệ đạm cao, phân bón thích hợp cho các loại cây. Ví dụ: lúa, mía, cây rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp và các loại cây trồng khác. Đặc biệt, tỉ lệ Biurét thấp (chỉ 0.99%) nên phân bón Urê Cà Mau ít làm đất bạc màu, là loại phân bón thân thiện với môi trường.

Cách sử dụng phân bón Urê Cà Mau

Bón phân Urê Cà Mau cho cây lúa, ngô và rau màu

Lúa: 50-60 kg/ha/lần (3 lần/vụ: 7-10 ngày sau sạ/18-22 ngày sau sạ/ 38-42 ngày sau sạ)

Ngô: 80-100 kg/ha/lần (3 lần/vụ: 7-10 ngày sau khi trồng/20-30 ngày sau khi trồng/40-50 ngày sau khi trồng)

Mía: 120-150 kg/ha/lần (3 lần/vụ: 15-20 ngày sau trồng/2-3 tháng sau trồng/4-5 tháng sau trồng)

Rau ăn lá ngắn ngày: 100-200 kg/ha/lần (2 lần: 7-10 ngày sau trồng/20-30 ngày sau trồng)

Rau ăn trái (dưa hấu, ớt, cà chua): Bón 80-120 kg/ha (7-10 ngày sau trồng). Bón thúc 150-200 kg/ha/lần (2-3 lần/vụ: 20-25 ngày sau trồng và trái phát triển bón 1-2 lần)

Bón phân Đạm Cà Mau cho cây công nghiệp và cây ăn trái

Cây ăn trái (xoài, nhãn, bưởi, chôm chôm):

Giai đoạn kiến thiết cơ bản bón 200-300 g/cây/lần (4 lần/năm: 3 tháng/lần).

Giai đoạn kinh doanh bón 300-500 g/cây/lần. Cụ thể: 4-6 lần/năm: sau thu hoạch/trước ra hoa/sau đậu trái/trái phát triển bón 1-3 lần

Cà phê, hồ tiêu:

Giai đoạn kiến thiết cơ bản: bón 100-200 kg/ha/lần (4 lần/năm: 3 tháng/lần).

Giai đoạn kinh doanh: Mùa khô bón 120-170 kg/ha/lần (1-2 lần); Mùa mưa bón 150-180 kg/ha/lần (3-4 lần: đầu mùa mưa/giữa mùa mưa/cuối mùa mưa).

Chè: 70-110 kg/ha/lần (bón 1 tháng/lần).

Cao su (giai đoạn kinh doanh): 200-300 kg/ha (chia làm 2-3 lần bón/năm: đầu mùa mưa/giữa mùa mưa/cuối mùa mưa)

Urê Cà Mau đã có mặt trên thị trường Việt Nam suốt gần một thập kỷ. Sản phẩm hiện đang giữ thị phần số 1 tại khu vực ĐBSCL trong nhiều năm liền, được xuất khẩu ra nhiều nước như Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Băng La Đét. Đó là minh chứng cho sự tin cậy, yêu mến của bà con trong và ngoài nước đối với sản phẩm mang thương hiệu Việt. Không chỉ đem đến màu xanh tràn đầy sức sống cho cây trồng, Urê Cà Mau còn giúp bà con có những mùa vàng đầy giá trị, gia tăng lợi nhuận, nhân ngàn niềm hạnh phúc.

Chia sẻ bài viết

Phân Urê Đang Giảm Giá

(TBKTSG Online) – Theo Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), tính đến ngày 10-5 giá thành phân đạm nhập khẩu về đến Việt Nam lên đến gần 13.000 đồng/kg.

Tại thị trường trong nước, do nguồn cung urê được bổ sung thêm từ nguồn hàng đạm Cà Mau và nguồn nhập khẩu urê tiểu ngạch từ Trung Quốc nên giá urê hiện đang giữ ổn định ở mức khoảng 11.000 đồng/kg và đang có dấu hiệu giảm nhẹ tại khu vực ĐBSCL.

Cũng theo PVFCCo, dự kiến đến hết tháng 5-2012, sản lượng phân đạm Phú Mỹ tiêu thụ khoảng 460.000 tấn, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, thị trường còn được cung cấp thêm 93.000 tấn phân đạm hạt đục của Đạm Cà Mau, do PVFCCo phân phối.

Theo kế hoạch, trong hai tháng 6 và 7-2012, PVFCCo tiếp tục cung ứng ra thị trường thêm 152.000 tấn phân đạm Phú Mỹ và 110.000 tấn phân đạm Cà Mau.

Từ đầu quí 2-2012, nhà máy Đạm Cà Mau đã chính thức có sản phẩm thương mại, nhà máy đạm Ninh Bình dự kiến cũng sẽ chính thức có sản phẩm trong quí 2-2012. Tuy nhiên, do cả hai nhà máy chỉ mới bắt đầu sản xuất và cần có thời gian để dây chuyền sản xuất vận hành đạt công suất thiết kế, nên tạm thời nguồn phân đạm sản xuất trong nước vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu, nền vẫn phải nhập khẩu thêm.

Giá phân urê trên thị trường hiện nay (Nguồn: PVFCCo)

Loại hàng

Đơn giá

Ghi chú

I. Urê hạt trong (FOB)

USD/Tấn

Ngày tham khảo

Urê Baltic

530-532

04/5/2012

Urê Yuzhnyy

527-535

04/5/2012

Trung Quốc

500-520

04/5/2012

Đông Nam Á

505-527

04/5/2012

II. Urê hạt đục (FOB)

USD/Tấn

Ngày tham khảo

Đông Nam Á

520-540

04/5/2012

Trung Quốc

520-540

04/5/2012

III. Giá trong nước

đồng/kg

Ngày tham khảo

Đạm Phú Mỹ KV Đông Nam Bộ

11.000 – 11.100

04/5/2012

Urê TQ

10.900

04/5/2012

DAP TQ (nâu)

13.800

04/5/2012

Kali Nga

11.950

04/5/2012

NPK Phil

11.200

04/5/2012

Quang Anh Hà Nội Bật Mí Bí Kíp Trồng Rau Sạch Tại Nhà

Nhiều gia đình sẽ tận dụng đất sẵn có ở nhà để trồng cho vườn rau sạch tại nhà. Tuy nhiên, loại đất này thường không phù hợp để trồng rau vì đã bị chai cứng, nghèo dưỡng chất, khó giữ ẩm… cây rau sẽ bị giảm chất lượng.

Bạn nên mua đất sạch trồng rau để có được nguồn đất an toàn, giàu dinh dưỡng, giúp cho vườn rau phát triển tốt.

Ngâm ủ hạt trước khi gieo

Để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao cho hạt giống, bạn cần thực hiện bước ngâm ủ trước khi gieo. Cách làm thông thường là ngâm hạt giống trong khoảng 6 – 10 tiếng đồng hồ sau đó đem ủ trong lớp khăn ướt trong 1 – 2 ngày. Khi thấy hạt giống vừa nứt vỏ thì bắt đầu gieo, trồng vào chậu.

Lưu ý khi dùng phân bón cho rau

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nên sử dụng các loại phân hữu cơ. Phân hữu cơ có vai trò cải thiện lý tính và hoá tình của đất như tăng cường chất mùn giúp đất trồng tơi xốp giữ ẩm tốt, cải thiện độ PH, tăng cường dinh dưỡng cho đất, giúp các vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn.

Rau trồng tại nhà cần được tưới nhiều nước hơn, nếu là vào mùa nắng thì phải tưới 2 lần trong 1 ngày. Nếu cây nhỏ, bạn cần che bớt ánh nắng gay gắt lúc trưa để tranh làm cây bị héo lá. Vào mùa mưa kéo dài, bạn cần che cho rau để tránh nước mưa rới trực tiếp xuống rau gây dập lá, hư, thối rễ.

Với những loại rau thu hoạch bằng cách nhổ cả cây (cải, xà lách…) bạn nên nhổ thưa xen kẽ để ăn dần, những cây còn lại sẽ nhanh lớn hơn vì không cạnh tranh chất dinh dưỡng nhiều.

Còn với những loại rau thu hoạch bằng cách cắt thân, bạn nên dùng kéo hoặc dao để không làm dập hay làm hư hại thân cây, giúp cây rau dễ dàng thêm nhánh mới.

Đất trồng rau có thể tái sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là nên nhặt hết lá, rễ thừa tồn đọng của lứa rau đã thu hoạch, đồng thời phơi nắng 4 – 5 ngày để triệt tiêu mầm bệnh rồi mới nên tiếp tục sử dụng.

Để đất đảm bảo chất lượng đất cho vườn rau sạch tại nhà, bạn nên trộn thêm với đất dinh dưỡng hoặc phân bón (trùn quế) trước khi trồng lại rau mới.

Quang Anh Hà Nội hy vọng rằng với những kinh nghiệm trong bài viết này sẽ giúp bạn có được vườn rau sạch tại nhà xanh tốt, an toàn và có năng suất cao.

Tại Quang Anh Hà Nội chúng tôi chuyên sản xuất và phân phối chậu ghép trồng rau thông minh, khung chậu trồng rau ốp tường, modul vườn tường đứng, dụng cụ làm vườn, hạt giống, phân bón… chất lượng, giá rẻ nhất thị trường.

Để được tư vấn và đặt mua sản phẩm quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ Phần Nhựa Công Nghiệp Quang Anh:

Hotline: 0972.622.766 – 0972.622.699

Tell: 0243.5410.214

Website: https://vuontrentuong.vn/

Email: congtrinhxanh360@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/vuontrentuonghanoi/

Địa chỉ: Số nhà 34, nhà vườn 7, tổng cục 5 Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

Bí Kíp Chăm Sóc Rau Mau Mùa Mưa Bão Giúp Hạn Chế Sâu Bệnh &Amp; Năng Suất Cao

Trồng rau trong mùa mưa thường bất lợi hơn trong mùa nắng do năng suất, chất lượng giảm mạnh vì thế mọi người cần có kinh nghiệm trồng và chăm sóc rau mùa mưa bão. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách trồng rau mùa mưa bão ít sâu, bệnh và cho năng suất cao.  

Chọn và làm đất trồng rau màu

– Chọn đất trồng nơi cao, thoát nước tốt, không nên để rau ngập úng, nhất là sau các trận mưa to. – Không nên làm đất quá nhuyễn dẫn đến bị bết dính đất, làm đất bị nén chặt xuống thiếu oxy dẫn đến bị nghẹt rễ, làm ảnh hưởng sinh trưởng, phát triển của cây. – Đối với một số loại cây như cà chua, dưa leo, khổ qua,… cần áp dụng biện pháp làm giàn – Tùy thuộc vào từng loại rau để lên luống cao hay thấp. – Trong quá trình làm đất, cần kết hợp bón lót phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học, bón vôi và tăng lượng phân lân cho đất nhằm khử chua, tăng độ phì và giữ ẩm cho đất.Để giữ ẩm, chống xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa cũng như tiết kiệm phân bón, thuốc trừ sâu, hạn chế cỏ dại…   

Sử dụng màng phủ nông nghiệp

– Nên chọn mua loại màng phủ có 2 mặt. Sau khi lên luống, bón vôi, bón phân lót, làm đất thì phủ màng, vét đất dưới rãnh ghép chặt 2 bên mép màng cho kỹ, đục lỗ và cấy cây theo khoảng cách của từng loại rau màu.

Sử dụng nilon che trên mặt luống rau

– Nếu không có điều kiện dùng màng phủ thì có thể dùng rơm rạ phủ lên luống cây. Hạt giống sau khi ươm xong tiến hành phủ rơm rạ lên trên. Bản thân rơm rạ sau khi che chở cho cây con còn là nguồn bổ sung phân hữu cơ.

– Phải làm hệ thống thoát nước nhanh khi có mưa to hoặc mưa dầm lâu ngày sẽ khiến cho nước đọng lại ở trong rãnh làm lỡ luống, ngập úng rau.

– Làm dàn che phủ bên trên các luống rau để giảm độ mưa rơi xuống luống rau làm trôi hạt giống rau hoặc dập nát cây rau.

Chọn giống rau thích hợp trồng vào màu mưa

– Trong mùa mưa việc chọn các giống rau thích hợp để trồng là rất quan trọng nếu trồng các loại cây rau quá yếu sẽ dẫn đến việc cây rau bị gãy dạp nát khi mưa xuống, ảnh hưởng đến năng suất cho cây rau.

– Trong mùa mưa nhiệt độ thấp và không ổn định nên cây nảy mầm khó hơn mùa nắng ấm, nên chọn các giống có sự sinh trưởng phát triển mạnh cho mùa mưa

– Nên áp dụng kỹ thuật ươm cây giống trong bầu trước khi đưa ra trồng, để hạn chế những điều kiện bất lợi và tiết kiệm chi phí cây giống.

– Mùa mưa thường thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém, nông dân nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh thu hoạch.  

Bón phân cân đối cho cây rau

– Việc sử dụng phân hữu cơ hoai mục trong vụ rau mùa mưa giúp đất thoát nước tốt, tăng độ tơi xốp, hạn chế xói mòn và rửa trôi đất, tăng năng suất và chất lượng rau màu.  – Sau khi lên luống, rải 30 kg vôi bột/sào nhằm giúp hạ phèn, góp phần tiêu diệt các mầm bệnh trong đất và cung cấp thêm lượng Canxi cho cây trồng giúp phòng một số bệnh thường gặp như: thối rễ, thối trái, nứt trái trên cà, ớt… Sau khi bón vôi phải tháo nước vào cho ngập hết luống trồng từ 1-2 ngày nhằm tiêu độc, rửa phèn sau đó rút cạn nước rồi mới bón lót và làm đất.

– Cần bón lót cho cây rau màu thích hợp cho cây trồng thêm năng suất. Bón phân NPK 10-50-10 với lượng 6kg/sào, phân chuồng hoai mục 300-500 kg/sào. Ngoài ra có thể bón thêm các loại phân hữu cơ vi sinh cho cây, các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng chất lượng và mẫu mã đẹp cho cây rau.

Chú ý: Bón đạm cho cây rau để ý và phụ thuộc vào nhiệt độ độ ẩm trong mùa và theo từng giai đoạn phát triển của cây rau để bón phù hợp.  

Làm sạch cỏ dại, chống ngập úng cho rau

– Vào mùa mưa độ ẩm trong đất cao dẫn đến sự sinh trưởng phát triển của cỏ dại mọc rất nhanh, nên cần thường xuyên dọn sạch cỏ dại cho vườn rau để tránh lây lan và cạnh tranh các chất dinh dưỡng với cây rau. Dọn sạch cỏ dại cũng là dọn sạch đi nơi trú ngụ của các nguồn bệnh, các loại sâu bệnh hại cây rau màu.

– Sau các trận mưa cần phải thoát nước cho vườn rau ngay để tránh ngập úng cho cây. Cần khơi thông các mương rãnh để thoát nước nhanh, không để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.  

Cách chăm sóc cây rau vào mùa mưa

– Trồng rau mùa mưa bà con nên cung cấp thêm nấm đối kháng Trichoderma sp. để tăng cường tính kháng đối với nhóm vi sinh vật có hại trong đất, giúp ngừa được các bệnh thối rễ hoặc thối gốc rau màu, đặc biệt là đối với nhóm dưa, bầu, bí, nhóm rau cải. Đối với rau màu lấy củ, Trichoderma sp. cũng được nông dân ở các nơi thử nghiệm cho thấy có hiệu quả tốt trong phòng trị bệnh thối củ do nấm tấn công.  – Với rau ăn lá, tăng cường chăm sóc, bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã, số lượng lá được nhiều hơn.

– Rau lấy quả thì tỉa bỏ các lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu gần gốc để tạo độ thông thoáng cho cây, giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh. 

– Thường xuyên thăm đồng để biết các loại sâu bệnh hại trên cây rau để biết được cách phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời cho vườn rau của mình.  

Làm giàn cho cây leo trong mùa mưa

Làm giàn cho một số loại cây trồng như cà chua, dưa chuột, mướp đắng, đậu đỗ… Trong mùa mưa này bà con cần làm giàn kiên cố hơn so với mùa nắng nhằm giúp cho cây phát triển tốt hơn, quang hợp tốt hơn, thu hoạch được dài hơn, năng suất cao hơn, chống đổ và hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh. Tùy theo từng loại cây trồng và điều kiện kinh tế mà làm giàn cao, thấp hoặc bằng các loại vật liệu khác nhau như tre, gỗ, lưới nilon… cho phù hợp.  

Phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn rau vào mùa mưa

Trong mùa mưa do nhiệt độ và ẩm độ tăng cao rất thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau màu mà đặc biệt là dưa leo, cà chua, ớt và một số loại rau ăn lá. Bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời các đối tượng gây hại không để dịch bệnh lây lan gây hại trên diện rộng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, phun phòng hoặc phun trừ tập trung, đúng lúc. Chú ý thời gian cách ly theo qui định để tránh ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Cần lưu ý biện pháp phòng trị bệnh thối nhũn (do vi khuẩn gây ra) trên nhóm cây họ thập tự ( bắp cải, súp lơ, cải thảo….). Cần tăng cường phân bón hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học. Đặc biệt lưu ý, phải giảm lượng phân đạm bón vào, cân đối bổ sung thêm phân lân và kali. Nếu sâu bệnh nên nhặt bỏ lá già, nhổ bỏ cây bệnh nặng rồi rắc vôi vào gốc. Phun phòng trừ định kỳ bằng những loại thuốc đặc trị nấm khuẩn, bà con có thể sử dụng: cặp chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua HLC vừa giúp đặc trị nấm khuẩn hiệu quả, vừa đảm bảo tính an toàn, không gây dư lượng trên nông sản. Lưu ý: không được sử dụng phân bón, chất kích thích tăng trưởng và phân bón lá ở thời điểm gần ngày thu hoạch. Nguồn: http://khuyennonghanoi.gov.vn/

Bạn đang xem bài viết Bật Mí Bí Kíp Giảm Thất Thoát Nhờ Urê Cà Mau trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!