Xem Nhiều 3/2023 #️ Bảo Tồn Lan Hài Vệ Nữ Hoa Vàng # Top 6 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bảo Tồn Lan Hài Vệ Nữ Hoa Vàng # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bảo Tồn Lan Hài Vệ Nữ Hoa Vàng mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

     Hài vệ nữ hoa vàng (Paphiopedilum Concolor) là một trong số những loài thực vật có giá trị về nguồn gen quý tại vịnh Hạ Long. Đây là loài thực vật đặc hữu của Việt Nam, có đặc trưng sống tại các vùng núi đá vôi. Loài Lan hài vệ nữ hoa vàng cũng là một trong số những loài Lan hài được xếp vào Phụ lục I (Phụ lục tất cả các loài bị đe doạ tuyệt chủng do buôn bán hoặc do bị tác động của buôn bán)của công ước CITES, nằm trong Danh lục đỏ thế giới và Nhóm I (Nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao) của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Với tầm quan trọng đó, Lan hài vệ nữ hoa vàng cần phải được bảo vệ một cách nghiêm ngặt trước tình trạng khai thác, buôn bán trái phép để làm cảnh dẫn đến nguy cơ suy giảm số lượng và có khả năng tuyệt chủng của loài không chỉ riêng đối với vịnh Hạ Long mà còn ở các vùng phân bố khác tại Việt Nam.

Lan hài vệ nữ hoa vàng ngoài tự nhiên

Để tiếp tục thực hiện bảo tồn loài thực vật quý hiếm này, sau 1 năm trồng thử nghiệm tại khu vực Cống Đầm trên vịnh Hạ Long, ngày 25 – 26/5/2017, Ban quản lý vịnh Hạ Long tiếp tục thực hiện thu mẫu và nhân rộng mô hình trồng bảo tồn Lan hài vệ nữ hoa vàng tại Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn và khu vực Cống Đầm trên vịnh Hạ Long với số lượng khoảng hơn 500 cá thể Lan hài  trên diện tích khoảng 50 . Đây là một hoạt động thiết thực và ý nghĩa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học của vịnh Hạ Long: vừa góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng làm cơ sở dữ liệu cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan học tập. Đồng thời, qua công tác bảo tồn bằng mô hình trồng tập trung Lan hài tại 1 số khu vực sẽ hướng đến phát triển thành khu trưng bày Lan hài nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị đa dạng sinh học và tạo sản phẩm du lịch mới trên vịnh Hạ Long.

Các bụi Lan hài sau khi trồng

Phòng Nghiệp vụ Nghiên cứu

Bảo Tồn Lan Hài Việt Nam

Việt Nam là một trung tâm lan hài lớn của thế giới, với trên 20 loài. Trong số đó có nhiều loài đặc hữu, chỉ gặp ở một vùng hẹp của đất nước. Đây là những báu vật quốc gia, không chỉ có giá trị về mặt thẩm mĩ, khoa học, mà còn có giá trị kinh tế cao.

Chính vì vậy mà khi được phát hiện, nhiều loài lan hài đã sớm bị săn tìm và thu hái để cung cấp cho các “thị trường đen” quốc tế, khiến cho số lượng của chúng bị suy giảm nhanh chóng, dẫn đến một số loài đã và đang bị tuyệt chủng.

Hiện Việt Nam có ít nhất một nửa số loài lan hài đã hoàn toàn bị tuyệt chủng, 1 loài bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, và 8 loài đang sắp bị tuyệt chủng.

Điển hình như loài lan hài đỏ (P. delenatii), một trong những loài lan hài quý và nổi tiếng nhất của Việt Nam. Được phát hiện năm 1922 ở gần Nha Trang, và được gửi về Pháp để trồng. Nhưng sau nhiều cuộc tìm kiếm ở Khánh Hòa không gặp lại loài lan này nhiều người cho rằng nó đã bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.

Hơn 70 năm sau khi được phát hiện, năm 1992, những dò lan hài đỏ tự nhiên lại xuất hiện trên thị trường lan Đài Loan rồi Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ với số lượng lớn. Lần theo nguồn tin trên, năm 1996, tiến sĩ thực vật người Nga Leonid Averyanov và cộng sự đã tìm được loài lan quý này trên các vách đá cheo leo của núi Hòn Giao cách Nha Trang khoảng 50km về phía Tây.

Khoảng 6 tấn lan quý này đã được xuất khẩu vào những năm 1990. Giá thu mua tại chỗ lúc đầu khoảng 1-3USD/kg; tới năm 1995 tăng lên 10USD/kg. Lan hài đỏ đã được IUCN xếp vào nhóm đang bị tuyệt chủng.

Lan hài vàng hay lan hài Hêlen (P.helenae) cũng là một loài đặc hữu hẹp của Việt Nam, được phát hiện ở vùng núi Cao Bằng năm 1995, và được công bố năm 1996 trên tạp chí của Hội Lan Hoa Kỳ.

Để đảm bảo an toàn cho loài cây, điểm phân bố của nó không được nêu chi tiết. Nhưng chỉ sau 2 tháng, giới buôn lan ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tìm ra nơi phân bố chính xác. Chỉ vài tuần sau, toàn bộ quần thể của loài lan hài vàng trong khu vực đã bị tiêu diệt. Ngay lập tức chúng được xuất khẩu bất hợp pháp và bán trên các thị trường lan nổi tiếng trên thế giới.

Tiến sĩ Averyanov cho rằng, để gìn giữ và bảo tồn lan hài, Chính phủ Việt Nam phải huy động một số viện tham gia nghiên cứu, sưu tập, lấy hạt, đổi màu, nhân giống ra với số lượng lớn rồi bán ra thị trường. Như vậy, việc khai thác trái phép loại hoa này trong tự nhiên sẽ không còn ý nghĩa.

Lan hài là một nhóm đặc biệt của họ lan. Chúng có thể dễ dàng nhận dạng bởi hoa có 1 cánh ở giữa hình túi trông giống như chiếc hài của các cô công chúa xinh đẹp thời xưa, tạo một vẻ đẹp rất đặc sắc cho hoa.

Mỗi loài lan hài mỗi vẻ, đều toát lên một nét đẹp mềm mại, sang trọng và huyền bí, xứng đáng là bà chúa của các loài lan. Không chỉ hoa, mà cả lá của nhiều loài lan hài cũng rất đẹp vì thường được tô điểm thêm bằng những đốm hay vạch khác màu, trông như gấm, như nhung hay những dải sa tanh hoa. Quý như vậy nên một số lớn các loài lan hài tự nhiên và các dạng lai của chúng đã trở thành nhóm cây cảnh có giá trị nhất tại nhiều quốc gia.

Trung Tâm Bảo Tồn Giống Hoa Lan

Tại sao nên chọn lan giống kiều tím tại Trung tâm chúng tôi?

Đã là người mê Lan, chơi Lan, thưởng ngoạn Lan thì chắc chắn sẽ biết đến cái tên Lan Kiều Tím. Đây là loại Lan được mệnh danh là loài đẹp nhất trong họ Thủy Tiên. Do đó, người người đổ xô nhau mua Lan Kiều Tím về trồng với hi vọng có những phút giây thư thái và an yên bên cạnh chúng và sở hữu vẻ đẹp đằm thằm ấy.

Hoa Kiều Tím không bền lắm chỉ khoảng 5-10 ngày nhưng hoa dạng chùm to, màu sắc tươi sáng nổi bật, nhất là khi nắng chiếu vào chùm hoa ta có cảm giác nó sáng rực lên cực kỳ đẹp. Do đặc điểm của vùng miền khác nhau mà cánh hoa có màu trắng hay màu tím. Hoa nở rộ vào mùa hè khoảng cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 dương lịch, mùi hơi thơm ngọt.

Thông tin về loài lan Kiều Tím

Đặc điểm hình thái của lan kiều tím

– Lan Kiều Tím có tên khoa học là Dendrobium amabile, là loại hoàng thảo thuộc họ thủy tiên. Tại Việt Nam, nó còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Thủy tiên Hường, Thuỷ tiên Tím. Đây là một loại phong lan rừng, rất phổ biến ở nước ta.

– Lan Kiều Tím có thân cứng, tròn, màu xanh đen, thường dài 30 – 80 cm, dọc thân có rãnh, lá rất dày màu xanh thẫm và xanh tốt quanh năm. Lá tròn bầu dài chừng 10 cm – 12 cm, rộng 6 – 8 cm, loài này không có mùa nghỉ nên ít rụng lá vào mùa đông.

– Hoa mọc từng chùm dài 25 cm – 35 cm ở gần ngọn, đường kính chùm hoa khoảng 10 cm gồm nhiều bông đơn lẻ. Hoa màu hồng nhạt, cuống hoa và bầu dài 4 cm – 5 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh hơi nhọn, dài 2,8 cm – 3 cm, rộng 1,4 cm – 1,6 cm. Cằm dài 0,4 cm – 0,8 cm, đỉnh tròn.

– Cánh hoa hình bầu dục, đỉnh tròn, dài 3 cm – 3,2 cm, rộng 1,9 cm – 2 cm, mép xẻ răng nhỏ. Môi hình gần tròn, dài và rộng 2,6 cm – 2,8 cm, viền trắng ở mép, giữa là 1 đốm màu vàng cam.

– Đặc điểm nhận dạng Lan Kiều Tím rất đơn giản: Khi có hoa thì cánh hoa có phớt hồng hoặc tím, cuống hoa cũng tương tự như thế. Khi chưa có hoa càng dễ phân biệt: Lan Kiều Tím thuộc loại thân to nhất họ nhà Kiều, lá cứng, dày nên chỉ cần sờ vào là biết được ngay.

Đặc điểm sinh trưởng của lan kiều tím

– Lan Kiều Tím là giả hành tích trữ nước, rễ của chúng phát triễn rất khỏe nên về cơ bản là khá dễ trồng. Chúng có thể coi là có sức sống mạnh mẽ nhất trong tất cả các loài Kiều khác.

– Do tác động của kí hậu thời tiết mỗi vùng khác nhau, Lan Kiều Tím cũng có vùng miền mặt hoa đẹp như Kiều Tím Thái Nguyên, Kiều Tím miền Trung (Kiều Tím Huế) hay kiều Tím Tây Bắc. Loại Kiều Tím có màu nhạt hơn thường được mọi người gọi là Kiều Hồng.

– Bên cạnh việc trồng làm cảnh trang trí thì Lan Kiều Tím còn có giá trị kinh tế cao, thu hút nhiều sự chú ý của người chơi Lan. Vì vậy, trồng Lan Kiều Tím giúp bạn kiếm được nguồn lợi nhuận cao, cải thiện chất lượng cuộc sống nhanh chóng.

Đặc điểm nổi bật của lan Kiều Tím

– Lan Kiều Tím có chùm hoa buông thõng dài 25 cm – 35 cm. Đặc biệt, chúng nổi bật với những chùm hoa to, dài khoảng 1 gang tay người lớn, bông chi chít khắp cây. Hoa đặc biệt nở vào cuối Xuân.

– Lan Kiều Tím ưa ẩm, ưa nắng, dễ dàng chăm sóc. Chúng có thể chịu nóng tới 38°C và lạnh tới 3.3°C.

– Lan Kiều Tím không bền lắm, chỉ khoảng 5 – 10 ngày nhưng hoa dạng chùm to, màu sắc tươi sáng đẹp mắt.

– Lan Kiều Tím khiến nhiều người mê mẩn bởi cho hoa nở đẹp cả một góc trời. Còn gì tuyệt vời hơn khi sở hữu chúng tại nhà để làm cảnh trang trí, y hệt như một tuyệt tác nghệ thuật.

– Lan Kiều Tím được xem là Lan đẹp nhất trong họ thủy tiên. Vì vậy chúng được rất nhiều người ưa chuộng và săn lùng khắp nơi, giữ được độ hot trong thời gian dài.

Cách trồng và chăm sóc lan Kiều Tím

– Kiều Tím mới mua về nên cắt ngắn rễ cách gốc 3 cm – 5 cm, xối nước sạch, ngâm cả cây vào dung dịch Atonik hoặc B1 hoặc N3M (nhỏ thêm vài giọt thuốc trị nấm như Ridomil càng tốt, không có thì thôi) khoảng 1 – 2 tiếng rồi nhấc ra ghép.

– Có thể dùng dây nylon buộc, dùng đinh và ống dây tio đóng chặt phần gốc với giá thể cho thật chắc chắn.

– Ghép xong tránh mưa, treo nơi râm mát, hàng ngày tưới phun sương toàn bộ cây 1-2 lần tùy môi trường trồng khô hay ẩm, nhiều hay ít gió. Thấy khô có thể tưới, 1 tuần 1 lần ta lại phun B1 hoặc Atonik để kích rễ.

– Kiều Tím có bộ rễ khỏe, thân trữ nước nên khá dễ chăm sóc, nhưng cần chú ý rễ phải thoáng, không để sũng gốc, cây thường chết do thừa nước chứ không chết vì thiếu nước. Loài này chịu nắng khá tốt, khoảng 70 – 80% nhưng không ưa mưa nắng thất thường, mới ghép nên tránh mưa kẻo thối ngọn.

– Thời gian trước mùa ra hoa khoảng một tháng ta tưới nước lã ít đi nhưng vẫn phun NPK 10-30-10 một lần/tuần để kích hoa. Đồng thời đưa giò ra nơi nhiều nắng một chút, càng tưới nhiều nước lã hay thiếu nắng vào thời điểm này chúng sẽ không ra hoa, mà chỉ ra thân mầm.

– Sau mùa hoa, cây cần nhiều nước, ta lại đưa giò vào nơi ít nắng hơn, tưới nhiều hơn, bón phân bón lá NPK 30-10-10 hàng tuần để hỗ trợ phát triển sinh trưởng cho thân non mới lên.

Tại sao nên chọn lan giống kiều tím tại Trung tâm chúng tôi?

Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:

✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống 100%

✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường

✔️ Ship cod toàn quốc

✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn – hỗ trợ tâm huyết, nhiệt tình

✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí

Đặt hàng ngay để nhận những ưu đãi hấp dẫn:

Thông tin địa chỉ mua hàng

TRUNG TÂM BẢO TỒN GIỐNG HOA LAN – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: 0862.060.008 – 0862.060.009

Phạm vi giao hàng

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Bảo Tồn Và Phát Triển Lan Rừng

BHG – Đã từ lâu, ở nhiều nơi, trong đó có thành phố Hà Giang, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh người dân hàng ngày đưa lan từ rừng về phố. Trước nhu cầu của người chơi phong lan, nhiều người dân ở các địa phương quanh khu vực thành phố Hà Giang đã khai thác, tận thu phong lan từ trên các cánh rừng tự nhiên đem ra thành phố bán. Hoạt động trên diễn ra trong nhiều năm khiến cho số lượng, chủng loại lan tại các cánh rừng có nguy cơ cạn kiệt.

Có thể nói, hoa lan với rất nhiều loài có trong tự nhiên hoặc được con người sử dụng khoa học, công nghệ để phát triển hiện đang trở thành loài hoa có giá trị kinh tế cực cao. Rất nhiều người có thú chơi hoa lan, dành thời gian, công sức tìm kiếm những nhánh lan rừng. Từ đó dẫn đến việc người ta săn lùng lan trong các cánh rừng hoặc đầu tư cho khoa học trồng, chăm sóc các loại lan quý để đưa ra thị trường. Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có một số quốc gia gần chúng ta đã phát triển lĩnh vực trồng lan kinh tế rất hiệu quả như: Thái Lan, Sing – ga – po, Trung Quốc…

Phong lan rừng đang được khai thác tràn lan, bán ra thị trường thành phố Hà Giang.

Với Việt Nam ta nói chung và tại Hà Giang nói riêng, việc thuần lan rừng và phát triển lan rừng thương mại đã được triển khai. Từ đó, xuất hiện không ít cơ sở trồng, chăm sóc lan để bán ra thị trường, cho giá trị kinh tế ổn định.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Vũ Hoàng Hiệp, Giám đốc Trung tâm Thông tin và chuyển giao công nghệ mới của tỉnh, cho biết: Trước thực trạng phong lan rừng bị khai thác và có nguy cơ cạn kiệt trong tự nhiên, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hoa, cây cảnh T.Ư phối hợp với Trung tâm Thông tin và chuyển giao công nghệ mới của tỉnh xây dựng Đề tài Khoa học về “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng thu thập tại tỉnh Hà Giang”. Đề tài bắt đầu triển khai từ tháng 8.2017 với mục tiêu nghiên cứu, thu thập, bảo tồn một số loài lan tại Hà Giang nhằm lưu giữ nguồn nguyên liệu gốc để nhân giống và phát triển các loài lan quý, hiếm, có giá trị kinh tế. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển du lịch của tỉnh.

Qua khảo sát có thể thấy, tỉnh ta với điều kiện khí hậu rất đặc thù, là nơi khởi nguồn của nhiều chủng loại hoa lan quý, như: Lan hài, hạc vỹ, trầm tím, Thanh ngọc, Quế lan hương, Hoàng lạp, Mạc biên, Bạch lan… Mặc dù hiện nay đã có một số nhà vườn thu thập, phát triển một số loài lan để bán. Song, việc thu thập, trồng vẫn còn trong điều kiện hết sức đơn giản, chưa có tác động khoa học kỹ thuật, vì thế sản phẩm hoa chất lượng thấp, giá trị kinh tế không cao. Việc làm này không những không bảo tồn được nguồn gen mà còn có nguy cơ mất dần nguồn gen bản địa quý của Hà Giang. Từ đó, rất cần nghiên cứu quy trình trồng khoa học nhằm thay đổi cách trồng cũ để đem lại chất lượng giống cây, giá trị kinh tế cho người trồng.

Đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng thu thập tại tỉnh Hà Giang” triển khai sẽ điều tra, thu thập nguồn vật liệu hoa lan tại 5 địa phương gồm: Thành phố Hà Giang, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần và huyện Đồng Văn. Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu sẽ triển khai điều tra, thu thập được nguồn gen hoa lan tại Hà Giang với số lượng khoảng 20 loài; đánh giá sinh trưởng, phát triển và mô tả đặc điểm nông sinh học của các loài lan thu thập được, tuyển chọn được từ 1 – 2 giống có triển vọng. Đề tài nghiên cứu sẽ hoàn thiện được quy trình trồng, chăm sóc cho 1 giống hoa lan có giá trị kinh tế cao; xây dựng vườn lưu giữ mẫu giống hoa lan thu thập được tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ) với diện tích 500m2.

Có thể khẳng định, phong lan với nhiều chủng loại hoa là một loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng đang có nguy cơ mất dần trong tự nhiên và suy thoái nguồn gen. Trên cơ sở đó, nếu chúng ta nghiên cứu thành công và phổ biến, chuyển giao việc áp dụng quy trình chăm sóc lan quý cho người dân sẽ là một việc làm hết sức cần thiết, tạo thêm sinh kế cho người dân, đặc biệt người dân sống gần các khu vực đặc dụng, nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh. Đây đồng thời là một cách làm hay phục vụ cho mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của một địa phương có ngành du lịch đang phát triển mạnh như Hà Giang.

Bài, ảnh: Huy Toán

Bạn đang xem bài viết Bảo Tồn Lan Hài Vệ Nữ Hoa Vàng trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!