Cập nhật thông tin chi tiết về Bảo Quản Hoa Quả Bằng Chế Phẩm Sinh Học mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Từ tinh bột sắn, chế phẩm từ vỏ cua ghẹ tôm, kết hợp với công nghệ nano, TS. Lê Đại Vương, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế cùng TS.Võ Văn Quốc Bảo, Trường đại học Nông lâm Huế và các cộng sự đã nghiên cứu, tạo ra chế phẩm sinh học bảo quản hoa quả an toàn, thân thiện môi trường.
Bảo quản được 37 ngày
Việc nghiên cứu các chế phẩm sinh học bảo quản hoa quả được nhóm nghiên cứu bắt đầu từ năm 2015. Bước đầu, chế phẩm cho hiệu qủa bảo quản đối với quýt Hương Cần.
TS. Lê Đại Vương trong phòng nghiên cứu
TS.Lê Đại Vương chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi tham gia khá nhiều nghiên cứu về công nghệ nano trong bảo quản thực phẩm. Ban đầu là màng bọc thực phẩm cho táo, cà chua đến bao bì bảo quản hoa quả tươi. Riêng đối với nhóm đặc sản có múi của Thừa Thiên Huế, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu hỗn hợp dung dịch tạo lớp phủ trên bề mặt sản phẩm thay thế lớp sáp bảo vệ tự nhiên và cung cấp một lớp chắn ẩm, oxy cho thực phẩm, giảm bớt quá trình hô hấp và kiểm soát sự mất độ ẩm”.
Trước khi tiến hành nghiên cứu chế phẩm bảo quản, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân lập, định danh nấm từ quả quýt Hương Cần rồi tiến hành cấy nấm trên môi trường PDA (môi trường nuôi cấy vi sinh vật và nấm) có nồng độ nano bạc khác nhau để xác định được tính kháng khuẩn của dung dịch nano bạc. Từ đó, khẳng định dung dịch nano bạc có tính kháng khuẩn tốt dù nồng độ thấp (10ppm). Từ đó, nhóm chọn mẫu nano có nồng độ 30ppm, và 50ppm để tạo chế phẩm sinh học .
TS.Lê Đại Vương lý giải, ở nồng độ 10ppm tính kháng khuẩn của nano yếu hơn so với 30ppm, 50ppm, 100ppm, 150ppm. Ở nồng độ cao sẽ tiêu tốn nhiều bạc nitrat để chế tạo nano bạc làm tăng giá thành sản phẩm. Bạc cũng là một kim loại nếu sử dụng với một lượng lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy, chúng tôi chọn nano có nồng độ 30ppm và 50ppm để chế tạo màng bảo quản quả tươi. Để biết được những biến đổi của quýt trong quá trình bảo quản chúng tôi tiến hành khảo sát một số yếu tố như: cảm quan, hao hụt khối lượng, vitamin C, hàm lượng đường.
Theo kết quả nghiên cứu, trong điều kiện phòng thí nghiệm quýt có thể bảo quản trong 12 ngày. Quả quýt Hương Cần được phun chế phẩm nano có thể tươi lâu đến 37 ngày, vẫn giữ được độ ngọt, mùi vị và màu sắc. Các hạt nano bạc có diện tích mặt rất lớn, gia tăng tiếp xúc của chúng với vi khuẩn hoặc nấm, và nâng cao hiệu quả diệt khuẩn và diệt nấm. Nhờ cách bảo quản thân thiện với môi trường này, quýt Hương Cần có thể vận chuyển đi xa trong thời gian dài.
Dễ nhân rộng
Việc áp dụng chế phẩm màng bảo quản quả tươi sẽ hạn chế việc thu hoạch quýt Hương Cần trước thời điểm thu hoạch, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng và vitamin C trong quýt Hương Cần; tăng thời gian bảo quản giúp người dân giải quyết vấn đề bảo quản nông sản khi vận chuyển dài ngày, hạn chế thất thoát khối lượng, giữ được màu sắc và hương vị trái cây.
TS.Lê Đại Vương thông tin, sản xuất chế phẩm màng bảo quản quả tươi có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn cho con người và môi trường. Sản phẩm được chế tạo theo 2 dạng: dạng dung dịch dễ dàng cho bà con nhúng các quả tươi có vỏ để bảo quản và dạng bao bì để bà con bảo quản những loại trái cây có vỏ mỏng một cách thuận lợi và dễ dàng. Giá thành của chế phẩm nano này tương đối rẻ, nếu sản xuất bao bì thì chỉ tương đương với các túi nilon thường. Vì thế, chế phẩm này có thể thay thế được các loại hóa chất nguy hại mà người dân vẫn sử dụng bảo quản hoa quả.
Sắp tới, khi máy sản xuất bao bì được nhập về chúng tôi sẽ cung ứng hàng loạt các loại màng bảo quản sinh học cho người dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Cùng với đó, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu chế phẩm sinh học bảo quản cam Nam Đông và thanh trà Thủy Biều, triển khai hướng dẫn chi tiết kỹ thuật cho người dân để đưa chế phẩm này vào bảo quản một số hoa quả.
Sau 2 năm nghiên cứu, giải pháp ứng dụng nano bạc trong sản xuất chế phẩm màng bảo quản một số quả tươi đã chứng minh hiệu quả với quả quýt Hương Cần, cà chua. Đề tài đạt giải nhì tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 năm 2017.
Bài, ảnh: Hoàng Thảo Nguyên
Bảo Quản Rau, Hoa, Qủa Tươi Bằng Các Chế Phẩm Sinh Học
* Chitin là sản phẩm của thiên nhiên có nhiều trong vỏ tôm cua, các loài giáp xác (chứa từ 5-10% chất chitin). Người ta điều chế chitosan từ chitin để ứng dụng trong các lĩnh vực mỹ phẩm, y tế, nông nghiệp, sản xuất bao bì và chế biến thực phẩm.
Công nghệ bảo quản trái cây bằng chitosan được cơ sở sản xuất phân bón VAC Tiền Giang nghiên cứu, ứng dụng bảo quản trái cây tươi. Trái cây được chọn lọc đúng kích cỡ, tiêu chuẩn, loại bỏ những trái bị xây sát, nấm bệnh, ngâm thật sạch bằng nước lã sau đó nhúng vào dung dịch topsin M 50 PW (một loại thuốc trừ nấm) với nồng độ 0.1% trong nước. Pha 1 lít gel chitosan với 3 lít nước lã, khuấy tan đều rồi nhúng hoa quả đã rửa sạch vào, sau đó vớt ra, dùng quạt thổi khô và đóng gói bao bì. Màng chitosan có tác dụng chống ẩm, giữ vệ sinh, chống mài mòn, chống lại sự tấn công của các côn trùng gây hại trái cây để có thể vận chuyển đi xa.
2. Bảo quản rau hoa quả bằng chế phẩm sinh học PDP (từ vỏ tôm)
Viện Hoá học thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia hợp tác với Trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển nông thôn Việt Nam đã nghiên cứu thành công công nghệ bảo quản rau quả tươi ở quy mô gia đình bằng chế phẩm sinh học PDP. Đây là một hỗn hợp dịch trên cơ sở polysacarit có nguồn gốc tự nhiên chế từ vỏ tôm.
Chế phẩm này không độc, có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng tạo màng, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn và một số loại nấm. Việc bảo quản được thực hiện theo nguyên tắc: đối với rau quả tươi thì tạo màng polyme sinh học bao bọc quả để làm giảm tốc độ mất nước, ngăn cản vi khuẩn và nấm xâm nhập, hạn chế quá trình hô hấp làm quả chín chậm, ít bị nhăn héo, mất màu và hương vị. Đối với nước quả ép thì dùng chế phẩm PDP trong nước quả làm tăng khả năng kết tủa của các chất vô định, dễ dàng thu được nước quả trong, bền màu sắc và hương vị.
Chế phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu trong nước, cả ở quy mô công nghiệp lẫn quy mô gia đình, không gây độc hại và không gây ô nhiễm môi trường. Hiên nay chế phẩm đang được thử nghiệm dùng bảo quản các loại rau quả như: nho, mận, cam, quýt, vải, xoài, hồng… và các loại rau quả tươi là bí, cà chua, củ cải, dưa chuột… là những loại rau quả được sản xuất nhiều ở Việt .
3. Bảo quản “quả sạch”
Trung tâm Sinh học thực nghiệm thuộc Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ đã triển khai dự án “Triển khai công nghệ sử dụng màng để bảo quản một số loại quả Việt “. Đây là dự án nghiên cứu nằm trong khuôn khổ khoa học kỹ thuật đã được ký giữa Bộ KH, CN & MT Việt Nam với Bộ KH & CN Hàn quốc, đối tác chính phía Hàn quốc là Viện nghiên cứu thực phẩm Hàn quốc (KFRI). Mục tiêu của dự án là nghiên cứu sử dụng phương pháp MA (Modified Atmosphere) với việc sử dụng các loại màng khác nhau để bảo quản trong điều kiện lạnh thích hợp.
Phương pháp này nghiên cứu sử dụng các loại màng LDPE có độ dầy mỏng khác nhau được pha trộn với một số chất có chức năng điều hoà CO2 và O2 để làm chậm quá trình chín của quả. Dự án đã bắt đầu triển khai năm 2000 với việc nghiên cứu sử dụng phương pháp MA cho vải thiều Lục Ngạn, chuối tiêu vùng ven sông Hồng và xoài cát Hòa Lộc. Những kết quả bước đầu cho thấy có thể kéo dài thời gian bảo quản 4 – 5 tuần mà vẫn bảo quản chất lượng quả, bảo đảm quả sạch, không có các chất độc hại. Kết quả dự án góp phần tạo ra các phương pháp bảo quản cho một số loại quả tươi có giá trị của Việt nhằm phục vụ việc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
4. SH – Chất bảo quản rau, hoa quả
Phân viện Công nghiệp thực phẩm TPHCM đã nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng thành công một chất bảo quản rau, hoa quả có tên là “SH”. Chất có dạng lỏng, mầu nâu nhạt, hơi có mùi chanh. Chất bảo quản hiện có nhiều loại trên thị trường, trong đó có cả những loại gây độc hại cho người và gia súc, cũng như môi trường chung quanh. Sản phẩm SH có thể khắc phục được nhược điểm này. Đây là loại sản phẩm thuần sinh học, có thành phần chủ yếu mang bản chất thiên nhiên, có khả năng tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật có hại cho rau, hoa quả trước và sau thu hoạch. SH có những ưu điểm chính là: không hại môi sinh, tan vào trong đất; vẫn phát huy hiệu quả khi lẫn lộn vào các chất hữu cơ khác; hiệu nghiệm lâu dài mà không có hiệu ứng phụ; không biến chất, cho dù trong nước có nhiều chất vôi; không độc, an toàn cho người và các động vật; không làm thay đổi mùi vị của rau, hoa quả: Khoai tây, cà chua, ớt tây, bắp cải các loại, dưa chuột, hành các loại, cà rốt, các loại trái cây (xoài, chuối, nho, vải, cam, quýt, nhãn, chôm chôm, thanh long), các loại hoa (cúc, lan, hồng…), các loại cây kiểng nhiều lá trang trí…
5. Công nghệ bảo quản rau tươi tại gia đình
Phòng nghiên cứu polyme dược phẩm của Viện Hoá học (Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia) cùng với Trung tâm Tư vấn Đầu tư Nghiên cứu Phát triển Nông thôn Việt Nam đã nghiên cứu thành công công nghệ bảo quản và chế biến rau quả tươi ở quy mô gia đình. Đây là một công nghệ đơn giản, đi từ nguyên liệu trong nước, rẻ tiền, áp dụng dễ dàng trong từng hộ gia đình và cả ở quy mô công nghiệp. Công nghệ này cũng không gây độc hại đối với người, gia súc và không gây ô nhiễm môi trường.
Chế phẩm PDP là hỗn hợp polysacarit có nguồn gốc tự nhiên, lấy từ vỏ tôm, bảo quản quả tươi gồm: nho, mận, cam, quýt, vải, xoài, hồng… và các loại rau quả tươi là bí, cà chua, củ cải, dưa chuột… Chế phẩmPDP không độc, có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng tạo màng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn và một số loại nấm. Việc bảo quản và chế biến nước quả được thực hiện theo nguyên lý: Đối với rau quả tươi thì tạo màng polyme sinh học bao bọc quả để làm giảm tốc độ mất nước, ngăn cản vi khuẩn và nấm xâm nhập, hạn chế quá trình hô hấp làm quả chín chậm, ít bị nhăn héo, mất màu và hương vị. Còn đối với nước quả ép thì dùng chế phẩm PDP trong nước quả làm tăng khả năng kết tụ và những chất vô định khác làm cho việc bỏ tủa (cặn) dễ dàng và sau xử lý thu được nước quả trong, giữ được màu sắc hương vị.
6. Bảo quản trái cây tươi bằng màng Polysaccharide
Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường đại học Cần Thơ đã thực hiện thành công quy trình bảo quản trái cây tươi bằng màng polysaccharide (bao gồm CMC, MC, pectin…) và đóng thành từng gói. Thời gian bảo quản tươi của trái cây từ 8 – 10 ngày (trong điều kiện bìmh thường) và từ 12 -17 ngày (trong tủ lạnh). Lớp màng có tác dụng bảo vệ các tế bào bên ngoài trái, chống úa vàng và hoàn toàn vô hại đối với người sử dụng. Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi…ở vùng đồng bằng sông Cửu Long rất cần bảo quản tươi trong vận chuyển và tiêu thụ.
Ngoài ra, bao màng polysaccharide cũng mang lại nhiều lợi ích cho kinh doanh mặt hàng trái cây tại hệ thống các đại lý, siêu thị. Giá cả bao màng cũng thấp hơn so với các phương pháp bảo quản trái cây đã từng áp dụng.
7. Chế phẩm PDP – M2 bảo quản rau quả
Phòng hóa Polymer dược phẩm (Viện Hoá học – Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia) đã sản xuất thành công chế phẩm PDP – M2 bảo quản rau quả. Chế phẩm này được sản xuất từ vỏ tôm, có thể bảo quản rau quả mà không hề gây độc. PDP – M2 đã chính thức được đưa ra thị trường thông qua Trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển nông thôn Việt .
Hiện nay, hầu hết các nhà làm vườn đều sử dụng thuốc bảo quản của Trung Quốc, thuốc này có thể giữ cho rau quả lâu hỏng nhưng lại ảnh hưởng chất lượng rau quả. Chế phẩm PDP – M2 bảo quản theo nguyên tắc tự nhiên. Rau quả sau khi chọn lọc, rửa sạch, được nhúng vào dung dịch 1 để tiệt trùng, sau đó nhúng tiếp vào dung dịch 2 để tạo ra một lớp màng polymer sinh học bao phủ. Lớp màng này có tác dụng làm giảm nước, giảm tốc độ hô hấp, sự già hóa, từ đó làm quả chín chậm lại, tươi lâu hơn, ít bị nhăn héo, mất mầu, mất hương vị.
Chế phẩm bảo quản PDP – M2 có thể sử dụng cho nhiều loại rau quả khác nhau như nho, táo, cam, quýt, xoài, mận, vải thiều, nhãn… thậm chí có thể dùng cho các loại rau tươi như bí đao, cà chua, củ cải… Thời gian bảo quản có thể từ ba tuần đến ba tháng tùy từng loại rau quả.
Chế phẩm PDP – M2 còn có khả năng giúp nông dân sử lý quả chín thành nước quả một cách dễ dàng. Chất này làm kết tủa thịt quả ở dạng huyền phù và vô định hình, do vậy, chỉ cần loại bỏ khối kết tủa đó là có ngay nước quả trong, còn nguyên hương vị. Nếu xử lý và đóng hộp có thể bảo quản được hai đến ba tháng.*
Nguồn: Thông tin khoa học và công nghệ, số 4 – 2005
Phương Pháp Bảo Quản Trái Cây An Toàn Bằng Chế Phẩm Sinh Học Chitosan • Tin Cậy 2022
Trái cây là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nhưng vấn đề đặt ra, trái cây rất khó bảo quản được lâu và rất dễ hư hỏng trong thời tiết ôi nóng của xứ nhiệt đới như nước ta. Đây cũng là nguyên nhân chính mà các vựa trái cây, thương lái bất chấp việc dùng chất hóa học để ngâm trái cây mà không quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Việc sử dụng những sản phẩm sạch, các chế phẩm sinh học để bảo quản sản phẩm đang được sự quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu khoa học.
Chitosan là chất xơ có nguồn gốc động vật. Tiền thân của chitosan chính là chitin có nhiều trong vỏ của động vật giáp xác, ở động vật thân mềm, côn trùng và một số loại nấm. Chitosan được tạo thành qua quá trình deacetyl hóa (loại bỏ nhóm –COCH2 ). Đun sôi chitin trong dung dịch kiềm đặc ở điều kiện thích hợp sẽ thu được chitosan.
* Đặc tính của chitosan gồm:
Là polysacharide có đạm, không độc hại, có khối lượng phân tử lớn.
Là một chất rắn, xốp, nhẹ, hình vảy, có thể xay nhỏ theo các kích cỡ khác nhau.
Chitosan có màu trắng hay vàng nhạt, không mùi vị.
Không tan trong nước, dung dịch kiềm và axit đậm đặc nhưng tan trong axit loãng (pH=6). Tạo dung dịch keo trong, có khả năng tạo màng tốt, nhiệt độ nóng chảy 309 – 311o
* Tác dụng của chitosan trong bảo quản trái cây, rau hoa quả:
Chitosan và các dẫn xuất của chúng đều có tính kháng khuẩn như ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn như E.Coli. Diệt được một số loại nấm hại dâu tây, cà rốt, đậu và có tác dụng tốt trong bảo quản các loại rau quả có vỏ cứng bên ngoài.
Màng chitosan khá dai, khó xé rách, có độ bền tương đương với một số chất dẻo vẫn được dùng làm bao gói. Chitosan không tan được trong nước, tan tốt trong môi trường acid loãng sẽ tạo thành một dung dịch keo nhớt trong suốt.
Làm chậm lại quá trình bị thâm của rau quả. Nhờ bao gói bằng màng chitosan mà ức chế được hoạt tính oxy hóa của các polyphenol. Làm thành phần của anthocyamin, flavonoid và tổng lượng các hợp chất phenol ít biến đổi, giữ cho rau quả tươi lâu hơn.
Tùy theo loại trái cây và chủng vi sinh vật gây nhiễm mà pha dung dịch nguyên thành các dung dịch thứ cấp có nồng độ khác nhau để ứng dụng cho việc bảo quản. Từ 1 lít chế phẩm sinh học chitosan dạng lỏng 5% bà con có thể pha thêm 10-20 lít nước, khuấy tan đều rồi nhúng hoa quả đã rửa sạch vào. Sau đó vớt ra, dùng quạt thổi khô và đóng gói bao bì.
Quý khách có thể nhúng trực tiếp trái cây vào dung dịch chitosan. Hoặc dùng phương pháp phun dung dịch chitosan lên bề mặt trái cây (ứng dụng trên diện rộng với khối lượng trái cây lớn).
Trong thực tế người ta đã dùng màng chitosan để đựng và bảo quản các loại rau quả như đào, dưa chuột, đậu, quả kiwi…
Mọi thông tin cần trao đổi cũng như cần tư vấn khi mua sản phẩm Quý khách vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM Điện thoại: (028) 2253 3535 – 090 288 2247 – 0909 307 123 – 0903 908 671 Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com
Nghiên Cứu Sản Xuất Một Số Chế Phẩm Sinh Học, Hóa Học Sử Dụng Trong Bảo Quản Rau Quả, Hoa Tươi
Nguyễn Thùy Châu, Nguyễn Duy Lâm, Trần Hữu Thị, và CTV
Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại rau quả. Các loại rau quả ở nước ta rất phong phú, trong đó có nhiều loại cho sản lượng hàng năm lên tới hàng trăm ngàn tấn như: vải, cam, xoài, thanh long…
Cho đến nay, hướng nghiên cứu về bảo quản rau quả, hoa tươi nước ta chủ yếu tập trung vào bảo quản nhiệt và hoá chất. Trong khi đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường đang trở thành mối quan tâm lớn do việc sử dụng quá mức các hoá chất bảo vệ thực vật độc hại trong bảo quản và chế biến nông sản nói chung và rau quả nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm sinh học và hóa học không độc hại trong bảo quản rau quả, hoa tươi là rất cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiêm cứu đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm sinh học, hóa học sử dụng trong bảo quản rau quả, hoa tươi” thuộc chương trình trọng điểm cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các loại môi trường
Môi trường PDA nuôi cấy nấm mốc
Môi trường malt – thạch nuôi cấy nấm men Candida sake, Rhodotorula minuta
Môi trường canh thang nhân nuôi vi khuẩn Pseudomonas syringae (P1)
Môi trường thạch thường nuôi cấy vi khuẩn Pseudomonas syringae (P2)
Môi trường rỉ đường nuôi cấy nấm men
Môi trường rỉ đường +khoáng vi lượng
2.2. Các hóa chất
– Các nguyên liệu tạo màng bao ăn được để bảo quản một số loại quả tươi: Carboxylmethylcellulo, Glycerol, Axit lactic, Lipit, Whey protein.
– Các nguyên liệu tạo màng composit để bảo quản một số loại quả tươi: Cánh kiến đỏ, Sáp ong, HPMC, Parafin, Sáp carnauba, Axit oleic: Dung dịch Ammonia, Glycerol, Methylparaben, TBZ, Imazalil.
– Các loại hoá chất tạo chế phẩm hấp phụ ethylen để bảo quản một số loại quả tươi: Thủy tinh lỏng (thành phần): 7,95% Na2O; 20,9% SiO2; 71,15% H2O); Hydroxyt nhôm: Al(OH)3; NaOH tinh thể; H2O; AgNO3; KMnO4; Cu2O; Al2O3,…
– Hóa chất dùng để tạo chế phẩm bảo quản hoa: Al2(SO4)3, MnSO4, Na2SO4 ,AgNO3Na2SO3, GA3 , 8 Hydroxylquinoline, TrixtonX 100, Axit citric: Cồn 96o, nước cất, dung dịch H2O2 5%, đường saccaroza.
2.3. Các phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp lấy mẫu để phân lập nấm men đối kháng cho mục đích bảo quản quả.
2.3.2 Phương pháp phân lập nấm mốc gây thối hỏng quả cam, xoài, vải, thanh long.
2.3.3 Phương pháp phân lập nấm men đối kháng (Candida sake, Candida oleophila, Rhodotorula minuta) có khả năng ức chế các nấm mốc gây thối hỏng cam, xoài, thanh long.
2.3.4 Phương pháp tuyển chọn chủng nấm men đối kháng nấm mốc gây thối hỏng cam, vải, xoài, thanh long.
- Thiết kế cặp mồi theo trình tự của đoạn gen ITS1, 5.8S rRNA, ITS2 và 26S rRNA của các chủng Candida oleophila và Candida sake đã công bố trong ngân hàng gen quốc tế.
2.3.5 Các phương pháp tạo màng bao ăn được và màng composit, phương pháp sản xuất chất hấp phụ ethylen VTV4, phương pháp sản xuất chế phẩm bảo quản hoa cúc, hoa hồng.
2.3.6 Các phương pháp thử nghiệm bảo quản rau quả và hoa tươi ở quy mô phòng thí nghiệm và ở các mô hình thử nghiệm.
2.3.7 Phương pháp xử lý thống kê số liệu.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học dùng trong bảo quản một số loại quả tươi
3.1.1 Mức độ nhiễm nấm mốc gây thối hỏng quả xoài, thanh long, cam, vải thiều
Kết quả phân lập các chủng nấm mốc gây thối hỏng các loại quả cam, xoài, vải thanh long cho thấy: Các chủng nấm mốc gây thối hỏng các loại quả cam, xoài, vải thanh long chủ yếu gồm: A.niger, Penicillium, Rhizopus, Fusarium, Mucor, Botritis cinerea, A.flavus.
Kết quả phân lập và tuyển chọn các chủng nấm men Candida sake, Candida oleophila, Rhodotorula minuta, Pseudomonas syringae cho thấy: tổng số chủng nấm men Candida spp. phân lập được là 67 chủng trên tổng số 300 mẫu quả, chiếm tỉ lệ 22,3%. Trong đó, tỉ lệ chủng nấm men Candida spp. phân lập trên lê đạt cao nhất, chiếm 24,4%, tiếp đến là trên cà chua chiếm 22,7%, ở trên cam là 19,5%. Có 2 chủng có khả năng ức chế mạnh các nấm mốc gây thối hỏng cam, xoài, vải, thanh long.
3.1.2 Kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm Candida sake, Candida oleophila, Rhodotorula minuta, Pseudomonas syringae đối kháng để bảo quản thanh long, xoài , vải, cam
Kết quả nghiên cứu các yếu tố công nghệ trong sản xuất sinh khối các nấm men Candida sake, Candida oleophila, Rhodotorula minuta, Pseudomonas syringae như thành phần môi trường, pH môi trường, nhiệt độ, độ oxy hòa tan ở quy mô pilot 100l/mẻ và 1000l/mẻ cho thấy: trên môi trường malt mật độ tế bào C. sake đạt được cao nhất là 1,1.109 CFU/ml. Trên môi trường rỉ đường có bổ sung muối khoáng mật độ tế bào chúng tôi ĐN15 là khá cao, đạt 5,5.108 CFU/ml. Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu nhận thấy, môi trường nước chiết malt là môi trường thích hợp nhất cho sự phát triển của C. sake ĐN15. Tuy nhiên, thành phần của môi trường rỉ đường có bổ sung các muối khoáng có giá rẻ hơn nhiều so với thành phần của môi trường malt. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn môi trường rỉ đường có bổ sung các muối khoáng để tiến hành nhân nuôi chủng chúng tôi ĐN15 ở qui mô lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ thích hợp để nuôi cấy ĐN15 chúng tôi là 30oC, pH = 6,5 độ oxy hòa tan thích hợp nhất là 100%.
Trên môi trường malt mật độ tế bào Rhodotorula minuta RT7 đạt cao nhất là 2,0.109 CFU/ml. Trên môi trường rỉ đường + muối khoáng mật độ tế bào Rhodotorula minuta RT7 là khá cao, đạt 5,1.108 CFU/ml. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ thích hợp để nuôi cấy Rhodotorula minuta RT7 là 30oC, pH = 6,5 độ oxy hòa tan thích hợp nhất là 100%.
Trên môi trường canh thang bổ sung muối khoáng mật độ tế bào P. syringae P1 cao nhất, là 1,2.109 CFU/ml.2,0.109 CFU/ml, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 30oC, pH = 7 , độ oxy hòa tan là 100%.
3.1.3 Kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất màng bao ăn được để bảo quản thanh long, xoài, vải, cam
– Kết quả nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất các màng bao ăn đươc thích hợp cho bảo quản từng loại quả như thanh long, xoài, vải, cam ở quy mô phòng thí nghiệm cho thấy:
– Màng bao ăn được thích hợp cho bảo quản thanh long gồm: CMC 5g, Whey protein 3 g, glycerol 15g, axit lactic 5 g, dầu ăn 4 g, lòng trắng trứng gà 19 g, nước trao đổi ion 550g.
– Màng bao thích hợp cho bảo quản xoài gồm: CMC 8g, Whey protein 6 g, glycerol 2g, axit lactic 3g, dầu ăn 10g, lòng trằng trứng gà 15g, nước trao đổi ion 520g.
– Màng bao thích hợp cho bảo quản cam gồm: CMC 4g, Whey protein 3 g, glycerol 2g, axit lactic 3g, dầu ăn 10 g,lòng trắng trứng gà 15 g, nước trao đổi ion 500g.
– Màng bao thích hợp cho bảo quản vải gồm: CMC 5g, Whey protein 6 g, glycerol 4g, axit lactic 7g, dầu ăn 15 g,lòng trắng trứng gà 12 g, nước trao đổi ion 520g.
Quy trình công nghệ ứng dụng chế phẩm nấm men đối kháng kết hợp với màng bao ăn được cho bảo quản từng loại quả như cam, xoài, vải thanh long được xây dựng dựa trên việc bao phủ một lớp nấm men đối kháng của chủng Candida sake (đối với quả thanh long) và Candida oleophila đối với quả cam, Pseudomonas syryngae đối với quả vải, Rhodotorula minuta đối với quả xoài và các màng bao ăn được thích hợp cho từng loại quả nêu trên.
3.2 Kết quả nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất một số chế phẩm hóa học dùng trong bảo quản rau quả hoa tươi
3.2.1 Kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm composit dùng trong bảo quản rau, quả tươi
Bằng thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ các nguyên liệu chính tạo màng và các chất phụ gia để nhũ tương hóa tạo chế phẩm Thành phần và khối lượng các chất trong chế phẩm tạo màng composit loại QCM-100 như sau:
– Thành phần tạo cấu trúc chính của màng: Hydroxypropyl methylxenlulose (HPMC) 200 – 300 g, Lipit (Sáp ong, nhựa cánh kiến đỏ, parafin) 180 – 250 g.
Chất nhũ hoá: Axit oleic 70 – 100 g, Dung dịch Ammonia 28%: 150 – 250 ml
– Chất dẻo hoá: Propyl glycerol (PG) 40 – 60 g
– Thể phân tán: Nước 3.250 – 3.500 ml
– Thành phần khác: Chất chống bọt,Paraben methyl (chỉ sử dụng nếu bảo quản chế phẩm lâu); Isopropanol (Chỉ sử dụng để làm nhanh khô chế phẩm trên quả).
– Công thức chế phẩm tạo màng bề mặt dạng composit loại QCM-100 có thành phần chính là HPMC và sáp ong. Chế phẩm ĐN-200 có thành phần chính là HPMC và sáp carnauba.
3.2.2 Kết quả nghiên cứu xác lập quy trình tạo chế phẩm hấp phụ ethylen
Qua sự nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần chính trong chế phẩm ethylen, nhóm nghiên cứu nhận thấy các thành phần nếu để đơn lẻ thì sẽ không mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên, khi kết hợp các thành phần với tỷ lệ thích hợp thì hiệu quả hấp phụ được tăng lên rõ rệt. Chế phẩm VT4 thành phẩm sử dụng chứa 70 % Bột nhôm oxit + 17% KMnO4 + 10% Zeolit-Ag + 3% Cu2O.
3.2.3 Kết quả nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm bảo quản hoa hồng BQH và hoa cúc BQC
Chúng tôi đã tìm được thành phần chế phẩm bảo quản hoa hồng BQH như sau:
– Thành phần chế phẩm: 6% Sacaroza, 300ppm Al2(SO4)3, 140ppm MnSO4, 50ppm AgNO3, 500ppm Na2SO3, 200ppm GA3, 300ppm 8Hydroxylquinoline, 200ppm TrixtonX 100.
Nhóm nghiên cứu đã tìm được thành phần chế phẩm bảo quản hoa cúc BQC như sau:
– Thành phần chế phẩm: 1% Sacaroza, 250ppm Al2(SO4)3, 120ppm MnSO4, 50ppm AgNO3, 500ppm Na2SO3, 60ppm GA3, 250ppm 8Hydroxylquinoline, 150ppm TrixtonX 100.
3.3 Kết quả nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học và hoá học trong bảo quản một số loại rau quả và hoa tươi
– Kết quả thử nghiệm bảo quản cam bằng nấm men đối kháng C.olephila DO18 kết hợp với màng bao ăn được CT10 ở nhiệt độ thường ở qui mô phòng thí nghiệm và qui mô lớn 1 tấn cho thấy:
Sử dụng chế phẩm có thể kéo dài thời gian bảo quản cam so với đối chứng trên 30 ngày.
Về hình thức, cam bảo quản bằng chế phấm có màu sắc tươi gần như mới thu hoạch, độ cứng quả có giảm nhẹ so với cam mới thu hoạch.
– Kết quả thử nghiệm bảo quản xoài bằng chế phẩm nấm men Rhodotorula minuta RT7 kết hợp với màng bao ăn được CT6 cho thấy: sau 9 ngày bảo quản bằng chế phẩm nấm men Rhodotorula minuta RT7 kết hợp với màng bao CT6 chất lượng xoài vẫn đảm bảo, quả cứng màu xanh bóng. Sau 9 ngày bảo quản tỷ lệ thối hỏng ở lô sử dụng chế phẩm là 5% thấp hơn so với lô đối chứng là 95%.
– Kết quả thử nghiệm bảo quản vải thiều bằng chế phẩm vi khuẩn P.syringae P1 kết hợp với màng bao ăn được CT19 cho thấy: sau 6 ngày bảo quản bằng chế phẩm nấm men vi khuẩn P.syringae P1 kết hợp với màng bao ăn được CT19, tỷ lệ thối hỏng là 5%, trong khi đó tỉ lệ thối hỏng của lô đối chứng là 75%.
– Đã xây dựng được mô hình bảo quản cam bằng chế phẩm Candida oleophila DO18 kết hợp với màng bao ăn được CT10 quy mô 1 tấn/mô hình tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, kết quả cho thấy:
+ Sử dụng chế phẩm có thể kéo dài thời gian bảo quản so với đối chứng trên 30 ngày.
+ Về hình thức, cam bảo quản bằng chế phấm có màu sắc tươi gần như mới thu hoạch, độ cứng quả có giảm nhẹ so với cam mới thu hoạch.
– Đã thử nghiệm ứng dụng chế phẩm nấm men Candida sake ĐN15 đối kháng kết hợp với màng bao ăn được CT27 để bảo quản thanh long quy mô 500 kg. Kết quả cho thấy:
+Trong điều kiện nhiệt độ thường, chế phẩm có thể bảo quản được 10 ngày, trong khi đó ở các lô đối chứng không sử dụng chế phẩm chỉ bảo quả được 7 ngày. Trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ lạnh 10oC, chế phẩm có thể bảo quản được 27 ngày.
+ Thanh long được bảo quản bằng chế phẩm có độ cứng và màu sắc tươi hơn so với lô đối chứng không sử dụng chế phẩm.
+ Sử dụng chế phẩm nấm men đối kháng kết hợp với màng bao ăn được không làm ảnh hưởng đến hương vị của thanh long, không gây các mùi khó chịu hay các cảm giác khác lạ so với thanh long mới thu hoạch và không được bảo quản bằng chế phẩm. Chế phẩm còn làm cho thanh long giữ được vị so với mẫu đối chứng (có vị nhạt hơn).
– Đã xây dựng được mô hình bảo quản cam bằng chế phẩm QCM-100 quy mô 1 tấn/mô hình tại xã Đông Tảo huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, kết quả cho thấy:
– Chế phẩm QCM-100 có hiệu quả bảo quản cao đối với cam. Thời gian bảo quản cam ở điều kiện môi trường có thể tăng tới 3 lần, đảm bảo chất lượng và hình thức sau thời gian bảo quản trên 80% so với ban đầu. Hiệu quả kinh tế bảo quản cao khi áp dụng cho quả cam Hưng Yên.
– Đã xây dựng được mô hình bảo quản vải bằng chế phẩm VT4 tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, kết quả cho thấy :
Mô hình vải 1 tấn khi triển khai tại địa phương (Bắc Giang) cho kết quả tốt. Sau 30 ngày bảo quản tỷ lệ thối hỏng là 6,25 %, sau khi để quả ra ngoài kho lạnh màu sắc quả sau 10h chưa bị nâu hoá. Chất lượng và cảm quan đáp ứng được yêu cầu.
– Đã xây dựng được mô hình
công nghệ ứng dụng chế phẩm bảo quản và chế phẩm cắm lọ
hoa hồng đỏ Pháp – cúc vàng Đài Loan
2 đợt tại Mê Linh – Hà Nội, với qui mô: 1000 bông và 2000 bông/mô hình/1 loại hoa, kết quả cho thấy: sau 20 ngày bảo quản và 5 – 7 ngày cắm lọ. Sử dụng chế phẩm bảo quản có thể kéo dài thời gian bảo quản hoa từ 20 – 25 ngày, tuổi thọ cắm lọ của hoa từ 4 – 5 ngày đối với hoa hồng và 7 – 8 ngày đối với hoa cúc.
4. KẾT LUẬN
Các sản phẩm của đề tài đã được sử dụng trong bảo quản rau, quả hoa tươi ở quy mô lớn tại các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Bình Thuận.
Đã nghiên cứu công nghệ sản xuất và xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm VT4 (độ hấp phụ 10mg/kg) trong bảo quản vải thiều Bắc Giang quy mô 1 tấn/mô hình, đảm bảo VSATTP, tăng hiệu quả bảo quản lên 20 – 40% so với đối chứng, giảm tỉ lệ tổn thất từ 20 – 25% xuống dưới 10%; Công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm tạo màng composit sinh học cho cam, cà chua, dưa chuột. Giá thành chế phẩm tạo ra chỉ bằng 60 – 70% so với nhập ngoại; Quy trình công nghệ sản xuất và xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Candida sake, Rhodoturola minuta, Pseumonas siringae (107-108CFU/g) trong bảo quản thanh long, cam, xoài quy mô 500 – 1000 kg/mô hình. Kết quả bảo quản sau 30 – 40 ngày, tỷ lệ hư hỏng <5%, đạt yêu cầu VSATTP.
Theo XTTM.
Bạn đang xem bài viết Bảo Quản Hoa Quả Bằng Chế Phẩm Sinh Học trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!