Xem Nhiều 3/2023 #️ Ba Cách Ủ Phân Đậu Tương – Đậu Nành # Top 10 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ba Cách Ủ Phân Đậu Tương – Đậu Nành # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ba Cách Ủ Phân Đậu Tương – Đậu Nành mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lợi ích của phân hữu cơ đậu nành: Phân hữu cơ được chế biến từ đậu tương như bột đậu tương, bã đậu nành, bánh dầu là một nguồn đạm, vitamin, vi lượng tự nhiên rất tốt cho Hoa hồng (và các loại cây ăn quả, rau củ). Với việc đất đai thoái hóa do lạm dụng phân hóa học thì phân làm từ đậu tương, cũng như phân chuồng là hai loại phân đang khá thịnh hành giúp cải tạo đất, làm cho giá thể giàu dinh dưỡng cung cấp cho cây hoa hồng.

Ngoài ra, phân đậu nành còn giúp tăng độ mùn cho đất, tăng mật độ vi sinh vật trong đất giúp phân giải lân, kali khó tan trong đất rất tốt.

1. Cách ủ truyền thống

– Thích hợp cho nhà ở quê, vườn rộng nhiều chỗ để.

Luộc chín đậu tương (chín nhừ càng tốt).

Cho đậu đã luộc và cả nước vào 1 cái vò (thùng nhựa to, chum, vại …) đậy nắp lại (không cần đậy quá kín), có thể dùng nilon lót miệng rồi đậy cho khỏi mùi. Để thùng vào góc vườn xa nhà chút (vì nếu hở ra sau này có mùi hôi).

Đây là cách ủ phân hoàn toàn hữu cơ, không dùng hóa chất, enzim hay men vi sinh gì hết. Cách này an toàn, không sợ độc hại gì.

2. Cách ủ bột đậu tương (ủ khô):

Chuẩn bị:

10kg đậu tương loại xấu khoảng 12 – 15.000/1kg (đem xay nhỏ thành bột)

0.5 kg Trichoderma (mua ở cửa hàng bán thuốc nông nghiệp)

Bao tải lót nilon để giữ nhiệt

Cách ủ:

Trộn đều hỗn hợp 3 loại lại với nhau sau đó cho vào bao tải buộc kín.

Thời gian: sau 3 tháng có thể sử dụng.

Khi cho vào bao tải có lót nilon độ ẩm sẽ được sinh ra và trichoderma sẽ hoạt động rất tốt, vậy nên chúng ta không cần phải đổ nước vào vì đây là ủ khô.

Cách sử dụng:

Phân đậu tương được ủ theo dạng bột này có thể sử dụng cho tất cả các loại cây trồng và hoa hồng. Đối với hoa trồng chậu: 0,1kg bột đã ủ sử dụng được cho 1 chậu to, bón bằng cách xới đất quanh chậu, rắc phân rồi lấp đất đi, định kỳ 10 ngày/lần. Sau đó tưới nước bình thường.

LOẠI PHÂN BÓN THẦN KỲ MANG TÊN CHẾ PHẨM ĐỖ TƯƠNG

3. Cách 3: Ủ nước bằng men vi sinh (có thể sử dụng sau 1 tháng)

Chuẩn bị:

50kg bột đậu tương (tương tự như trên)

01 lít men vi sinh (men ủ cá, ủ đậu tương), có thể dùng EMZEO – EMZEO

1kg đường đỏ dạng phên hoặc đường đen dạng bánh (bán ở cửa hàng đồ khô)

Thùng sơn 100 lít để ngâm phân

50 lít nước sạch (nước máy phải phơi 3 – 5 ngày cho bay hết clo trong nước)

Cách ủ:

Cho toàn bộ đường, men vi sinh vào 50 lít nước khuấy đều cho tan đường. Sau đó cho từ từ bột đậu tương vào khuấy đều (thu được hỗn hợp sệt sệt là đạt, không loãng cũng không đặc quá vì trông một vài ngày đầu bột đậu tương sẽ còn nở ra). Đậy nắp lại. Chú ý: trong 1 tuần đầu cứ 1 ngày mở ra khuấy đều 1 lần. Sang tuần thứ hai 2 – 3 ngày mới phải khuấy 1 lần.

Sau 1 tháng mở ra là có thể sử dụng được rồi các bạn ạ.

Cách sử dụng:

Hòa loãng phân đậu tương với nước tỉ lệ 1:50 tưới định kỳ 2 tuần/lần đối với cây hoa hồng. Tưới trực tiếp quanh chậu, sau đó lại tưới nước lạnh cho sạch lá và đỡ bị sốc phân.

Các bạn hãy liên hệ “yeuhoahong” để được tư vấn miễn phí và chăm sóc cây uy tín giá rẻ tại nhà.

Hotline -zalo/facebook: 0968205403.

Facebook: Phạm Thị Giang

Youtube: Yêu Hoa Hồng.

Like this:

Like

Loading…

Ủ Đậu Tương – Chi Tiết Cách Ủ Phân Đậu Nành Sử Dụng Bón Cho Cây Trồng Hiệu Quả!

Ủ đậu tương – Chi tiết Cách ủ phân đậu nành sử dụng bón cho cây trồng hiệu quả! – Bí quyết tự sản xuất siêu phân bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng. Phân đậu nành là phân hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất tốt cho đất, sẽ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, bổ sung lượng đạm sinh học cho đất, giúp cho cây luôn xanh mướt, tươi tốt.

Trong bài viết này, Chế phẩm vi sinh chia sẻ cho các bạn: 3 cách ủ phân đậu nành

Cách 1: Ủ phân đậu nành xay nhuyễn

Cách 2: Ủ đậu tương nguyên hạt

Cách 3: Hướng dẫn cách ủ bột đậu nành, bánh dầu

Và trong bài viết này, Chế phẩm vi sinh chia sẻ thêm cách pha phân đậu nành để tưới cho cây hiệu quả nhất.

Cách ủ đậu nành (đậu tương)

Cách sử dụng bã đậu nành bón cây

Cách ủ bánh dầu

1. Ủ phân đậu nành xay nhuyễn

1.1 Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

Để ủ phân đậu nành, nguyên liệu đầu tiên cần phải có chính là đậu nành. Tùy từng vùng miền mà đậu nành còn được gọi là đậu tương hay còn gọi là đỗ tương.

Khi mua các bạn nên chọn đậu nành loại xấu nhất vì mua loại rẻ giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều

Mật rỉ đường, đường mật mía hoặc đường phên ( dùng búa đập nhỏ hoặc dùng dao xắt ra): có thể mua ở ngoài chợ, hàng đồ khô

Men vi sinh ủ đậu tương EMZEO: loại chế phẩm vi sinh có tác dụng phân giải protein và các chất có trong đậu nành thành dưỡng chất cho cây trồng và khử sạch mùi hôi thối sinh ra trong quá trình ủ.

Nước sạch: chọn loại nước sạch không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Có thể dùng nước mưa, nước ao, nước giếng lọc, nước máy ( nên lấy nước máy ra xô đựng và để qua đêm để bay hơi hết Clo) …

Máy xay sinh tố: Sử dụng để xay nhuyễn hạt đậu nành.

1.2 Các bước tiến hành

Cách ủ 10kg đậu nành xay nhuyễn ta tiến hành như sau:

Bước 1: Ngâm đậu nành hạt với nước đường trong 8 – 10h ( ngâm để qua đêm)

– Lấy 16 lít nước sạch cho vào xô đựng

– Hòa tan 600ml mật rỉ đường (500 – 600gr đường mía hoặc đường phên)

– Cho 10kg hạt đậu tương vào xô nước đường và đậy nắp xô ngâm đậu nành

Bước 2 Xay nhuyễn đậu nành

– Sau khi ngâm thì hạt đậu nành hút nước đường và trương phền ra. Sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn hạt.

– Bổ sung thêm nước đường ngâm đậu vào máy cho dễ xay nhuyễn

– Xay nhuyễn đậu nành và đổ ra thau

Bước 3: Ủ đậu nành bằng chế phẩm sinh học EMZEO

Chế phẩm EMZEO có tác dụng chính là phân giải protein và các chất trong đậu nành thành dinh dưỡng cho cây trồng, khử mùi hôi sinh ra trong quá trình ủ phân đậu nành. Ngoài ra có còn có nhiều các công dụng khác như:

Phân giải hữu cơ, diệt mầm bệnh

Khử mùi hôi thối

Tạo hệ vi sinh vật hữu ích

Làm ra chế phẩm đậu tương ngâm hữu hiệu

Cách tiến hành

– Đảo đều đậu nành ngâm mật đường xay nhuyễn với liều lượng như sau: 10kg đậu nành với 1 gói 200gr chế phẩm sinh học EMZEO (Có thể cho 2 gói EMZEO để tăng tốc độ phân giải protein và khử mùi hôi). Cho vào thùng ủ và đậy kín ủ.

– Để tăng hiệu quả phân giải chất hữu cơ, cứ 4 – 5 ngày mở ra đảo trộn một lần rồi đậy kín nắp lại ủ tiếp. Để thùng ủ nơi khô thoáng, tránh nước mưa và ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

– Sau khi ủ được 15 ngày, tiến hành bổ sung thêm 15 lít nước sạch, khuấy đều và đậy ủ tiếp. Cứ 4 – 5 ngày khuấy đảo 1 lần

– Tổng thời gian ủ đậu nành xay nhuyễn  25 – 30 ngày là sử dụng được. Dịch phân đậu nành thu được là dịch gốc dùng để pha loãng với nước sạch tưới cho cây trồng.

Lưu ý: trước đây để ủ đậu nành thì cần 2 loại chế phẩm vi sinh: Một loại sử dụng để ủ, một loại hỗ trợ phân giải protein và khử mùi hôi. Hiện nay, chế phẩm sinh học EMZEO đã cải tiến và nâng cấp chất lượng cao. Chỉ cần sử dụng EMZEO ủ và khử mùi hôi đậu nành hiệu quả và tốt nhất hiện nay.

Nơi bán chế phẩm vi sinh EMZEO

2. Cách ủ phân đậu nành nguyên hạt

Các bước thực hiện ủ 10kg đậu tương nguyên hạt

– Lấy 16 lít nước sạch cho vào xô

– Hòa tan 600ml mật rỉ đường ( 600gr mật mía hoặc đường phên)

– Cho vào 10kg hạt đậu nành ngâm trong 8 –  10h

– Bổ sung thêm 2 gói chế phẩm sinh học EMZEO để phân giải protein và các chất hữu cơ

– Đậy kín ủ, để nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Cứ 5 – 7 ngày bỏ ra đảo 1 lần rồi lại đậy ủ.

– Sau khi ủ được 20 – 25 ngày, tiến hành bổ sung thêm 20 lít nước sạch

– Tổng thời gian ủ đậu tương hạt khoảng 50 – 60 ngày

3. Cách ủ bột đậu nành quy mô lớn

Hướng dẫn Quy trình ủ cho 10kg bánh dầu ( đậu tương)

3.1 Chuẩn bị:

Đậu tương, đậu nành hoặc bánh dầu: 10kg

Nước sạch  10 – 12 lít

Chế phẩm sinh học EMZEO: 1 gói 200gr

Mật rỉ đường ( đường mật mía, đường phên): 500 – 600ml

3.2 Cách ủ nhanh nhất không có mùi hôi

Bước 1: Đậu nành, bánh dầu( đậu tương) nghiền nhỏ

Bước 2: Trộn đều Chế phẩm EMZEO với bánh dầu theo tỉ lệ một gói EMZEO 200gr với 10kg bột đậu nành

Bước 3: Pha 600ml mật rỉ đường với 10 – 12 lít nước sạch tưới đều vào hỗn hợp đậu tương và EMZEO đã trộn đều ở bước 2

Bước 4: Sau khi ủ phân đậu tương được 15 ngày ta tiến hành bổ sung thêm 15 – 20 lít nước. Khuấy đều và đậy ủ tiếp 10 – 15 ngày nữa rồi lấy ra sử dụng

4. Nhận biết ủ đậu nành thành công

Quá trình ủ phân đậu nành thành công khi xuất hiện các dấu hiệu sau:

Phân ủ có mùi thơm lên men đậu tương, không có mùi hôi thối

Quá trình ủ, nếu bịt kín sẽ sinh khí rất mạnh và phải mở hé để khí thoát ra ngoài, rồi đóng kín lại

Sau khi ủ được 4 – 5 ngày, mở ra sẽ có một lớp tế bào vi sinh màu trắng mọc ở lớp trên bề mặt

5. Cách bón phân đậu nành cho cây

Tùy từng loại cây trồng khác nhau mà có cách bón phân đậu nành phù hợp. Phân đậu nành khi ủ bằng EMZEO sẽ cho ra sản phẩm chế phẩm đậu tương là loại dịch đạm sinh học hữu hiệu ( lượng acid amin rất nhiều). Cách sử dụng phân đậu nành tốt nhất là phun đều toàn bộ thân, lá, gốc cho cây trồng. Bởi vì, lượng đạm sinh học từ đậu nành hấp thu qua lá, thân cây … lớn hơn 1000 lần hấp thu qua rễ.

5.1 Cách bón phân đậu nành đơn giản

Cách tưới dịch đạm đậu nành đơn giản nhất là pha phân đậu nành với nước sạch, rồi phun hoặc tưới đều toàn bộ lá, thân, gốc cây …

Cách pha dịch đạm đậu nành tưới cây:

– Lấy 1 lít dịch đậu nành lọc qua giá lọc inox để lấy phần dịch, loại bỏ phần bã

– Phần bã có thể bón gốc cây hoặc đổ ngược lại vào xô để ủ tiếp

– Pha đều dịch đậu nành vừa lọc  với nước sạch theo tỉ lệ 1: 50 – 100 (1 lít dịch đậu nành pha với 50 – 100 lít nước sạch) tưới cho rau ăn lá

– Đối với các loại rau ăn quả như: ớt, cà chua, dưa chuột … có thể tăng lượng đạm đậu nành lên, pha theo tỉ lệ 1: 30- 50 ( 1 lít dịch đạm pha đều với 30 – 50 lít nước sạch)

– Đối với hoa hồng, hoa lan, tỉ lệ pha dịch đậu nành là 1: 20 – 30 ( 1 lít dịch đạm pha với 20 – 30 lít nước sạch)

Cách tưới:

– Tưới ướt đều toàn bộ lá, thân cây và gốc cây

– Định kỳ 1 tuần tưới 1 lần ( đối với rau ăn lá có thể từ 3 – 5 ngày tưới 1 lần)

– Sử dụng dịch đạm tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát

– Không sử dụng chung với các sản phẩm có nguồn gốc hóa học khác, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu

5.2 Cách sử dụng dịch đạm đậu nành hiệu quả nhất

Để nâng cao hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ dịch đạm đậu nành, vừa bảo vệ cây trồng khỏi nấm bệnh hại. Tiến hành sử dụng dịch đậu nành pha chung chế phẩm nấm đối kháng trichoderma ( dạng bào tử hòa tan trong nước phân đậu nành) để tưới hoặc phun cho cây trồng

Cách sử dụng như sau:

– Lấy 1 lít dịch đậu nành ( đã lọc) và 1 gói chế phẩm sinh học Trichoderma 200gr

– Hòa tan với nước sạch rồi tưới ướt đều cho cây trồng từ lá, thân, gốc cây

– Tỉ lệ pha: đối với rau, quả: 1/100, đối với rau ăn quả, cây cảnh: 1:50, đối với hoa hồng, hoa lan: 1:30 – 40

– Định kỳ 1 tuần phun 1 lần, có thể dùng xen kẽ với dịch chuối, dịch đạm cá …

Cách bón phân đậu nành cho hoa hồng

6. Tác dụng của phân đậu nành đối với cây trồng

Phân đậu nành có tác dụng tốt và sử dụng được cho mọi loại cây trồng. Thể hiện rõ nhất vẫn là các loại hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa ly, dâu tây, và các loại rau ăn lá, rau ăn quả, cây cảnh

Tác dụng của phân đậu nành ( đậu tương, bánh dầu) đối với cây trồng như sau:

– Cung cấp dinh dưỡng đạm sinh học, đa – trung – vi lượng cho cây trồng hấp thu

– Bảo vệ bộ rễ, kích rễ khỏe, mầm mập, chồi cực mạnh

– Hoa sai, bông to, đậm màu, thời gian chơi hoa lâu

– Tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, giúp cây khỏe mạnh, kháng sâu bệnh tốt

– Giúp đất trồng tơi xốp, tăng độ mùn, cải tạo đất bạc màu, đất kém dinh dưỡng

– Cung cấp và tạo lập hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu cho đất, cho cây trồng

– Giảm lượng lớn phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật … cho cây trồng

– Hạn chế các bệnh vàng lá, thối rễ, rụng đốt …

– Phân đậu tương giúp giảm lượng nitrat trong nông sản hiệu quả nhất

– Giúp bảo vệ môi trường, an toàn với cây trồng, vật nuôi và con người

– Sử dụng phù hợp cho mọi loại cây trồng

– Sử dụng dịch đạm đậu tương là biện pháp trồng rau hữu cơ hiệu quả nhất hiện nay

Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm dịch chuối, dịch phân cá … bón xen kẽ cho cây trồng, hoặc pha chung bón để bổ sung cân đối lượng đạm sinh học ( acid amin từ động vật và acid amin từ thực vật)

7. Câu hỏi thường gặp

About Đức Bình

Xin chào tôi là Đức Bình , chúng tôi chuyên nghiên cứu, sản xuất và phân phối chế phẩm vi sinh – chế phẩm sinh học xử lý môi trường, xử lý nước thải và rác thải … Các nhãn hiệu độc quyền hiện nay: Chế phẩm EMZEO, trichoderma, chế phẩm vi sinh EMGRO, EMGOC – EM1

Quy Trình Ủ, Chế Biến Đậu Tương Thành Phân Bón Hữu Cơ

Phân hữu cơ được chế biến từ đậu tương như bột đậu tương, phân ủ từ bánh dầu, bã đậu nành là một nguồn đạm, vitamin, vi lượng tự nhiên rất tốt cho cây trồng. Với việc đất đai thoái hóa do lạm dụng phân hóa học thì phân làm từ đậu tương, cũng như phân chuồng là hai loại phân đang khá thịnh hành.

Sở dĩ các loại phân này đang được lan truyền rộng rãi cũng bởi vì ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng như acid amin (đạm hữu cơ), trung, vi lượng, vitamin và khoáng chất thì các loại phân này còn có tác dụng góp phần cải tạo đất, tăng độ mùn cho đất, tăng mật độ vi sinh vật trong đất giúp phân giải lân, kali khó tan trong đất rất tốt.

Cách ủ bột đậu tương – ủ phân đậu tương hữu cơ (ủ khô):

Chuẩn bị:

50kg đậu tương loại xấu khoảng 12 – 15.000/1kg (xay nhỏ thành bột)

10kg super lân

01kg Trichoderma

Bao tải lót nilon để giữ nhiệt

Cách ủ:

Trộn đều hỗn hợp 3 loại lại với nhau sau đó cho vào bao tải buộc kín sau 3 tháng có thể sử dụng. Khi cho vào bao tải có lót nilon độ ẩm sẽ được sinh ra và trichoderma sẽ hoạt động rất tốt vậy nên bà con không cần phải đổ nước vào vì đây là ủ khô.

Cách sử dụng:

Phân đậu tương được ủ theo dạng bột này có thể sử dụng cho tất cả các loại cây trồng. Đối với cây rau màu: 1kg bột đã ủ sử dụng được cho 5m2, bón bằng cách rắc đều trên bề mặt luống định kỳ 10 ngày/lần. Ngừng sử dụng phân đậu tương trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày.

Đối với cây ăn trái một gốc bón từ 500 – 700g bằng cách cào xới nhẹ vòng tròn quanh tán cây sau đó rải đều lên bề mặt. Lấp đất lại và tưới nước, tưới đều nước và tủ gốc bằng rơm rạ, xơ dừa,… để giữ ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp vào gốc. Sử dụng định kỳ 1 – 2 tháng/lần.

Cách 2: Ủ nước bằng men vi sinh – ủ phân đậu tương hữu cơ (có thể sử dụng sau 1 tháng)

Chuẩn bị:

50kg bột đậu tương

500ml men vi sinh phân giải protein

1kg đường đỏ dạng phên (bán ở cửa hàng đồ khô)

Thùng sơn 200 lít

100 đến 120 lít nước sạch (nước máy phải phơi 3 – 5 ngày)

Cách ủ:

Cho toàn bộ đường, men vi sinh vào nước khuấy đều. Sau đó cho từ từ bột đậu tương vào khuấy đều (thu được hỗn hợp sệt sệt là đạt, không loãng cũng không đặc quá vì trông một vài ngày đầu bột đậu tương sẽ còn nỡ ra). Đậy nắp lại và trong 1 tuần đầu 1 ngày mở ra khuấy đều 1 lần. Sang tuần thứ hai 2 – 3 ngày chúng ta khuấy 1 lần sau 1 tháng là có thể sử dụng.

Cách sử dụng:

Hòa loãng phân đậu tương với nước tỉ lệ 1:50 tưới định kỳ 2 tuần/lần đối với cây hoa. Còn đối với cây rau màu và cây ăn trái tưới định kỳ tháng/lần.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số Hotline 0978.497.345

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Đậu Tương

Cây đậu tương là một trong các cây lương thực mang lại hiệu quả kinh tế cao và giống cây này rất dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, okara,… đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc.

– Căn cứ trình độ thâm canh và đặc điểm sinh thái của mỗi vùng để lựa chọn bộ giống thích hợp cho từng địa phương.

– Các giống chín sớm và trung bình như: DT84, DT92, DT96, DT99,….Lượng giống sử dụng 50-60 kg/ha.

– Tất cả các giống trước khi gieo phải thử sức nảy mầm (hạt giống đủ tiêu chuẩn phải có tỷ lệ nảy mầm trên 70%).

– Căn cứ đặc điểm thời gian sinh trưởng của từng giống mà bố trí thời vụ thích hợp để đậu tương sinh trưởng phát triển thuận lợi (lưu ý đến yếu tố thời tiết vào thời kỳ ra hoa – đậu quả). Tại ĐBSCL, cây đậu nành có thể trồng trên nhiều vùng đất khác nhau và được sản xuất quanh năm, nhưng thời điểm xuống giống thuận lợi nhất là vụ Đông Xuân và Xuân Hè, phổ biến nhất là trong vụ Xuân Hè. Thông thường, vào khoảng giữa tháng 2 dương lịch, sau khi thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân, bà con tiến hành dọn sạch cỏ, cắt gốc rạ và dọn đất để xuống giống đậu nành.

– Nên luân canh, xen canh đậu tương với cây trồng khác họ (không trồng đậu tương qua nhiều vụ trên cùng một chân đất hoặc vụ trước đã trồng cây họ đậu).

– Đậu tương là cây không kén đất, nhưng để có năng suất cao nên ưu tiên đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, giữ ẩm và thoát nước tốt: đất thịt nhẹ, đất cát pha, phù sa ven sông,…

– Đất phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại; Đất dốc phải thiết kế thành băng chống sói mòn. Đất phải lên luống tạo rãnh thoát nước kịp thời khi mưa to (mặt luống rộng 1,0-1,2 m, cao 15-20 cm, rãnh rộng 25-30 cm).

– Lượng giống gieo/ sào (360m2): Đậu tương 2,0 – 2,2kg.

– Khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 160 – 580mm. Cây cách cây 15cm. Mật độ 3.600 – 4.000 khóm/sào. Bà con có thể dùng máy gieo hạt 2 hàng của Công ty CPĐT Tuấn Tú phân phối để gieo hạt để được điều chỉnh khoảng cách các hàng đều nhau.

– Cách gieo: Chọc lỗ sâu 1,5 – 2cm, bỏ hạt, lấp đất; gieo 2 hạt/hốc, khoảng cách hốc 15cm.

– Có 3 phương pháp gieo hạt

+ Phương pháp gieo vãi: Thông thường gieo vãi áp dụng với ruộng cao, đất chỉ cần cày lên là có thể gieo vãi. Mật độ gieo 3kg/sào gieo đều là đảm bảo.

+ Phương pháp tra rạch: Gặt sát gốc rạ, sau gặt tạo rãnh thoát nước bằng cày, cuốc, các rãnh cách nhau 1,5m (bằng bề ngang luống). Sau đó dùng nông cụ tạo rạch ngang luống sâu 2-3cm, các rạch cách nhau 30-35cm và tra hạt vào rạch, hạt cách hạt 3-5cm.

+ Phương pháp tra gốc rạ: Thu hoạch lúa xong tạo rãnh thoát nước như trường hợp gieo vãi. Dùng tay gạt nghiêng gốc rạ, tra mỗi gốc rạ 1-2 hạt vào kẽ, tiếp xúc giữa đất và gốc rạ, tuyệt đối không tra vào giữa gốc rạ hạt đậu sẽ không hút được ẩm để nảy mầm.

* Chú ý: Không gieo hạt vào những ngày mưa to, hạt bị trương nước làm giảm sức nảy mầm; Phơi lại hạt giống trước khi gieo, phơi trên nong, nia, dưới nắng nhẹ để kích thích nảy mầm.

– Trước gieo đậu 5 – 7 ngày, cần làm sạch cỏ dại, cắt bỏ các lá khô, lá vàng, lá sâu bệnh và lá già khuất sáng trên cây ngô, gom hủy tàn dư thực vật, tạo sự thông thoáng trong ruộng ngô, kết hợp phun thuốc phòng trừ cỏ dại. Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc trừ cỏ như Cariza 5EC, Gromoxone 20SL, Wisdom 12 EC…

– Khi cây có 1 – 2 lá thật, kiểm tra tỉa bỏ các cây còi cọc, cây sâu bệnh,… chỉ để lại 1 – 2 cây đậu khỏe/khóm.

– Bón đủ phân hữu cơ hoai mục (nếu không có phân chuồng hoặc phân rác hoai mục có thể thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh), bón cân đối N-P-K và đủ lượng canxi.

Toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, vôi bột nên trộn đều, rồi ủ vài ngày trước khi bón để tăng hiệu quả sử dụng phân.

– Không cần bón phân qua rễ. Vì, cây đậu dưới 3 lá thật, có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhờ dư lượng phân bón trong đất từ cây trồng trước đó. Đậu tương từ 4 – 5 lá thật trở lên, sẽ tự tổng hợp được dinh dưỡng cho nhu cầu sinh trưởng của cây thông qua hệ vi khuẩn nốt sần hình thành trên rễ.

– Phun bón lá kết hợp với chế phẩm tăng ra hoa đậu quả 6 lần: Trước, trong thời gian ra hoa. Sau đó, cứ 7 ngày 1 lần phun nhắc lại. Có thể sử dụng một số phân bón lá, chế phẩm đậu quả như: Atonik 1.8 DD, Grow more, Agriseed-Mg, thuốc đậu quả Bo TRS-108,…

* Lưu ý: Những vùng đất chua nên bón phân lân nung chảy.

– Sau khi gieo, cần kiểm tra để lấp kín toàn bộ hạt.

– Các lần bón thúc cho đậu tương, cần kết hợp với xới xáo làm cỏ, tạo độ thoáng khí để vi khuẩn nốt sần hoạt động tốt, đậu tương phân cành sớm. Đặc biệt sau khi mưa rào phải xáo phá váng ngay, giúp bộ rễ phát triển thuận lợi.

– Khi cây đậu tương bắt đầu ra hoa có thể phun các loại phân bón qua lá để bổ sung vi lượng cho cây.

– Giai đoạn từ khi cây mọc đến khi đậu tương phân cành cần chú ý sự xuất hiện và gây hại của sâu xám, dòi đục thân, bệnh lở cổ rễ.

– Giai đoạn từ khi cây ra hoa đến cuối vụ cần chú ý: dòi đục hoa, sâu đục quả, sâu cuốn lá, bệnh gỉ sắt,…

+ Phòng trừ dòi đục thân, sâu khoang, sâu xám,…: Rải Regent 3G trên mặt luống 2 lần (khi gieo đậu và sau cây mọc 5 – 7 ngày).

+ Phòng trừ sâu cuốn lá, đục quả: Sử dụng thuốc Sherpa 2%, Motox 5 EC… Phun 3 lần (kết hợp với phân bón lá): Trước ra hoa 5 – 7 ngày, trong giai đoạn cây ra hoa, sau hoa rộ lần đầu 5 – 7 ngày (cây đậu tương sau hoa rộ 5 – 7 ngày). Nếu sâu hại phát sinh gia tăng, cần tăng số lần phun thuốc.

– Thu hoạch khi có 2/3 số quả trên cây chuyển màu nâu, bộ lá chuyển màu vàng và rụng dần từ dưới lên (sau trồng 80 – 90 ngày). Nên thu hoạch vào ngày thời tiết nắng ráo để tiện vận chuyển và phơi. Không thu đậu vào lúc mưa, hạt dễ bị thối, mốc.

– Cắt gom cây rải phơi trên sân gạch/bê tông 3 – 4 nắng, tuốt lấy hạt trên máy tuốt lúa đạp chân, sàng, sảy.

– Phân loại: những cây chín nhiều (khô) phơi riêng, cây còn nhiều quả xanh có thể ủ thêm 2-3 ngày cho chín tiếp. Cây khô đập tách lấy hạt, phân loại để bảo quản hoặc tiêu thụ.

– Nếu bảo quản dài ngày, cần phơi khô hạt trên nong, nia, cót, bạt,… tới thủy phần 14% (cắn hạt không dính răng, nghe tiếng kêu giòn cốp là được). Không phơi hạt trực tiếp trên nền xi măng, nền gạch. Gom lại hạt đậu, để nơi thoáng mát 4 – 6 giờ cho nguội, đóng bao bì, bảo quản nơi khô ráo và chủ động biện pháp phòng trừ mọt đục hạt.

– Chọn những ruộng tốt, không bị bệnh, năng suất cao, đúng giống thu riêng và phơi riêng cho đến khô (đến khi độ ẩm của hạt ≤12%), quạt sạch vỏ, loại bỏ hạt xấu, hạt bị sâu bệnh. Bảo quản trong chum, lọ sành, sứ, đáy và miệng lọ lót một lớp lá xoan khô hoặc tro bếp dày 2 – 3cm, đậy nắp kín, cất nơi khô ráo, thoáng mát.

Công ty CPĐT Tuấn Tú có phân phối các máy và dụng cụ gieo hạt giống, quý khách và bà con có yêu cầu mua các sản phẩm này xin liên hệ theo số: 02422050505 + 0948912688 để được cung cấp.

Bạn đang xem bài viết Ba Cách Ủ Phân Đậu Tương – Đậu Nành trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!