Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Điều Cần Chú Ý Khi Trồng Khổ Qua mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trồng khổ qua nói riêng và tất cả cây trồng nói chung, muốn chúng phát triển tốt cần phải quan tâm đến khâu làm đất, xuống giống, sau đó là quá trình chăm sóc nhằm bổ sung chất dinh dưỡng, phát hiện sâu bệnh kịp thời để cây có đủ điều kiện phát triển tốt nhất.
Trồng khổ qua nói riêng và tất cả cây trồng nói chung, muốn chúng phát triển tốt cần phải quan tâm đến khâu làm đất, xuống giống
1. Hạt giống
Hiện nay trên thị trường đã sản xuất một số loại giống khổ qua lai, tuy nhiên có hai loại chính đó là khổ qua trái xanh và loại khổ qua trái trắng đang được ưa chuộng.
Khổ qua là số một trong những cây trồng phổ biến nhất được ưa chuộng để canh tác ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Cây mướp đắng có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất là vào vụ Đông xuân và vụ Hè thu.
2. Đất trồng khổ qua
Nếu trồng khổ qua ở ruộng với diện tích lớn thì có thể gieo trực tiếp ở ruộng, tuy nhiên sẽ khó chăm sóc trong việc quản lý hạt lên cây, điều này khiến tỉ lệ hạt có thể nảy mầm cao. Vì vậy tốt nhất là bạn nên gieo hạt ở các khay ươm hoặc bầu đất riêng. Sau khi gieo hạt cho cây con khỏe mạnh thì mới mang đi trồng vào ruộng.
Đất để gieo hạt giống cần phải dùng loại đất sạch, sử dụng loại đất nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể mua các loại đất hữu cơ có bán ở thị trường như Tribat, Multi, đất sạch… Hoặc nếu sử dụng đất bình thường thì cần phải xử lý đất bằng việc rải vôi trộn vào đất phơi nắng 1 tuần để diệt mầm bệnh có trong đất, sau đó bón lót cho đất gieo bằng tro trấu, mùn cưa hoặc xơ dừa với phân chuồng ủ hoại và phân NPK để tăng cường chất dinh dưỡng cho đất gieo
3. Phân bón
Khổ qua là loại rau ăn quả, vì thế trong quá trình trồng chúng ta cần phải bón thêm 1 lượng phân dưỡng lá, phân chậm tan ( NPK, DAP, Kali…) theo tiêu chuẩn trồng rau sạch để cây cho năng suất theo mong muốn.
Giai đoạn sau khi trồng cây con được 1 tuần thì bắt đầu bón thúc lần 1 với hỗn hợp phân đạm, lân và urê pha với nước tưới vào gốc cây để giúp bộ rễ cây sinh trưởng tốt.
Khi cây được 4 – 6 lá thì có thể phun phân bón lá HVP 401.N để kích thích cây phát triển thân lá và rễ. Phun theo quy trình cách 7 – 10 ngày phun 1 lần cho đến khi cây bắt đầu ra hoa thì ngưng phun.
Giai đoạn cây được 20 ngày thì tiếp tục bón thúc lần 2 với lượng phân NPK 16-6-16, đạm và urê để kích thích cây phát triển nhánh. Mỗi lần bón thúc nên làm cỏ và vun đất vào gốc cho cây.
Thời điểm cây trồng được 1 tháng trở đi thì cứ cách 10 ngày cần bón thúc 1 lần với hỗn hợp phân NPK 16-6-16, đạm, kali và urê để tăng cường dưỡng chất nuôi cây ra hoa và cho quả. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoại, phân trùn quế, mùn mục hoặc tro trấu để bón vào gốc cây, tuy nhiên cần lưu ý không được dùng phân tươi để bón cho cây trồng.
4. Bệnh thường gặp trên cây khổ qua
Trồng khổ qua cần chú ý đến một số loại sâu bệnh gây hại thường gặp như sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu đục quả, ruồi đục trái,.. Đối với những loại sâu gây hại này thì nên luân phiên sử dụng một trong các loại thuốc như: Atabron 5 EC, Aztron 7000 DBMU, Biocin 16WP, Vibamec, Vertimec 1.8EC, Trigard 75WP, Polytrin P 440EC, Sherpa 20 EC, Sumicidin 10 EC, Cyperan 25 EC để tiêu diệt sâu hại.
Nếu phát hiện trên cây khổ qua có sự tấn công của các loại rầy rệp, bọ trĩ, bọ rùa, nhện đỏ,… thì cần sử dụng một trong các loại thuốc như: Hopsan 50EC, Polytrin, Admire 50EC, Vibamec,Vertimec 1.8EC, DC-Tron plus 98.8EC, Comite 73EC, Cofidor 100Sl, Trebon 30EC, Ortus 5SC, Sherpa, Regent, Sakura,… phun vào mặt dưới lá và trên ngọn cây.
Theo khoahoc.tv
Những Điều Cần Chú Ý Khi Trồng Hoa Lan
Tưới nước nhiều là nguyên nhân làm chết lan nhiều nhất. Khi cầm bình phun trên tay chúng ta có cảm giác cứ muốn phun, cảm giác phun nước sẽ giúp lan càng sạch và tốt hơn.
Tưới thiếu nước
Trái ngược với việc tưới dư nước, đây cũng là nguyên nhân đứng #2 làm chết lan. Trường hợp thiếu nước dẫn đến rễ bị khô do mất nước. Những lúc này bạn cần kiểm tra lại giá thể và chậu để hạn chế hay làm chậm việc thoát nước giúp tăng ẩm độ bên trong chậu. Nếu bạn vừa thay chậu thì cần lưu ý giá thể mới luôn khô nhanh hơn giá thể cũ.
Một lưu ý khác để hạn chế vấn đề này là bạn cần làm ẩm giá thể trước khi dùng để giá thể mới trữ được nhiều nước trước khi vào chậu.
Khi nhận thấy cây nhận quá nhiều ánh sáng thì bạn cần nhanh chóng chuyển cây đến nơi có ánh sáng phù hợp.
Lá lan thường xuyên bị ướt qua đêm
Lá lan thường xuyên bị ướt qua đêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và xâm nhập gây đốm lá hay trầm trọng hơn là thối (thối nhũn hay thối ngọn). Để tránh trường hợp này bạn nên tưới nước vào sáng sớm hay buổi chiều (tốt nhất là sau 2PM và trước 4PM) để có thời gian làm khô lá trước khi trời tối.
Nếu phát hiện sớm bệnh xảy ra thì bạn có thể cứu được cây. Phát hiện và điều trị càng trễ thì cơ hội sống của cây càng thấp.
Quá nhiều phân
Phân có thể xem lá muối, muối khi ở dạng cố đặc sẽ là những loại thuốc diệt cỏ. Khi bón dư phân sẽ làm cho rễ lan bị cháy (khô, đầu rễ bị đen), chót hoặc rìa lá xuất hiện vết màu nâu nhạt. Vì vậy khi bón phân bạn cần tuân thủ liều lượng trên nhãn chỉ dẫn (hoặc sử dụng bằng 1/4 so với khuyến cáo); chỉ bón phân khi cây đang phát triển tốt, khỏe mạnh; bón khi giá thể ẩm (nên tưới nước cho lan trước khi bón phân)
Sử dụng thuốc trừ sâu/côn trùng không đúng cách
Những loại thuốc này nếu dùng đúng sẽ an toàn cho người và cây. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thuốc quá liều, phun khi cây đang khô, hoặc nhiệt độ không khí cao sẽ gây hại cho phong lan.
Côn trùng gây hại
Bắt và ngăn chặn côn trùng gây hại sớm là điều vô cùng quan trọng. Bạn sẽ cảm thấy sao khi sáng ra thấy ngọn keiki bị cắn bởi ốc sên? Hay lan bị bám bởi đầy rệp sáp?
Trường hợp lan bị nhiễm bệnh cần cách ly khỏi vườn để điều trị.
Mua nhầm lan bị bệnh
Một số cây lan bệnh đôi khi được người trồng bán đi để tránh lây lan cho cây khác. Bệnh có thể nhẹ đến nặng. Nhiều người chơi lan lại thích sưu tầm những cây lan này về để dưỡng, cây khỏe lại là thành công.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trồng lan thì cân nhắc khi mua các cây lan như thế.
Chất lượng nước kém
Một số nơi nước tưới là nước cúng nên có hàm lượng khoáng chất cao có thể gây hại cho lan. Tưới lâu ngày có thể gây hậu quả tương tự như việc bón nhiều phân.
Bạn có thể dùng máy lọc RO để lấy được nước chất lượng mà tưới cây.
Thông gió kém
Phong lan không thích khí tù hãm. Khí không lưu thông sẽ tạo cơ hội phát sinh vi khuẩn gây bệnh nấm trên lan. Không khí lưu thông cũng giúp làm bay hơi, giảm ấm độ trên lá.
Bạn cần lưu ý để cho giá thể lan thoáng, đặt lan ở nơi có gió hoặc nhà vườn thì dùng thêm quạt thông gió.
t
Chú Ý Khi Phun Phân Bón Lá
Kiến thức nhà nông
Chú ý khi phun phân bón lá 03 Tháng Sáu 2014 :: 2:49 CH :: 11193 Views :: 0 Comments :: Phan bon la
Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng. ( phan bon la
+ Phải đảm bảo nồng độ bên trong lá nhỏ hơn bên ngoài lá. * Trước khi phun qua lá thì tạm thời không bón qua rễ. * Nồng độ chất phun phải cao hơn nồng độ có sẵn trong lá. Tuy nhiên, nếu nồng độ phun quá cao sẽ gây cháy lá, hoặc cây bị bội thực (gây độc) và chết, nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ. Trong trường hợp này có thể khắc phục bằng cách pha nồng độ dung dịch lên cao từ từ, phun thử nghiệm, đến khi cháy lá thì quay lại nồng độ trước đó, chọn nồng độ đó để phun đại trà cho cây. Đơn giản hơn là khi sử dụng phân bón lá phải ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn in trên bao bì). + Phải thắng được hàng rào cản của lớp cutin: * Phun lúc lá cây còn non khi sử dụng dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients), lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Với các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) thì sử dụng trên cả lá già và lá non vì cả hai đều chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ. * Thêm chất trải có nguồn gốc silicon là cách làm tăng hiệu quả khi phun, đặc biệt là lá có lớp cutin dày. Việc thêm chất trải cũng làm giảm thiệt hại lá vì vào ban ngày, khi nhiệt độ không khí gia tăng làm giảm ẩm độ, dẫn đến sự bốc hơi nhanh chóng dung dịch phun lá và làm khô nhanh dung dịch này trên bề mặt lá. Khi phun urê ở nồng độ cao sẽ gây tổn thương lá nhưng có thể khắc phục bằng cách phun đồng thời đường sucrose. + Phun nhiều lần trong một vụ để tăng hiệu quả. – Cây hấp thụ + Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất: • Ở lúa: mặt trên lá mật độ khí khổng cao hơn mặt dưới lá; • Ở ngô, cà chua, khoai tây mặt trên lá mật độ khí khổng thấp hơn mặt dưới lá; • Những cây thân gỗ, đa số lỗ khí khổng đều được bố trí ở mặt dưới lá. + Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó, nên phun khi nhiệt độ từ 10-30 độ C, trời không nắng, không mưa, không có gió khô; phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước qua rễ. – Phải đảm bảo dung dịch phun không bị rửa trôi hoặc bốc hơi quá nhanh, cần đủ thời gian để lá hấp thu: + Không phun vào lúc trời nắng to, nhiệt độ cao, gió khô… mà phải phun ở nhiệt độ không khí dưới 30 độ C, trời không nắng, ít gió và phải cung cấp nước đầy đủ cho cây qua rễ. + Tránh phun trước và sau khi mưa * Trước: dung dịch sẽ bị rửa trôi, hiệu ứng kém hoặc không có hiệu ứng. Sau khi mưa có thể phun lại, tuy nhiên sẽ gây tốn kém và mất thời gian. * Sau: khả năng hấp thụ dung dịch kém do cây đã no nước. – Phun đúng thời điểm: + Thời điểm thích hợp để phun phân là vào lúc trời râm mát như khi chiều tối hoặc sáng sớm vừa tránh tổn hại cho cây trồng vừa tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng (vào lúc trời sẩm tối, hệ thống khí khổng ở bề mặt lá mở to hơn). Thời gian phun: 9-10h sáng và 2-3h chiều về mùa đông; 7-8 giờ sáng hoặc 5-6 giờ chiều về mùa hè. + Mỗi phân bón lá định hướng cho từng giai đoạn phát triển của loại cây như: Cây lấy hoa, lấy củ, lấy hạt… phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất, phun đúng thời điểm cây cần. * Cần chú ý: – Có thể pha chế phẩm với thuốc trừ sâu bệnh để tiết kiệm công phun khi phát hiện cây có sâu bệnh (chỉ pha lẫn vào nhau ở nồng độ loãng). – Trường hợp cây phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày. – Bề mặt lá phải nguyên vẹn khi sử dụng phân bón lá, vì lá rất dễ tổn thương cơ học do gió lớn hoặc khi dùng bình bơm máy, đặc biệt ở chóp và mép lá dễ bị tổn thương nhiều hơn.
– Chất hòa tan di chuyển qua lớp cutin thông qua những lỗ hổng gọi là vi rãnh. Mức độ hấp thu ion từ việc phun qua lá thường cao hơn vào ban đêm. Để việc hấp thu dinh dưỡng cho lá có hiệu quả:+ Phải đảm bảo nồng độ bên trong lá nhỏ hơn bên ngoài lá.* Trước khi phun qua lá thì tạm thời không bón qua rễ.* Nồng độ chất phun phải cao hơn nồng độ có sẵn trong lá. Tuy nhiên, nếu nồng độ phun quá cao sẽ gây cháy lá, hoặc cây bị bội thực (gây độc) và chết, nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ. Trong trường hợp này có thể khắc phục bằng cách pha nồng độ dung dịch lên cao từ từ, phun thử nghiệm, đến khi cháy lá thì quay lại nồng độ trước đó, chọn nồng độ đó để phun đại trà cho cây. Đơn giản hơn là khi sử dụng phân bón lá phải ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn in trên bao bì).+ Phải thắng được hàng rào cản của lớp cutin:* Phun lúc lá cây còn non khi sử dụng dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients), lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Với các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) thì sử dụng trên cả lá già và lá non vì cả hai đều chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ.* Thêm chất trải có nguồn gốc silicon là cách làm tăng hiệu quả khi phun, đặc biệt là lá có lớp cutin dày. Việc thêm chất trải cũng làm giảm thiệt hại lá vì vào ban ngày, khi nhiệt độ không khí gia tăng làm giảm ẩm độ, dẫn đến sự bốc hơi nhanh chóng dung dịch phun lá và làm khô nhanh dung dịch này trên bề mặt lá.Khi phun urê ở nồng độ cao sẽ gây tổn thương lá nhưng có thể khắc phục bằng cách phun đồng thời đường sucrose.+ Phun nhiều lần trong một vụ để tăng hiệu quả.- Cây hấp thụ phan bon la qua khí khổng:+ Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất:• Ở lúa: mặt trên lá mật độ khí khổng cao hơn mặt dưới lá;• Ở ngô, cà chua, khoai tây mặt trên lá mật độ khí khổng thấp hơn mặt dưới lá;• Những cây thân gỗ, đa số lỗ khí khổng đều được bố trí ở mặt dưới lá.+ Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó, nên phun khi nhiệt độ từ 10-30 độ C, trời không nắng, không mưa, không có gió khô; phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước qua rễ.- Phải đảm bảo dung dịch phun không bị rửa trôi hoặc bốc hơi quá nhanh, cần đủ thời gian để lá hấp thu:+ Không phun vào lúc trời nắng to, nhiệt độ cao, gió khô… mà phải phun ở nhiệt độ không khí dưới 30 độ C, trời không nắng, ít gió và phải cung cấp nước đầy đủ cho cây qua rễ.+ Tránh phun trước và sau khi mưa* Trước: dung dịch sẽ bị rửa trôi, hiệu ứng kém hoặc không có hiệu ứng. Sau khi mưa có thể phun lại, tuy nhiên sẽ gây tốn kém và mất thời gian.* Sau: khả năng hấp thụ dung dịch kém do cây đã no nước.- Phun đúng thời điểm:+ Thời điểm thích hợp để phun phân là vào lúc trời râm mát như khi chiều tối hoặc sáng sớm vừa tránh tổn hại cho cây trồng vừa tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng (vào lúc trời sẩm tối, hệ thống khí khổng ở bề mặt lá mở to hơn). Thời gian phun: 9-10h sáng và 2-3h chiều về mùa đông; 7-8 giờ sáng hoặc 5-6 giờ chiều về mùa hè.+ Mỗi phân bón lá định hướng cho từng giai đoạn phát triển của loại cây như: Cây lấy hoa, lấy củ, lấy hạt… phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất, phun đúng thời điểm cây cần.* Cần chú ý:- Có thể pha chế phẩm với thuốc trừ sâu bệnh để tiết kiệm công phun khi phát hiện cây có sâu bệnh (chỉ pha lẫn vào nhau ở nồng độ loãng).- Trường hợp cây phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.- Bề mặt lá phải nguyên vẹn khi sử dụng phân bón lá, vì lá rất dễ tổn thương cơ học do gió lớn hoặc khi dùng bình bơm máy, đặc biệt ở chóp và mép lá dễ bị tổn thương nhiều hơn.
Kim Ngân
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
Huỷ Bỏ
Những Vấn Đề Cần Chú Ý Khi Chăm Sóc Cây Cà Phê Mùa Mưa
Cách chăm sóc cây cà phê mùa mưa
Tỉa cây che bóng kịp thời: Ở các vườn cà phê thiết kế cơ bản cần rong tỉa cây che bóng tạm thời là cây muông hoa vàng trồng giữa hai hàng cà phê, chặt thấp cây muồng hoa vàng ở độ cao 50 tới 70 cm để cây muồng tái sinh tố, trong một mùa mưa cần rong tỉa hàng muồng hoa vàng này từ 2 tới 3 lần để cà phê không bị cạnh tranh ánh sáng. Ở các vườn cà phê kinh doanh có trồng cây che bóng như keo dậu, muồng đen, cần rong tỉa cây bóng kịp thời ngay vào đầu mùa mưa để tăng cường ánh sáng cho vườn cây, giúp cành lá cà phê phát sinh vào đầu mùa mưa được khỏe mạnh, không bị yếu, nhớt. Đầu mùa mưa rong tỉa mạnh, chỉ để lại 1-2 cành hút nhựa nhỏ cho cây che bóng. Khi rong tỉa cây che bóng, chú ý không làm gãy, dập cành cà phê. Giữ yên cành lá cây che bóng được rong tỉa xuống trong vườn cà phê một thời gian cho lá rụng xuống làm phân xanh bồi dưỡng cho vườn, sau đó mới chuyển các cành to ra khỏi vườn để tiện việc đi lại, chăm sóc cây cà phê mùa mưa.
Đào rãnh ép xanh hoặc cày rạch ép xanh: Công việc tạo bồn hoặc cày rạch hàng có thể thực hiện trong mùa mưa, từ sau khi bón phân hóa học đợt một khoảng 20 ngày cho đến trước khi chấm dứt mưa 1,5 – 2 tháng. Đào rãnh sâu 30cm, dài 1m, rộng 20-25cm dọc theo mép trong bồn cà phê, mỗi gốc cà phê đào 1-2 rãnh. Dồn tất cả cỏ rác trên lô và cả phân chuồng nếu có vào rãnh, lấp đất lại. Cũng có thể dùng cày tời để cày rạch hàng giữa 2 hàng cà phê, cày sâu 50cm, nên cày 1 hàng, bỏ một hàng và năm sau lại cày luân phiên để hạn chế làm tổn thương bộ rễ cà phê.
Làm cỏ, dinh dưỡng cho cây cà phê
Làm sạch cỏ chăm sóc cho cây cà phê mùa mưa, không để cỏ dại cạnh tranh với cà phê. Bón phân cho cà phê sau khi làm cỏ sạch. Liều lượng phân bón và loại phân bón như sau:
– Phân hữu cơ: cứ 2-3 năm bón phân hữu cơ 1 lần với liều lượng 20-30 m3/ha hoặc bón phân hữu cơ vi sinh với lượng 1-2 tấn/ha. Kết hợp việc bón phân hữu cơ với đào rãnh ép xanh cho vườn cà phê.
– Vôi bột: bón 300-400 kg/ha/năm, rải tung đều khắp mặt đất, tiếp xúc với đất càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất.
– Phân hóa học:
* Các năm trồng mới và kiến thiết cơ bản:
Sử dụng phân NPK 16-16-8 hoặc NPK 20-20-15 bón với liều lượng sau:
Năm trồng mới: 400-600 kg/ha
Năm thứ 2: 600-700 kg/ha
Năm thứ 3: 800-900 kg/ha
Lượng phân trên được chia ra bón 3 lần trong mùa mưa.
* Cà phê kinh doanh:
Sử dụng các loại phân có thành phần NPK cân đối, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cà phê trong mùa mưa.
Bón 3 lần trong mùa mưa. Đối với vườn cà phê đạt từ 3-4 tấn nhân/ha, bón với liều lượng sau:
Đợt 1: 500-700 kg/ha, bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều.
Đợt 2: 700-800 kg/ha, bón vào giữa mùa mưa.
Đợt 3: 800-1000 kg/ha, bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày.
Nếu năng suất vườn cây cao hơn mức 3-4 tấn nhân/ha, ở mỗi đợt bón, cần bón tăng cường thêm từ 150-200 kg/ha/lần.
Như vậy là chúng tôi đã hướng dẫn cách chăm sóc cây cà phê mùa mưa. Ở bài viết sau chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách phòng và trị sâu bệnh trong mùa mua cho cây cà phê để cây có thể phát triển tốt, ra hoa đậu trái để có một mùa bội thu.
Bạn đang xem bài viết 4 Điều Cần Chú Ý Khi Trồng Khổ Qua trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!