Xem Nhiều 5/2023 #️ 3 Loài Hoa Phong Lan Rừng Đơn Thân Tự Nhiên Phổ Biến Ở Việt Nam # Top 8 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # 3 Loài Hoa Phong Lan Rừng Đơn Thân Tự Nhiên Phổ Biến Ở Việt Nam # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Loài Hoa Phong Lan Rừng Đơn Thân Tự Nhiên Phổ Biến Ở Việt Nam mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng. Hoa lan chiếm lĩnh thế giới thực vật bởi sự kỳ diệu, phong phú và tính đa dạng của chúng. Tuy không rực rỡ sắc màu như các giống lan lai ngoại nhập nhưng lan rừng có vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát và phần lớn có hương thơm nên hấp dẫn giới hâm mộ. Hoa Phong Lan rừng Việt Nam có khoảng trên dưới 800 loài.Dựa vào hình thái, cấu trúc thân cây, hoa lan phân thành 2 nhóm (theo Pfitzer):

– Nhóm đa thân (Symbodial)

– Nhóm đơn thân (monopodial)

Ngoài ra còn có một nhóm trung gian giữa 2 nhóm trên nhưng gồm rất ít giống. Nhóm lan đơn thân gồm những cây lan tăng trưởng theo chiều cao và thân ngày càng dài ra, có thể phân nhánh trên thân, thường có nhiều rễ gió mọc dọc theo thân. Hoa Phong Lan rừng đơn thân thường được nhân giống bằng cách tách nhánh, một số loài hiện đã được nhân giống bằng phương pháp cấy mô. Kiểu trồng tốt nhất là nên trồng ghép trên khúc gỗ, thân cây sống hoặc chết, trong giỏ gỗ với giá thể thông thoáng, thoát nước tốt.Sau đây là một số cây lan rừng tự nhiên Việt nam thuộc nhóm đơn thân được trồng phổ biến:

1- CÂY LAN HỎA HOÀNG

– Tên khác: Hoàng Yến (không phổ biến)

– Tên khoa học: Ascocentrum miniatum Lindley 1913

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học:

Cây thân nhỏ, lá dày, mọc hai dãy đều nhau, dày cứng màu xanh bóng. Phát hoa đứng thẳng, mọc ra từ nách lá, chùm hoa mang nhiều hoa nhỏ xếp dày đặc; đài và cánh hoa giống nhau, nở xòe rộng màu vàng cam rất đẹp. Môi gắn chặt vào gốc trụ, phân ba thùy, thùy bên nhỏ, đứng, thùy giữa to dạng cái lưỡi, có túi cựa. Nở hoa vào khoảng tháng 3-4, đặc biệt rất lâu tàn (1-2 tuần).

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái:

– Nhiệt độ: 20-25°C

– Ánh sáng: 70-80%.

– Ẩm độ: 40-70%.

c- Một số cây lan rừng tự nhiên Việt Nam khác thuộc chi Ascocentrum:

– Ascocentrum christentionianum (Tử hoàng): Hoa màu tím.

– Ascocentrum pusillum Averyanov

* Cây Tử Hoàng (Ascocentrum christensonianum Haager 1993):

Lá hình dãi, màu đỏ xanh. Hoa màu tím, phát hoa dài 10-15 cm, mọc thẳng đứng từ nách lá, hoa nở vào mùa xuân.

2- CÂY LAN CÙ LAO MINH

– Tên Khác: Uyên ương (không phổ biến và có lẽ không phù hợp).

– Tên khoa học: Christensionia vietnamica

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học:

Cây đơn thân, lá màu xanh lục trãi ra, chốp lá phân thùy. Có 2 dạng cây: cây lá ngắn và cây lá dài, đều cho hoa giống nhau. Hoa lớn, phát hoa thường mang 4 hoa màu xanh lá cây sáng, môi có họng cùng màu cánh hoa, bờ môi có màu trắng. Hoa nở vào khoảng tháng 6-7, hoa lâu tàn.

b- Đặc điểm sinh thái học:

– Phân bổ sinh thái tự nhiên: Đây là giống lan đặc hữu của Việt Nam. Trong tự nhiên, mọc dọc theo suối Ea Dong tỉnh Khánh Hòa và các khe suối ở đèo Mang Yang tỉnh Gia Lai.

– Một số yêu cầu về điều kiện sinh thái: Nhiệt độ: 20-25°C, ánh sáng: 50%, ẩm độ: 40-70%.Ảnh: trên mạng Dalatrose.com

3- CÂY LAN NGỌC ĐIỂM

– Tên khác: Nghinh Xuân, Tai Trâu, Đai Châu, Lan Me.

– Tên khoa học: Rhynchostylis gigantea

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học:

Cây thuộc nhóm đơn thân, tăng trưởng theo chiều thẳng đứng, có rất nhiều rễ gió mọc thẳng từ thân. Lá dày, hẹp, tận cùng có hai thùy, có nhiều sọc nhạt màu chạy dọc theo chiều dài của lá. Phát hoa thòng hay cong, dài khoảng bằng chiều dài của lá, mang nhiều hoa màu trắng có điểm tím, môi có 3 thùy. Hoa có mùi thơm dễ chịu. nở hoa vào khoảng tháng 12 đến tháng 1-2, trùng vào dịp tết Nguyên Đán nên rất được ưa chuộng.

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái:

– Nhiệt độ: 25-30°C.

– Ánh sáng: 60%.

– Ẩm độ: 40-70%.

Cửa hàng Trang Trí Ban Công Nam Phong – Thành Hoài, Số 585, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.

Cửa hàng chúng tôi chuyên cung cấp các loại hoa, cây cảnh với chất lượng được đảm bảo, Chỉ cần bạn gọi, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi và giao hàng trong ngày, bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Các Loài Phong Lan Rừng Phổ Biến Ở Việt Nam

Theo dạng thân và cách sống của cây, các loài phong lan rừng có thể được xếp thành một số nhóm dưới đây:

1. Phong lan đơn thân

Lan đơn thân là những loài lan sống bám trên thân cây hay vách đá, thân phát triển vươn dài theo một trục. Hầu hết đây là những loài lan có xuất xứ từ vùng núi thấp hay núi cao trung bình, dễ trồng và dễ ra hoa ở miền Bắc. Theo hình thái của cây và yêu cầu về nuôi trồng có thể chia nhóm lan này thành 2 dạng:

1.1. ​Lan có thân vươn dài và rễ khí:

Thân lan vươn dài, cây lớn. Rễ lớn mọc ra từ nhiều điểm dọc theo chân. Rễ cây có thể bám vào các vật cứng ở gần hay buông dài trong không khí. Cách trồng những loài lan này thường là buộc vào gỗ treo lên hay buộc thân cây trong sân vườn. Cũng có thể trồng chậu nhưng chậu chỉ có ý nghĩa làm giá đỡ cho cây, còn rễ cần được tự do phát triển. Đây là nhóm lan rừng dễ trồng nhất, gồm một số chi lan đáng chú ý.

Chi Giáng hương ở Việt Nam có 8 loài, là những loài Phong lan đơn thân được ưa chuộng bởi có hoa chùm dại, màu sắc tươi và hương thơm. Do có kích thước lớn, các loài Giáng hương thường dùng để trang trí sân vườn, nơi có không gian rộng.

Các loài Giáng hương có xuất xứ từ vùng núi thấp hay núi cao trung bình, hầu hết dễ trồng và ra hoa tại Hà Nội. Phần lớn các loài cần được che bóng một phần, trồng ở điều kiện 40-70% ánh sáng trực tiếp. Mùa hè cần tưới nhiều nước nhưng tránh để đọng nước ở rễ. Mùa đông giữ ẩm vừa phải. Bón phân hàng tháng trong mùa sinh trưởng. Trồng chủ yếu là do bám gỗ hay thân cây để bộ rễ phát triển tự do, hạn chế chuyển chậu, thay gỗ vì làm tổn thương nhiều đến rễ.

Chi Giáng hương được dùng phổ biến đẻ lai với các chi lan Vanda, lan Nhện, Hồ điệp, Phượng vĩ.

* Lan Giáng hương thơm (Aerides odorata)

Giáng hương thơm còn được gọi là Quế lan hương. Cây có thân dài đến 1m, mập. Lá hình dài, dài 15-30cm. Cụm hoa dài bằng lá, rủ. hoa xếp dày, khá lớn. Cánh môi cuộn hình ống rộng, có cựa cong ra phía trước làm cho hoa có hình dáng con ong. Hoa thơm, màu từ trắng tinh đến phớt hồng. Loài lan này gặp cả ở vùng núi đá và núi đất thấp.

Giáng hương thơm (Aerides odorata)

Cây lớn, nhiều nhánh ở gốc tạo thành bụi, khi ra hoa làm cây trang trí sân vườn rất hiệu quả. Hoa nở vào dịp 2/9, tương đối bền. Loài dễ trồng, cần để chỗ râm mát, khoảng 40-70% ánh sáng trực tiếp. Tưới nhiều và bón phân hàng tháng vào đầu mùa sinh trưởng từ tháng 4 đến tháng 8. Sau khi cây ra hoa, giữ độ ẩm vừa phải, không để cây bị khô, không bón phân cho tới mùa xuân năm sau.

Ngoài giống thường gặp có hoa màu trắng vàng, ở Việt Nam còn có 2 giống:

– Giáng hương thơm hoa trắng (Ae. Odorarata var alba) có hoa màu trắng tím, cụm hoa thẳng đến hơi rủ, nở tháng 8-9. Giống ít gặp, có ở miền Trung.

– Giáng hương hồng nhạn (Ae. Odorarata var micholitzii) có hoa màu hồng tím, nở vào tháng 4-5, cụm hoa thẳng, không thơm, thân ngắn, lá xếp dầy. cây đặc hữu Tây Nguyên, dễ trồng ở miền Bắc.

* Lan Giáng hương Quế nâu (Aerdes houlletiana)

Còn gọi là Tam bảo sắc. Cây có thân dài, mập. Lá hình dải, dài, mảnh hơn Giáng hương thơm. Cụm hoa rủ, hoa lớn, xếp dày. Hoa màu vàng cam hay nâu nhạt với phần đầu cánh màu tím. Cánh môi chia làm 3 thùy, thùy giữa rộng, mép có răng mịn nhăn nheo, giữa thùy có vạch đậm. Màu sắc hoa có thể thay đổi tùy từng cây từ trắng tím vàng tím. Loài này gặp ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ, là một những loài lan đặc trưng của dãy Trường Sơn. Cây mọc chủ yếu trên các vùng núi đất có độ cao thấp.

Giáng hương quế nâu – Aerides houllettiana

Cây lớn có nhiều màu sắc, thơm thích hợp cho trồng treo trang trí ngoại thất rất có hiệu quả. Hoa nở vào tháng 4-5, tương đối bền. Loài dễ trồng, ưa bóng râm, chịu 40-70% ánh sáng trực tiếp. Giống như Giáng hương thơm, loài này cần tưới nhiều nhưng tránh đọng nước vào mùa sinh trưởng và giữ ẩm vừa phải vào mùa đông. Phân bón chủ yếu vào đầu mùa sinh trưởng, không bón trong mùa lạnh.

Loài tương tự hay gặp là Giáng hương Quế (Ae. Falcata), phân biệt là hoa có màu vàng nhạt hơn và mùi thơm không bằng Giáng hương Quế nâu.

* Lan Giáng hương nhiều hoa (Aerides multiflora) (còn gọi là Thạch hoa)

Người chơi lan thường gọi là lan Đuôi cáo. Cây có thân ngắn, mập, lá hình dải, dài. Cụm hoa rủ, hoa nhỏ, xếp dài thành bông, màu trắng có đốm tím ở gốc và đỉnh màu tím. Cánh môi không tạo cựa, chia làm 3 thùy, thùy giữa hình tam giác, màu tím đậm. Màu sắc hoa có thể thay đổi tùy từng cây. Cây mọc rải rác từ Bắc vào Nam chủ yếu trên các vùng đất độ cao thấp.

Loài lan này có thân cây gọn gàng, hoa có màu sắc tươi tắn, thích hợp cho trồng chậu treo trang trí bên cửa sổ, ban công lớn. Hoa nở tháng 5-6, tương đối bền. Cây dễ trồng, chăm sóc tương tự như Giáng hương thơm và Giáng hương quế nâu. Tuy nhiên loài này khó ra hoa hơn và nhạy cảm với nước đọng. Chú ý để cây chỗ sáng vào mùa đông.

Loài tương tự có thể gặp là Giáng hương Hồng (Ae. Rosea) có người gọi là Đuôi cáo có lá dày và cuộn, xếp dầy trên thân hơn, hoa đậm màu hơn. Loài này gặp rải rác ở Lai Châu hoặc một số tỉnh phía Nam.

Chi Van đa ở Việt Nam có 7 loài đã được ghi nhận. Van đa được ưa chuộng bởi hoa lớn, màu đậm, bền và có hương thơm. Kích thước cây tương đối lớn, thân dài, thích hợp cho trang trí nội thất.

Là những loài xuất xứ từ vùng đất thấp hay núi cao trung bình nên hầu hết các loài Van đa đều dễ trồng và ra hoa tại Hà Nội. Các loài Van đa rừng được nuôi trồng ở Việt Nam là những loài có lá dẹt, cần tránh nắng trực tiếp nhưng ưa sáng hơn chi Giáng hương. Mùa hè cây cần nhiều nước nhưng tránh đọng nước trên rễ. Cũng như các loài lan đơn thân khác nên hạn chế việc vận chuyển chậu làm động rễ cây. Khi cây phát triển quá lớn, có thể tách cây sang chậu mới. Ngâm cây vào nước cho mềm rễ rồi mới tách để tránh làm tổn thương rễ. Trồng Van đa cần có chỗ dựa cho thân và có chỗ cho rễ phát triển. Rễ Van đa phát triển mạnh và nhiều thì cây mới ra hoa tốt. Có thể trồng cây vào chậu treo không có chất trồng. Trường hợp này, chậu chỉ làm giá đỡ, còn rễ phát triển buông ngoài không khí.

Van đa là chi lan hay dùng để lai với các chi lan Hoàng Yến, Nhện, Phượng vĩ, Giáng hương hay Hồ điệp. Nhiều loài Van đa có hoa đẹp, phổ biến trên thị trường không phải là lan rừng.

* Lan Van đa Chanh (Vanda fuscoviridis)

Cây có thân mập, nhiều rễ lớn. Lá hình dải, dài. Cụm hoa dài 10-15cm. Hoa lớn, xếp thưa, màu vàng nâu, mép viền vàng chanh. Cánh môi màu vàng chanh, gốc màu trắng. Thường gặp loài lan này ở một số tỉnh vùng Đông Bắc như Cao Bằng trên núi đá vôi ở độ cao thấp.

Cây có hoa lớn, bền, thơm, thích hợp cho trồng treo, trang trí ngoại thất. Hoa nở tháng 5-6. Loài dễ trồng, chịu ánh sáng trung bình, 40-70% ánh sáng trực tiếp.

Loài tương tự hay gặp là Van đa Bắc (V. concolor) có hoa màu nâu, đậm ở mép, nhạt dần vào trong, cánh môi màu nâu nhạt, gốc có sọc thường gặp ở miền Bắc.

Chi Ngọc điểm ở Việt Nam có 3 loài. Các loài của chi này nổi bật với hoa chùm gồm nhiều hoa nhỏ xếp dày thành bông, màu sắc tươi tắn với mùa thơm nhẹ. Ngọc điểm tuy có kích thước lớn nhưng thân không vươn quá dài nên có thể vừa thích hợp cho trang trí sân vườn thích hợp cho trồng treo ở cửa sổ, ban công có diện tích hẹp hơn.

Là những loài có xuất xứ từ vùng thấp hay núi cao trung bình nên các loài Ngọc điểm dễ trồng và ra hoa tại Hà Nội. Rễ các loài Ngọc điểm lớn, phần nhiều bám vào gỗ hay chất trồng, ít khi buông rủ như rễ Van đa hay Giáng hương. Do đó trồng những loài này cần có chỗ bám cho rễ phát triển, thường cây lan được buộc sát vào gỗ hay thân cây cho rễ bò dọc theo gỗ. Hạn chế việc thay chậu, thay chỗ trồng vì sẽ làm tổn thương nhiều đến rễ đã bám vào chất trồng.

Các loài Ngọc điểm ưa sáng nhưng cần tránh nắng trực tiếp. Mùa hè cần tưới nước nhiều nhưng tránh để nước đọng ở rễ. Mùa đông giữ ẩm vừa phải, để cây chỗ sáng.

* Lan Ngọc điểm Đai châu (Rhynchostylis gigantea)

Còn gọi là Ngọc điểm Nghinh xuân (Tai trâu). Cây có thân mập, không cao, có nhiều rễ lớn. Lá dày màu xanh nổi cách vạch trắng dọc. Cụm hoa bông lớn, cong xuống, dài 20-30cm. Hoa xếp dày. Cánh dày màu trắng có nhiều đốm tím. Cánh môi trắng có vạch tím, đỉnh chia 3 thùy nhỏ. Đai châu có phân bố rộng ở nhiều vùng như Bắc Trung bộ, Tây Nguyên. Cây thường gặp trên núi đất ở độ cao thấp đến cao trung bình.

Ngọc điểm Đai châu (Rhynchostylis gigantea)

Đai châu là loài cây lan phổ biến được ưa chuộng do có hoa chùm đẹp, nở vào đầu xuân tháng 1-2 đúng dịp tết, dễ trồng, ưa sáng 50-70% ánh sáng. Mùa sinh trưởng (tháng 3-8) có thể bón phân hàng tuần bằng phân cân bằng (N-P-K) cho lá phát triển. Bón bằng phân giàu lân vào trước thời kỳ cây ra hoa (tháng 9-11). Hạn chế bón khi thời tiết quá lạnh. Một số người dùng phân hữu cơ như nước ốc, nước giải pha loãng để bón cho Đai châu, tuy có tác dụng nhưng không nên sử dụng những loại phân này vì dễ gây sâu bệnh, thối lá và làm bẩn môi trường trồng lan. Màu sắc hoa Đai châu thay đổi từ màu trắng, trắng đỏ cho đến màu đỏ tía. Một số giống Đai châu hoa đỏ là giống nhập từ Thái Lan và giống Trắng đỏ là giống lai.

* Lan Ngọc điểm Hải âu (Rhynchostylis coellestis)

Loài cây này có thân ngắn và lá nhỏ hơn. Cụm hoa đứng, dài 10-15cm. Hoa lớn, xếp dày, màu trắng với đốm lớn màu lam ở đỉnh. Cánh môi màu lam, gốc trắng, hoa thơm. Cây mọc trên núi đất ở độ cao trung bình ở các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên.

Ngọc điểm Hải âu (Rhynchostylis coellestis)​

Do có cụm hoa đứng, màu lam tươi rất đẹp nên Hải âu là loài có giá trị trang trí cao. Cây ra hoa tháng 5-6, hoa nở trong khoảng 1 tuần. Loài tương đối dễ trồng, ưa sáng, ưa chỗ thoáng đãng.

Loài đáng chú ý khác: Ngọc điểm Đuôi sóc (Rh.retuasa) có hoa màu trắng đốm tím rất đẹp. gặp rải rác ở miền Bắc và Bắc Trung bộ, tương đối khó trồng và khó ra hoa nên không phổ biến.

Chi này chỉ có một loài duy nhất là Cẩm báo (Hygrochilus parishii).

Cây có thân dày ngắn, lá hình trái xoan. Cụm hoa dài hơn lá, ít hoa, hoa lớn. Cuống chung mập thẳng hay gẫy khúc. Cánh hoa màu vàng xanh có đốm, vệt đỏ nâu. Cánh môi nhỏ, thùy bên gặp chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và dãy Hoàng Liên Sơn ở độ cao thấp đến trung bình.

Cây có hoa lớn, nở tháng 4-5 rất bền. Cây dễ trồng, ưa sáng. Cách trồng và chăm sóc tương tự các loài Ngọc điểm.

Chủng Cẩm báo nhung (H. parishii var mariottiana) có cánh hoa đồng màu, màu tím hồng gặp ở Tây Nguyên.

Chi lan phượng vĩ ở Việt Nam có 5 loài, là các loài phượng lan đơn thân có thân vươn dài, lá ngắn, dày, xếp thưa trên thân. Hoa chùm lớn, màu đỏ và vàng, rực rỡ.

Các loài Phượng vĩ xuất xứ từ vùng núi thấp hay cao trung bình, hầu hết là các loài dễ trồng và ra hoa tại Hà Nội. Cây trồng trong chậu treo hay bám gỗ cho phát triển. Các loài Phượng vĩ rất ưa sáng, có thể trồng không cần che nắng ở những chỗ không quá nắng. Do trồng chỗ sáng nên cây cần tưới nước nhiều vào mùa hè. Mùa đông giữ ấm vừa phải. Bón phân cho cây hàng tháng trong mùa sinh trưởng. Đầu mùa tháng 6-8 bón các loại phân giàu đạm (30:10:10), bón phân cân bằng vào tháng 9-11. Trong mùa lạnh không nên bón phân hoặc bón các loại phân giàu lân và kali (6:30:3). Hạn chế chuyển chậy hay chỗ trồng vì rễ cây bám vào chất trồng tương tự như rễ Ngọc điểm. Những cây lan sau khi chuyển chậu rất lâu ra rễ và hồi phục.

* Lan Phượng vĩ Bắc (Renanthera cocinea)

Còn gọi là Huyết nhung. Cây có thân leo cao tới 10m. Rễ nhiều, lớn, giúp cây leo bám cao. Lá dầy, ngắn, hẹp. Cụm hoa lớn dài tới 60cm, có 4-5 nhánh, mỗi nhánh có 10-15 bông, trải rộng gần giống hình tam giác phẳng. Hoa lớn, màu đỏ. Cánh môi màu đỏ đậm, thùy bên màu vàng có vạch dọc. Loài lan này rất phổ biến, có ở hầu hết các vùng trong cả nước. Cây mọc ở độ cao thấp và trung bình.

Phượng vĩ Bắc (Renanthera cocinea)

Cây cao khoảng 1,7m mới bắt đầu ra hoa. Những cây bán ở thị trường thường là những đoạn thân ngắn được cắt từ cây to khi đã có hoa. Hoa nở tháng 4-5, rất bền, kéo dài 4-5 tuần. Loài lan này dễ trồng, ít sâu bệnh, hoa có màu đẹp nhưng không thơm, kích thước cây quá dài nên giá trị làm cảnh cao, thường dùng cho leo bám các cây trong sân vườn. Hội sinh vật cảnh Buôn Mê Thuật đã lai tạo loài Phượng vĩ với lan Van đa Dạ hương cho cây lai có hoa màu sắc đẹp, lại thơm.

* Hai loài Lan Phượng vĩ Trung (R. annamensis) và Lan Phượng vĩ Nam (R. imschootiana) phân biệt với Phượng vĩ Bắc ở cánh hoa có màu vàng lẫn đỏ, thân không leo dài.

Phượng vĩ Trung (R. annamensis)

Phượng vĩ Nam (R. imschootiana)

Chi lan Hoàng yến ở Việt Nam có 3 loài, có thân ngắn, lá dày. Hoa chùm đứng, nhiều hoa xếp sát, nổi bật với màu sắc rất tươi tắn.

Có xuất xứ từ vùng núi thấp hay cao trung bình nên hầu hết các loài Hoàng yến dễ trồng và ra hoa tại Hà Nội. Cây có kích thước nhỏ, chủ yếu thích hợp cho trang trí bên cửa sổ, ban công.

Lan Hoàng yến thường dùng lai với các chi lan Van đa, Hồ Điệp, Giáng hương.

* Lan Hoàng yến cam (Ascocentrum garayi = A. miniatum)

Hoàng yến cam còn được gọi là Hòa hoàng. Cây có thân ngắn, mập, lá dày, cứng. Cụm hoa đứng mọc từ nách lá ở đỉnh, dài trên 10cm. hoa nhỏ, xếp dài, màu vàng cam bóng, tươi. Hỏa hoàng gặp chủ yếu ở phía Nam như miền Trung và Nam bộ, Tây Nguyên trên núi đất ở độ cao thấp.

Hoàng yến cam (Ascocentrum garayi = A. miniatum)

Hoa Hỏa hoàng nở tháng 4-5, bền trong vài tuần. Là loài dễ trồng, hoa sắc màu rực rỡ, kích thước cây gọn gàng nên Hỏa hoàng có thể coi là lan rừng có giá trị cao. Rễ Hỏa hoàng nhỏ, nhiều, vừa bám gỗ vừa buông ra ngoài không khí. Cây trồng trong chậu treo nhỏ hay cho bám gỗ. Hỏa hoàng ưa sáng, khoảng 50-70% ánh sáng trực tiếp. Cây ưa ẩm, cần tưới nhiều nước, nhất là trong mùa hè. Sau khi cây ra hoa, có thể bón phân hàng tháng.

1.2. Lan có thân ngắn, rễ chùm

Đây là những loài lan đơn thân nhưng thân rất ngắn, rễ mọc thành chùm ở gốc cây. Do vậy những loài lan này cần trồng trong chậu để giá thể che kín rễ hoặc nếu khi trồng bám gỗ cần chú ý giữ ẩm cho rễ bằng cách buộc thêm xơ dừa, rêu quanh rễ. Hầu hết các loài lan này đều ưa bóng nên đây là những loài lan đáng chú ý, thích hợp cho môi trường nội thất hay không gian hẹp.

Lan Tóc tiên Bắc (Holcoglossum lingulatum)

Cây có thân ngắn, lá dạng hình trụ nhọn. Cụm hoa đứng, hoa lớn, mà trắng, cánh môi có thùy giữa màu đỏ tím, có vạch đậm, hoa thơm. Loài tóc tiên đặc hữu gặp trên núi đá đất vùng cao ở Sơn La, Lai Châu.

Tóc tiên Bắc phát triển tốt trong điều kiện nuôi trồng tại Hà Nội. Rễ Tóc tiên Bắc mập, dày, bám dọc theo chất trồng. Do vậy thường cho cây bám gỗ nhưng cần thiết lót thêm xơ dừa hay rêu để giữ ẩm cho rễ. Để cây ở chỗ râm, mát, tưới nước nhiều quanh năm. Hoa nở thường vào dịp năm mới, kéo dài trong 2 tuần. Loài này là loài lan đẹp và quý nhất trong chi Tóc tiên, có tiềm năng làm cảnh cao tại Hà Nội và miền Bắc.

Các loài lan Hồ điệp rừng khác với các giống lan lai là thân thường nhỏ, hoa nhỏ, cụm hoa ngắn. Lá Hồ điệp dày, hình bầu dục. Hồ điệp được ưa chuộng bởi thân gọn gàng, hoa bền và tinh tế. Tuy nhiên hầu hết các giống Hồ điệp không có hương thơm.

Các loài Hồ điệp rừng có xuất xứ từ vùng thấp hay cao trung bình, hầu hết là các loài dễ trồng và ra hoa tại Hà Nội. Tương như Hồ điệp lai cây được trồng trong chậu với xơ dừa hay rêu. Sau vài năm trồng, khi cây lớn cần thay chậu lớn hơn.

Hồ điệp là những loài lan ưa bóng râm, khoảng 30-40% ánh sáng trực tiếp. Tưới nước nhiều vào mùa hè nhưng tránh nước đọng ở rễ và đặc biệt là lá vì lá dày mềm, dễ thối và tổn thương. Nên tưới vào buổi sáng để tránh đọng nước vào buổi tối, dễ thối lá. Mùa đông tưới vừa phải, không để cây khô. Hồ điệp rừng không cần bón nhiều phân như Hồ điệp lai. Bón phân nhiều đạm (30:10:10) hàng tháng trong mùa sinh trưởng là đủ. Muốn thúc hoa, bón phân nhiều lân (10:30:10) nhưng không nên quá lạm dụng vì hoa chỉ ra có mùa, khác với Hồ điệp lai.

* Lan Hồ điệp Ẩn (Phalaenopsis mannii)

Loài lan này có cụm hoa ngắn. Hoa lớn, có 4-6 chiếc, xếp không quá thưa. Cánh hoa màu vàng nghệ, có vệt nhăn nheo màu nâu. Cánh môi màu vàng hay trắng nhạt. Loài này gặp rải rác ở một số tỉnh phía Bắc và miền Trung ở độ cao thấp tới trung bình.

Hồ điệp Ẩn (Phalaenopsis mannii)

Hoa Hồ điệp Ẩn nở tháng 4, kéo dài trong vài tuần. do có thân và hoa đẹp, dễ trồng nên đây là loài lan có triển vọng làm cảnh cao, thích hợp trồng ở ban công, cửa sổ râm mát, không chiếm nhiều diện tích.

2. Phong lan đa thân

Các loài lan đa thân có trục phát triển theo chiều ngang, trên đó nảy các chồi tạo thành nhiều thân gọi là giả hành hay củ giả. Để làm cảnh, nên chọn các loài của chi Hoàng thảo có các giả hành mọc tập trung, gọn, hoa lớn và nhiều màu sắc. Những chi lan khác ít khi được nuôi trồng ở miền Bắc do hoa có thể đẹp nhưng thân lòng thòng, lá mềm xấu, không đẹp.

Hoàng thảo là một chi lan lớn nhất trong họ lan. Số lượng các loài Hoàng thảo ở Việt Nam được ghi nhận là 107 loài. Gần đây, nhiều loài Hoàng thảo mới được phát hiện và mô tả. Các loài Hoàng thảo có mặt ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Những loài Hoàng thảo dễ trồng chủ yếu là từ các vùng núi thấp hay núi cao trung bình.

Hoàng thảo là những loài lan sống bám trên cây hay đá, mọc thành bụi nhiều hành giả. Các giả hành có thể phân thành các đốt như cây tre. Nhiều loài có rãnh dọc theo giả hành.

Rễ Hoàng thảo nhỏ, tập trung ở gốc do đó cần giữ ẩm cho rễ. Phần lớn Hoàng thảo được treo trong chậu treo, dùng than lót đáy chậu và buộc giữ gốc cây, dùng xơ dừa hay rêu phủ rễ. Nếu buộc lên gỗ hay lên thân cây thì cần dùng chất trồng giữ ẩm tốt bó quanh rễ và tưới nước nhiều hơn.

Các loài Hoàng thảo không ưa tách bụi, chuyển chậu. Tuy nhiên sau khi trồng 2-3 năm cây ra nhiều giả hành, rễ phát triển chật chậu, cần tách bụi hay đánh chuyển sang chậu lớn hơn. Thời gian tách bụi tốt nhất là vào đầu mùa xuân khi cây bắt đầu ra rễ mới. Cũng có thể tách vào mùa thu trước khi cây bước vào thời kỳ nghỉ. Chú ý không cắt bỏ những giả hành cũ, đã rụng lá vì nhiều loài Hoàng thảo có khả năng ra hoa trong nhiều năm trên một giả hành đã rụng lá.

Nhiều loài Hoàng thảo cần có thời kỳ nghỉ khô và và lạnh mới ra hoa. Đặc biệt là các loài rụng lá theo mùa, ra hoa trên thân giả rụng lá của năm trước. Trong thời kỳ nghỉ, cần tưới nước rất hạn chế, chỉ đủ để cây không bị khô. Không bón phân trong mùa này. Tưới nước trở lại khi thấy xuất hiện nụ hoa. Loài không rụng lá không có mùa nghỉ rõ rệt, cần giữ ẩm hơn vào mùa đông.

Các loài Hoàng thảo thường ưa sáng, khoảng 50-70% ánh sáng trực tiếp là thích hợp. Nơi trồng thông thoáng không khí giúp cây phát triển tốt vào mùa sinh trưởng.

Do có kích thước vừa phải, hoa đẹp nên Hoàng thảo là loài lan có giá trị trang trí cao, thường thích hợp cho không gian tương đối hẹp. Một số loài Hoàng thảo lớn có thể dùng cho trang trí sân vườn. Chi lan Hoàng thảo được dùng phổ biến để lai tạo làm cây cảnh hay cắt hoa cắt cành.

Để thuận lợi cho việc nhận biết và nuôi trồng, có thể chia chi lan Hoàng thảo thành các tông (nhóm).

Lan Hoàng thảo Dendrobium

Đặc điểm của các loài thuộc tông này là cây có giả hành dài, lá phát triển trên toàn bộ giả hành. Hoa lớn, cánh môi phẳng. Cụm hoa ít hoa, phát triển toàn bộ chiều dài giả hành, cuống cụm hoa vuông góc với trục giả hành. Đây là những loài có xuất xứ từ vùng thấp hay núi cao trung bình nên tương đối dễ trồng. Cần chú ý che bớt nắng vào mùa hè, để sáng vào mùa đông. Mùa hè tưới nhiều nước. Hầu như không bón tưới vào mùa đông, nhất là với các loài rụng lá.

* Lan Hoàng thảo dẹt (Dendrobium nobile)

Hoàng thảo dẹt còn gọi là Cẳng gà hay Thạch lộc. Cây có giả hành dẹt, lớn dần ở đỉnh màu vàng óng. Lá thuôn hình dải. Cụm hoa ngắn 1-3 hoa lớn phát triển trên các thân rụng lá. Hoa màu tím hay pha hồng. Cánh môi hoa có đốm lớn màu đỏ đậm, hoa thơm. Loài này gặp nhiều ở cả miền Bắc và miền Nam ở độ cao thấp tới trung bình.

Hoàng thảo dẹt (Dendrobium nobile)

Cây có hoa lớn, đẹp, tương đối bền, kéo dài trong 3-4 tuần. Hoa nở vào đầu xuân tháng 3-4. Kích thước cây vừa phải, thích hợp cho trang trí ban công, cửa sổ, sân vườn nhỏ. Loài này được dùng phổ biến để lai làm cây cảnh.

Loài dễ trồng, ưa sáng khoảng 50-70%. Tưới nhiều vào mùa hè. Bón phân hàng tháng. Khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng thì giảm dần tưới nước tới ngừng hẳn vào mùa đông, để cây nghỉ đông ở chỗ sáng. Tưới lại khi rễ mới và nụ hoa bắt đầu xuất hiện.

Chủng hoa trắng (D. nobile var alboluteum) có hoa màu trắng tinh, có đốm vàng ở giữa. Loài được tìm thấy ở Gia Lai và có thể gặp rải rác ở những vùng khác.

* Lan Hoàng thảo long nhãn (Dendrobium fimbriatum)

Cây mọc thành bụi với giả hành cao đến 2m. Lá hình giáo. Cụm hoa trên thân có lá, tương đối dài và nhiều hoa. Hoa lớn 8-15 chiếc, màu vàng nghệ. Cánh môi có đốm lớn màu đỏ đậm ở giữa, mép có lông chia nhánh. Hoa thơm. Loài gặp phổ biến ở nhiều nơi cả phía Bắc và phía Nam ở các độ cao khác nhau.

Hoàng thảo long nhãn (Dendrobium fimbriatum)

Cây có hoa đẹp nở rộ vào tháng 5, bền 3-4 tuần. Kích thước cây tương đối lớn nên dùng cho không gian rộng ngoài sân vườn. Loài dễ trồng, ưa sáng 50-70%. Chăm sóc cây tương tự như Hoàng thảo dẹt.

Loài Hoàng thảo vàng cam hay Kim thoa (D. chryseum) cũng hay gặp và rất giống loài trên, nhiều khi gọi cùng tên. Phân biệt là thân ngắn hơn, lòng cánh môi không phân nhánh như loài Hoàng thảo long nhãn, ít hơm hơn.

* Lan Hoàng thảo giả hạc (Dendrobium anosmum = D. superbum)

Hoàng thảo giả hạc còn gọi là Phi điệp. Cây có giả hành hình trụ, buông dài đến 1-2m. Hoa đơn độc trên các đốt già rụng lá, lớn. Cánh hoa màu hồng tím. Cánh môi có đốm lớn màu tím đậm. Cây gặp phổ biến nhiều nơi ở cả miền Bắc và Tây Nguyên trên núi đất ở các độ cao thấp hay cao trung bình.

Hoàng thảo giả hạc (Dendrobium anosmum = D. superbum)

Cây cho hoa lớn, màu đẹp, thích hợp trồng ở các chậu treo lớn. Hoa nở tháng 4-5, kéo dài trong 1 tuần. Loài tương đối dễ trồng, ưa sáng 40-60%. Tưới nước và bón phân như các loài lan Hoàng thảo rụng lá khác.

Loài Hoàng thảo tím hồng (D.parishii) có hoa màu sắc tương tự, phân biệt là thân mọc thẳng hơn, hoa đậm màu hơn, cánh hoa trong có răng cưa nhỏ, hoa rất thơm. Loài này ặp rải rác từ Bắc vào Nam.

* Lan Hoàng thảo tua (Dendrobium harveyanum)

Cây có giả hành ngắn, mập, thuôn nhỏ dần ở gốc. Cụm hoa tương đối dài và nhiều hoa. Hoa lớn, màu vàng tươi. Cánh môi xòe rộng màu vàng cam, mép có tua nhỏ đều. Mép cánh trắng có tua lông dài. Loài này gặp ở Tây Nguyên trên núi đất ở độ cao trung bình.

Hoàng thảo tua (Dendrobium harveyanum)

Cây có hoa chùm đẹp, nở rộ vào tháng 2-3, kéo dài 5-10 ngày. Rất thích hợp trồng trong các chậu treo nhỏ. Loài tương đối dễ trồng, ưa sáng 50-70%. Cây rụng lá, mùa nghỉ và chăm sóc như những loài Hoàng thảo khác cùng nhóm.

Loài đáng chú ý khác:

– Hoàng thảo đơn cam (D. unicum) có hoa lớn trên thân ngắn màu cam đậm, gặp ở Tây Nguyên. Hoa rất đẹp nhưng ít thấy ở Hà Nội và tương đối khó trồng.

– Hoàng thảo hoa vàng hay Phi điệp vàng (D. chrysanthum) có hoa vàng chấm nâu trên thân có lá. Cây có mùi thơm cơm nếp. Hoa nở mùa thu, thường đúng 2/9. Cây thường gặp ở miền bắc vào mùa hoa.

– Hoàng thảo tam bảo sắc (D. devonianum) có hoa nở đều dọc trên thân, cánh hoa màu trắng có đỉnh hồng, cánh môi có họng vàng cam. Loài gặp rải rác ở Tây Bắc và Tây Nguyên.

– Hoàng thảo u lồi (D. Pundulum) có các đốt thân phình lên ở đỉnh, hoa nở đều dọc trên thân, cánh hoa màu trắng có đỉnh hồng, cánh môi có đốm màu vàng. Loài gặp ở miền Bắc nhưng tương đối khó trồng và không đẹp khi không có hoa.

* Nhóm Lan Kiều (Chrysotxae)

Các loài thuộc tông này đặc trưng bởi các giả hành ngắn, mập. Lá tập trung ở ngọn, bẹ lá rất ngắn, không rụng lá vào mùa đông. Hoa ở gần đỉnh, chùm dài, nhiều hoa lớn.

Các loài Kiều hoàng thảo có xuất xứ từ vùng thấp hay cao trung bình, tương đối dễ trồng. Đây là những loai ưa sáng trung bình, cần tưới nước vừa phải vào mùa hè. Mùa đông tưới đủ giữ ẩm và để cho chất trồng có thời gian khô giữa các đợt tưới nước. Bón phân hàng tháng vào mùa cây bắt đầu nhú nụ tới đầu mùa lạnh.

* Lan Hoàng thảo vảy rồng (Dendrobium lindleyi)

Cây có giả hành rất ngắn 3-10cm, củ giả áp sát vào giá thể. Trên đỉnh giả hành chỉ mang 1 lá. Cụm hoa tương đối dài và nhiều hoa. Hoa lớn, màu vàng tươi. Cánh môi màu vàng có đốm vàng đậm, mép nhăn nheo, phân bố rộng từ Bắc vào Nam ở các độ cao thấp và trung bình.

Hoàng thảo vảy rồng (Dendrobium lindleyi)

Cây có hoa chùm đẹp, nở rộ trong thời gian ngắn vào tháng 5. Do đặc điểm giả hành mọc sát chất trồng nên thường lan Vảy rồng được gắn vào các khúc dớn hay gỗ có diện tích rộng và giữ ẩm tốt. Loài dễ trồng, ưa sáng 40-70%. Tưới nhiều vào mùa hè. Cần có mùa nghỉ 2-3 tháng lạnh, ít tưới và để chỗ sáng cho ra nhiều hoa.

* Lan Hoàng thảo duyên dáng (Dendrobium amabile)

Hoàng thảo duyên dáng còn gọi là Kiều tím. Giả hành cao tới 40cm, có rãnh dọc, màu nâu đen. Cụm hoa buông xuống, dài 30cm và nhiều hoa. Hoa lớn, xếp thưa màu hồng nhạt. Cánh môi có đốm màu vàng cam, mép có lông. Loài đặc hữu miền Trung, cũng có thể gặp ở miền Bắc ở độ cao thấp.

​Hoàng thảo duyên dáng (Dendrobium amabile)

Loài này có hoa chùm đẹp, nở rộ vào tháng 5-6, hoa bền 5-10 ngày. Cây thích hợp cho trồng trang trí ngoài sân vườn. Loài dễ trồng ưa sáng 50-70%. Có thể trồng trong chậu có lót thân và phủ rễ bằng chất trồng mềm như xơ dừa, rêu hoặc buộc vào khúc dớn, thân cây dương xỉ. Chăm sóc cây như các loài Kiều khác.

* Lan Hoàng thảo thủy tiên vàng (Dendrobium palpebrae)

Loài này còn gọi là Hoàng lạp hay Hoàng thảo mỡ gà. Cây có giả hành ngắn, 30-50cm, có rãnh, màu vàng, phình ở giữa. Hoa màu vàng tươi, bóng. Cánh môi có đốm màu vàng đậm, mép có lông mịn. cây mọc chủ yếu ở một số miền Trung và Nam bộ trên núi đất ở độ dốc cao thấp hoặc trung bình.

Hoàng thảo thủy tiên vàng (Dendrobium palpebrae)

Cây có thân gọn gàng, hoa tươi màu, được coi là một trong những loài Lan hoàng thảo có giá trị làm cảnh thất. Chế độ chăm sóc như các loài lan Kiều khác.

Loài tương tự là Kiều vàng (D. thysiflorum) có thân dài hơn, ít mập và phình hơn. Hoa không bóng như Thủy tiên vàng, có bán nhiều ở Hà Nội vào mùa hoa.

* Lan Hoàng thảo thủy tiên (Dendrobium palpebrae)

Loài này còn gọi là Kiều trắng. Cây có giả hành ngắn 30cm, màu xanh, 4 cạnh. Cụm hoa buông xuống, dài trên 20cm và nhiều hoa. Hoa lớn, xếp thưa, màu trắng. Cánh môi gần vuông, họng màu vàng đậm, mép có lông. Hoa thơm. Loài mọc chủ yếu ở Tây Nguyên và Nam bộ trên núi đất ở các độ cao khác nhau.

Loài này có hoa chùm đẹp, nở rộ vào tháng 4-5, hoa nở kéo dài 5-10 ngày, thích hợp trồng chậu treo nhỏ để trang trí cửa sổ, ban công. Nhu cầu ánh sáng và chăm sóc tương tự như các loài Lan Kiều khác.

* Lan Hoàng thảo thất điểm hồng (Dendrobium draconis)

Hoàng thảo thất điểm hồng (Dendrobium draconis)

Loài này có giả hành cao 2-40cm, chia đốt, khía dọc, lá có bẹ. Cụm hoa gần đỉnh 2-5 hoa. Hoa lớn màu trắng, cánh môi có sọc đỏ cam, hoa thơm. Loài gặp ở miền Nam trên núi đất ở độ cao trung bình đến cao. Loài lan này tương đối khó trồng. Cây ưa sáng 40-70%, đòi hỏi tưới nước thường xuyên. Cây mọc thành bụi nên trồng trong chậu lót than và phủ chất trồng mềm và giữ ẩm tốt như có xơ dừa, rêu lên rễ. Hoa nở tháng 3-4 bền trong 3-5 tuần.

Các loài đáng chú ý khác:

– Hoàng thảo hỏa hoàng (D. bellatulum) có giả hành ngắn chia 3 đốt, hoa màu trắng, cánh môi màu đỏ cam. Loài gặp ở Tây Nguyên, thỉnh thoảng có bán tại Hà Nội.

– Hoàng thảo xương rồng (D. carniferum) có hoa màu trắng vàng, đỉnh có đốm vàng, họng đỏ. Loài gặp ở Lâm Đồng, Tây Bắc nên vào mùa hoa có thấy bán ở Hà Nội.

– Hoàng thảo tam giác (D. trigonopus) hoa màu vàng tươi, họng xanh, cánh hoa hình tam giác.

Các nhóm khác

Những loài trong các tông khác thường là hoa nhỏ, thân xấu hoặc khó trồng nên không phổ biến. một số loài đẹp, cần tìm hiểu thêm cách nuôi trồng là:

– Hoàng thảo báo hỷ (Dendrobium secundum) có giả hành mập, có khía rãnh, hơi thuôn ở giữa, lá mềm. Cụm hoa cứng mọc nghiêng ở đỉnh. Nhiều hoa nhỏ xếp sát về một phía. Hoa màu hồng pha tím. Loài phân bố ở miền Nam nhưng tương đối dễ trồng ở Hà Nội.

– Hoàng thảo Tuấn Anh (D. trantuanni) mới được phát hiện ở núi Hoàng Liên Sơn (mang tên một người sưu tầm lan trong chi hội Lan Hà Nội). Cây có giả hành dẹt, ngắn, mập, có rãnh nông, thuôn nhỏ ở gốc. Hoa mọc đều trên thân, màu trắng hồng, họng nâu đậm, rất bền.

– Hoàng thảo môi tua (D. brymerianum) có giả hành màu vàng phình ở gốc, thuôn nhỏ ở đỉnh. Cụm hoa ngắn, hoa màu vàng tươi, cánh môi có lông tua dài. Loài mọc ở Lai Châu, Lào Cai, có bán ở Hà Nội vào mùa hoa.

Nguồn: Giáo trình Hoa Lan – Đại học Thái Nguyên (Trường Đại học Nông Lâm)

Lan Hồ Điệp Rừng Tự Nhiên Việt Nam

Lan Hồ điệp có tên khoa học Phalaenopsis Blullle, 1825. Họ phụ Vandoideae. Tông Vandeae. Tên gọi Phalaenopsis có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, Grec Phalaina có nghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là “giống như”.Giống Hồ điệp có khoảng trên 60 loài và ngày càng được lai tạo ra rất nhiều cây lai hoa rất đẹp và quý phái. Các loài thuộc giống này có nguồn gốc xuất xứ ở các nước Đông Nam Á như: Malaysia, Indonexia, Philipine, bán đảo Đông Dương; Ấn độ và Châu Úc.

Hồ điệp rừng tự nhiên Việt Nam có 6 loài được biết là:

1- Phaenopsis manniiRchob. f 2- Phalaeopsis gibbosaSweet 3- Phalaenopsis lobbiiRchob. f 4- Phalaenopsis fuscataRchob. f 5- Phalaenopsis cornu-cervi. 6- Phalaenopsis braceana(Hook. f), Christenson

Các loài này đều có hoa nhỏ nhưng màu sắc đẹp, cấu trúc kỳ diệu, rất dễ thương và có hương thơm nên hấp dẫn đối với giới sưu tầm lan rừng nguyên thủy. Đây cũng là nguồn gen quý để phát triển công nghệ lai tạo hoa lan Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các loài này không thấy trồng phổ biến và tên Việt cũng không được quan tâm, chỉ biết cây Phaenopsis mannii Rchob. f gọi là Hồ Điệp Hổ Vằn. Đã đến lúc cũng cần phải sưu tập lại để bảo tồn nguồn gen cũng như tính đa dạng sinh học cho thế giới lan rừng.

1- Phaenopsis manniiRchob. f

(Nguồn ảnh: www.dustindorton.com)

(Nguồn ảnh: Nationaal Hebarium Naderland Preliminary checklist of the Orchidaceae of Laos)

2- Phalaeopsis gibbosaSweet

Nhiều tài liệu cho rằng, đây là loài đặc hữu quý hiếm của Việt Nam nhưng theo một số nhà chuyên môn, loài này cũng được tìm thấy ở Laos.

(Nguồn ảnh: Martine’s Orchids)

(Nguồn ảnh: Nationaal Hebarium Naderland Preliminary checklist of the Orchidaceae of Laos)

English Title: Phalaenopsis malipoensis, a new species of Orchidaceae from China.Personal Authors: Chen SingChi, Liu ZhongJian, Ru ZhengZhongAuthor Affiliation: Shenzhen City Wutongshan Nurseries, Shenzhen 518114, China. Document Title: Acta Botanica Yunnanica, 2005 (Vol. 27) (No. 1) 37-38 Abstract: Phalaenopsis malipoensis sp. nov., a new species of Orchidaceae from southeastern Yunnan, China, is described and illustrated. This is a quite distinct species from those known from China and its adjacent regions. It shows a faint resemblance to Phalaenopsis gibbosa of Laos and Vietnam, but differs by having narrower petals, not zigzag rachis and a large callus on the mid-lobe of the lip which is deeply forked with each arm dividing into 2 filiform-linear antennae. Publisher: Kunming Institute of Botany, Academia Sinica.

(Hình cây Phalaenopsis malipoensis)

3- Phalaenopsis lobbiiRchob. f

(Nguồn ảnh: Nationaal Hebarium Naderland Preliminary checklist of the Orchidaceae of Laos)

(Nguồn ảnh: Arboretum-orchideje)

4- Phalaenopsis fuscataRchob. f 5- Phalaenopsis cornu-cervi. 6- Phalaenopsis braceana (Hook.f), Christenson (Ghi chú: Bài viết mượn hình ảnh từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu để dễ nhận dạng và phân loại trong việc Sưu tập)

Các Loại Hoa Lan Phổ Biến Ở Việt Nam

Hiện tại ngoài hoa lan mọc hoang dã, hoa lan còn được gây trồng đại trà tại một số nơi, nhiều nhất là ở Tây Nguyên trong đó Đà Lạt, Sa Pa, Yên Bái là một trong những nơi có nhứng loài hoa đẹp trong đó hoa lan được trồng rộng rãi nhất cả nước mỗi nơi trên đất nước đều có những loài hoa lan mang màu sắc riêng nói về khí hậu nơi đấy. Các loài hoa lan phổ biến ở Việt Nam

Theo quyển sách phong lan Việt Nam của Trần Hợp thì Việt Nam có 137-140 chi gồm trên 800 loài lan rừng. Các loài hoa lan đước phân bố khắp cả nước: Lan tiểu hoàng đỏ, Lan thạch hộc gia lu, Lan thanh đạm, Lan sứa ba răng, Lan sớn, Lan phích Việt Nam, Lan nhục sơn trà, Lan ngọc kiện khê, Lan mật khẩu giả, Lan mật khẩu bì đúp, Lan len nỉ, Lan lá nhẵn petelot, Lan kim tuyến sapa, Lan kim tuyến, Lan huyết nhung trung, Lan hoàng thảo trinh bạch, Lan hoàng thảo thơm, Lan hoàng thảo tam đảo, Lan hoàng thảo sừng dài, Lan hoàng thảo đốm tía, Lan hoàng thảo đốm đỏ, Lan hành hiệp, Lan dáng hương quế, Lan chiểu tixier, Lan bạch manh, Lan bắp ngô ráp, Dực giác lá hình máng, Cầu điệp tixier, Cầu điệp evrard, Đơn hành hai màu, Lan hoàng thảo vạch đỏ, Lan hành averyanov, Lan hài lông, Lan hài hồng, Lan hài đài cuộn, Lan dáng hương hồng, Lan ý thảo..

Các loài hoa lan Việt Nam

1. Dendrobium ( là giống lan kinh doanh phổ biến nhất ở VN và Thái Lan)

– Có 2 dạng: dạng thòng và dạng đứng

– Đặc điểm: Là cây đa thân. Hoa thường mọc ở đỉnh giả hành, cành hoa ko phân nhánh. Mau ra hoa trồng từ 18-24 tháng sẻ ra hoa, hoa lâu tàn, Cường độ ánh sáng cao 80% ánh sáng trực tiếp. Nước tưới có PH từ 6-7. Vườn phải thoáng. Dể trồng.

– Có 2 nhóm thân:

Nhóm thân mía: cao lơn mạnh khỏe, cành hoa dài, số lượng nhiều nhưng bông nhỏ, màu sắc không phong phú.

Nhóm thân chao: thân lá nhỏ có từ 5-7 lá/thân, lá mỏng và có màu xanh nhạt, hoa ít (8-10 hoa/cành), đặc biệt hoa có màu sắt đẹp, to.

Thị trường tiêu thụ mạnh. Hoa cắt cành bán dc 600d/cành : chú ý chọn giống siêng bông, màu sắc tươi thắm. Bán chậu thì khoảng 30-40k/chậu : chú ý chọn giống có hoa đẹp, lá nhiều màu xanh đậm

2. Cattleya ( nữ hoàng các loài hoa Lan)

– Là cây đa thân, thân mang 1-2 lá/thân. 1 giả hành chỉ cho 1 cành hoa, hoa nở tuần tự giả hành từ già tới mới, nếu giả hành mới nở hoa thì những giả hành cũ không nở trở lại.

– Đặc biệt có hương thơm, đậm nhất vào buổi sáng 8-9h. Hiếm khi có trái, trừ thụ phấn nhân tạo. Ra hoa tùy thuộc vào ánh sáng ( ngày dài, ngày ngắn), 50-60% ánh sáng trực tiếp.

– Có 3 nhóm màu

1 hồng – tím: hoa cực lớn 20-24 cm, rất đẹp sinh trưởng mạnh dể trồng

2 vang – trắng – xanh : độ lớn trung bình 16-18cm

— Cây đa thân, 1 giả hành có thể cho nhiều cành hoa. Dể trồng, ra hoa quanh năm

– Hoa có phân nhánh, 40-50% ánh sáng. Trồng 18-24 tháng ra hoa

4. Phalaenosis (Hồ Điệp) Vua của các loài hoa Lan

– Cây đơn thân. Nước ngoài chuộng cây có màu Trắng, Hồng còn ở VN chuộng cây có nhiều hoa văn và phức tạp. Hoa đẹp lâu tàn khi ở trên cây, khi cắt cành thì mau tàn. Trồng 18-24 tháng ra hoa. Khó trồng: nắng ko ưa, mưa ko chịu. Ra hoa theo nhiệt độ ( lạnh) là cây Thụ hàn tập trung nở hoa vào tháng cuối năm. Nhiệt độ phù hợp 25-27oC, 20-30% ánh sáng – Ưa ẩm cao. Bốc hơn nhiều nước, mất nhiều nước do ko có giả hành, giử ẩm 24/24, PH nước tưới 5.5 – 6

Tuy không rực rỡ sắc màu như các giống lan lai ngoại nhập nhưng lan rừng có vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát và phần lớn có hương thơm nên hấp dẫn giới hâm mộ. Lan rừng Việt Nam có khoảng trên dưới 800 loài.

Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng. Hoa lan chiếm lĩnh thế giới thực vật bởi sự kỳ diệu, phong phú và tính đa dạng của chúng.

Tuy không rực rỡ sắc màu như các giống lan lai ngoại nhập nhưng lan rừng có vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát và phần lớn có hương thơm nên hấp dẫn giới hâm mộ. Lan rừng Việt Nam có khoảng trên dưới 800 loài.

Dựa vào hình thái, cấu trúc thân cây, hoa lan phân thành 2 nhóm (theo Pfitzer):

– Nhóm đa thân (Symbodial)

– Nhóm đơn thân (monopodial)

Ngoài ra còn có một nhóm trung gian giữa 2 nhóm trên nhưng gồm rất ít giống.

Nhóm lan đơn thân gồm những cây lan tăng trưởng theo chiều cao và thân ngày càng dài ra, có thể phân nhánh trên thân, thường có nhiều rễ gió mọc dọc theo thân. Lan đơn thân rừng thường được nhân giống bằng cách tách nhánh, một số loài hiện đã được nhân giống bằng phương pháp cấy mô. Kiểu trồng tốt nhất là nên trồng ghép trên khúc gỗ, thân cây sống hoặc chết, trong giỏ gỗ với giá thể thông thoáng, thoát nước tốt.

1- CÂY LAN HỎA HOÀNG

Tên khác: Hoàng Yến (không phổ biến)

Tên khoa học: Ascocentrum miniatum Lindley 1913

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây thân nhỏ, lá dày, mọc hai dãy đều nhau, dày cứng màu xanh bóng. Phát hoa đứng thẳng, mọc ra từ nách lá, chùm hoa mang nhiều hoa nhỏ xếp dày đặc; đài và cánh hoa giống nhau, nở xòe rộng màu vàng cam rất đẹp. Môi gắn chặt vào gốc trụ, phân ba thùy, thùy bên nhỏ, đứng, thùy giữa to dạng cái lưỡi, có túi cựa. Nở hoa vào khoảng tháng 3-4, đặc biệt rất lâu tàn (1-2 tuần).

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 20-25°C – Ánh sáng: 70-80%. – Ẩm độ: 40-70%.

c- Một số cây lan rừng tự nhiên Việt Nam khác thuộc chi Ascocentrum: – Ascocentrum christentionianum (Tử hoàng): Hoa màu tím. – Ascocentrum pusillum Averyanov

Cây Tử Hoàng (Ascocentrum christensonianum Haager 1993):

Lá hình dãi, màu đỏ xanh. Hoa màu tím, phát hoa dài 10-15 cm, mọc thẳng đứng từ nách lá, hoa nở vào mùa xuân.

(Photo courtesy of Jay Pfahl)

2- CÂY LAN CÙ LAO MINH

– Tên Khác: Uyên ương (không phổ biến và có lẽ không phù hợp). – Tên khoa học: Christensionia vietnamica

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây đơn thân, lá màu xanh lục trãi ra, chốp lá phân thùy. Có 2 dạng cây: cây lá ngắn và cây lá dài, đều cho hoa giống nhau. Hoa lớn, phát hoa thường mang 4 hoa màu xanh lá cây sáng, môi có họng cùng màu cánh hoa, bờ môi có màu trắng. Hoa nở vào khoảng tháng 6-7, hoa lâu tàn.

b- Đặc điểm sinh thái học: – Phân bổ sinh thái tự nhiên: Đây là giống lan đặc hữu của Việt Nam. Trong tự nhiên, mọc dọc theo suối Ea Dong tỉnh Khánh Hòa và các khe suối ở đèo Mang Yang tỉnh Gia Lai.

– Một số yêu cầu về điều kiện sinh thái: Nhiệt độ: 20-25°C, ánh sáng: 50%, ẩm độ: 40-70%.

Cây lá ngắn

Cây lá dài

3- CÂY LAN NGỌC ĐIỂM

Tên khác: Nghinh Xuân, Tai Trâu, Đai Châu, Lan Me. – Tên khoa học: Rhynchostylis gigantea

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây thuộc nhóm đơn thân, tăng trưởng theo chiều thẳng đứng, có rất nhiều rễ gió mọc thẳng từ thân. Lá dày, hẹp, tận cùng có hai thùy, có nhiều sọc nhạt màu chạy dọc theo chiều dài của lá. Phát hoa thòng hay cong, dài khoảng bằng chiều dài của lá, mang nhiều hoa màu trắng có điểm tím, môi có 3 thùy.

Hoa có mùi thơm dễ chịu. nở hoa vào khoảng tháng 12 đến tháng 1-2, trùng vào dịp tết Nguyên Đán nên rất được ưa chuộng.

(Theo dõi cho thấy: có hai dạng cây, cây có lá màu xanh hơi vàng, sọc trên lá rất rõ, dạng này trên cánh hoa có nhiều điểm tím hồng rất đẹp; dạng lá màu xanh lục, sọc trên lá rất nhạt hay không có sọc, dạng này trên cánh hoa có những vệt tím ít hơn, màu trắng nhiều hơn, không đẹp bằng dạng lá sọc?)

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 25-30°C. – Ánh sáng: 60%. – Ẩm độ: 40-70%.

c- Một số cây Ngọc Điểm lai nhập từ Thái lan:

4- CÂY LAN HẢI YẾN

– Tên khác: Ngọc Bích, Hải Âu. – Tên khoa học: Rhynchostylis coelestis

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cũng giống như Ngọc Điểm nhưng thân lá nhỏ hơn, màu xanh mướt, lá xếp theo rãnh, giữa cong quằn xuống, hai thùy lá không đều nhau. Phát hoa đứng thẳng, hoa màu trắng , ở phần chót có màu xanh lam, môi màu xanh hoa cà. Hương thơm đài các. Cây nở hoa vào khoảng tháng 3 – tháng 5.

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 20-25°C. – Ánh sáng: 60%.

– Ẩm độ: 40-70%.

(Ảnh: trên mạng Dalatrose.com)

5-CÂY LAN BẠCH VĨ HỒ

– Tên khác: Đuôi chồn, Đuôi sóc, Sóc lào. Ở miền Nam gọi là Đuôi chồn nhưng thường không phổ biến vì rất hiếm, miền Bắc gọi là Đuôi sóc, Sóc lào. Tên Bạch vĩ hồ có người cho rằng dùng để gọi cây Rhynchostylis retusa var alba màu trắng (xem ảnh dưới). – Tên khoa học: Rhynchostylis retusa

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Lá dài, hơi mỏng và cong quặn, chốp lá phân thùy. Phát hoa dài, rũ thòng, mang nhiều hoa màu trắng hồng điểm tím, hoa có mùi thơm khá gắt, nở vào khoảng tháng 5-7.

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 20-25°C. -Ánh sáng: 60%. -Ẩm độ: 40-70%.

* Cây Bạch vĩ hồ đột biến màu trắng:

6- CÂY LAN HỒNG NGỌC

– Tên khác: Đuôi Cáo, Giáng Hương Nhiều Hoa

. Ở miền Nam thường gọi là Đuôi cáo và gần như trở thành tên gọi dân gian phổ biến.

-Tên khoa học Aerides multiflora

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây thân thẳng đứng. Lá dày, xếp thành hai dãy đối xứng, màu xanh hơi vàng và hơi nhăn nheo, có hai thùy không đều nhau. Phát hoa cong hay thòng, hoa màu trắng hồng với nhiều đốm đỏ hồng hay tím hồng,môi hầu như không có cựa, có ba thùy, thùy giữa hình tam giác màu tím đậm, hoa thơm, lâu tàn, nở vào mùa hè đến đầu mùa thu.

(www.pbase.com/schnitz/orchid)

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 20-25°C. – Ánh sáng: 50 %. – Ẩm độ: 40-70%.

7- CÂY LAN BÒ CẠP TÍA

Tên khác: Lan nhện –

Tên khoa học

: Arachnis annamensis (Rolfe.) J. J. Smith

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Thân khá dài, leo bò và phân nhánh. Lá tròn, dài, đầu lá có 2 thùy, mọc cách. Phát hoa dài, đứng. Hoa to màu khảm, có nhiều vết rằn ri màu nâu tía. Lá đài và cánh hoa bằng nhau, hẹp dài, trãi ra, hơi rộng ở đỉnh, đỉnh lệch cong về phía bên dưới. Hai lá đài bên cong như hai càng của con bò cạp nên được gọi là lan Bò Cạp. Môi gắn vào trụ thành một khối rất ngắn, mập, có cựa rất ngắn, môi phân làm 3 thùy, thùy giữa dài và nhọn. Ra hoa vào mùa hè, khoảng tháng 3-5, hoa lâu tàn, có mùi thơm.

(Hình: www.pbase.com/glazemaker/orchid)

b- Đặc điểm sinh thái học: – Lan Bò cạp rất dễ trống, trồng ghép với gốc cây hoặc trồng như lan cắt cành, có nơi trồng làm hàng rào. Loài này cần nhiều ánh sáng, có thể trồng ngoài nắng trực tiếp. – Một số yêu cầu về điều kiện sinh thái: Nhiệt độ: 25-30°C; Ánh sáng: 70-100 %; Ẩm độ: 40-70%.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Tuyệt chiêu chăm sóc phong lan đẹp mỹ miều

Trong số các loài hoa cảnh, hoa Phong Lan rất được “cưng chiều” bởi chúng sở hữu một vẻ đẹp kiêu sa, đài các và mỏng manh. Sở dĩ nhiều người trồng và chơi Phong Lan cứ phải nâng niu chúng như vậy là vì chưa thực sự hiểu rõ về loài hoa này.

Hiện nay, cứ nhắc đến cái tên hoa Phong Lan thì ai nấy đều cho rằng đây là một loài hoa khó trồng, khó chăm sóc. Chỉ một chút sơ hở nhỏ cũng có thể giết chết cây hoa vừa đẹp vừa quý. Nếu đem so cách trồng hoa Phong Lan với cách trồng hoa Hồng, hoa Cẩm chướng thì cũng dễ trồng như nhau.

Khi trồng hoa Phong Lan cũng như các loài hoa cảnh khác, chúng ta cần hiểu rõ loài cây đó cần nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và chất dinh dưỡng ra sao.

1. Chọn hoa Phong lan

Trước khi quyết định trồng hay mua một chậu hoa Phong Lan, bạn nên cân nhắc một số câu hỏi như chúng thuộc loài nào? Có thích hợp với nhiệt độ và ánh sáng nơi bạn đang ở hay không? Vị trí đặt hoa Phong Lan trong nhà ở đâu?…

Chọn đúng loài hoa quyết định phần lớn sự thành công khi trồng hoa Phong Lan. Đối với khi hậu Việt Nam, bạn có thể tìm mua một số loài Phong Lan như Cattleva – Cát Lan, Phalaenopsis – Lan Hồ Điệp, Oncidium – Lan Vũ Nữ, Dendrobium – Lan Hoàng Thảo và Paphiopedilum – Lan Hài,…

Lan Hồ Điệp là loài Phong Lan dễ trồng nhất và phổ biến nhất tại Việt Nam.

2. Chăm sóc hoa Phong Lan

Trên thực tế, rất nhiều loài hoa Phong Lan chỉ ra hoa duy một lần trong năm. Bí quyết để cây hoa của bạn có thể tái ra hoa là cung cấp đủ ánh sáng cho chúng. Hoa Phong Lan không chịu được ánh sáng mặt trời chói chang chiếu trực tiếp, chúng sẽ không thể sống lâu được. Lan chỉ thích hợp với bóng râm để hoa luôn giữ được màu sắc tươi tắn và sống lâu hơn.

Hoa phong lan thích ánh sáng nhẹ của buổi sáng và không chịu được ánh sáng quá mạnh.

Tất cả các loài hoa Phong Lan đều yêu thích độ ẩm, vì thế, chúng cũng hay được trồng trong phòng tắm hoặc gần bồn rửa bát. Nếu bạn muốn cung cấp đổ ẩm cho cây Phong Lan của mình, hãy đặt chậu hoa lên một chiếc khay sỏi đầy nước. Nên nhớ, bạn chỉ đặt chậu hoa trên bề mặt sỏi, phía trên mặt nước chứ không chìm trong nước, điều này đảm bảo cây hoa của bạn được bao quanh một môi trường ẩm ướt.

Đảm bảo bên trong chậu hoa Phong Lan luôn có độ ẩm.

Không nên tưới quá nhiều nước cho hoa Phong Lan. Có đến 70 – 80% hoa Phong Lan bị chết là do tưới nước quá nhiều. Trong tự nhiên, hoa Phong Lan mọc ở trong rừng, trong núi không có mưa nhiều tháng vẫn có thể sống.

Vào mùa hè, khi cây hoa Phong Lan ra mầm mới, rễ cây mọc nhiều mới cần tưới nhiều nước. Sang đến mùa thu khi cây ngưng tăng trưởng phải giảm bớt việc tưới nước và vào mùa đông chỉ tưới nhẹ cho cây khỏi bị khô, ngoại trừ trường hợp cây đang ra hoa.

Nước tưới hoa Phong Lan tốt nhất là không có chất vôi, nên để lắng trước đó vài ngày.

Bạn có thể nhận thấy rằng các cây hoa Phong Lan bạn nhìn thấy ở cửa hàng không trồng trong đất giống như các loài cây cảnh khác. Điều này là bởi vì rễ của chúng cần nhiều không khí. Hoa Phong Lan thường được trồng trong hỗn hợp vỏ cây hoặc rêu.

Đất trồng là hỗn hợp thật xốp gồm 7/10 vỏ cây thông + 2/10 đất sét giãn nở + 1/10 mousse polyuréthane, có thể mua tại các cửa hàng hoa kiểng. Khi trồng hoa, hãy kiên nhẫn chờ khoảng 10 ngày rồi mới tưới và 3 tuần sau mới bón phân. Sau đó, chỉ tưới một lần trong tuần, không làm ướt hoa. Nếu cần, nên phun xịt cho rễ cây (khi rễ xanh tươi nghĩa là đầy đủ nước, ngả mầu xám là thiếu nước). Nửa tháng một lần phun xịt phân bón, sau khi tưới.

Làm sạch các phiến là của cây thường xuyên bằng nước ở nhiệt độ phòng là việc làm cần thiết và rất hữu ích. Cách này loại bỏ bụi bẩn bám trên lá cây cản trở ánh sáng và hạn chế sự phá hoại của côn trùng.

Giữ các phiến lá sạch sẽ giúp cây Phong Lan hấp thụ ánh sáng được tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý tránh đặt chậu hoa Phong Lan ở những nơi tiếp xúc với luồng gió mạnh như gần cửa sổ, cửa ra vào hoặc các thiết bị tản nhiệt, tản gió trong gia đình, bởi chúng gây hại đến cây.

Nhiệt độ tối ưu là từ 20oC – 25oC vào ban ngày và 18oC vào ban đêm. Do vậy, bạn nên chọn nơi thoáng mát để đặt hoa, cách xa cửa sổ tối thiểu 1 mét.

Chọn vị trí thoáng mát, tránh gió để không làm hại cho cây.

Bạn đang xem bài viết 3 Loài Hoa Phong Lan Rừng Đơn Thân Tự Nhiên Phổ Biến Ở Việt Nam trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!