Xem Nhiều 6/2023 #️ 10 Nguyên Tắc Bón Phân Hiệu Quả Nhất # Top 7 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 6/2023 # 10 Nguyên Tắc Bón Phân Hiệu Quả Nhất # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Nguyên Tắc Bón Phân Hiệu Quả Nhất mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bón phân là giải pháp tác động lên quá trình chu chuyển vật chất trong tự nhiên. Việc bón phân cho cây trồng không trực tiếp tạo ra nông sản mà là để phối hợp tốt với thiên nhiên tăng năng suất, chất lượng nông sản trong quá trình chu chuyển vật chất.

Nguyên tắc số 1: 

Bón phân hợp lý cho cây Tức là phối hợp tốt với thiên nhiên để tạo ra sản phẩm có ích cho con người, chứ không phải là áp đặt ý muốn của con người lên thiên nhiên, cho nên con người muốn tạo ra nhiều nông sản thì cần nắm bắt được các quy luật chuyển hoá vật chất, làm quá trình chu chuyển vật chất diễn ra với quy mô lớn, cường độ mạnh, tốc độ nhanh.

Nguyên tắc số 2:

Mọi tác động đều chỉ nên vừa đủ, mọi thứ thừa hay thiếu đều gây hại cho hoạt động bình thường của nó.Nhiều người cho rằng cái gì đã tốt thì càng nhiều càng tốt, cái gì đã xấu thì càng nhiều càng xấu.

Tuy nhiên thực tế không như vậy, bón phân quá nhiều cũng gây hại cho cây, thậm chí làm cho cây chết. Ví dụ như: Đồng (Cu) là phân vi lượng đối với cây, nếu phun với nồng độ cao (trên 1%) làm cho lá cây bị cháy.

khi bón phân cho cây, điều quan trọng không phải chỉ là không để cây thiếu chất, mà còn không bón thừa yếu tố dinh dưỡng nào cho cây.

Sức chịu cũng như khả năng hấp thụ của các bộ phận trên cây cũng khác nhau. Cùng một loại phân bón, cùng hàm lượng nhưng có thể đối với bộ phận này là thừa, bộ phận khác lại thiếu. Vì thế cần nghiên cứu tính chất của từng loại phân bón, đặc điểm của các giống cây để lừa chọn cách cung cấp cho cây cho phù hợp.

Nguyên tắc số 3:

Khoa học ngày càng phát triển nhanh, cùng với đó tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều nhưng thiên nhiên cũng còn nhiều điều ta chưa biết tới. Thái độ chủ quan, có thể dẫn đến những sai lầm, nhiều thất bại trong sản xuất.

Để có thể bón phân hợp lý, phải thường xuyên quan sát, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Kinh nghiệm tích lũy được kết hợp với những hiểu biết khoa học, giúp chúng ta ngày càng nâng cao mức độ hợp lý của việc bón phân.

Nguyên tắc số 4: 

Các kết quả nghiên cứu khoa học thu được từ phòng thí nghiệm thường rất xa so với điều kiện trên đồng ruộng, đất canh tác đại trà. Muốn có được kết quả như trong phòng thí cần đầu tư rất tốn kém để tại được môi trường và điều kiện tương tự. Vì vậy khi áp dụng đại trà, các kết quả khoa học không mang lại kết quả như mong muốn.

Chẳng hạn: Những phương pháp bón phân không để ý đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến mói quan hệ giữa chúng, thì sẽ làm giảm tác dụng của phân bón, thậm chí có hại.

Nguyên tắc số 5: 

Khoa học phân bón giúp ta bón phân hợp lý, tuy vậy nếu quá chuyên biệt trong lĩnh vực này sẽ làm cho kiến thức hiểu biết của ta về thiên nhiên trở nên manh mún và có nguy cơ dẫn đến thất bại.

Tuy nhiên, việc bón phân hợp lý để tạo ra năng suất cây trồng cao, bảo vệ tốt môi trường không chỉ đơn thuần là sự liên kết, sự giao thoa, sự liên ngành của một số lĩnh vực khoa học khác nhau, mà là sự tìm tòi nghiên cứu trong một lĩnh vực khoa học mà đối tượng của nó là sự sống, là quá trình tạo thành năng suất kinh tế. Đây là một loại đối tượng tổng hợp mà càng chia nhỏ ra càng chuyên biệt hoá, càng đi xa khỏi bản chất của đối tượng nghiên cứu.

Nguyên tắc số 6: 

Trong các hệ sinh thái, mỗi tác động từ bên ngoài đưa vào hệ, thường tạo ra những phản ứng dây chuyền, lan rộng ra trong không gian theo các mạng lưới dinh dưỡng, năng lượng, thông tin, v.v… và kéo dài theo thời gian, cho đến khi toàn bộ hệ sinh thái thiết lập được trạng thái cân bằng mới.

Mỗi hiện tượng xảy ra trong hệ sinh thái đều là kết quả của nhiều nguyên nhân, mặt khác một nguyên nhân có thể dẫn tới những kết quả khác nhau.

Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, trong đó có thể có những kết quả mà con người không ngờ tới.

Bón phân hợp lý không cần sử dụng lượng phân bón nhiều mà có thể đạt được hiệu quả rất cao.

Nguyên tắc số 7:

Bón phân, con người nghĩ rằng đó là đưa điều tốt đến cho cây, vì vậy càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bón phân đạt cao nhất khi bón hợp lý, có nghĩa là phù hợp với hệ sinh thái nông nghiệp. Bón phân không hợp lý sẽ gặp phải phản ứng chống lại của tự nhiên, gây ra hậu quả xấu.

Nguyên tắc số 8: 

Cây trồng, hệ sinh thái nông nghiệp là những hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh, mỗi bộ phận đều có vị trí và chức năng của mình. Bón phân cho cây trồng nằm tăng chất dinh dưỡng cho cây để tạo ra nhiều nông sản. Tuy nhiên cây trồng là một bộ phận của hệ sinh thái đồng ruộng do vậy không thể chỉ cải thiện một bộ phận của hệ sinh thái mà cần quan tâm đến sự hài hoà trong toàn bộ hệ sinh thái đồng thời thúc đẩy các hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái hướng tới việc tạo ra năng suất cao.

Nguyên tắc số 9:

Bón phân là để làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của nông sản, phải đáp ứng được nhu cầu của con người. Nếu chỉ quan tâm đến năng suất, để dư lại phân bón trong nông sản, khi nông sản có nhiều NO3, nhiều kim loại nặng thì nông sản không tốt cho sức khỏe con người. Bón phân không hợp lý có thể làm giảm phẩm chất nông sản rất đáng kể.

Ngoài ra, phân bón có ảnh hưởng đến thời gian bảo quản và chuyên chở nông sản, rau quả nhiều đạm rất nhanh hỏng, úng.

Bón phân không hợp lý thường để lại trong môi trường đất, nước, không khí những dư lượng phân bón gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Bón phân hợp lý không chỉ phát huy hiệu quả của phân bón mà còn đảm bảo cho môi trường trong lành và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng tiến bộ.

Nguyên tắc số 10: 

Cần có cách nhìn toàn diện, khi canh tác bất cứ loại cây trồng nào cũng không thể tách rời ra khỏi đặc điểm của cây, phải có cách nhìn toàn diện và đặt đúng vị trí của nó trong hệ sinh thái đồng ruộng.

Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết từng năm và tính chất đất của từng địa phương. Người nông dân thường lấy kinh nghiệm sản xuất của năm nay để áp dụng cho năm sắp tới.

Muốn đạt năng suất chất lượng cao, người nông dân cần có cái nhìn toàn diện, cố gắng đi vào bản chất của các hiện tượng, không bị những nhiễu loạn nhất thời làm che mất bản chất.

Bón phân hợp lý dựa vào phân tích hệ sinh thái nông nghiệp, phân tích hiện tượng đã xảy ra và dự báo những hiện tượng có thể xuất hiện trong vụ tới để đưa ra giải pháp bón phân mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội cũng như môi trường.

4 Nguyên Tắc Sử Dụng Phân Bón Hiệu Quả

– Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao…

– Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.

– Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S; mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.

Ví dụ: Giai đoạn đầu của hầu hết các loại cây trồng đều cần loại phân có hàm lượng Đạm cao hơn. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây thì chọn loại có hàm lượng đạm cao như: NPK 18-6-17 , NPK 12-5-15+BO+TE,….

– Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.

Ví dụ: Ở vùng đất quá chua, đất phèn thì nên sử dụng phân lân nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít (phân lân supe) vì sẽ làm tăng độ chua của đất. Cây không hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ không phát triển được.

Nguyên tắc 2: ” Liều lượng vừa phải “

– Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.

Ví dụ: Vụ đông xuân ở miền bắc, thời tiết lạnh làm cho cây trồng hút ít dinh dưỡng hơn các vụ khác thì nên bón với số lượng ít hơn vừa tiết kiệm được chi phí lại không gây lãng phí.

– Trong canh tác, nông dân cũng có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà gia giảm lượng phân cho tương đối. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của môi trường đất.

– Bón phân đúng thời điểm là bón đúng lượng, đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển. Vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh. Không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường. Cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh. Năng suất chất lượng nông sản thấp.

Ví dụ: Để cây ăn trái ra hoa và đậu trái nhiều thì ta phải bón phân cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra hoa. Trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá…

Nguyên tắc 4: ” Đúng quy cách “

– Bón phân đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).

– Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng.

Ví dụ: Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát. Trước 9 giờ sáng hoặc 15-17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá. Cây hấp thu tối đa lượng phân được phun…

– Phân bón lá nếu không sử dụng đúng cách sẽ làm tổn thương cây (cháy lá). Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng. Đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá.

– Trong sử dụng phân bón hữu cơ khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của tán cây, phân hóa học như NPK bón theo đường rãnh cách gốc 2/3 hình chiếu của tán cây, bởi cây nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, mà hệ thống lông hút lại tập trung ở gần đầu chóp rễ và tồn tại không quá 24 tiếng do quy luật phát triển của cả hệ thống rễ, bên cạnh đó phân khi bón vào đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình chiếu tán, để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu phân.

Chú ý: Việc sử dụng đúng 04 nguyên tắc trên ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Chúc bà con vụ mùa bội thu !

Nguyên Tắc Bón Phân Cho Lan

Thường người ta chú trọng đến 3 nguyên tố chính: N, P, K với các tỉ lệ tùy theo mục đích sử dụng, loài lan, thời kỳ sinh trưởng của hoa lan. Ngoài ra còn có thề kết hợp thêm các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), sắt (Fe), kẽm (Zn)… và một số Vitamin cần thiết khác.

Các nguyên tắc bón phân cho lan

* Tỉ lệ khi bón phân cho lan

Thường người ta sử dụng 4 tỉ lệ bón phân cho lan như sau:

– Tỷ lệ: 1:1:1 tỉ lệ N: P: K bằng nhau.

– Tỷ lệ: 3:1:1 tỉ lệ N cao.

– Tỷ lệ: 1:3:1 tỉ lệ P cao.

– Tỷ lệ: 1:1:3 tỉ lệ K cao.

Ngoài ra, còn rất nhiều tỉ lệ khác như 3:1:2; 3:2:1…

Trong mỗi tỷ lệ, nồng độ 3 chất N, P, K cũng thay đổi.

Ví dụ: Theo công thức của LeConfle (1981) ta có:

Công thức cao: 30 – 10 – 10 (50) tỷ lệ 3:1:1 để tăng trưởng và ra lá.

Công thức thấp: 10 – 18 – 10 (38) tỷ lệ 1:2:1 cho ra hoa.

Công thức thấp: 10 – 10 – 20 (40) tỷ lệ 1:1:2 cho ra rễ.

Tuy nhiên, lượng phân bón này hết sức linh động, nó phụ thuộc thời tiết như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ… tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây hoa lan mà điều chỉnh cho thích hợp.

Bên cạnh đó người ta còn sử dụng phân bón hữu cơ và các nguyên tố cần thiết khác. Có nhiều loại phân hữu cơ như: nước tiểu, phân động vật, xác bã động vật, hạt đậu tương ngâm…

Các loại phân hữu cơ này rất tốt đối với phong lan nhưng khi dùng phải chú ý đến cách tưới nước, nồng độ tưới, tránh gây hại cho phong lan (với phân động vật và xác bã động vật phải ngâm ủ cho hoai mục), tránh làm ngộ độc phong lan.

Cách tưới phân

Có rất nhiều cách tưới phân nhưng nguyên tắc chung là khi tưới phải đạt được hai yêu cầu sau:

– Tưới phân sao cho cây hấp thụ được nhiều nhất.

– Tưới phân cho kinh tế nhất.

Như ta đã biết, rễ là cơ quan chính hấp thụ nước và muối khoáng cho cây, ngoài ra lá cũng có khả năng hấp thụ nước và muối khoáng, nhất là trường hợp cây lan con. Nhưng đối với cây lan lớn, việc hấp thụ qua lá không đủ dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy phải tưới làm sao cho rễ có thể hấp thụ dinh dưỡng thuận lợi nhất.

Nếu tưới phân như tưới nước thì phải sử dụng quá nhiều phân, không tiết kiệm được phân. Muốn đạt được hai yêu cầu trên cùng một lúc, theo kết quả đã đạt được trong những năm qua, trước khi tưới phân ta nên tưới qua một lượt nước làm cho chất trồng dễ dàng thấm phân không bị chảy tuột đi. Như vậy sẽ tiết kiệm được 1/2 lượng phân.

Nên tưới phân cho hoa lan vào buổi sáng sớm hay lúc xế chiều, không nên tưới phân vào buổi trưa.

Khoảng cách của các lần tưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, chất trồng, tỉnh trạng cây, loại phân, nồng độ phân…

Bình thường tưới một lần trong một tuần nhưng nếu vườn lan râm mát thì khoảng cách dài hơn (10 – 15 ngày/lần). Ngược lại, vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/tuần, Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối còn đọng lại, tránh ảnh hưởng bất lợi cho phong lan.

Đối với cây lan con

Khi rễ cây lan ló ra mới bắt đầu bón phân và tăng lượng nước tưới. Nguyên tắc bón phân cũng phải từ nồng độ thấp đến nồng độ cao. Mỗi tuần từ 1-2 lần tùy thuộc vào môi trường trồng, chất trồng và sự phản ứng của cây lan mà ta quan sát được.

Các Nguyên Tắc Khi Sử Dụng Phân Bón

Phân bón đang được sử dụng rất phổ biến trong trồng trọt ở nước ta nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Nhưng không nên lạm dụng quá loại chất dinh dưỡng này. Các người nông dân cần tuân thủ 4 nguyên tắc khi sử dụng phân bón sau để đạt hiệu quả tốt nhất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho con người.

Đúng loại

Để sử dụng đúng phân bón cho cây trồng, điều đầu tiên cần quan tâm là trong thời điểm sử dụng, mục đích bón phân là để làm gì? Tạo và nuôi củ, thúc đọt và nuôi lá, xử lý ra hoa hay nuôi trái… với mỗi giai đoạn sẽ có một loại phân thích ứng. Ví dụ như phân đạm có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng, phân lân kích thích rễ, thúc đẩy hình thành mầm hoa, phân kali có vai trò ổn định, cải thiện chất lượng… Tìm hiểu kĩ từ đó mới chọn cho đúng thuốc để phòng hay trị. Có làm được như vậy mới mang lại hiệu quả sử dụng và cũng cần lưu ý chọn phân thuốc ít có ảnh hưởng đến môi trường và thiên địch.

Đúng liều

Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn, nhưng biên độ quá lớn, như sử dụng từ 10-20 ml cho bình 8 lít. Vậy khi nào thì dùng 10ml và khi nào thì dùng 20ml? Quả thật là bài toán khó cho nông dân hiện nay. Tuy nhiên để dùng 10ml hay 20ml, trước hết cần xác định là ngừa hay trị? Nếu ngừa nên dùng ở liều thấp, bên cạnh đó cũng cần lưu ý thiết bị phun, phun bằng máy thì nên dùng liều thấp…Riêng đối với phân bón thì rất khó xác định được liều dùng nào mới đủ. Muốn làm được điều đó phải phân tích nhu cầu cây trồng cần để sản xuất ra 1 tấn lá làm rau, hoa hay quả…chúng lấy đi trong đất bao nhiêu dinh dưỡng, có được như vậy mới sử dụng đúng liều lượng phân bón. Tuy nhiên trong canh tác, nông dân cũng có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà xác định lượng phân cho phù hợp, bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của môi trường đất.

Đúng lúc

Đối với việc bón phân, nên bón vào đầu giai đoạn hay đầu mỗi thời kỳ. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến điều kiện thời tiết, khí hậu lúc đó như thế nào. Bởi chính những yếu tố này có tác động rất lớn đến quá trình hoạt động của lá, rễ. Nếu lá, rễ họat động kém thì khả năng sử dụng phân bón cũng kém. Còn việc phun thuốc lúc nào để phòng ngừa trị được sâu bệnh tốt hơn. Điều này đòi hỏi nông dân phải làm tốt công tác dự báo, phải biết khi nào đối tượng gây hại sẽ đến, chúng đến bằng cách nào, nhờ gió, mưa, sương mù, nguồn nước sông hay do con người…nếu đến rồi thì phải biết chúng hoạt động ra sao, ban ngày hay ban đêm, gây hại ở giai đọan nào của cây…có được như vậy mới chọn đúng thời điểm thích hợp để xử lý.

Đúng cách

Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng. Trong sử dụng phân bón các nhà khoa học luôn luôn khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của tán cây, bỡi cây nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, mà hệ thống lông hút lại tập trung ở gần đầu chóp rễ và tồn tại không quá 24 tiếng do quy luật phát triển của cả hệ thống rễ, bên cạnh đó phân khi bón vào đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình chiếu tán, để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu phân.

Trung tâm Hợp chuẩn Hợp quy chuyên thực hiện Chứng nhận hợp quy Phân bón và Khảo nghiệm Phân bón, mọi chi tiết vui lòng Liên hệ: 0912.75.57.86 (Hà)

Bạn đang xem bài viết 10 Nguyên Tắc Bón Phân Hiệu Quả Nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!